Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1.Khái niệm 3

1.1.2.Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.2.1.NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 4

1.1.2.2. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường 4

1.1.2.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 5

1.1.2.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 5

1.1.3.Các chức năng của NHTM 5

1.1.3.1. Chức năng làm trung gian tín dụng. 5

1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán 6

1.1.3.3 Chức năng tạo tiền 7

1.1.4. Hoạt động cơ bản của NHTM 8

1.2.Vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 9

1.2.1.Khái niệm về vốn của NHTM 9

1.2.2.Vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.2.3.Các hình thức huy động vốn của NHTM 11

1.2.3.1 Phân loại theo thời gian huy động 11

1.2.3.2.Phân loại theo đối tượng 11

1.2.3.3. Phân loại theo các công cụ huy động vốn của ngân hàng 13

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn 16

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 18

1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan: 19

1.2.5.2 Nhân tố chủ quan 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN- CHI NHÁNH HÀ NỘI (SCB_CN HÀ NỘI) 23

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-chi nhánh Hà Nội 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sài Gòn –CN Hà Nội 25

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 25

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 26

2.1.3. Kết quả hoạt động của NHTMCP Sài Gòn –CN Hà Nội 28

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại SCB- Chi nhánh Hà Nội 38

2.2.1. Về qui mô nguồn vốn huy động 38

2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn 41

2.2.3. Đánh giá kết quả công tác huy động vốn tại SCB- Chi nhánh Hà Nội 47

2.2.3.1. Những kết quả đạt được 47

2.2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục 48

2.2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN- CHI NHÁNH HÀ NỘI 50

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SCB-CN Hà Nội trong thời gian tới 50

3.1.1. Định hướng phát triển 50

3.1.2. Nhiệm vụ đặt ra 51

3.1.3. Quan điểm về mở rộng huy động vốn tại SCB_CN Hà Nội 52

3.2. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại SCB-CN Hà Nội 52

3.2.1. Đẩy mạnh chính sách khách hàng 52

3.2.2. Mở rộng, đa dạng và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn 54

3.2.2.1. Các giải pháp huy động vốn từ dân cư 54

3.2.2.2. Đối với các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp 55

3.2.3. Tăng cường hoạt động kinh doanh theo hướng đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ 57

3.2.4. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn 58

3.2.5. Ngân hàng cần sử dụng lãi suất linh hoạt đáp ứng với sự biến động của thị trường 58

3.2.6. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 59

3.2.7. Đưa ra các chương trình quảng cáo hấp dẫn 59

3.2.8. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 60

3.2.9. Ứng dụng hoạt động Marketing vào công tác huy động vốn 60

3.2.10. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành 61

3.2.10.1. Củng cố cơ sở hiện có và mở rộng màng lưới huy động 61

3.2.10.2. Nâng cao chất lượng khoán huy động vốn, có chính sách khuyến khích đối với người trực tiếp huy động vốn 61

3.3. Một số kiến nghị 61

3.3.1. Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn 61

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 62

3.3.2.1. Chính sách về lãi suất 62

3.3.2.2. Chính sách tỷ giá 63

3.3.2.3. Phát triển thị trường vốn 63

3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước 64

3.3.3.1. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô 64

3.3.3.2. Tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định 64

3.3.3.3. Tạo lập môi trường tâm lý 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn. - Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. */ Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính nhân sự có các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của ngân hàng. - Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp của địa phương. Lưu trữ văn bản pháp luật liên quan hoạt động tại chi nhanhs, định chế của ngân hàng. Phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại chi nhánh. - Dự thảo đường lối làm việc tại đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan phòng giao dịch, chi nhánh - Trực tiếp định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các phòng giao dịch.Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao */ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh Hà Nội. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Như vậy, với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội luôn đạt được những thành công đáng kể. Đến nay đã tạo được một thị phần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo niềm tin với khách hàng. 2.1.3. Kết quả hoạt động của NHTMCP Sài Gòn –CN Hà Nội Từ năm 2005 đến cuối năm 2008, tình hình tài chính của CN Hà Nội đã từng bước được lành mạnh hoá và hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, năm sau cao hơn năm trước.Năm 2008 được coi là năm có nhiêu biến động đối với ngành ngân hàng,đặc biệt là các ngân hàng TMCP khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, buộc các ngân hàng nâng dự trự bắt buộc theo quy định, mua tín phiếu bắt buộc... thì hầu hết các ngân hàng rơi vào khủng hoảng thanh khoản, từ khủng hoảng thanh khoản buộc các ngân hàng phải nhảy vào cuộc chạy đua lãi suất huy động,có những lúc lãi suất huy động lên tới 19%.  Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế trong năm qua đã khiến các ngân hàng không chủ động trong mục tiêu kinh doanh và vì thế không đạt mức lợi nhuận đề ra từ đầu năm.Tuy nhiên tại ngân hàngTMCP Sài Gòn-Chi nhánh Hà Nội lại thu được những kết quả tốt. Các chỉ tiêu tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ đầu tư tín dụng đều có mức tăng trưởng cao và ổn định. Năm 2005, mức cổ tức chia là 12%, năm 2006 mức cổ tức chia là 16%,năm 2007 là 16% Cuối năm 2005, vốn điều lệ SCB đạt 271.788 tỷ đồng với 235 cổ đông. Năm 2006 tiếp tục chứng kiến những bước tăng trưởng đột phá của SCB với hàng loạt chỉ tiêu và hoạt động kinh doanh đều có mức tăng trưởng cao, và ổn định và vượt rất xa so với yều cầu của Hội Đồng Quản Trị. Tổng tài sản của ngân hàng đã vượt ngưỡng 10,000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của SCB đạt 600 tỷ đồng với 291 cổ đông, tổng thặng dư vốn xấp xỉ 88 tỷ đồng được chia lại cho cổ đông hịên hữu nâng tổng thu nhập trên một cổ phần năm 2006 (phần cổ tức năm 2006 và thặng dư vốn) lên 45.1%. Trong năm 2007, bên cạnh hình ảnh một ngân hàng vững mạnh, SCB Hà Nội còn được công chúng biết đến là một ngân hàng luôn hướng đến cộng đồng thông qua những đợt quyên góp, tài trợ những chương trình từ thiện của các tổ chức chính trị xã hội Trung ương và các địa phương diễn ra đều đặn, liên tục khắp các vùng, miền trong cả nước,cổ tức chia đạt 16%. Năm 2008, SCB Hà nội tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận sau thuế đạt tới 212.7 tỷ đồng. Đây quả là một thành tích tốt. *Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1.Tổng dư nợ qua các năm tại NH TMCP Sài Gòn - chi nhánh HN Đơn vị :Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 % Năm 2007 % Năm 2008 % Tổng nguồn vốn 591,383 100 5,962,039 100 5,941,062 100 I Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH 1 Tiền gửi của KBNN 0 0 0 0 0 0 2 Tiền gửi của TCKT 450,389 76 1,584,780 26.58 602,703 10.144 3 Tiền gửi của cá nhân 140,544 24 4,377,174 73,42 4,053,439 68.226 4 Tiền gửi của các đối tượng khác 0 0 85 0.0014 1,284,920 21,63 II Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 1 Tiền,vàng gửi không kỳ hạn 151,898 25.6 270,787 4.55 307,082 6.609 2 Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 438,197 74.1 5,686,731 95.38 4,286,769 92.044 3 Tiền gửi vốn chuyên dùng 18 3 85 0.0014 45,346 0.974 4 Tiền gửi ký quỹ 1,270 0.21 4,436 0.07 18,099 0.337 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006- 2007-2008 của SCB chi nhánh Hà Nội. * Về cơ cấu huy động: + Cơ cấu huy động theo kỳ hạn : tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đều tăng về mặt tuyệt đối qua các năm.Điều đo chứng tỏ các doanh nghiệp đã thấy được tính ưu việt của viêc thanh toán qua ngân hàng.Vì còn dừng lại ở con số khiêm tốn tới năm 2008 mới chiếm 6.609% tổng vốn huy động, mà đây lại là nguồn vốn rẻ, do đó ngân hàng cần hướng tới các giải pháp để nâng cao hơn nữa nguồn này. + Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng: ta thấy tỷ trọng vốn huy đông từ khách hàng cá nhân vẫn nhiều nhất năm 2006 đạt 140,544 triệu chiếm 24%, năm 2007 đạt 4,377,174 triệu chiếm 73.42%, năm 2008 đạt 4,053,439 triệu chiếm 68.226 %. Đây là nguồn mang tính ổn định cao, mang lại sự chủ động cho ngân hàng. *Hoạt động sử dụng vốn: Bảng 2.2.Tổng tài sản của NH qua các năm (đơn vị: triệu đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ gia tăng (lần) 1 Tiền mặt 8,272.9 12,845 1.55 2 Tiền gủi tại NHNN 342.9 659 1.92 3 Tiền gửi tại TCTD trong và ngoài nước 1,972.3 1,596.342 0,8095 4 Cho vay khách hàng 1,051,437.2 896,013 0.852 5 Tài sản cố định 41,806.7 36,918 0.883 6 Tài sản có khác 5,524,053.8 6,832,479 1.236 Tổng tài sản có 6,627,885.3 7,779,073 1.174 Toàn hàng 25,980,000.00 31,116,292 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008. Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại chi nhánh 2007- 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Theo thời gian 1051.44 100 896.013 100 -155.427 14.782 Nợ ngắn hạn 615.00 58.49 377.617 42.144 -237.383 38.599 Nợ trung hạn 266.66 25.36 281.187 31.382 14.527 5.448 Nợ dài hạn 169.78 16.15 237.209 26.74 67.429 39.716 Theo đối tượng khách hàng 1051.44 100 896.013 100 -155.427 14.782 Cho vay các TCKT 615.17 58.51 802.631 89.58 187.461 30.473 -Công ty cổ phần khác -Công ty TNHH tư nhân 439.00 176.22 41.47 16.76 717.222 85.409 80.05 9.53 278.222 -90.811 63.376 51.533 Cho vay cá nhân 416.86 39.65 93.382 10.42 -323.478 77.599 Cho vay khác 19.41 1.85 0 0 -19.41 100.000 theo ngành 1051.44 100 896.013 100 -155.427 14.782 Chế biến 1.2 0.11 890 0.01 888.8 74066.667 Thương nghiệp 142.94 13.59 568.149 63.4 425.209 297.474 Xây dựng 147.04 44.80 233.593 26.07 86.553 58.864 Hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 436.26 41.49 93.381 10.43 -342.879 78.595 Nguồn :Thuyết minh báo cáo tài chính của SCB-chi nhánh Hà Nội năm 2008 Do giới hạn về qui mô hoạt động và do đặc thù của ngân hàng nên trong hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động được đề cập ở đây tập trung vào cho vay.Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ trong năm qua có sụt giảm do lãi suất biến động nên ngân hàng giảm dư nợ, nhưng vẫn ở con số dư nợ cao 896,013 tỷ đồng. Trước tình hình biến động của nền kinh tế, cắt giảm cho vay là biện pháp thận trọng phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Bảng 2.4. Phân tích chất lượng nợ cho vay Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Nợ đủ tiêu chuẩn 1,046,766 890,224 Nợ cần chú ý 0 1,167 Nợ dưới tiêu chuẩn 2,833 4,622 Nợ nghi ngờ 1,838 0 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 Tổng 1,051,437 896,013 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SCB- chi nhánh Hà Nội năm 2008 Việc kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng được quan tâm đúng mức.SCB đã duy trì 100% các quy trình cho các sản phẩm tín dụng được triển khai, vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thống kiểm tra kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra từ tháng 9 năm 2007 SCB đã triển khai phân nhóm nợ bằng chương trình tự động, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2007 là 4.671 triệu đồng, đến năm 2008 con số này là 4.622 triệu đồng. Đặc biệt, nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đến năm 2008 không còn nữa. Biều đồ cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp. Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu dư nợ theo thời gian: ta thấy có sự chuyển dịch từ nợ ngắn hạn sang nợ trung và dài hạn. Năm 2007 nợ ngắn hạn chiếm 58,49 thì sang năm 2008 chỉ còn 42,144 tỷ đồng, giảm 237,383 tỷ đồng. Điều này cho thấy chi nhánh luôn phấn đấu hết mình để mang lại lợi nhuận cao song cũng hết sức thận trọng. Điều đó là hợp lý vì chi nhánh mới được thành lập, trước nhiều khó khăn thách thức nhất là rủi ro luôn tiềm ẩn, đây là cơ cấu khá hợp lý theo kế hoạch của ngân hàng đưa ra. Nếu như cho vay các tổ chức kinh tế năm 2007 giảm về mặt tương đối so với năm 2006 (năm 2006 là 90,49%, năm 2007 là 58,51% thì đến năm 2008 tỷ lệ cho vay các tổ chức kinh tế lại tăng lên là 90%). Trong đó dư nợ cho vay các công ty cổ phần vẫn chiếm ưu thế. Đây là xu hướng kinh doanh tất yếu phù hợp với bối cảnh kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế quốc doanh đang thể hiện sự yếu kém. Số liệu gần đây cho thấy hầu như các ngân hàng đã không coi các thành phần kinh tế quốc doanh là khách hàng ưu tiên như trước nữa, dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng này giảm. trong khi đó, dư nợ cho vay các doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần không ngừng tăng lên do ngày càng có nhiều công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân ra đời thay thế cho các doanh nghiệp nhà nước. Xu thế tích cực này cũng được thể hiện khá rõ nét trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Có thể nói đây là cơ cấu khá hợp lý phù hợp với xu thế phát triển của đất nước hiện nay. Cơ cấu cho vay theo ngành: Chi nhánh cho vay các chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Đây là một điều khá hợp lý vì theo xu thế phát triển kinh tế thì hai lĩnh vực này cũng ngày càng phát triển. Biểu đồ cơ cấu cho vay theo ngành năm 2007 - 2008 So với năm 2006, năm 2007 cho vay thương nghiệp có tỷ trọng giảm nhường vị trí cho ngành xây dựng (Năm 2006 cho vay thương nghiệp chiếm tỷ trọng 74.18%, năm 2007 là 13.59%). Sang đến năm 2008, lại có sự thay đổi ngược lại tỷ trọng cho vay thương nghiệp tăng lên tới 63.4% phù hợp với chính sách phát triển thương nghiệp của chính phủ. Dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng luôn đạt kết quả tốt không chỉ về số lượng mà cả chất lượng, có được kết quả đó là nhờ SCB có chính sách tín dụng đúng đắn và việc triển khai áp dụng hiệu quả các chính sách đó của các đơn vị, tạo nên tính đồng bộ cao trong hoạt động. Với khả năng phân tích và tư vấn hợp lý của đội ngủ làm công tác tín dụng. SCB luôn đảm bảo cung cấp đủ vốn cho khách hàng hoạt động với mong muốn đông hành cùng khách hàng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại. SCB không ngừng hoàn thiện và phát triển chính sách tín dụng để mở rộng đối tượng vay mới, cũng như thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cân đối hài hòa giữa tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển mới. * Hoạt động dịch vụ Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện về khách hàng”, do đó ngay từ những ngày đầu thành lập, chi nhánh luôn chú trọng đến cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ như dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn…Chi nhánh đã thu được những kết quả khả quan. Cụ thể: thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 8.65 tỷ tăng 7.25 tỷ so với năm 2006 với tốc độ tăng 517.86%, năm 2008 vẫn giữ ở mức ổn định 8,66 tỷ. kết quả này đã nâng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2007 lên tới 7.05 tỷ và năm 2008 là gần 7 tỷ. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động dịch vụ 2007-2008 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 8,654 8,662 - Thu dịch vụ thanh toán 448 467 - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 42 662 - Thu từ dịch vụ ngân quỹ 222 313 - Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý 16 13 - Thu từ dịch vụ tư vấn 169 206 - Thu khác 7,757 7,001 Chi phí hoạt động dịch vụ 318 646 - Chi về dịch vụ thanh toán 34 195 - Cước phí bưu điện và mạng viễn thông 188 349 - Chi về ngân quỹ 96 101 Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 8,336 8.016 Nguồn :Thuyết minh báo cáo tài chính của SCB-CN Hà Nội năm 2008 * Kết quả hoạt động kinh doanh Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, năm 2008 SCB Hà Nội vẫn đạt những thành quả rất đáng ghi nhận, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 212 tỷ đồng Bảng 2.6.Kết quả tài chính tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Hà Nội đơn vị :triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 I Tổng thu 373,247 1,074,426 1 Thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi 364,478 1,065,764 2 Thu ngoài lãi 8,769 8,662 II Tổng chi 301,502 885,149 1 Chi trả lãi 270,720 813,657 2 Chi ngoài lãi 30,782 41,492 III Lợi nhuận 71,745 212,700 Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính SCB-CN Hà Nội Sau 3 năm hoạt động, với những kết quả đạt được như trên phải kể đến: Thứ nhất: Chi nhánh xác định đúng định hướng kinh doanh, nghiên cứu kĩ thị trường để có chiến lược khách hàng hợp lý, thường xuyên phối hợp với các khách hàng giải quyết kịp thời những vướng mắc về thủ tục, cơ chế, lãi suất nên tạo được uy tín bên vững, thu hút được các đơn vị kinh tế lớn. Chi nhánh chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt chính xác thời điểm để phát triển các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại như đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, tài khoản cá nhân... nhằm tận dụng nguồn thu và phát triển mạng lưới khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thứ hai: những kinh nghiệm trong công tác quản trị điều hành. với đội ngũ lãnh đạo kết hợp được giữa trình độ và kinh nghiệm, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy trình điều hành mang tính tập trung, dân chủ. Ban giám đốc luôn luôn đề cao việc học tập rèn luyện nhằm tu dưỡng đạo đức tác phong, năng lực chuyên môn phục vụ công tác quản trị kinh doanh Ngân hàng. Từ đó, các quyết định của Chi nhánh có tính quyết đoán, đúng đắn, sáng tạo, nâng cao được hiệu quả điều hành. Kịp thời báo cáo những vấn đề mới nảy sinh trong kinh doanh để giải quyết có hiệu quả những dự án vượt quyền phán quyết. Khoa học trong điều hành thể hiện ở việc phân công đúng người đúng việc, vạch rõ trách nhiệm trong ban giám đốc và đến từng phòng ban, từng cá nhân đã phát huy được năng lực cũng như sở trường của từng người và sức mạnh tập thể. Thứ ba: sự đoàn kết nhất chí cao của tập thể người lao động. Từ ban giám đốc đến nhân viên đều có lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, phong cách kinh doanh tốt, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, bằng kinh nghiệm và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên tin tưởng rằng Chi nhánh SCB Hà Nội tiếp tục có những bước tăng trưởng nhanh chóng, ổn định, vững chắc năm 2009 và những năm tiếp theo 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại SCB- Chi nhánh Hà Nội 2.2.1. Về qui mô nguồn vốn huy động Từ nguồn vốn ban đầu do Hội sở cấp làm vốn điều lệ, qua hơn 3 năm hoạt động SCB-CN Hà Nội đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tượng khác nhau để đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Với lãi suất linh hoạt đạng hoá các hình thức huy động vốn năm 2008 SCB-CN Hà Nội đã đạt được kết quả huy động vốn vốn khá cao. Kết quả này được biểu hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng. Năm Tổng vốn huy động Mức chênh lệch Tuyệt đối Tương đối 2006 1,126.806 2007 6,627.885 5,501.078 488.2% 2008 7,785.701 1,157.815 17.47% ( Nguồn số liệu: phòng Kế toán của SCB_Hà Nội) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy qui mô nguồn vốn tăng trưởng mạnh trong năm 2007 lên tới gần 500%, năm 2008 tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm 2007,đạt mức 17.47%. Nếu như năm 2006 tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt được 1,126.806 tỷ đồng thì năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 6,627.885 tỷ đồng( tăng 488.2% so với năm 2006). Bước sang năm 2008 tuy nguồn vốn huy động của SCB-CN Hà Nội không có bước đột phá mạnh như năm 2007 nhưng vẫn tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng có giảm xuống. Nguyên nhân là do chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với ảnh hoảng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ sau lan rộng ra các nước khác. Điều đó chứng tỏ mặc dù phải chịu sức ép mạnh mẽ của cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn nhưng việc tăng trưởng vốn của SCB-CN Hà Nội vẫn đạt hiệu quả, giúp ngân hàng chủ động về vốn. a- Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam và nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng. Trong ba năm vừa qua, SCB-CN Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn tiền gửi này, cụ thể là: đổi mới tác phong làm việc, hướng dẫn nhiệt tình đối với khách hàng gửi tiền lần đầu, cải tiến thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian giao dịch, lãi suất hấp dẫn, và có rất nhiều chương trình khuyến mại được áp dụng : tiêu biểu là cộng thêm lãi suất cho người cao tuổi,cộng thêm lãI suất nếu khách hàng cam kết không rút vốn trước hạn… từ những biện pháp trên SCB-CN Hà Nội đã tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới trước khách hàng. Đó là lý do mà trong những năm gần đây số lượng vốn huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm của SCB-CN Hà Nội luôn tăng. Chúng ta sẽ thấy rõ tốc độ tăng của nguồn vốn này qua bảng dưới đây: (Nguồn số liệu: phòng kế toán của SCBHà Nội) Quan sát tổng quan qua bảng số liệu cho thấy tình hình vốn huy động tiết kiệm năm 2008 bằng 78.12% so với năm 2007 ,giảm 1304.74 tỷ đồng. Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại chi nhánh chủ yếu nghiêng về tiền gửi có kỳ hạn điều này cũng dễ hiểu bởi SCB-CN Hà Nội nằm trên địa bàn có thu nhập tương đối cao. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định để SCB-CN Hà Nội có thể chủ động sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi chưa đến hạn, khả năng thu được lợi nhuận của chi nhánh vì thế sẽ cao hơn. Nhưng mặt trái của vấn đề lại xuất phát từ chính sự quá ổn định của nó. Đó là việc chi nhánh phải trả cho khách hàng những khoản lãi suất khá cao so với tièn gửi không kỳ hạn. Do đó nếu ngân hàng không sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì sẽ dẫn đến giảm thu nhập. Vì thế ngân hàng nên đưa ra các biện pháp tích cực hơn nữa để có thể cân đối giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, như là: đa dạng hoá hình thức huy động vốn, cung cấp nhiều tiện ích hơn khi mở tài khoản tiền gửi và có hình thức khuyến mại với khách hàng để đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. b- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán Các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi tiền vào ngan hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ. Do vậy đối với tiền gửi thanh toán các tổ chứ kinh tế cá nhân thường gửi không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản khi có nhu cầu.Ba năm qua kết quả kinh doanh của SCB-CN Hà Nội đang dần khẳng định được uy tín, hình ảnh của mình thể hiện qua sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động mà cụ thể là thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của SCB-Hà Nội. Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn từ tổ chức kinh tế và doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm 2008 Tiền gửi của TCKT 505,434 452,033 1,284,920 - Tiền gửi không kỳ hạn 0 33 35 - Tiền gửi có kỳ hạn 505,434 452,000 1,284,885 ( Nguồn số liệu: phòng kế toán của SCB_Hà Nội) Như vậy, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế của SCB-HNcó sự giảm nhẹ vào năm 2007 so với năm 2006,nhưng tới năm 2008 so với năm 2007 lại có sự tăng đột biến, tới 1.84 lần.Điều này chứng tỏ SCB đã dần tạo được hình ảnh thương hiệu cho ngân hàng mình đối với khách hàng là các TCKT. Đây là sự thành công lớn thể hiện uy tín của ngân hàng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nhất là trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như các NHTM trên địa bàn thủ đô cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn. Có được kết quả trên cũng là do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn luôn ổn định và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Nhưng quan trọng hơn đó là sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong toàn bộ mạng lưới của chi nhánh bằng các hình thức huy động vốn có hiệu quả đã khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản qua ngân hàng. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng bởi lẽ Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các tổng công ty nhà nước, các công ty nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, là nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp. Đó là cơ hội để thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nhất . Xét trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi tiết kiệm năm 2007 tiền gửi của các TCKT bằng 7.6% tiền gửi tiết kiệm, năm 2008 tăng lên mức 27.6%. Tuy nhiên, tiền gửi của các TCKT vào ngân hàng thường là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi, chưa đến chu kỳ sản xuât kinh doanh hoặc là tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn khá lớn mà chi phí của ngân hàng lại thấp ( lãi suất tiền gửi KKH ). Với những đặc điểm thuận lợi của nó luôn là đối tượng để SCB-CN Hà Nội cũng như các ngân hàng khác tham gia khai thác góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. 2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn a- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng sở hữu vốn Về mặt cơ cấu theo đối tượng sở hữu vốn, nguồn vốn huy động của SCB-CN Hà Nội được hình thành từ tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi của dân cư, tiền gửi của ngân hàng nhà nước và TCTD khác. Sự biến động của các nguồn này sẽ được xem xét cụ thể qua các tính toán ở bảng 2.10 dưới đây: Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn của SCB Hà Nội. Theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp: Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền gửi của KBNN 0 0 0 Tiền gửi của TCKT 450,839 1,584,780 602,703 Tiền gửi của cá nhân 140,544 4,377,174 4,053,439 Tiền gửi của các đối tượng khác 0 85 1,154 Tổng 591,383 5,962,039 4,657,296 Nguồn số liệu: phòng kế toán của SCB-Hà Nội Trong cơ cấu vốn huy động của SCB-CN Hà Nội thì tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao,nó tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2006,tiền gửi của cá nhân chiếm 23.77% trong tổng số tiền gửi thì tới năm 2007 đó là 73.42% ,tới năm 2008 là 87% , một tốc độ tăng trưởng rất cao.Do đây là nguồn vốn dân cư chưa sử dụng hết đem gửi vào ngân hàng để lấy lãi và nó thường được gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền tiết kiệm. - Nhóm khách hàng là dân cư Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi của SCB-CN Hà Nội chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Khách hàng là dân cư của SCB-CN Hà Nội khá lớn vì ngân hàng nằm trên địa bàn có dân cư đông đúc với mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi suất cao và tâm lý của họ là muốn được an toàn đối với khoản tiền của mình. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này SCB-CN Hà Nội đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Để đạt được thành công trong công tác huy động vốn từ dân cư trong những năm qua SCB-CN Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực Lãi suất cạnh tranh, an toàn hự hợp với nhu cầu cỏ nhõn, thủ tục nhanh, thuận tiện, tiết kiệm thời gnhờ tiền gửi được SCB mua bảo hiểm tiền gửi và bảo mật theo qui định của Ngân hàng Nhà Nước, nhiều hình thức tiền gửi và rút tiền linh hoạt, nhiều kỳ hạn, luôn phục vụ ân cần chu đáo, phục vụ gửi tiền, rút tiền tại nhà, nếu quý khách có nhu cầu, cú thể cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn . Những nhân tố trên một mặt tạo mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống mặt khác thu hút thêm nhiều khách hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22030.doc
Tài liệu liên quan