Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu vốn lưu động và sự cần thiết của việc xác định hợp lý vốn lưu động thường xuyên, cần thiết
1.1.3.2. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
1.3. Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí
2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Mecaninex
2.1.4. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty Mecanimex một số năm gần đây
2.2. Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1.1. Những thuận lợi
2.2.1.2. Những khó khăn
2.2.2. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của ct Mecanimex
2.2.3. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
2.2.3.1. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí.
3.1. Một số mục tiêu cơ bản hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Mecanimex
3.2. Những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
3.2.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động
3.2.2. Có kế hoạch tổ chức huy động và điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý
3.2.3. Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luận về thanh toán, hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng
3.2.4. Chú trọng tìm kiếm thị trường mới và phối hợp các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
3.2.5. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính
3.2.6. Quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
Kết luận.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cả ở trong và ngoài nước mua hàng hoá của công ty làm cho khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên, từ đó tăng doanh thu.
* Về thị trường tiêu thụ: Từ khi thành lập công ty đã không ngừng phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tin cậy đối với nhiều đối tác sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Khi mới thành lập thì công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí luyện kim. Những năm đầu khi công ty được tự chủ hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình thì thị trường xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu chỉ có LB Nga và các nước Đông Âu. Nhưng cho đến nay nhờ sự nỗ lực không ngừng công ty đã mở rộng thị trường ra nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Canađa, Đức, Pháp... cụ thể:
- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thị trường trong nước của công ty là 77,4% cả nước, gồm nhiều tỉnh như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lâm Đồng...
Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) chiếm 22,6% các quốc gia.
- Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp thì sản phẩm của nó được tiêu thụ ở tất cả các tỉnh thành trong nước.
Chất lượng hàng hoá thì tốt hơn; số lượng hàng hoá thì đa dạng, phong phú thị trường tiêu thụ được mở rộng là những yếu tố giúp cho công ty trong các năm vừa qua có thể tăng được lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu của công ty. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nên nó cần được khuyến khích phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm để từ đó đáp ứng được nhu cầu khách hàng tạo tiền đề cho việc tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ.
Trong năm 2007, bên cạnh việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện tăng lợi nhuận của công ty, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 438.959 ngđ, tỷ suất LN VCSH tăng từ 3,13 lên 3,26 chứng tỏ một đồng vốn chủ bỏ ra ở năm 2007 thu được nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm 2006. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên.
Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên là 280.597.918ngđ, với tỷ lệ tương ứng là 64,34%; ngược lại với doanh thu lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 1.026.785 ngđ tương ứng với tỷ lệ là 83,81%. Điều này tưởng chừng như là vô lý nhưng đây là một thực tế mà công ty đang lâm phải. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 công ty đi vay nợ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khoản lãi vay phải trả tăng lện và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2007 công ty chỉ vay 10.857.624 ngđ nhưng đến năm 2008 thì con số này là 68.885.150ngđ. Tương ứng với sự tăng vọt về vốn vay này là sự tăng lên của chi phí lãi vay từ 1.031.818 ngđ vào năm 2007 lên đến 5.313.776ngđ vào năm 2008. Với mức chi phí lãi vay quá lớn như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách nhanh chóng. Điều này cho thấy tình hình vốn của công ty đang thiếu trầm trọng và cơ cấu của công ty như năm 2008 là chưa hợp lý. Các khoản vay quá lớn cũng chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty không được tốt, khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng cao.
Các tỷ suất LNVKD và LNVCSH đều giảm lại càng chứng tỏ rằng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả. Cụ thể năm 2007 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0.48 đồng lợi nhuận, 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được 3.26 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 các con số này lần lượt chỉ là -0.58 đồng và 0.47 đồng.
Qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex một số năm vừa qua cho thấy công ty phát triển không ổn định, năm 2007 công ty làm ăn rất tốt, có hiệu quả thì đến năm 2008 tình hình lại thay đổi hoàn toàn. Công ty lâm vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh trầm trọng vì vậy phải đi vay quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc đi vay làm tăng các khoản nợ của công ty dẫn đến khả năng thanh toán của công ty giảm xuống, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn và đặc biệt là rủi ro tài chính tăng lên. Vấn đề đặt ra là phải xem xét lại việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty nhằm xác định một cơ cấu vốn hợp lý, biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, ổn định; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
2.2. Thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.1. Những thuận lợi.
- Trước hết phải nói đến đó là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ và phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Hoạt động theo cơ chế phân cấp bao gồm cấp quản lý và cấp thực hiện. Với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt mọi hoạt động và các quyết định kinh doanh của công ty đều được phối hợp một cách nhịp nhàng, nhanh gọn. Giúp công ty tận dụng được lợi thế về thời gian, chớp lấy thời cơ và đưa ra kịp thời những quyết định sáng suốt của mình. Hơn nữa, với cơ cấu tổ chức này việc thay đổi, cải tiến hay áp dụng khoa học quản lý vào nó là không mấy khó khăn. Chính vì thế, công ty có nhiều thuận lợi để xây dựng cho mình một mô hình quản lý ngày càng gọn nhẹ, hiện đại và hiệu quả hơn. Như vậy, sẽ tiết kiệm được một khoản chi khá lớn cho bộ máy. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên và rồi hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ngày càng tăng hơn.
- Trong suốt quá trình hoạt động Mecanimex đã tạo được một mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng của nhà nước: cơ quan thuế, Tổng công ty... nhờ đó mà công ty có thể dễ dàng có được các loại giấy phép XNK cũng như có thể giải quyết mọi công việc với cơ quan chức năng một cách nhanh gọn. Việc này sẽ giúp cho công ty tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh.
- Trong hoạt động huy động vốn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh công ty đã trở thành khách hàng rất quen thuộc của các ngân hàng như: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhờ vậy công ty có thể vay vốn ngắn hạn thuận tiện hơn về cả thủ tục lẫn lãi suất. Điều này sẽ giúp cho công ty thực hiện được việc giảm chi phí, chớp lấy cơ hội kinh doanh.
- Về khách hàng: Những khách hàng nước ngoài cũng như các khách hàng trong nước đều là những bạn hàng lâu năm của công ty. Giữa họ và công ty luôn có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp cho nên thị trường hàng hoá XNK có phần tương đối ổn định, tạo điều kiện tốt cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, trong hoạt động kinh doanh của mình Mecanimex cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh. Ban đầu khi mới thành lập toàn bộ vốn mà công ty có được khoảng 8,5 tỷ đồng, được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước cấp (chủ yếu là vốn lưu động). Cho đến nay số vốn đó đã được phát triển lên thành 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so với nhu cầu vốn mà hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty đang đòi hỏi thì con số trên thực sự bé nhỏ bởi công ty chỉ cần nhập 10 lô hàng thì số vốn của công ty sẽ trở về bằng không, đấy là còn chưa kể các khoản chi phí cần thiết khác để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Chính vì thế công ty phải đi vay vốn ngân hàng với một lượng khá lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Con số trung bình mà công ty phải đi vay là 20 – 30 tỷ đồng và tương ứng với điều này là khoản lãi vay hàng năm cũng lên tới hơn 1 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rất lớn nó có thể làm cho lợi nhuận giảm xuống con số âm và như vậy vốn kinh doanh của công ty không được bảo toàn.
- Sự cạnh tranh gay gắt về cả số lượng và nội dung. Các công ty XNK xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi thành phần kinh tế, tất cả cùng lao vào vòng xoáy cạnh tranh, họ thi nhau giảm thấp phí hoa hồng (của hoạt động uỷ thác) để thu hút ngày càng nhiều khách hàng về mình, để chiếm lĩnh được thị trường, giành lợi thế trong cạnh tranh.
- Công ty mới chỉ chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên từ năm 2005 vì vậy kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường chưa có nhiều. Trước đây khi mà chưa chuyển đổi trong hoạt động kinh doanh của mình công ty được nhà nước ưu đãi rất nhiều như khi ký quỹ để mở L/C công ty chỉ phải ký quỹ 10% của lô hàng, số thuế phải nộp nhà nước cũng có thể chậm trả. Khi chuyển đổi thành công ty TNHH thì những ưu đãi này không còn, công ty phải hoạt động trong môi trường như các doanh nghiệp khác, vì vậy công ty cần lượng vốn lớn hơncho hoạt động kinh doanh của mình đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn.
2.2.2. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của công ty Mecanimex.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Mecanimex
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm 2007
Cuối năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
TỔNG TÀI SẢN
148.106.559
100%
220.304.369
100%
72.197.810
0,00%
A. Tài sản ngắn hạn
134.961.606
91,12%
188.077.515
85,37%
53.115.909
-5,75%
B. Tài sản dài hạn
13.144.953
8,88%
32.226.854
14,63%
19.081.901
5,75%
TỔNG NGUỒN VỐN
148.106.559
100%
220.304.369
100%
72.197.810
0,00%
A. Nợ phải trả
86.560.965
58,45%
166.630.977
75,64%
80.070.012
17,19%
I. Nợ ngắn hạn
82.540.092
95,35%
158.011.139
94,83%
75.471.047
-0,53%
II. Nợ dài hạn
4.020.873
4,65%
8.619.838
5,17%
4.598.965
0,53%
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
61.545.594
41,55%
53.673.392
24,36%
-7.872.202
17,19%
Nguồn : Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty 3 năm 2006 2007 2008
Để có cái nhìn tổng quát về nguồn vốn kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua ta đi xem bảng số liệu trên đây:
Tính đến 31/12/2008, tổng giá trị tài sản của công ty đã tăng trên 72 tỷ so với cùng kỳ năm trước chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Tuy nhiên về cơ cấu vốn kinh doanh thì đã có sự thay đổi, mặc dù cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản dài hạn nhanh hơn làm cho tỷ trong của tài sản ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2008 giảm xuống so với 31/12/2007 là 5,75% đồng thời tài sản dài hạn cũng tăng lên với tỷ trọng đó. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua công ty đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình để thay thế cho tài sản vừa thanh lý của công ty trong năm qua.
Về nguồn vốn kinh doanh: Để tài trợ cho vốn kinh doanh trong năm 2008 nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên tương ứng với tổng tài sản 31/12/2007 công ty có vốn chủ chiếm hơn 41% thì đến 31/12/2008 con số này chỉ còn là 24,36% điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là thấp. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn và phải trả người bán. Vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Khi công ty vay quá nhiều thông thường phải chịu lãi suất cao điều này làm cho chi phí tiền vay tăng lên đáng kể, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm đi. Hiệu quả sử dụng vốn phải trả người bán lớn chứng tỏ công ty đã tận dụng tốt lợi thế của người mua huy động các khoản chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các khoản này chỉ được chiếm dụng trong thời gian ngắn, hơn nữa khi mua chịu công ty phải chịu sự kiểm soát nhà cung cấp nên luôn bị động và phải trả nợ đúng hạn. Công ty cần cân nhắc kỹ khi sử dụng nguồn vốn này. Hơn nữa hệ số nợ của công ty trong năm 2008 tăng lên nhưng tỷ suất LNVCSH lại giảm xuống chứng tỏ vốn vay của công ty quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong thời gian tới công ty cần đưa ra cơ cấu vốn hợp lý để có thể xác định được mức vay nợ hợp lý từ đó khuếch đại tỷ suất LNVCSH đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động vốn. Với căn cứ này thì vốn lưu động của công ty được hình thành từ 2 nguồn là: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn
Tại 31/12/2007: nguồn VLĐ tạm thời = 82.540.092ngđ
Tại 31/12/2008: Nguồn VLĐ tạm thời = 158.011.139ngđ
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Tại 31/12/2007:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 134.961.606 – 82.540.092 = 52.421.514ngđ
Tại 31/12/2008:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 188.077.515 – 158.011.139 = 30.066.376ngđ
Như vậy trong năm vừa qua VLĐ của công ty được tài trợ từ nguồn VLĐ tạm thời là chủ yếu và phần còn lại được tài trợ bằng nguồn VLĐ thường xuyên, chứng tỏ công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.
2.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex.
Vốn lưu động, một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, là yếu tố cơ bản, là tiền đề không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với Mecanimex đặc trưng hoạt động của nó luôn cần đến một lượng khá lớn đối với VLĐ. Thực tế cho thấy, nếu so sánh về tỷ trọng thì vốn lưu động của công ty luôn chiếm ưu thế trong tổng vốn kinh doanh. Chính vì vậy, nếu công ty tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty.
2.2.3.1. Những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty.
Xác định đúng đắn VLĐ thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng. Thực tế ở công ty Mecanimex hiện nay việc xác định nhu cầu VLĐ được thực hiện như sau:
Dựa vào tình hình hoạt động của công ty trong năm vừa qua, công ty sẽ xác định các chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vòng quay VLĐ công ty sẽ xác định được nhu cầu VLĐ của công ty. Nhu cầu vốn lưu động này sau khi trừ đi số vốn mà công ty tự có thì sẽ ra số vốn mà công ty phải huy động từ bên ngoài.
2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty.
Là doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực thương mại và sản xuất trong đó lĩnh vực thương mại là chính nên VLĐ đối với công ty Mecanimex có vai trò quan trọng, đặc biệt nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty. Kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Kết cấu vốn lưu động luôn luôn thay đổi, biến động liên tục qua các năm và giữa các thời kỳ trong năm. Ở mỗi một thời điểm khác nhau kết cấu VLĐ của công ty là khác nhau, nó phản ánh một cách đầy đủ tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty trong từng thời kỳ nhất định. Để đi vào phân tích kết cấu cụ thể VLĐ của công ty năm 2008, chúng ta cùng xem bảng số 3 sau đây.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm tăng thêm hơn 53 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 39,36%. Như vậy công ty đã tăng cường thêm vốn lưu động trong năm vừa qua, trong đó tăng chủ yếu là các khoản phải thu. Để đánh giá xem sự gia tăng này có hợp lý không ta đi đánh giá và xem xét các khoản chi tiếp và cụ thể.
Chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty 2 năm vừa qua là các khoản phải thu. Có thể nói trong năm công ty đã tăng lượng bán chịu cho khách hàng với mục đích tăng sản lượng tiêu thụ.
Cuối năm 2007 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng hơn 24% nhưng đến cuối năm 2008 lượng vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn chiếm hơn 5%. Điều này chứng tỏ công ty đã huy động tối đa lượng vốn bằng tiền vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.
Hàng tồn kho và tài sản lưu động khác của công ty đều tăng nhưng tỷ trong so với tài sản ngắn hạn thay đổi không nhiều.
Qua đây ta thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty tại 31/12/2008 thì bộ phận các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến là hàng tồn kho, rồi tài sản lưu động khác và cuối cùng là tiền. Đây là dấu hiệu không tốt đối với tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm vừa qua vì bị chiếm dụng nhiều.
Tuy nhiên để có kết luận một cách chính xác về cơ cấu cũng như tình hình sử dụng vốn lưu động ta cần phân tích cụ thể từng khoản vốn.
BẢNG SỐ 3: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2008.
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Số cuối kỳ
Số đầu năm
So sánh cuối năm với đầu năm
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Mức độ tăng giảm
Chênh lệch tỷ trọng
Số tuyệt đối
Số tương đối
I. Tiền
10.159.999
5,40
33.373.196
24,73
-23.213.197
-69,56
-19,33
1. Tiền mặt tại quỹ
40.769
0,40
141.823
0,42
-101.054
-71,25
-0,02
2. Tiền gửi ngân hàng
10.119.230
99,60
33.231.373
99,58
-23.112.143
-69,55
19,08
II. Các khoản phải thu
137.807.190
73,27
73.134.965
54,19
64.672.225
88,43
-19,14
1. Phải thu của khách hàng
41.834.317
30,36
36.197.257
49,49
5.637.060
15,57
6,59
2. Trả trước cho người bán
73.656.012
53,45
34.266.490
46,85
39.389.522
114,95
2,16
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
3.042.845
2,21
36.856
0,05
3.005.989
8156,00
7,31
4. Các khoản phải thu khác
19.427.201
14,10
4.963.729
6,79
14.463.472
291,38
3,07
5. Dự phòng phải thu khó đòi
-153.185
-0,11
-2.329367
-3,19
2.176.182
93,42
0,54
III. Hàng tồn kho
23.660.201
12,58
16.243.866
12,04
7.416.335
45,66
7,76
1. NVL tồn kho
2.400.016
10,14
2.908.308
17,90
-508.291
-17,48
-0,40
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho
2.119.397
8,96
1.519.546
9,35
599.851
39,48
-7,10
3. Chi phí SXKD dở dang
1.636.568
6,92
2.276.603
14,02
-640.036
-28,11
-13,94
4. Thành phẩm tồn kho
3.393.556
14,34
4.593.786
28,28
-1.200.230
-26,13
39,23
5. Hàng hoá tồn kho
14.101.011
59,60
4.933.328
30,37
9.167.683
185,83
-0,03
6. Hàng gửi đi bán
9.653
0,04
12.295
0,08
-2.642
-21,48
-0,30
IV. TSLĐ khác
16.450.125
8,75
12.209.579
9,05
4.240.546
34,73
0,49
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
81.097
0,49
81.097
1,21
2. Thuế GTGT được khấu trừ
4.371.706
26,58
3.096.440
25,36
1.275.266
41,18
-3,20
3. Thuế và các khoản phải nhà nước
114.156
0,69
475.601
3,90
-361.446
-76,00
1,49
4. Tài sản ngắn hạn khác
11.883.166
72,24
8.637.583
70,74
3.245.629
37,58
Tổng cộng
188.077.515
100
134.961.606
100
53.115.909
39,36
2.2.3.2.1. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết vì nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như vật tư, hàng hoá, máy móc...đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, nộp thuế... Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ tiền mặt phải hợp lý và linh hoạt.
Theo bảng số 3, tại thời điểm 31/12/2008 vốn bằng tiền của công ty là 10.159.999ngđ, chiếm tỷ trọng 5,4% giảm 23.213.197ngđ, với tỷ lệ giảm 69.56%. Xét thành phần các khoản tiền: tiền mặt tại quỹ giảm so với đầu năm là 101.054ngđ, với tỷ lệ giảm là 71,25%. Tiền gửi ngân hàng giảm 23.112.143ngđ so với đầu năm, tỷ lệ 69,55%. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn 99% vì vậy việc giảm vốn bằng tiền chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng giảm.
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì khả năng quay vòng vốn là rất nhanh vì vậy việc dự trữ lượng vốn bằng tiền nhiều là không cần thiết. Hơn nữa họ muốn đồng vốn của mình phải được vận động, sinh lời nhiều hơn vì vậy việc giảm lượng vốn bằng tiền cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên với việc giảm dự trữ tiền mặt làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, không được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán do trả tiền hàng nhanh. Mặc dù vậy trong năm 2008 công ty không có khoản nợ nào quá hạn chứng tỏ công ty quản lý vốn bằng tiền rất tốt vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo đồng vốn được sinh lợi.
Với mỗi công ty, việc dự trữ vốn bằng tiền luôn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để biết khả năng thanh toán cũng như rủi ro tài chính của công ty trong năm 2008 như thế nào ta đi phân tích một số chỉ tiêu sau (ở bảng 4)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Nếu đầu năm cứ một đồng vốn huy động bên ngoài thì có 1,71 đồng tài sản đảm bảo thì đến cuối năm con số này là 1,32 đồng. Hệ số này ở thời điểm cuối năm đã giảm so với đầu năm là do trong năm tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (92,5%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản (48,75%).
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm đã giảm 0,44, tuy nhiên vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn đủ đảm bảo để trả nợ ngắn hạn. Công ty chỉ cần bỏ ra 1/1,19 = 84% số tài sản ngắn hạn là trả hết nợ ngắn hạn. Điều này thể hiện vốn lưu động của công ty ngoài nợ ngắn hạn còn được tài trợ bằng cả nợ dài hạn và vốn chủ, đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền. Hệ số này giảm từ 1,44 xuống 1,04 là do hàng tồn kho tăng 7.416.335ngđ, từ 16.243.866 ngđ lên đến 23.660.201 ngđ, nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nhanh như vậy công ty sẽ không phải bán đi bất cứ tài sản dự trữ nào để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này giảm từ 0,4 xuống 0,06 tại thời điểm cuối năm chỉ tiêu này là quá thấp. Hệ số này giảm chứng tỏ rủi ro về tài chính tăng lên làm hạn chế sự linh hoạt trong kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty phải tính toán để nâng mức dự trữ này lên cao hơn sao cho ít nhất cũng phải đủ duy trì khả năng thanh toán ngay và từ đó bản thân công ty mới có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt cũng như không gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này ta thấy tình hình tài chính của công ty không ổn định, không có uy tín với các đối tác trong quan hệ kinh doanh. Nhưng nhìn một cách bao quát thì thấy công ty đã sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.
BẢNG SỐ 4: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2008.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
%
1
Tổng tài sản
Ngđ
148.106.559
220.304.369
42.197.810
48,75
2
Tài sản ngắn hạn
Ngđ
143.961.606
188.077.515
53.115.909
39,36
3
Tiền các khoản tương đương tiền
Ngđ
333.373.196
10.159.999
-23.213.197
-69,56
4
Hàng tồn kho
Ngđ
16.243.866
23.660.201
7.416.335
45,66
5
Chi phí lãi vay
Ngđ
1.031.818
5.313.776
4.281.957
414,99
6
Tổng nợ phải trả
Ngđ
86.560.965
166.630.976
80.070.011
92,50
7
Nợ ngắn hạn
Ngđ
82.540.092
158.011.139
75.471.046.869
91,44
8
Khả năng thanh toán tổng quát = (1)/(6)
1,71
1,32
-0,39
-22,73
9
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = (2)/(7)
1,64
1,19
0,44
-27,20
10
Khả năng thanh toán nhanh = [(2) – (4)]/(7)
1,44
1,04
0,4
-27,65
11
Khả năng thanh toán tức thời = (3)/(7)
0,04
0,06
-0,34
-84,10
Qua phân tích ở trên ta thấy là công tác quản lý vốn bằng tiền công ty là khá tốt. Các hệ số thanh toán đều giảm nhưng công ty vẫn đảm bảo được các khoản nợ, chứng tỏ các nhà quản trị đã xác định được mức dự trữ hợp lý hơn để đưa tối đa lượng tiền vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng công ty vẫn hơi mạo hiểm khi sử dụng vốn vay bên ngoài nhiều mà dự trữ tiền mặt quá thấp, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của công ty và làm mất đi một số cơ hội kinh doanh của công ty.
2.2.3.2.2. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho.
Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy, hàng tồn kho đã tăng từ 16.243.866ngđ lên đến 23.660.201ngđ, tức là đã tăng lên 7.416.335ngđ so với đầu năm và tỷ lệ tăng của nó là 45,66%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do hàng hoá tồn kho tăng.
Thành phẩm hàng tồn kho và hàng gửi đi bán giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty năm vừa qua là tốt, và công ty đã xác định được lượng thành phẩm tồn kho hợp lý hơn, bởi vì nếu thành phẩm tồn kho nhiều làm cho một phần vốn của công ty bị ứ đọng lại t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21901.doc