MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 3
I.THÔNG TIN CHUNG 3
1.Tên công ty 3
2.Trụ sở giao dịch 3
3.Loại hình doanh nghiệp 3
4.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 3
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY 4
1. Giai đoạn trước năm 1995 4
2.Giai đoạn 1995-2004 6
3.Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 7
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 8
1. Giá trị sản xuất công nghiệp 8
2. Doanh thu và lợi nhuận 9
3. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10
4. Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Tổng công ty 11
PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 13
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 13
1. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 13
2. Đặc điểm về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị 14
3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 17
4. Đặc điểm về sản phẩm, nguyên vật liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam 23
5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam 28
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM. 29
1. Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty Giấy Việt Nam 29
2. Công tác quản lý đất rừng nguyên liệu Giấy 31
3. Công tác xây dựng và quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Giấy 35
4. Công tác chăm sóc, quản lý và cung cấp giống cây trồng nguyên liệu Giấy 36
5. Một số mô hình tổ chức quản lý trồng rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 38
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 41
1. Thành công 41
2. Tồn tại trong tổ chức và quản lý sản xuất rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 43
3. Nguyên nhân của những tồn tại 45
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 47
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY 47
1. Định hướng phát triển chung Tổng công ty Giấy Việt Nam 47
2. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt. 47
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 50
1. Công tác quy hoạch đất đai và tổ chức vùng nguyên liệu Giấy 50
2. Tổ chức lại công ty nguyên liệu theo hướng gắn với nhà máy chế biến 51
3. Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng tham gia trồng rừng nguyên liệu 54
4. Củng cố mối quan hệ giữa nhà máy với các chủ thể trồng rừng nguyên liệu thông qua hợp đồng kinh tế. 56
5. Giải pháp về nguồn nhân lực 58
6. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng trồng rừng nguyên liệu Giấy. 59
III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 61
1. Chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy 61
2. Chính sách đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu Giấy 62
3. Chính sách đất đai 64
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN. 65
1. Các kiến nghị đối với Nhà nước 65
2. Các kiến nghị đối với địa phương có liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu Giấy. 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2005. Kế hoạch năm 2007 đề ra tăng 4% so với năm 2006 đây là một mục tiêu lớn mà tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2006 bằng 544,4% năm 2005 đây là một thành công lớn của Tổng công ty. Nó đánh dấu một bước phát triển mới của công ty trong nền kinh tế thị trường. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 là 127200 trđ, năm 2006 nên tới 177974 trđ tăng 39,9%, nguồn vốn đầu tư xây dựng của Tổng công ty chủ yếu là huy động từ nguồn vốn khác. Để đưa Tổng công ty lên một bước phát triển mới thì một vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng được một cơ cấu tài chính vững chắc có như vậy Tổng công ty mới đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn gia nhập WTO. Nguồn vốn của công ty được phân bổ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có một lĩnh vực quan trọng là hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy. Việc phân bổ nguồn vốn như thế nào cho hợp lý cho đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao là một công việc rất phức tạp đòi hỏi tập thể lãnh đạo Tổng công ty phải có những chính sách hợp lý.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
1. Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Mô hình rừng ổn định là một công cụ xác định tăng trưởng số cây, làm cơ sở xác định quyền hưởng lợi, lập kế hoạch và giám sát quản lý rừng cộng đồng. Một sự lựa chọn quan trọng trong trường hợp này là lập kế hoạch và thực hiện khai thác hưởng lợi gỗ củi dựa vào mô hình rừng ổn định.
Mục tiêu xây dựng mô hình rừng ổn định nhằm định hướng trong khả năng cung cấp của rừng địa phương, với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định trong một kỳ kế hoạch 5 năm. Làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp khai thác, chặt, nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo hướng dẫn rắt rừng về dạng ổn định và tính toán được khả năng cung cấp gỗ, củi cho đời sống cộng đồng và hoàn thành chỉ tiêu của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Mô hình rừng ổn định có các đặc trưng sau:
+ Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính: Đơn giản để cộng đồng có thể tiếp cận khi so sánh cung cầu tính toán lượng chặt đồng thời đảm bảo về mặt lâm sinh là duy trì rừng để tiếp tục phát triển ổn định lâu dài.
+ Mô hình có dạng phân bố giảm với cỡ kính phù hợp với tăng trưởng đường kính nhằm tạo ra sự ổn định của rừng trong một kỳ kế hoạch 5 năm.
+ Cấu trúc rừng đạt năng suất ở mức thích hợp và ổn định trong từng vùng sinh thái từng kiểu rừng lập địa, chưa phải là mô hình có năng suất tối ưu vì hiện trạng rừng tự nhiên sau nhiều năm khai thác còn lại trữ lượng thấp. Thông qua mô hình rừng ổn định từng bước nuôi dưỡng rừng đạt năng suất cao. Đảm bảo sự đa dạng sinh học cũng như phòng hộ
Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cỡ kính được Tổng công ty đưa ra mô hình tính toán mô phỏng xây dựng cấu trúc chuẩn mẫu. Cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật này vào thực tế, đặc biệt trong quản lý rừng cộng đồng vì tính đơn giản của nó chỉ là đếm số cây theo cỡ kính, để có thể chọn lựa giải pháp tỉa thưa, khai thác nuôi dưỡng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh.
So sánh số cây thực tế của từng lô rừng với mô hình rừng ổn định cho phép xác định được số cây có thể khai thác đó là số cây vượt hơn mô hình và số cây cần được bảo vệ, duy trì nuôi dưỡng chính là số cây theo các cỡ kính khác nhau của từng mô hình rừng ổn định sẽ cho phép lập kế hoạch khai thác gỗ củi 5 năm và hàng năm.
Trong hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty có một vấn đề rất đáng quan tâm đó là cơ chế xác định quyền hưởng lợi trong giao khoán rừng. Các cá nhân hộ gia đình được giao khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng cung cấp nguyên vật liệu cho Tổng công ty. Theo mô hình này có 2 cơ chế xác định quyền hưởng lợi:
+ Đối với rừng trung bình: Giả sử chủ rừng nuôi dưỡng rừng 5 năm khi khai thác phải nộp thuế tài nguyên khoáng sản 15%, phần còn lại được chia như sau: chủ rừng được hưởng lợi là 2% sản lượng giá trị nguyên liệu giấy khai thác cho một năm quản lý rừng, như vậy được 10% sản phẩm gỗ, 90% nộp về Tổng công ty, trạng thái rừng này không còn nhiều khi giao rừng. Tuy nhiên ngay cả trạng thái rừng còn tương đối tốt như vậy thì sau 5 năm quản lý rừng chủ rừng chỉ nhận được 10% giá trị sản lượng rừng nguyên liệu, trong đó phải chi toàn bộ kinh phí cho chặt hạ, vận xuất gỗ của toàn bộ khối lượng khai thác. Thực tế cho thấy tỷ lệ như vậy thì chủ rừng có thu nhập thấp, thậm chí còn bị thiệt hại.
+ Đối với trạng thái rừng non, nghèo: Các trạng thái này nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì phải 20-30 năm sau mới đạt được. Trong trường hợp này sau khi nộp thuế tài nguyên 15% chủ rừng được hưởng 85% còn lại phải chi trả toàn bộ chi phí khai thác, giao nộp cho các đơn vị. Đây là các trạng thái phổ biến được giao cho hộ, nhóm hộ, như vậy thời gian được hưởng lợi quá lâu nếu căn cứ theo tiêu chuẩn rừng khai thác hiện hành. Điều này đã làm giảm mối quan tâm của các chủ rừng, đặc biệt là người nghèo thì việc nhận rừng chưa tạo được nguồn thu trước mắt cũng như nhu cầu sử dụng lâm sản thường xuyên đồng thời rừng cũng không được tác động các biện pháp nuôi dưỡng thích hợp, chỉ nhận rừng và phải chờ đợi quá lâu.
Để xác định quyền hưởng lợi của các chủ rừng một cách công bằng là dựa vào tăng trưởng sau giao rừng, người quản lý được hưởng phần tăng trưởng rừng mà họ nuôi dưỡng, nếu bảo vệ nuôi dưỡng tốt sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn nhờ gia tăng lượng tăng trưởng. Tuy nhiên tăng trưởng theo trữ lượng là một vấn đề khó xác định và thực tế còn thiếu chỉ tiêu này cho các kiểu rừng, điều kiện lập địa, khí hậu và trạng thái rừng là khác nhau. Vì vậy tiếp cận theo tăng trưởng để xác định hưởng lợi là một nguyên tắc cần được áp dụng tuy nhiên cần có cách xác định đơn giản để có thể vận dụng và cộng đồng có thể tiếp cận được.
2. Công tác quản lý đất rừng nguyên liệu Giấy
Hiện nay, các tỉnh miền núi phía Bắc có 160 nông, lâm trường được giao quản lý: 649.888 ha đất, trong đó: 55 nông trường quản lý 55.919 ha, 105 lâm trường quản lý 593.978 ha.Theo thống kê ta có bảng số liệu sau :
Bảng 14: Diện tích đất của 55 nông trường miền núi phía Bắc
Loại đất
Đơn vị
Diện tích
Đất nông nghiệp
Ha
28638
Đất lâm nghiệp
Ha
10490
Đất khác
Ha
16746
Diện tích đất bq 1 nông trường quản lý
Ha
1016
Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Bảng 15: Diện tích đất của 105 lâm trường miền núi phía Bắc
Loại đất
Đơn vị
Diện tích
Đất lâm nghiệp
+ Rừng tự nhiên
+ Rừng trồng
Ha
Ha
Ha
512695
230465
149755
Đất trồng đồi núi trọc
Ha
132475
Diện tích đất bq 1 lâm trường quản lý
Ha
5657
Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Nhìn chung quy mô, diện tích đất đai giao cho các nông, lâm trường quản lý đến nay đã được điều chỉnh lại phù hợp với năng lực quản lý, nên việc quản lý sử dụng đất đai của các nông, lâm trường đã tốt hơn trước, diện tích đất đưa vào sử dụng và hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao (năm 1991 tổng diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng là 78%, đất lâm trường đưa vào sử dụng là 66,5%. Đến nay, diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng được gần 100%, đất lâm trường đã đưa vào sử dụng được khoảng 80%). Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất trong nông, lâm trường vẫn còn yếu kém, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, việc quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng còn nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa nông, lâm trường và hộ dân vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Việc thực hiện cơ chế khoán trong các nông, lâm trường đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy vậy, một số nông, lâm trường thực hiên việc giao khoán đất, khoán rừng, vườn cây… cho các hộ gia đình và cá nhân còn theo cách khoán trắng, không quan tâm đến việc đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, không kiểm tra, đôn đốc, giám sát, do đó phần lớn các hộ nghèo thường lúng túng trong sản xuất kinh doanh, không có điều kiện đầu tư thâm canh, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp.
Nguyên nhân của việc lấn chiếm và tranh chấp là do diện tích đất bị giao chồng chéo, do quy hoạch đất đai giao cho nông, lâm trường ban đầu không rõ ràng, không làm rõ ranh giới trên thực địa, nhiều trường hợp khi quy hoạch đã lấy cả đất nương rẫy, đất nông nghiệp, đất thổ cư của các hộ dân vào đất nông, lâm trường và một số trường hợp lấy đất đã giao cho nông, lâm trường để giao cho các hộ dân; Một số nông, lâm trường còn đất trống, đồi núi trọc hoặc đất có rừng đã khai thác nhưng chưa có vốn để trồng rừng, tái tạo rừng ngay sau khi khai thác, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất của các hộ dân vùng lân cận ngày một gia tăng, nên các hộ dân đã lấn chiếm đất để trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang hoặc làm đất thổ cư. Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế cho nên đất đai ngày càng có giá trị, các hộ dân trên địa bàn thiếu đất canh tác, lấn chiếm để lấy đất sản xuất và phát triển trang trại; Các lâm trường không có thực quyền trong việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao (như chưa được cấp GCNQSDĐ); Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm trường với chính quyền địa phương sở tại trong việc quy hoạch sử dụng đất lâu dài.
Nhưng cũng phải thừa nhận các lâm trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên. Đã hình thành được vùng nguyên liệu tập trung (gỗ nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ) hàng trăm ngàn ha.
Bảng : Diện tích trồng mới rừng nguyên liệu Giấy của một số vùng
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vùng Đông Bắc
Ha
200000
220000
280000
350000
Vùng Tây Bắc
Ha
180000
250000
300000
380000
Bắc Trung Bộ
Ha
100000
115000
190000
225000
Tây Nguyên
Ha
210000
260000
360000
410000
Nguồn : Phòng nguyên liệu-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Một số lâm trường đã đầu tư thâm canh, nâng mức đầu tư tạo rừng nguyên liệu từ 7 triệu đồng/ha đến trên 10 triệu đồng/ha, cải thiện giống cây trồng, thực hiện phương châm “ đất nào cây ấy’’. Trồng rừng bằng mô hom thay thế trồng rừng bằng hạt nên đã nâng cao năng suất rừng trồng từ 70 m3/ha (chu kỳ kinh doanh từ 7 – 8 năm), như: Các lâm trường thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Thái Nguyên, Hoà Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái) đã đạt lượng tăng trưởng bình quân rừng trồng (bạch đàn, keo) khoảng 20m3/ha/năm với chu kỳ 7 năm (140m3/ha/năm cho một chu kỳ), sản lượng gỗ thương phẩm khoảng 120m3/ha. Có lâm trường lượng tăng trưởng rừng trồng (bạch đàn, keo) đã đạt tới 25m3/ha/năm, như ở lâm trường Đồng Sơn (Bắc Giang), lâm trường Đoan Hùng, Tam Sơn (Phú Thọ). Nhờ có chủ trương giao đất, nhận khoán rừng của các nông, lâm trường và phát triển kinh tế trang trại, đến nay trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã có 4.485 trang trại, thu hút hơn 14.691 lao động và hàng vạn hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo chương trình 661 (nằm ngoài diện tích của lâm trường quản lý trên đây), do các lâm trường, các Ban quản lý rừng và UBND các huyện được giao làm chủ dự án.
Tại cuộc Hội thảo được tổ chức ngày 16/9/2004, bàn về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong các nông, lâm trường, nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, các nhà khoa học cho rằng, trước mắt cần phải bố trí lại đất đai của nông, lâm trường phù hợp với nhiệm vụ sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Quản lý chặt chẽ đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tạo điều kiện để các nông, lâm trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng chức năng, vai trò của mình đối với phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành hàng của địa phương, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Rà soát lại hiện trạng sử dụng đất, xây dựng hoặc điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất của các nông, lâm trường. Xác định diện tích, ranh giới các loại đất của nông, lâm trường đang quản lý trên bản đồ và thực địa bao gồm: tổng diện tích đất nông, lâm trường được Nhà nước giao, cho thuê sử dụng; Diện tích đất nông, lâm trường tự tổ chức sản xuất, đã chuyển nhượng, bị lấn chiếm, tranh chấp, đất không có khả năng sử dụng hay sử dụng không hiệu quả; Diện tích đất thổ cư, đất nông nghiệp của các hộ dân và các loại đất khác không thuộc quyền quản lý, sử dụng của nông, lâm trường như: đất trường học, bệnh viện, công sở, đường điện, đường giao thông… Đối với các loại đất trên thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu hồi để quản lý sử dụng theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương và chỉ đạo các huyện thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ cho các nông, lâm trường xong trong năm 2005. UBND cấp tỉnh căn cứ vào kết quả sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường, và quy hoạch sử dụng đất của các nông, lâm trường đã được phê duyệt để quyết định việc giao, cho thuê và cấp GCNQSDĐ cho các nông, lâm trường, theo các hình thức sau: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho: Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; nông, lâm trường hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ích, sự nghiệp có thu, làm dịch vụ sản xuất giống, xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trong vùng; nông, lâm trường làm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp quốc phòng, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất các nông, lâm trường sử dụng vào mục đích kinh doanh.
3. Công tác xây dựng và quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Giấy
Để đáp ứng khả năng cung cấp nguyên liệu Giấy cho Tổng công ty trong những năm vừa qua ban quản lý Tổng công ty cùng các tổ chức chính quyền Nhà nước và địa phương đã tổ chức xây dựng, quy hoạch nhiều vùng nguyên liệu Giấy giúp Tổng công ty ngày càng ổn định về mặt nguyên liệu.
Thời kỳ 1999-2003, diện tích trồng rừng , năng suất và sản lượng khai thác hàng năm đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1990-1995. Tổng công ty đã trồng được 130000 ha, trong đó từ năm 1996 đến năm 2003 trồng được gần 90000 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1450 tỷ đồng. Tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đã hình thành 145000 ha tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc.
Vùng nguyên liệu Giấy tại Tây Bắc Thanh Hoá đã có trên 49000 ha tre, luồng cung cấp cho dự án giấy Thanh Hoá và bột Giấy. Theo chỉ đạo của Chính Phủ, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tiếp nhận các lâm trường của địa phương để thành lập công ty nguyên liệu Giấy Thanh Hoá, nhằm quản lý và trồng mới nguyên liệu cho dự án, theo kế hoạch vùng nguyên liệu Giấy Thanh Hoá được xây dựng là 91000 ha.
Vùng nguyên liệu Giấy Kon Tum đã triển khai cùng với dự án Bột Giấy Kon Tum. Công ty nguyên liệu Giấy Miền Nam đã tiếp nhận 58000 ha đất và đã trồng trên 20000 ha rừng cây nguyên liệu.
Bên cạnh các lâm trường trồng cây nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì nhân dân tại các địa phương có các nhà máy giấy và bột Giấy đã tích cực tham gia trồng cây nguyên liệu Giấy.
Hiện nay vùng nguyên liệu của Tổng công đã mở rộng trên khắp cả nước bao gồm các vùng: Vùng nguyên liệu Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc trung Bộ, vùng Trung Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, và vùng Đông Nam Bộ.
4. Công tác chăm sóc, quản lý và cung cấp giống cây trồng nguyên liệu Giấy
Chăm sóc và cung cấp giống cây trồng nguyên liệu Giấy là một mặt rất quan trọng đối với hoạt động quản lý rừng nguyên liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Để việc trồng rừng nguyên liệu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì trước hết giống cây trồng phải đảm bảo được chất lượng tốt, việc chăm sóc phải theo đúng kỹ thuật canh tác, không được lơ là trong khâu này. Đối việc cung cấp giống cây trồng nguyên liệu Tổng công ty Giấy cùng các đơn vị thành viên nghiên cứu xem giống cây trồng nào cho năng xuất hiệu quả kinh tế cao, chi phí thấp thì sẽ cung cấp giao cho cán bộ quản lý rừng của Tổng công ty để cán bộ này có nhiệm vụ phổ biến với toàn đơn vị mình hay cung cấp cho các hộ gia đình, tổ chức khác được giao khoán trồng rừng. Các cán bộ quản lý rừng trực tiếp qua thời gian chăm sóc quản lý rừng sẽ nhận thấy giống cây trồng nào tốt hơn mà từ đó đưa ra được chính sách, giống cây trồng hợp lý.
Ở Việt Nam có một số loại giống cây trồng có khả năng cung cấp nguyên liệu Giấy:
Tre nứa: là loại cây mọc nhanh có chu kỳ khai thác ngắn hạn ( 2-3 năm ), sơ sợi có độ dài trung bình. Tính chất sơ sợi của tre nứa chỉ kém gỗ lá kim khi xét về cấu tạo hình thái và công nghiệp chế biến. Tre nứa ở nước ta có hơn 50 loại nhưng trong đó chỉ có một số loại là ngành công nghiệp Giấy sử dụng đó là các loại luồng, lồ ô và nứa.
Gỗ: là loại nguyên liệu được dùng phổ biến nhất trong công nghiệp Giấy, do gỗ lá kim ở Việt Nam hạn chế nên chủ yếu sử dụng gỗ lá rộng.
Công tác chăm sóc và quản lý rừng nguyên liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam được đặc biệt chú trọng. Tổng công ty đã đề ra các biện pháp chủ trương, khuyến khích các đơn vị thành viên tích cực hoàn thành kế hoạch được giao nhằm đáp ứng kịp thời lượng nguyên liệu cần thiết của Tổng công ty. Kế hoạch lâm sinh của Tổng công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 17: Kế hoạch lâm sinh củaTổng công ty Giấy Việt Nam
Đơn vị: ha
Kế hoạch lâm sinh
2002
2003
2004
2005
2006
Trồng mới ( ha )
19044,7
11958
5605
6127
5844
+ Tổng công ty
4550
4050
5050
4684
4303
+ Tân Mai
520
487
731
+ NL Giấy MN
14464,7
7894
20
320
+ Cty NL Giấy Thanh Hoá
900
450
+Viện NC nguyên liệu
30
14
35
36
40
Chăm sóc ( ha )
37590
42325
32497
30154
26739
+ Tổng công ty
10558
11251
13569
13789
15036
+ Tân Mai
9903
9104
9200
+ NL Giấy MN
27032
31074
8976
7212
1078
+ Cty NL Giấy Thanh Hoá
1350
+Viện NC nguyên liệu
86
88
49
49
75
Bảo vệ rừng ( ha )
20872
22323
37418
31599
51232
+ Tổng công ty
17000
17000
19615
18738
15095
+ Tân Mai
10925
6173
11713
+ NL Giấy MN
3872
5323
6878
6688
12408
+ Cty NL Giấy Thanh Hoá
11591
+Viện NC nguyên liệu
425
Nguồn: Phòng lâm sinh - Tổng công ty Giấy Việt Nam
5. Một số mô hình tổ chức quản lý trồng rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
a. Mô hình liên doanh trồng rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Trong các lâm trường trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì lâm trường Hàm Yên của công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú là lâm trường tổ chức hoạt động theo mô hình liên doanh. lâm trường thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.
+ Khai thác nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy.
+ Dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu giấy cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
Tổng diện tích rừng và đất rừng lâm trường quản lý là 5012 ha. Tổng số cán bộ công nhân viên của lâm trường có 260 người.
Bộ máy tổ chức bao bao gồm 3 phòng chức năng nghiệp vụ: Tổ chức hành chính, kế hoạch, kế toán và 8 đội sản xuất tổng hợp.
Trong những năm gần đây, để thực hiện nhiệm vụ của mình lâm trường đã thực hiện khá thành công các hình thức liên doanh với các hộ gia đình công nhân viên chức thuộc lâm trường và các hộ gia đình nông dân đang sinh sống trên địa bàn để trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu trồng rừng phù hợp với nhu cầu của công nghiệp chế biến giấy như sau:
+ Lâm trường đầu tư toàn bộ vốn cho công tác chuẩn bị trồng rừng, trồng rừng và chăm sóc bảo vệ 3 năm đầu ( giai đoạn rừng bắt đầu khép tán ). Hộ chủ rừng làm nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ từ năm thứ 4 trở đi đến hết chu kỳ rừng đưa vào khai thác (đối với Keo, Bồ Đề là 10 năm, Mỡ là 12 năm). Trong 3 năm đầu, lâm trường thực hiện ứng vốn cho các hộ gia đình liên doanh trên cơ sở nghiệm thu từng công đoạn trồng, chăm sóc rừng. Từ năm thứ 4 trở đi, lâm trường kiểm tra đánh giá chất lượng rừng theo từng năm với chủ hộ gia đình thống nhất các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng vấn đề nảy sinh trong quá trình chăm sóc bảo vệ rừng. Các sản phẩm được phân bố như sau:
Lâm trường được hưởng 70% sản lượng.
Hộ gia đình được hưởng 30% sản lượng.
Phần sản lượng vượt quy định và các sản phẩm nông lâm kết hợp hộ gia đình được hưởng toàn bộ.
+ Lâm trường đầu tư 50% vốn cho giai đoạn trồng rừng, chăm sóc bảo vệ 3 năm đầu. Hộ gia đình chủ rừng tiếp tục chăm sóc bảo vệ từ năm thứ 4 trở đi đến hết chu kỳ. Sản phẩm thu hoạch theo sản lượng quy định từng loài cây được phân phối như sau:
Lâm trường được hưởng: 36% đối với cây Keo, 37,5% đối với cây Bồ Đề số còn lại là gia đình được hưởng toàn bộ.
+ Lâm trường đầu tư phần kinh phí, thiết kế trồng rừng, hạt giống, cây con. Hộ gia đình chủ rừng đầu tư trồng, chăm sóc bảo vệ từ đầu đến hết chu kỳ.
Trong toàn bộ các sản phẩm trồng rừng liên doanh đối với mọi hình thức lâm trường đều có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm và cung ứng cho nhà máy Giấy.
b. Mô hình gia đình cá nhân vay vốn đầu tư trồng rừng nguyên liệu Giấy với quy mô lớn.
Tham gia trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ngoài những hộ gia đình thực hiện liên doanh liên kết nhận khoán trồng rừng với các lâm trường quốc doanh còn có nhiều hộ gia đình đứng ra độc lập vay vốn thuê lao động tự tổ chức trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Những hộ gia đình này được Tổng công ty hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, giống cây trồng để tổ chức trồng rừng sau đó bán lại cho Tổng công ty. Hộ gia đình sẽ thu mọi thành quả đạt được từ hoạt động của mình. Mô hình này đạt được hiệu quả rất cao tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều bất cập khi Tổng công ty cử các chuyên gia hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống cây trồng các hộ gia đình cam kết sẽ bán nguyên liệu rừng cho Tổng công ty với một mức giá ưu đãi hơn nhưng khi bước vào thu hoạch thì các hộ gia đình này lại bán cho các đơn vị bên ngoài với mức giá thu mua cao hơn dẫn đến Tổng công ty không thu được gì, nguyên liệu không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất Giấy.
c. Mô hình tổ chức sản xuất trồng rừng nguyên liệu tại lâm trường Thanh Hoà, Phú Thọ.
Lâm trường Thanh Hoà là lâm trường trực thuộc sự quản lý của công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú nhiệm cụ của lâm trường là: trực tiếp tổ chức trồng rừng cung cấp nguyên liệu Giấy cho Tổng công ty trên diện tích đất được giao và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Hoà tham gia trồng rừng nguyên liệu. Để thực hiện nhiệm vụ được giao trong những năm gần đây lâm trường đã tổ chức trồng rừng nguyên liệu theo các hình thức sau:
+ Lâm trường đầu tư cho các hộ gia đình trồng rừng trên đất của lâm trường và đất quy hoạch trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn huyện theo quy hoạch và thiết kế của lâm trường. Hình thức đầu tư cho vay vốn với lãi xuất 1%/tháng. Sản phẩm rừng khai thác cuối chu kỳ lâm trường chịu trách nhiệm bao tiêu theo giá thoả thuận. Khi thanh toán lâm trường thu hồi lại toàn bộ vốn đầu tư cho vay cả gốc lẫn lãi.
+ Lâm trường đầu tư vốn cho các hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu theo đúng thiết kế và quy hoạch chung của lâm trường theo từng công đoạn sản xuất. cuối chu kỳ thu hồi vốn bằng sản phẩm rừng khai thác. Số sản phẩm còn lại lâm trường bao tiêu cho hộ gia đình theo giá thoả thuận.
+ Khoán đất trồng rừng nguyên liệu, lâm trường bao tiêu sản phẩm. Lâm trường cho các hộ gia đình mượn đất để trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch, kế hoạch và cơ cấu trồng rừng của lâm trường. Thời gian mượn đất từ một đến hai chu kỳ sản xuất kinh doanh rừng. Các hộ gia đình tự bỏ vốn vào để trồng rừng, chăm sóc bảo vệ đến hết chu kỳ. Lâm trường làm dịch vụ thiết kế trồng rừng, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp hạt giống cây con, phân bón. Sản phẩm rừng khi khai thác lâm trường chịu trách nhiệm bao tiêu theo giá thoả thuận.
+ Khoán bảo vệ trả lương hàng tháng. Đối với một số diện tích rừng còn lại của lâm trường kém chất lượng, nằm ở vị trí xa xôi khó khăn trong công tác bảo vệ, lâm trường thực hiện quản lý theo hình thức khoán bảo vệ cho công nhân tổ chức nghiệm thu theo định kỳ và trả lương hàng tháng theo định mức và hợp đồng giao khoán.
Với các hình thức tổ chức sản xuất nêu trên lâm trường trong thời gian vừa qua không những đã thực hiện tốt nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu trên đất đã giao của mình đồng thời còn làm chức năng nòng cốt hỗ trợ giúp đỡ các hộ nông dân trên địa bàn tham gia trồng rừng nguyên liệu, trực tiếp tạo công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho các hộ gia đình đó.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thành công
Trong quá trình quản lý, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thu được một số thành công nhất định:
Việc định hướng phát triển nguyên liệu vùng trung du và miền núi phía Bắc lên 135000 ha là phù hợp. Đây chủ yếu là vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Giấy Trung Tâm Bắc Bộ. Các lâm trường trồng rừng và các thành phần khác trên địa bàn đã thừa nhận trồng rừng nguyên liệu Giấy như là một nghề có hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần cải thiện môi trường theo hướng tích cực. Đây là vùng có lợi thế nhất so với cả nước về phát triển nguyên liệu do điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng.
Việc định hướng phát triển vùng nguyên li
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32154.doc