Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại nhà máy bia Đông Nam Á

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 3

1.1 Tổng quan về tài sản và TSLĐ của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm TSLĐ 3

1.1.2 Phân loại TSLĐ 4

1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ 7

1.1.4 Vai trò của TSLĐ 12

1.2. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 12

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ 12

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 13

1.2.3 Một số phương pháp quản lý TSLĐ 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 27

1.3.1 Nhân tố khách quan 27

1.3.2 Nhân tố chủ quan 28

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 29

1.4.1 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ 29

1.4.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 32

1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ 34

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 34

2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 38

2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 44

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53

2.2.1 Cơ cấu TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy bia Đông Nam Á 63

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy 73

2.3.1 Kết quả đạt được và thành tựu 73

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 74

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 79

3.1 Định hướng kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới 79

3.2 Một số giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 81

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý TSLĐ 81

3.2.2 Sử dụng mô hình hiện đại để kiểm tra, giám sát 84

3.2.3 Nâng cao trình độ quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên 86

3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 86

3.2.5 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm 86

3.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan 87

3.3.1 Kiến nghị đến Nhà nước 87

3.3.2 Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan 87

Kết luận 89

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại nhà máy bia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu dùng). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.4.1.2 Vòng quay của tiền Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền tiền, để xem một đồng tiền và tương đương tiền tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tiền= Doanh thu/ (Tiền + Chứng khoán thanh khoản cao) Tỷ số này càng lớn, chứng tỏ trong 1 năm TSLĐ quay được nhiều vòng và TSLĐ được sử dụng một cách hiệu quả. 1.4.1.3 Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nếu vòng quay càng lớn, điều đó có nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu là lớn, tức là doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng tỷ số giữa doanh thu và các khoản phải thu bình quân. Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân 1.4.1.4 Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền của doanh nghiệp trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Kỳ thu tiền bình quân= Các khoản phải thu* 360/Doanh thu 1.4.1.5 Vòng quay hàng tồn kho (dự trữ) Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho, chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay tồn kho (dự trữ) được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị tồn kho (dự trữ) bình quân– nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu/ Giá trị hàng tồn kho Chỉ tiêu này cũng có thể được tính theo công thức: Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho 1.4.2 Chỉ tiêu khả năng thanh toán 1.4.2.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện hành) Hệ số thanh toán ngắn hạn= TSLĐ/ Nợ ngắn hạn Hệ số này chính là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng TSLĐ. Hay hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán dưới một năm của các mục TSLĐ của doanh nghiệp. 1.4.2.2 Hệ số thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu hay được tính bằng TSLĐ trừ đi dự trữ. Khả năng thanh toán nhanh= (TSLĐ - Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền (tiền, tương đương tiền và các khoản phải thu) đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ 1.4.3.1 Khả năng sinh lời của TSLĐ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSLĐ, cho biết một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ TSLĐ sử dụng một cách có hiệu quả. Khả năng sinh lời của TSLĐ= Lợi nhuận sau thuế/ TSLĐ bình quân trong kỳ 1.4.3.2 Mức đảm nhiệm TSLĐ Mức đảm nhiệm TSLĐ= TSLĐ bình quân trong kỳ/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng TSLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, vì điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ tăng lên. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Quá trình hình thành của nhà máy bia Đông Nam Á Tên chính thức: Nhà máy Bia Đông Nam Á Tên giao dịch đối ngoại: South East Asia Brewery Ltd. Địa chỉ: 167B đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội Tóm tắt lịch sử hình thành: Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á ra đời tháng 10 năm 1993 là liên doanh giữa Công Ty bia Việt Hà, Công ty Carlsberg Quốc tế và Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD. Nhà máy Bia Đông Nam Á là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hình thành trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa hai đối tác: bên Việt Nam là Nhà máy Bia Việt Hà và bên nước ngoài là Carlsberg Breweries A/S (Đan Mạch). Nhà máy Bia Đông Nam Á được thành lập theo Giấy phép đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp và được điều chỉnh theo các giấy phép: Giấy phép đầu tư số 528/GP ngày 08/02/1993 Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC ngày 06/04/1994 Giấy phép điều chỉnh số 258/GPĐC1 ngày 07/04/1995 Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC2 ngày 11/10/1995 Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC3 ngày 31/03/2004 Vốn góp (Vốn pháp định) được duyệt theo Giấy phép: Nhà máy Bia Việt Hà (bên Việt Nam): 18.482.000 USD 40% Carlsberg Breweries A/S (bên Đan Mạch): 27.723.000 USD 60% Cộng: 46.205.000 USD 100% Lĩnh vực hoạt động chính của nhà máy bia Đông Nam Á là sản xuất, phân phối bia và nước giải khát. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy: Bia tươi đóng lon, đóng chai nhãn hiệu Halida và Carlsberg. Nhà máy bia Đông Nam Á chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 01/10/1993 và liên tục cho đến nay. 2.1.1.2 Quá trình phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á Liên doanh đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đầu tư với công suất 36 triệu lít/ năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, giai đoạn 2 của dự án được triển khai xây dựng với công suất 50 triệu lít/ năm. Với hệ thống đại lý của mình, hai sản phẩm Halida và Carlsberg đã có mặt tại cả những nhà hàng, khách sạn sang trọng và những hàng quán bình dân khắp mọi miền đất nước Tháng 11 năm 1998, nhà máy bia Đông Nam Á với việc tung ra thị trường các loại bia chai Halida 550ml với chất lượng cao và giá thích hợp đã hoàn thiện cơ cấu sản phẩm bia lon, bia tươi và các loại chai 330 ml, 500ml, 640 ml đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Cùng với sản phẩm bia lon, vào tháng 7 năm 2007, nhà máy bia Đông Nam Á cũng cho ra đời sản phẩm bia tươi mang thương hiệu Halida. Bia tươi của Halida sử dụng công nghệ Draught Master của Carlsberg. Đó là bia tươi Halida được ứng dụng công nghệ đột phá Draught Master của Tập đoàn Carlsberg, với giải pháp sử dụng bom bia bằng nhựa PET cao cấp. Bia tươi Halida có độ lạnh sâu hơn, bọt mịn hơn và chất lượng ổn định trong thời gian dài hơn. Bom bia và ống dẫn bia là loại dùng một lần, nên các điểm tiêu thụ không mất thời gian bảo dưỡng. Dùng xong, vỏ bom bia có thể bán cho các cơ sở tái chế nhựa. Bia tươi Halida trước mắt có ở Hà Nội và Hải Phòng. Hiện Hà Nội có hơn 10 điểm bán loại bia này, như các nhà hàng: Kinh Kỳ (31 Hàng Vôi), Xanh và Trắng (8 Nguyễn Phong Sắc), Larotine Café (324 Bà Triệu), Cơm Liên (31 Lê Văn Hưu), Gà Mạnh Hoạch (52 Hoà Mã), Thọ Xương Quán (158 Trấn Vũ), Hồng Xiêm Quán (8 Phan Đình Phùng)... 7.000 đồng/cốc 330ml là mức giá dễ chấp nhận đối với những người mê bia, đặc biệt hấp dẫn cho việc giải khát ở ngày nóng bức. Để quảng bá cho dòng bia tươi của mình, ngày thứ 7, 21/07/2007, ngày hội “Bia tươi Halida và công nghệ đột phá DraughtMaster” dành riêng cho các nhà đầu tư và người quản lý các điểm tiêu thụ bia, nhà hàng, quán ăn uống, khách sạn, bar… được tổ chức tại nhà A3, Trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội. Từ đầu năm 1995, Halida đã xuất khẩu sang Pháp và gặt hái được rất nhiều thành công. Với giá thành hợp lý cùng đặc điểm riêng và chất lượng cao, bia Halida đã được khách hàng Châu Âu đánh giá tốt và tiêu thụ mạnh. Với tiềm năng lớn này, trong tương lai Công ty Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á sẽ được đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu Halida sang các nước khác, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ. Dòng bia mang thương hiệu Carlsberg cũng rất đa dạng: loại 330 ml, 550 ml. Bia Carlsberg được sản xuất tại Việt Nam nhưng các hoạt động marketing, bán hàng đều thông qua công ty IBD và hoạt động quảng cáo thương hiệu có sự liên kết mật thiết với công ty mẹ Carlsberg Breweries A/S. Vào tháng 9 năm 2006, Carlsberg chính thức cho ra đời mẫu chai mới trên thị trường Việt Nam. Mẫu chai Carlsberg mới với logo dập nổi dọc thân, chai thon gọn trên nền xanh Carlsberg truyền thống, tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái khi cầm chai trên tay và sự tự tin khi thưởng thức. Sự kiện ra mắt mẫu chai mới tại Việt Nam nằm trong chuỗi sự kiện sẽ được triển khai tại nhiều nước và là bước chuẩn bị cho sự đổi mới của bia Carlsberg không chỉ là hình thức mà còn đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của một nhãn hiệu bia đã được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Việc tiếp tục xây dựng và khẳng định vị trí của sản phẩm Carlsberg- Halida qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như việc nâng cao sự phục vụ khách hàng đã và đang là mục tiêu lâu dài của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á. Ngoài việc nỗ lực hỗ trợ các hoạt động văn hóa thể thao trong nước, Carlsberg còn tham gia tài trợ cho các sự kiện thể thao văn hóa quốc tế như giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPT) trên truyền hình, Music Award của MTV, Asean Games và Euro 2000. Từ nhiều năm qua Carlsberg là nhà tài trợ cho đội bóng Liverpool- một đội bóng lớn giàu thành tích nhất nước Anh. Với thương hiệu Halida, liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á cũng góp mặt vào nhiều chương trình lớn, tài trợ cho các hoạt động tầm cỡ. Tại Việt Nam, Halida đã trở trành biểu tượng của đội bóng Sông Lam Nghệ An- đội bóng luôn ở tốp dẫn đầu trong Giải vô địch quốc gia mấy năm qua. Năm 2003, Halida là nhà tài trợ chính thức cho Seagames 22 diễn ra tại Việt Nam. Trải qua 15 năm phát triển với chất lượng vượt trội và các hoạt động quảng bá thương hiệu rầm rộ, nhà máy bia Đông Nam Á đã tạo dựng được tên tuổi 2 sản phẩm của mình một cách thành công không những ở thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, những sản phẩm mang thương hiệu Halida và Carlsberg của nhà máy sẽ tiến xa hơn nữa. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Nhà máy bia Đông Nam Á có đội ngũ 350 cán bộ công nhân viên trong đó 125 người có trình độ đại học đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng phối hợp với ba chuyên gia nước ngoài về Tài chính, Kỹ thuật và Marketing thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trương, chiến lược phát triển của công ty. Ngay từ ngày đầu thành lập Liên doanh, Ban giám đốc đã hết sức coi trọng vấn đề đào tạo và coi đó là chìa khóa của sự thành công. Các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn được tổ chức hàng năm cả trong và ngoài nước luôn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ mới. Giờ đây, cán bộ công nhân viên Việt Nam trong Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ sản xuất bia tiên tiến. Toàn bộ nhân sự của nhà máy được sắp xếp vào ba phòng ban, và nằm trong một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả. 2.1.2.1 Lãnh đạo, quản lý Hội đồng quản trị gồm có 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và một số thành viên. Ban giám đốc điều hành của Nhà máy gồm: 1 Tổng giám đốc, 1 Phó tổng giám đốc, 1 Giám đốc kỹ thuật, 1 Giám đốc Tài chính và 1 Giám đốc hành chính nhân sự. Các chức vụ lãnh đạo chủ chốt bao gồm Chủ tịch, và Phó chủ tịch của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thuộc Ban giám đốc điều hành theo chế độ nhiệm kỳ trên nguyên tắc vừa luân phiên vừa đan chéo từng cặp. Trong mỗi nhiệm kỳ, hai bên đối tác Nhà máy bia Việt Hà và Carlsberg Brewery, nếu bên này này có người giữ chức vụ Chủ tịch trong Hội đồng quản trị thì có người khác giữ chứ vụ Phó tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành còn ngược lại bên kia có người giữ chức vụ Tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành và có người khác giữ chức vụ Phó chủ tịch trong Hội đồng quản trị. 2.1.2.2 Các bộ phận, phòng ban Nhà máy được tổ chức gồm có 3 bộ phận: Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận tài chính Bộ phận kỹ thuật sản xuất và mua hàng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy có thể được khái quát như sau: Hội đồng quản trị (Board of Management) Tổng giám đốc (General Director) Phó Tổng giám đốc (Deputy General Director) Hành chính nhân sự (Personnel & Administration Department) Tài chính (Finance Department) Kỹ thuật- Sản xuất (Technical & Production Department) Công ty mẹ: Carlsberg AS Nhà máy bia Việt Hà Công ty liên quan: Carlsberg Asia Pte.Ltd IBD Công ty bia Huế Công ty liên kết: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Việt Hà 2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự + Phòng Hành chính –Tổng hợp là đơn vị tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch của nhà máy. Theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược, kế hoạch của các đơn vị. Thực hiện nhiệm vụ thống kê và tổng hợp; quản lý chất lượng; truyền thông và văn thư, lưu trữ. + Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. + Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. + Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty. + Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. + Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc . + Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. + Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám Đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt. + Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty. + Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chính-Nhân sự. + Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám Đốc và Người lao động trong Công ty. 2.1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính Phòng Tài chính có chức năng quản lý nguồn vốn của công ty; quản lý và cân đối nguồn hàng, quản lý hệ thống lương toàn công ty, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán. + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. + Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các bộ phận thực hiện kế hoạch tài chính được giao. + Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán của công ty. + Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. + Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước. + Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của công ty (tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra). + Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước...), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên. + Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo công ty với các bộ phận. 2.1.2.3.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật- sản xuất Phòng kỹ thuật- sản xuất có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về công nghệ, dây chuyền sản xuất bia, nước giải khát và trực tiếp tiến hành sản xuất bia, nước giải khát. Nhiệm vụ của phòng bao gồm: + Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành bia, nước giải khát. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu triển khai thử nghiệm về lĩnh vực sản xuất, chế biến bia và nước giải khát. + Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án, đề tài về Khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn công ty. + Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các loại bia và nước giải khát; Xây dựng các quy trình sản xuất, chế biến bia và nước giải khát, và các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị và người lao động; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng quy định, quy trình đề ra. + Nghiên cứu tạo mẫu dáng thương hiệu, bao bì, nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; Làm các thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, kiểu dáng bao bì với các cơ quan hữu trách của Nhà nước. + Quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất của công ty. + Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thiết kế kỹ thuật, công nghệ các công trình về sản xuất, chế biến bia và nước giải khát. + Thông tin các tiến bộ Khoa học Kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất, chế biến bia và nước giải khát. + Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nâng bậc cho các kỹ sư cũng như các công nhân trong nhà máy. + Tiến hành sản xuất bia, nước giải khát theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng yêu cầu. 2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 2.1.3.1 Quy trình công nghệ sản phẩm chính Quy trình công nghệ sản phẩm bao gồm các khâu chính như: + Giai đoạn nấu + Giai đoạn lên men: + Giai đoạn đóng gói: 2.1.3.2 Trình độ trang thiết bị, công nghệ Nhà máy bia Đông Nam Á được trang bị máy móc công nghệ hiện đại nhất và bán tự động. Các thiết bị đều được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Việc đầu tư đưa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo các sản phẩm bia của Liên doanh được thực hiện trong một chu trình công nghệ sản phẩm khép kín hiện đại, tiên tiến và chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. 2.1.3.3 Yếu tố đầu vào Nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu phụ trợ đều được nhập khẩu từ nước ngoài với định mức tiêu chuẩn đã qua đăng ký kiểm định của Nhà nước Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn của công ty mẹ là Carlsberg Đan Mạch. Việc chỉ sử dụng các nguyên liệu và men đặc chủng được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của Carlsberg Đan Mạch nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, hương vị đặc biệt, được bán rộng rãi trên 150 quốc gia và được toàn thế giới công nhận trong suốt 150 năm qua. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất bia tiên tiến của Carlsberg với công nghệ độc đáo của Halida đã tạo ra các sản phẩm rất được ưa chuộng vì hợp khẩu vị và thức ăn Việt Nam. 2.1.3.4 Thị trường và yếu tố đầu ra Với sản phẩm chính là: bia tươi, bia đóng lon, đóng chai mang nhãn hiệu Halida và Carlsberg thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam Á rất rộng rãi gồm cả trong nước và xuất khẩu. Khách hàng chủ yếu của công ty là công ty IBD- đây là khách hàng truyền thống và cũng là khách hàng tiềm năng của công ty. Trong xu hướng khủng hoảng kinh tế, kết hợp với việc ra đời của nhiều nhãn hiệu bia mới, áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Để giữ vững thị phần, Công ty đã phải có nhiều chính sách phù hợp trong việc xúc tiến thương mại, khuyến mại và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm làm đa dạng hóa phương thức bán hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận theo kế hoạch đặt ra. 2.1.3.5 Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây Tổng quan về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2006- 2008 Hoạt động được 16 năm, nhà máy bia Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Trong khuôn khổ cho phép, xin được đi sâu nghiên cứu 3 năm hoạt động gần đây nhất của doanh nghiệp. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 2006- 2008 Đơn vị: triệu VNĐ STT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so 2006 (%) 2008 so 2007 (%) 1 Tổng DT 451.735 512.766 530.870 13,51 3,53 2 Trừ chiết khấu bán và thuế TTĐB 139.202 159.305 173.758 14,44 9,07 3 DT thuần 312.533 353.461 357.112 13,10 1,03 4 Giá vốn hàng bán 203.702 261.870 300.666 28,56 14,81 5 Lợi nhuận gộp 108.831 91.591 56.446 -15,84 -38,37 6 DT từ hoạt động tài chính 9.997 8.414 6.627 -15,83 -21,24 7 CP từ hoạt động tài chính 778 834 1.244 7,20 49,16 8 CP bán hàng 21.487 16.045 13.296 -25,33 -17,13 9 CP quản lý doanh nghiệp 20.036 21.499 20.381 7,30 -5,20 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 76.527 61.627 28.152 -19,47 -54,32 11 Thu nhập khác 15.053 2.049 7.763 -86,39 278,87 12 CP khác 2.904 720 1.409 -75,21 95,69 13 LNTT 88.676 62.956 34.506 -29,00 -45,19 14 Thuế TNDN 14.188 10.073 8.627 -29,00 -14,36 15 LNST 74.488 52.883 25.880 -29,00 -51,06 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006- 2008 của nhà máy bia Đông Nam Á) Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là tốt, nhưng đang có xu hướng kém dần. Do sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là bia nên chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Doanh thu càng tăng thì thuế tiêu thụ phải nộp cũng tăng theo. Tổng doanh thu các năm tăng theo chiều hướng khả quan. Năm 2007 tổng doanh thu tăng 13,5% so năm 2006. Nhưng năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra và lan rộng trên phạm vi toàn cầu đã trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bằng chứng là doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với các năm trước, và năm 2008 doanh thu chỉ tăng 3,5% so năm 2007. Nhìn vào đồ thị biểu diễn Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận sau thuế, ta thấy Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán tăng trưởng đều các năm, đặc biệt là Giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh nhất. Tuy nhiên, Lợi nhuận gộp và Lợi nhuận sau thuế lại theo chiều giảm dần, khoảng cách giữa Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế đang ngày càng lớn dần. Điều đó cho thấy chi phí đầu vào tăng nhanh gây ra sự giảm sút trong lợi nhuận. Biểu hiện chính là ở giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, trong khi giá sản phẩm đầu ra là các loại bia lon, bia chai mang nhãn hiệu Halida và Carlsberg thì lại không đổi. Ngay trong năm 2008, giá vốn hàng bán đã tăng lên 14,81% so với năm 2007 trong khi doanh thu thuần tăng 13,1%. Chính vì giá nguồn nguyên vật liệu tăng đột biến nên lợi nhuận gộp cũng giảm lớn: năm 2008 giảm hơn 38,37% so với năm 2007, và năm 2007 giá vốn hàng bán tăng 28,56% so với năm 2006. Về các hoạt động tài chính: Năm 2006 doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào suy giảm, diễn biến lãi suất trên thị trường cũng thay đổi, nên doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 15,83% so với năm 2006. Đặc biệt, năm 2008, lãi suất, ngân hàng và thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng trầm trọng, doanh thu từ cả hai thị trường này giảm mạnh, chỉ còn bằng 78,8% so với năm 2007. Trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính giảm qua các năm thì chi phí cho hoạt động này lại tăng dần. Năm 2008 chi phí cho hoạt động tài chính tăng gần 50% so với năm 2007. Điều này lý giải vì sao lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, khiến cho lợi nhuận sau thuế các năm gần đây cũng giảm đi rõ rệt. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: nhìn chung hoạt động bán hàng và quản lý của nhà máy bia Đông Nam Á không có nhiều biến động, cũng không có phát sinh chi phí đột biến trong các năm. Năm 2007 chi phí bán hàng giảm 25,37% so với năm 2006, năm 2008 chi phí bán hàng giảm 17,13% so năm 2007. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Trong khi lợi nhuận gộp giảm, chi phí bán hàng và quản lý cũng có sự giảm theo, tuy nhiên chưa tương xứng. Vì thế nhà máy bia Đông Nam Á cần có kế hoạch giảm thiếu chi phí ở mức có thể nhất nhằm nâng cao lợi nhuận sau thuế mà vẫn đảm bảo hoạt động của nhà máy một cách tốt nhất. Thu nhập khác: thu nhập khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số các khoản thu nhập của nhà máy. Nhưng nhìn vào các số liệu thì ta thấy 2 năm gần đây thu nhập khác cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt là năm 2007, thu nhập khác giảm 86,39% so với năm 2006. Năm 2008 nguồn thu nhập khác có tăng so với năm 2007 nhưng vẫn là một con số rất khiêm tốn: 7.763 triệu VNĐ trong khi thời điểm năm 2006 con số đó lên tới 15.053 triệu VNĐ. Tương tự tình trạng thu nhập khác, chi phí khác cũng giảm tương ứng làm cho kết quả kinh doanh khác giảm trong 2 năm gần đây. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 giảm 29% so với năm 2006 do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm, chi phí từ hoạt động tài chính lại tăng và các khoản thu nhập khác cũng giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế chỉ còn 49% so với năm 2007. Đây là sự suy giảm to lớn nhưng đó là tình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3239.doc.doc
Tài liệu liên quan