Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary

MỤC LỤC

Trang

Lời Nói Đầu 1

Chương I: Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn 2

I. Những vấn đề chung về vốn 2

1. Khái niệm về vốn 2

2. Vai trò của vốn. 3

2.1. Về mặt pháp lý. 3

2.2. Về mặt kinh tế. 4

3. Những đặc trưng cơ bản của vốn. 4

4. Phân loại vốn trong doanh nghiệp 5

4.1. Vốn cố định 5

4.2. Vốn lưu động. 8

4.3. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. 11

4.4. Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. 11

5. Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. 12

6. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. 12

6.1. Khái niệm 12

6.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 13

II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 13

1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 13

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 14

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung. 14

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 15

2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 15

III. Biện pháp và phương hướng chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 16

1. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. 17

2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. 17

3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh. 17

4. Tăng cường hoạt động Marketing. 18

5. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. 18

6. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. 18

Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary 20

I. Đặc đIểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chế tạo máy điện Việt Nam- Hunggary. 20

1. Lịch sử hình thành và phát triển 20

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 21

2.1.Đặc điểm sản phẩm thị trường. 21

2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 21

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty 22

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty 23

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty 24

II. Khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 24

1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 24

1.1. Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 24

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 26

2. Cơ cấu vốn của công ty. 28

III. Đánh giá hiệu quả sủ dụng vốn của Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary 31

1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 31

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 33

3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty. 36

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary 38

I. Một số nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong thời gian vừa qua. 38

1. Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 38

2. Những hạn chế cần khắc phục trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungary. 39

II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam – hungary. 40

1. Giải pháp về chính sách, sản phẩm, thị trường, khách hàng. 40

2. Giải pháp tạo vốn. 41

3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh. 41

4. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh . 43

5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. 44

6. Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong sản xuất kinh doanh. 44

III. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. 44

1. Về phía nhà nước. 45

2. Về phía công ty. 45

Kết luận 47

Danh mục tài liệu tham khảo 48

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, liên doanh liên kết... Việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Đối với những doanh nghiệp thừa vốn thì tuỳ từng điều kiện cụ thể lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần phải thận trọng. Thẩm tra kỹ các dự án liên doanh, kiểm tra tư cách khách hàng nhằm đảm bảo liên doanh có hiệu quả kinh tê, cho vay không bị chiếm dụng vốn do quá hạn chưa trả, hoặc mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán. 3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất tức là đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn bị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ và thành phẩm, chất lượng sản phẩm kém gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt mục tiêu nêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất. 4. Tăng cường hoạt động Marketing. Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần phải hiểu biết và vận dụng tốt các phương pháp marketing. Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ nhanh làm rút ngắn thời gian luân chuyển vốn. Do đó khả năng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có được những thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về diễn biến của thị trường. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi phương án kinh doanh, phương án sản phẩm, xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý. 5. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. 6. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. Qua số liệu, tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính doanh nghiệp thường xuyên nắm được số vốn hiện có, kể cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng, giảm vốn trong kỳ, mức độ đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán... nhờ đó, doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chương trình kế hoạch đề ra. Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc tổ chức tốt công tác kế toán, cần thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Việc đánh giá phân tích các số liệu kế toán sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra những giải pháp để đạt hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARY I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM- HUNGGARY. 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính. Tên công ty : Công ty TNHH nhà nước một thành viên chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary Tên viết tắt : Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Việt Nam – Hungary Electic Machinery Manufacturing Limited Company Viết tắt : VIHEM Co.Ltd Thành lập ngày 4/12/1978 do nước Hungary trang bị toàn bộ thiết bị. Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh – Hà Nội, nằm trên quốc lộ 3 đường Hà Nội Thái Nguyên, cách Hà Nội 25km về phía bắc. Cơ quan sáng lập: Bộ cơ khí luyện kim nay là Bộ công nghiệp. Gần 40 năm hình thành và phát triển công ty đã có những thành tích tiến bộ vuợt bậc, từ một doanh nghiệp nhỏ bé chỉ với một cơ sở tại Hà Nội, sản phẩm của công ty chưa được thị trường biết đến nhiều. Đến nay công ty đã có thêm hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh, đồng thời với hơn 50 đại lý bán hàng và giới thiệu sản phẩm ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước. Công ty đã có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, công ty đã cung cấp nhiều loại động cơ cho các nghành thuỷ lợi, công nghiệp chế tạo, luyện cán kim loại, các công ty xi măng… và xuất khẩu. Công ty có hệ thống dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hoàn hảo, đáp ứng sự tin cậy của khách hàng. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.Đặc điểm sản phẩm thị trường. Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary với hoạt động chủ yếu là sản xuất, chế tạo và kinh doanh các loại thiết bị, máy móc kỹ thuật dùng trong công nghiệp và cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân với sản phẩm chính là các loại động cơ điện và balat đèn huỳnh quang. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện kinh doanh vật tư kỹ thuật điện chuyên dùng, dich vụ tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất chế tạo động cơ điện… Về sản phẩm công ty có 2 sản phẩm chính: Động cơ điện và balat đèn huỳnh quang. Trong đó động cơ điện có rất nhiều chủng loại, gồm động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha có công suất từ 0,125kw – 2500kw, điện áp từ 110v – 6000v tốc độ quay từ 250 – 3000 vòng/phút, tần số 50 – 60Hz và các loại động cơ đặc chủng theo yêu cầu của đơn đặt hàng dùng trong khai thác hầm mỏ, băng tải, dệt may, động cơ phanh từ, động cơ gắn liền hộp số,… Về thị trường tiêu thụ: Trong thời gian mới thành lập, là một DNNN trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, công ty thực hiện sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, sản phảm làm ra được nhà nước bao tiêu, không phải lo tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đây là tình hình chung của tất cả các doanh nghiệp trong thời kỳ bao cấp. Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tự do kinh doanh, cạnh tranh xuất hiện. Lúc này sự độc tôn của DNNN dần mất đi, các chính sách bao cấp cũ của Nhà nước đối với DNNN không còn nữa, các DNNN phải tự mình vận động về mọi mặt, tự tìm kiếm thị trường… Là một DNNN công ty cũng phải tự mình vận động để tồn tại và phát triển. Song công ty cũng có một lợi thế lớn là: Công ty là nguồng duy nhất sản xuất chế tạo động cơ điện trong nước, nên công ty không phải cạnh tranh với nhà sản xuất, cung ứng nào khác. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức, thị trường rộng lớn vậy phải làm sao đáp ứng được yêu cầu của thị trường này để giữ vững và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. 2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến kiểu song song, lắp ráp sản phẩm. Tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục. Cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng kết quả là một nhóm các sản phẩm balat với 2 loại khác nhau. Việc thực hiện quá trình sản xuất được thực hiện ở 2 phân xưởng: Xưởng cơ khí và xưởng điện, mỗi phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của mỗi phân xưởng như sau: Xưởng cơ khí: có nhiệm cụ sản xuất khuân mẫu, gá lắp gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm: rôt, stato, trục động cơ, nắp , cánh giá, lõi thép balat… và thực hiện các dịch vụ cơ khí. Xưởng điện: có nhiệm vụ thực hiện tiếp một số bước công nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như: lồng đấu, quấn dây, tẩm, sấy… lắp ráp động cơ. Sản phẩm hoàn chỉnh phải qua bộ phận KCS để kiểm tra sau đó sẽ đua vào nhập kho thành phẩm. Có hai loại sản phẩm chính: Động cơ điện và balat đèn huỳnh quang 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty Công ty là mọt đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, các phòng ban tuỳ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình mà trợ giúp, tham mưu cho ban giám đốc. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯƠNG PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH Phòng QLCL Phòng Tài chính Phòng Kỹ thuật Phòng Thiết bị Phòng Kinh doanh Phòng Bảo vệ Phòng TCHC và LĐ Chi nhánh Xí nghiệp cơ khí Xí nghiệp điện 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là công ty có quy mô vừa có địa bàn sản xuất kinh doanh tập trung tại một địa điểm, và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài vụ của công ty, ở các phân xưởng không có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Bộ máy của công ty có những nhiệm vụ cụ thể sau: Ghi chép phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và có hệ thống về số hiện có và tình hình biến động về sản lượng, lao động, tài sản, vật tư và tiền vốn. Tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách theo đúng chế độ kế toán, thống kê và thông tin kinh tế của nhà nước và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của công ty. Thu nhập, tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cả về hiện vật và giá trị, nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác hạch toán kinh tế, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo theo quy định của nhà nước. Kiểm tra việc thực hiệ các chế độ kế toán, chế độ quản lý kinh tế – tài chính của nhà nước trong phạm vi công ty nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chế độ, chính sách, các hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản XHCN. Phòng tài vụ của công ty biên chế cho 10 cán bộ nhân viên mỗi người có chức năng nhiệm vụ riêng, hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thực hiện công việc kế toán II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY. 1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 1.1. Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã đứng vững và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường. Qua gần 40 năm hoạt động, Công ty đã làm tốt mọi nhiệm vụ thuộc về chức năng của Công ty. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hoà nhập thích ứng với cơ chế mới và nhanh chóng khẳng định vai trò của mình trên thương trường. Kết quả đó được minh chứng qua sự phát triển không ngừng và khả năng vững mạnh về tài chính của Công ty trong những năm gần đây.Ta có thể quan sát thấy sự tăng trưởng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua thông qua biểu đồ dưới đây. BIỂU ĐỒ TỔNG SẢN LƯỢNG NĂM Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2003, 2004, 2005 ) Nhìn chung, kết quả sản xuất của doanh nghiệp rất khả quan. Tổng giá trị sản lượng tăng nhanh qua các năm. Năm 2003 giá trị tổng sản lượng đạt 127.249 triệu đồng với số lãi là 3.823 triệu đồng, năm 2004 tổng giá trị sản lượng đạt 133.048 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 5799 triệu đồng tương ứng là tăng 4,55%, với số lãi là 4.486 triệu đồng tăng 663 triệu đồng tương ứng là tăng 17,34%. Năm 2005 tổng giá trị sản lượng đã đạt 151.932 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 18884 triệu đồng tương ứng tăng 14,19% và số lãi là 5.048 triệu đồng tăng là 562 triệu đồng tương ứng tăng 12,52%. Có được kết quả trên là do uy tín của công ty ngày càng cao, chất lượng sản phẩm được tín nhiệm trên thị trường nên công ty đã có nhiều đơn đặt hàng có giá trị cao, tình hình tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi. Điều đó làm tăng giá trị sản lượng sản xuất hàng năm. 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ hơn về thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2003, 2004,2005. Bảng: Kết quả kinh doanh của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary qua 3 năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 1. Tổng doanh thu 127959 133641 152523 5682 4,44 18882 14,13 2. Các khoản giảm trừ 709 592 591 - - - - 3. Doanh thu thuần 127250 133049 151922 5565 4,37 18883 14,13 4. Giá vốn hàng bán 115408 120128 136841 4720 4,08 16613 13,83 5. Lợi nhuận gộp 11842 12921 15081 1079 9,11 2160 16,72 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4334 4487 5190 153 3,53 703 15,66 7. chi phí bán hàng 3684 3946 4879 262 7,11 933 23,64 8. Thu nhập hoạt động TC 356 317 1106 -39 -10,95 789 248,89 9. Chi phí hoạt động TC 2017 2568 3100 551 27,31 532 20,72 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2163 2237 3018 74 3,42 781 34,91 11. Thu nhập hoạt động bất thường 362 16 3 -346 -95,58 -13 -81,25 12. Chi phí hoạt động bất thường 304 13. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 48 16 3 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2211 2253 3021 42 1,9 768 34,08 15. Thuế thu nhập 619 630 845 11 1,77 215 34,13 16. Lợi nhuận sau thuế 1592 1623 2176 31 1,95 553 34,07 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary qua 3 năm 2003, 2004, 2005 Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm qua đều đạt được và có sự tăng trưởng rõ ràng, điều đó chứng tỏ cán bộ công nhân công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm vừa rồi. Cụ thể như sau: - Tổng doanh thu của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5682 triệu đồng với số tương đối là 4,44%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 18882 triệu đồng với số tương đối 14,13%, ta thấy tốc độ tăng doanh thu năm 2005 là cao nhất điều đó chứng tỏ cố gắng của lãnh đạo công ty trong việc tăng doanh số của mình nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đất nước nói chung trong 3 năm qua có nhiều biến động. Tổng doanh thu tăng trong 3 năm qua là điều kiện rất tốt để kiểm tra lại kết quả hoạt động của công ty và hơn thế nữa điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của côngty. - Giá vốn hàng bán của công ty liên tục tăng trong 3 năm vừa qua, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 4720 triệu đồng với số tương đối là 4,08%, năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 16613 triệu đồng với số tương đối là 13,83%. Có hiện tượng này là do trong 3 năm qua công ty đã không ngừng nâng cao, mở rộng năng lực của các xưởng sản xuất, tăng năng suất lao động, từ đó làm cho chi phí nhân công, chi phí xây dựng, đầu tư, điện, nước đều tăng lên. Đây là sự tăng lên hợp lý vì cùng với nó là sự tăng lên của tổng doanh thu, điều đó cũng chứng tỏ hiệu quả của các hoạt động đầu tư của công ty trong 3 năm qua. Qua đây ta thấy mặc dù giá vốn có tăng lên nhưng tốc độ tăng đều nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu đó là dấu hiệu rất tốt chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí kinh doanh. - Chi phí bán hàng của công ty năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 262 triệu đồng với số tương đối là 7,11%, tuy nhiên sang năm 2005 chi phí bán hàng tăng lên 933 triệu đồng với số tương đối là 23,64%. Điều này cho thấy công ty đã mở rộng các quan hệ với khách hàng, tuy nhiên cần hạn chế sự tăng lên của chi phí bán hàng để không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp - Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có sự tăng lên trong 3 năm vừa qua, điều đó là do công ty đã mở rộng các chi nhánh, các đại lý giao dịch trên phạm vi rộng. Nó cho thấy sự cố gắng của lãnh đạo công ty trong việc phát triển thị trường, quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua tăng rất nhanh, năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 781 triệu đồng với số tương đối là 34,91%. Qua đây ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này ngày càng cao. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary liên tục tăng điều đó cho ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này ngày càng cao, và hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là rất khả quan. Qua phân tích ở trên ta thấy trong 3 năm qua công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tăng doanh số, giảm chi phí để từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thực tế cho thấy công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là một trong những doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi trong thời gian gần đây. Trong số nhiều công ty chế tạo máycủa Nhà nước thì công ty là một doanh nghiệp điển hình trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên đây là những nét khái quát nhất về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, sau đây ta sẽ xét đến cơ cấu vốn của công ty. 2. Cơ cấu vốn của công ty. Vốn là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình kinh doanh. Như vậy quản lý và sử dụng vốn trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với kết quả kinh tế cao nhất. Khi xem xét công tác quản lý, sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, ta không thể không quan tâm đến tỷ trọng của từng loại vốn và công dụng của nó. Bảng: Cơ cấu vốn của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Vốn kinh doanh 71218 100 83457 100 113716 100 12239 17,18 30259 36,26 - Vốn cố định 24431 34,3 20818 24,95 22655 19,92 -3613 -14,78 1837 8,82 - Vốn lưu động 46787 65,7 62639 75,05 91061 80,08 15852 33,88 28422 45,37 2. Nguồn vốn 71218 100 83457 100 113716 100 12239 17,18 1623 5,75 - Vốn sở hữu 23068 32,39 24941 29,89 25107 22,08 1873 8,12 166 0,67 - Vốn vay và vốn khác 48150 67,61 58516 70,11 88609 77,92 10366 21,53 30093 51,42 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của công ty 3 năm 2003, 2004, 2005) Qua bảng trên ta thấy: Trong 3 năm qua đã có sự chuyển dịch dần về cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định. Năm 2003 vốn cố định của công ty là 24431triệu đồng chiếm 34,3% vốn kinh doanh, năm 2004 con số này là 20818triệu đồng chiếm 24,95% vốn kinh doanh, năm 2005 con số này là 22655triệu đồng chiếm 19,92% vốn kinh doanh, vốn lưu động của công ty trong tổng số kinh doanh đang có xu hướng tăng lên, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 15852 triệu đồng với số tương đối là 33,88%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 28422 triệu đồng với số tương đối là 45,37%. Trong vốn cố định của công ty ta thấy có khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và không thay đổi qua 3 năm vừa qua ( với số tiền là 9778 triệu đồng ).Như vậy tỷ trọng vốn cố định của công ty liên tục giảm trong các năm qua. Tỷ trọng vốn cố định của công ty giảm cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên, cho thấy công ty đã sử dụng TSCĐ rất hiệu quả, tránh tình trạng để máy móc thiết bị bị hao mòn vô hình, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất. Năm 2005 tuy tỷ trọng vốn số định của công ty giảm, nhưng số vốn cố định của công ty so với năm 2004 tăng lên 1837 triệu đồng, đó là do năm 2005 công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, thanh lý những tài sản đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của quy trình công nghệ sản xuất động cơ mà công ty đang chế tạo. Nó cho thấy sự sáng suốt của lãnh đạo công ty trong việc tăng chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với thị trường để có thế mở rộng thị phần của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vốn lưu động của công ty tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 15852 triệu đồng với số tương đối là 33,88%; năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là28422 triệu đồng với số tương đối là 45,37%, ta thấy vốn lưu động của công ty liên tục tăng trong 3 năm qua và có xu hướng ngày càng cao nhất là năm 2005. Điều này tăng là do tăng khoản hàng tồn kho, tăng tiền và khoản tài sản lưu động khác. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm qua tăng đều đặn là do sự tăng lên nhanh chóng của vốn lưu động. Về cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn vay và các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, đồng thời có xu hướng tăng lên. Năm 2003 vốn vay của công ty là 48150 triệu đồng chiếm 67,61% tổng nguồn vốn, năm 2004 vốn vay của công ty là 58516 triệu đồng chiếm 70,11% tổng nguồn vốn, và năm 2005 vốn vay của công ty đã lên tới 88609 triệu đồng chiếm 77,92% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đã không ngừng mở rộng quy mô của doanh nghiệp, công ty đã có thêm nhiều chi nhánh, đại lý trên toàn quốc, và sản phẩm của công ty thực sự đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Uy tín của công ty đối với các Ngân hàng ngày càng được củng cố và mở rộng. Tuy nhiên chi phí của vốn vay là rất lớn, rủi ro vốn vay cao nên công ty cần có những chiến lược đúng đắn đối với nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong các năm qua đã tăng lên đáng kể. Năm 2003 vốn chủ sở hữu của công ty là 23086 triệu đồng, năm 2004 là 24941 triệu đồng tăng so với năm 2003 là1823 triệu đồng, với số tương đối là 8,12%. Năm 2005 vốn chủ sở hữu của công ty là 25107 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 166 triệu đồng, tương ứng tăng 0,67%. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trông 3 năm qua có xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty không ngừng nâng cao nguồn vốn của mình để từ đó tạo sự chủ động về mặt tài chính. Trên đây chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary qua 3 năm vừa rồi, sau đây em sẽ đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm vừa rồi, sau đây em sẽ đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm vừa qua. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARY 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty đó. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí… Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định là hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là những chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, suất hao phí vốn cố định, tỉ lệ doanh lợi trên vốn cố định. Bảng: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 1. Doanh thu thuần 127249 133048 151932 5799 18884 2. Lợi nhuận thuần 2162 2236 3053 74 817 3. Vốn cố định bình quân 24431 20818 22654 -3613 1836 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 5,209 6,391 6,7066 1,182 0,3156 5. Suất hao phí vốn cố định 0,192 0,1565 0,1491 -0,0355 -0,0074 6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định 0,0885 0,1074 0,1348 0,0189 0,0274 (Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào bảng BCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2003, 2004, 2005) Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy có mấy nhận xét, đánh giá như sau: Hiệu suất s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD-CQ441674 Nang cao hieu qua su dung von tai CT dien may VN - Hungari.doc