MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Hoạt động cho vay 3
1.1.1.2. Hoạt động huy động vốn 4
1.1.1.3. Các hoạt động khác 4
1.1.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại 8
1.1.2.1. Căn cứ vào kỳ hạn cho vay 8
1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay 8
1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 9
1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức cho vay 9
1.1.2.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 11
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.2.1. Khái niệm cho vay trả góp 12
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay trả góp 13
1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay trả góp 15
1.2.4. Mở rộng hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại 18
1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động cho vay trả góp 18
1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay trả góp 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 25
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VPBANK 25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự 28
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động 31
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây 31
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK 34
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp 34
2.2.2. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu 35
2.2.3. Quy trình cho vay trả góp 38
2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank 42
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK 45
2.3.1. Những kết quả đạt được 45
Tổng thu nhập hoạt động 46
2.3.2. Những hạn chế 50
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 51
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM 56
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 56
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP 57
3.2.1.Xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý 57
3.2.2.Mở rộng nguồn vốn 58
3.2.3.Mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp 59
3.2.4.Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo 60
3.2.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ 61
3.2.7.Chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai gần 61
3.2.8.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng 62
3.2.9.Tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 63
3.2.10. Tăng cường hoạt động marketing 63
3.2.11. Phát triển chính sách giao tiếp, khuyếch trương 64
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 65
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 65
3.3.3 Kiến nghị với chính bản thân ngân hàng và tổ chức kinh tế khác 66
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). Những nguyên nhân trên đã dẫn VPBank đến tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Đứng trên bờ vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn lên tới hơn 300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng ở nước ngoài lên đến 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc biệt là với các đối tác nước ngoài. Thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã từng xếp VPBank thuộc nhóm “các NHTMCP có điểm yếu rõ rệt không rõ liệu có thể tồn tại được hay không trong tương lai” (Nguồn: World Bank và IMF năm 1999)
2001-nay: Thời kỳ từ 2001-2003 là thời kì cải tổ, toàn hệ thống VPBank dốc sức vào công cuộc xây dựng và tổ chức lại ngân hàng. Năm 2001, VPBank đã tiến hành cải tổ bộ máy tổ chức và đưa ra được quy chế hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Đây là hệ thống văn bản đầu tiên ban hành một cách đầy đủ về chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, Ban làm cơ sở cho các phòng triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Để lành mạnh hoá tài chính, để giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động tín dụng với những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, ngân hàng tăng cường đốc thúc thu hồi nợ của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Cũng trong thời gian này, các hoạt động đều bị hạn chế do chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
Sau một thời gian dài nỗ lực phấn đấu, ngày 06/07/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt với VPBank trước thời hạn 4 tháng, chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng và mở ra thời kì hoạt động mới cho toàn hệ thống VPBank.
Mạng lưới hoạt động
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.
Tính đến tháng 1 năm 2007, hệ thống VPBank có tổng cộng khoảng 133 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 25 Chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang; 108 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự
Tình hình nhân sự
Về quy mô: Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Về đào tạo: Trong năm 2007 Trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức được 21 khóa đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 35 khoá học cơ bản dành cho nhân viên tân tuyển.
Tổng số có 742 lượt người được đào tạo trong các khoá học nội bộ. Trong đó phía Bắc có 354 lượt học viên được đào tạo; phía Nam có 388 lượt học viên được đào tạo.
Nhìn chung công tác đào tạo đã được tổ chức nề nếp, nội dung chương trình đào tạo dần dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống nên chất lượng đào tạo cũng được nâng cao hơn trước.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của VPBank được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ Cơ cấu nhân sự
Hội đồng Quản trị: Được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005, ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:
Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân Kinh tế)
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân Kinh tế, Cử nhân tâm lý)
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Quang A (Tiến sĩ Khoa học)
Ủy viên
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế)
Ủy viên
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh tế)
Ủy viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn)
Ủy viên
Ban Kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu,gồm 3 thành viên:
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật)
Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân Kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại TP Hồ Chí Minh
Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Tổng Giám đốc)
Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông Nguyễn Quang A (Ủy viên HĐQT)
Thành viên
Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám đốc)
Thành viên
Ồng Đinh Như Tuynh (Phụ trách phòng Thu hồi nợ)
Thành viên
Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch HĐQT)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Đình Long (Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn)
Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh)
Thành viên
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
Cũng như nhiều ngân hàng khác VPBank có các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cá nhân, tổ chức.
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và ngoài nước.
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.
Góp vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Huy động vốn từ nước ngoài.
Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động trọng tâm của VPBank. Trong năm 2007, Hàng loạt các chương trình huy động vốn hấp dẫn, thu hút số lượng lớn tiền gửi trong dân cư như “ Đi tìm triệu phú bạch kim” rồi “ Tết này thắng to”. Trong khu vực liên ngân hàng, trong năm 2007 VPBank tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên thu được nguồn lợi đáng kể trên thị trường này.
Kết quả đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 15.355tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2006. Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng được 2.414 tỷ đồng, giảm hơn 33% so với thực hiện năm 2006. Nhìn chung các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn. Kết quả huy động vốn VPBank đạt được như sau:
Bảng 1 :Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn huy động
5.645
100%
13.001
100%
15.355
100%
Thị trường I
3.217
57%
9.377
72,1%
12.941
84%
Thị trường II
2.428
43%
3.624
27,9%
2.414
16%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2005, 2006, 2007)
Ghi chú: Thị trường I: Các tổ chức và dân cư
Thị trường II: Các ngân hàng
Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Các CN, PGD mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.
Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay của VPBank khá đa dạng và phong phú với quan điểm tín dụng là “Tiếp thị năng nổ, cho vay chặt chẽ”. Đây vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Năm 2007 là một năm ấn tượng trong ngành ngân hang nói chung và trong VPBank nói riêng. Một năm bùng nổ tín dụng. Nguồn vốn nước ngoài cứ tiếp tục đổ vào trong khi hang loạt các dự án đã được phê duyệt mà vẫn chưa đi vào triển khai
Bảng 2: Tình hình hoạt động của VPBank giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu về tài sản (Đến 31/12)
2005
2006
2007
Tổng Tài sản có
6.093
10.159
18.231
Tiền huy động
3.178
9.065
15.355
Cho vay
3.014
5.031
13.217
Vốn cổ phần
309
756
2.299,8.
(Nguồn:Báo cáo thường niên VPBank 2005, 2006, 2007)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm50%tổngdưnợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
Mặc dù tốc độ tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank chỉ chiếm 0,49% tổng dư nợ, và tất cả đều có đủ tài sản bảo đảm hợp pháp nên hầu hết các khoản nợ xấu đều dược thu hồi sớm sau khi chuyển nợ quá hạn.
Hoạt động khác
Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.
Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp
Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng là cơ sở đầu tiên cho hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Luật này được ban hành để đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng được an toàn, lành mạnh và có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
Cơ sở tiếp theo cho hoạt động cho vay của ngân hàng đó là quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp đó là quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Trong quy chế này quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, phát triển và đời sống. Với sự rõ ràng và chặt chẽ trong các điều khoản, quy chế này đã tác động tích cực đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của các ngân hàng thương mại.
Dựa trên Luật các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, theo quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 của Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” làm cơ sở cụ thể cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy chế cho vay này đã cụ thể hoá những điều khoản của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN theo những điều kiện thực tại của VPBank. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị đã đưa ra “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” áp dụng cho 2 phòng là Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp và Phòng phục vụ khách hàng cá nhân. Quy trình nghiệp vụ trên đã hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện cho vay đối với khách hàng.
2.2.2. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu
Đối tượng áp dụng cho các phương thức cho vay của VPBank là các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở; hoặc là các doanh nghiệp tổ chức có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. Ngoài ra các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Ban Tín dụng quyết định.
Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu:
Cho vay mua, xây dựng , sửa chữa nhà
Khi đến vay vốn, khách hàng cần phải thỏa mãn các điều kiện vay giống như bất kỳ một khoản vay nào, đó là:
Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện đầu tiên khi muốn tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng
Khách hàng điền đầy đủ về mục đích vay vốn và phương án trả nợ rõ rang( theo mẫu có sẵn của VPBank).
Khách hàng phải có đầy đủ giấy, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu chứng minh luồng tiền ra.
Khách hàng phải có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.
Có tài sản bảo đảm tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản.
Chấp hành thể lệ, quy định cho vay của VPBank.
Phương thức cho vay trả góp mua, xây dựng, sửa chữa nhà của VPBank sẽ cấp tín dụng cho khách hàng với các mục đích chi trả như:
Chi phí mua nhà, mua nền nhà, theo đất đã được quy hoạch để mua căn hộ mới, xây dựng nhà mới, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.
Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà.
Đây là món vay rất hiệu quả cho những cá nhân có thu nhập cao song chưa có tiền ngay để thanh toán chi phí, giúp cho họ có được tài sản mà không gây ra gánh nặng tài chính.
Cho vay mua ô tô của cá nhân hoặc tổ chức
Cho vay mua ô tô trả góp là sản phẩm thế mạnh của VPBank. ngay từ đấu với sản phẩm cho vay trả góp ô tô mới 100% thì nay, VPBank cũng đã đưa ra mảng dịch vụ cho vay mua ô tô cũ nhập khẩu. Có thể nói trong suốt những năm hoạt động, VPBank là ngân hàng dẫn đầu về mảng cho vay mua ô tô trả góp.
Thời hạn cho vay trả góp mua xe cũng tuỳ vào kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 5 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách, xe đã qua sử dụng, xe có nguồn gốc Trung Quốc… thì thời hạn tối đa không quá 4 năm.
Các sản phẩm khác
Cho vay du học là sản phẩm mới, song nó là mảng hấp dẫn trước tiềm năng giáo dục của ta. Các sản phẩm khác bao gồm có cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cho vay hỗ trợ tài chính du học … Nhưng dù là phương thức cho vay như thế nào cũng đều phải tuân theo những quy định cụ thể của VPBank về nguyên tắc, điều kiện cho vay, thời hạn cho vay và đều phải được đảm bảo bằng tài sản.
Phương thức tính lãi
Có nhiều các tính lãi cho các phương thức cho vay trả góp ở trên, khách hàng đều có thể tự lựa chọn cho mình cách tính lãi suất thích hợp, có hai phương thức tính lãi sau đây:
Lãi suất cho vay tính theo dư nợ thực tế(lãi phẳng)
Lãi suất gộp tính theo dư nợ ban đầu trong suốt thời hạn vay cộng với nợ gốc và chia đều cho các kỳ trả nợ.
Công thức tính tiền trả góp hàng tháng trong trường hợp lãi gộp:
Tiền trả góp hàng tháng = Nợ gốc (1+Lãi suất gộp * Số tháng vay)/Số tháng vay
Các quy định đặc biệt trong phương thức cho vay trả góp của VPBank
Nếu khách hàng trả nợ trễ hạn:
Khách hàng không trả tiền lãi đúng hạn nhưng được gia hạn trả nợ lãi thì phải chịu phạt chậm trả lãi tinh trên số ngày vượt quá kỳ hạn trả lãi theo quy định do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc VPBank ban hành.
Nếu khách hàng trả nợ trước hạn:
Trường hợp khách hàng trả nợ theo lãi gộp: Việc tính và thanh toán tiền lãi thực hiện theo thể lệ cho vay trả góp do VPBank ban hành.
Đối với các khoản vay tính lãi theo dư nợ thực tế: Khách hàng phải trả toàn bộ số tiền lãi theo dư nợ thực tế, ngoài ra khách hàng còn phải trả một khoản phí thanh toán nợ trước hạn theo quy định của VPBank công bố tại thời điểm cho vay (nếu có).
2.2.3. Quy trình cho vay trả góp
Quy trình cho vay trả góp tuân thủ theo các bước đã được quy định trong quyết định số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng VPBank ban hành ngày 13/05/2002.
Quy trình này gồm 8 bước như sau:
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng
1. Tiếp xúc khách hàng,hướng dẫn lập hồ sơ
3. Thẩm định
Khách hàng
2. Tiếp nhận hồ sơ vay
Phòng TĐTS định giá TSĐB
4. Tập hợp hồ sơ trình BTD/HĐTD
5. Hoàn thiện
hồ sơ TD
6. Thực hiện quyết định cấp TD
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
8. Tất toán HĐTD
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay
Hồ sơ vay vốn khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng bao gồm:
Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp lý(năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự)
Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn.
Hồ sơ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Hố sơ về tài sản bảo đảm
Bước 3: Thẩm định khách hàng
Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, tổ chức, hoạt động: có thể hỏi thông tin trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, qua các giấy tờ pháp luật, hoặc đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng.
Thẩm định về nhân thân lai lịch, quá trình công tác(cá nhân). Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển(doanh nghiệp).
Thẩm định về tình hình thu nhập, tình hình tài chính của khách hàng.
Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay: Thẩm định tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. Hiệu quả của việc thực hiện phương án…
Thẩm định về tài sản đảm bảo:
Nhân viên Tín dụng sẽ trực tiếp thẩm định trong trường hợp đó là các tài sản có giá trị rõ ràng được ghi rõ trên các hợp đồng thuộc các đối tác có liên kết với ngân hàng hay các chứng từ có giá do Chính Phủ, Kho bạc, VPBank hay các Ngân hàng quốc doanh phát hành.
Ngoài những tài sản trên thì cán bộ tín dụng sẽ giao hồ sơ tài sản đảm bảo sang phòng thẩm định để định giá.
Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng
Hồ sơ trình ban tín dụng bao gồm:
Tờ trình thẩm định khách hàng (do nhân viên A/O lập) ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ.
Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo do phòng thẩm định lập
Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Phòng thẩm định tài sản bảo đảm lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và đăng ký giao dịch bảo đảm, thông báo cầm cố, thế chấp…Mua bảo hiểm vật chất và chuyển quyền thụ hưởng cho VPBank và thực hiện công chứng hợp đồng.
Lập và trình lãnh đạo phòng tín dụng ký duyệt hồ sơ tín dụng.
Phòng tín dụng nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo đã hoàn thiện, niêm phong và thực hiện nhập kho tài sản bảo đảm.
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Nhân viên A/O yêu cầu khách hàng hoàn tất chứng từ hồ sơ theo quy định để giải ngân.
Kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân: kiểm tra tính pháp lý hợp đồng, số tiền và thời hạn giải ngân…
Nhân viên chuyển 01 bản chính Hợp đồng tín dụng+khế ước vay và các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch thực hiện việc giải ngân. Nhân viên giao dịch kiểm tra lại và hướng dẫn khách hàng viết ủy nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, tiến hành giải ngân và hạch toán ngoại bảng, chuyển tiền…
Nhân viên A/O nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay
Trong bước này nhân viên A/O phải thực hiện những việc sau:
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo
Thông báo và đôn đốc trả nợ lãi.
Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc
Gia hạn nợ gốc/lãi
Chuyển nợ quá hạn khách hàng không trả đúng hạn hoặc không được gia hạn.
Giải chấp tài sản đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng
A/O in phiếu tính lãi in sẵn, tính và in lãi phạt, chuyển cho thu ngân thu tiến. Trưởng phòng A/O ký kiểm soát tờ trình, bảng kê giao dịch, khế ước và phiếu xuất kho trước khi trình lên ban Tổng giám đốc.
Nhân viên A/O lập Giấy đề nghị giải toả tài sản đảm bảo kèm tờ trình thanh lý đã được phê duyệt, 01 bản sao Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển Phòng thẩm định tài sản để làm thủ tục giải chấp.
Nhân viên A/O đóng lại từng tập Hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển Trưởng phòng ký xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm giải ngân.
2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank
Cho vay trả góp là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong VPBank, khách hàng chủ yều là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu là cho vay ngắn và trung hạn. Các hoạt động cho vay trả góp gồm cho vay mua ôtô trả góp, cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay tiêu dùng khác.
Doanh số cho vay trả góp
Những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thông ngân hàng. VPBank đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng nể. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trả góp tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng doanh số cho vay rất nhanh, năm 2005 chỉ mới đạt 2.407 tỷ đồng chiếm 61,52% trong tổng doanh số cho vay thì sang năm 2006 doanh số cho vay trả góp đã tăng vọt lên hơn gấp đôi đạt 5.641 tỷ đồng, chiếm 70,41% tỉ trọng của tổng doanh số cho vay tăng 134% so với năm 2005, một con số tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2007, sau những cải cách và những chính sách điều hành hiệu quả của chính phủ, nghành ngân hàng lại là một trong những nghành có doanh thu cao nhất trong năm, doanh số cho vay trả góp đạt 15.245 tỷ đồng chiếm 79,4% doanh số cho vay và tăng 170%, một con số cực kỳ ấn tượng trong lịch sử ngành ngân hàng.
Dư nợ cho vay trả góp
Tổng dư nợ của cho vay trả góp trong VPBank tăng cùng với tốc độ của doanh số cho vay trả góp. Trong năm 2005, dư nợ cho vay trả góp đạt 2.083 tỷ đồng chiếm 69,1% tổng dư nợ. Sang năm 2006 dư nợ cho vay trả góp cũng tăng đến gần 100% so với năm 2005, đạt 4.101 tỷ đồng chiếm 54,64% tổng dư nợ, đã có sự phát triển chậm lại của cho vay trả góp trong tổng doanh số cho vay. Song, sang năm 2007 dư nợ cho vay trả góp đạt 14.216 tỷ đồng chiếm 82,39% tổng dư nợ. Có lẽ, năm 2007 là năm toàn bộ nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc nói chung và nghành ngân hàng nói riêng.
Thu nhập từ hoạt động cho vay trả góp
Cho vay trả góp đóng vai trò là nguồn thu chính của của các ngân hàng thương mại cũng như trong VPB ank. Năm 2005 thu nhập thu được từ hoạt động cho vay trả góp đạt 212 tỷ đồng, chiếm 45,1% tổng thu nhập hoạt động thì sang năm 2006 con số này đã tăng lên 672 tỷ đồng đạt 67,54% thu nhập từ hoạt động và sang năm 2007 thu nhập từ cho vay trả góp tăng lên 1000 tỷ đồng chiếm 75,36 % tổng thu nhập từ hoạt động.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Trong năm 2007, dưới cơn bão tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng liên tục phá kỷ lục về doanh số cho vay, và đi song song với nó là nợ quá hạn của các khoản nợ cũng đem lại nhiều suy nghĩ trong bộ máy quản lý. Trong năm 2007 Tổng dư nợ là 17.254 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay trả góp là 14.261 tỷ đồng thì tỷ nợ quá hạn của hoạt động cho vay trả góp gần 54 tỷ đồng. Đây là một con số cao , phản ánh mức độ chưa an toàn của VPBank. Gần 30% trong tổng dư nợ bị liệt kê vào nợ quá hạn. Cũng một phần do sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm 2005 và 2006 và sắp đến thời điểm phải thanh toán món vay.
Thị phần cho vay trả góp của ngân hàng
Cùng với tốc độ tăng trưởng, thị phần của hoạt động cho vay trả góp của VPBank cũng có những thay đổi đáng kể, với thị phần chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng những khách hàng cá nhân. Trong năm 2007 VPBank đã chiếm gần 5% trong tổng doanh số cho vay trả góp toàn nghành ngân hàng.
Bảng 4: Cơ cấu hoạt động cho vay trả góp tại VPBank năm 2007
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Nhà
Ô tô
Khác
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Doanh số cho vay
5.454.795
50%
4.699.012
43%
845.144
7%
Doanh số thu nợ
1.330.921
32%
2.597.014
63%
200.106
5%
Dư nợ
4.123.874
60%
2.101.998
31%
645.038
9%
Nợ quá hạn
30.182
56,16%
19.175
35,68%
4.407
8,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của VPBank)
Hoạt động cho vay trả góp nhằm mục đích mua ô tô đối với các cá nhân và doanh nghiệp cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao (tốc độ tăng GDP bình quân đạt khoảng 8%) trong 2-3 năm trở lại đây, chính trị ổn định, thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Nhiều người có thu nhập cao hơn, và nhu cầu sử dụng ôtô làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến. Điều này khiến cho doanh số cho vay mua ô tô trong năm 2007 tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Ngoài ra, lý do mà ngân hàng rất quan tâm tới thị trường này đó là đối tượng khách hàng vay mua ôtô thường là những người có thu nhập cao và ổn định, những doanh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.docx