MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ 3
1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CƠ BẢN CỦA NHTM 3
1.1. Khái niệm NHTM 3
1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.2.1. Hoạt động huy động vốn 4
1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu 4
1.2.1.2. Nguồn tiền gửi 5
1.2.1.3. Nguồn đi vay 5
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 7
1.2.3. Hoạt động trung gian 7
2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
2.1. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng 8
2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 8
2.2.1. Căn cứ theo hình thức phân cấp tín dụng 8
2.2.2. Căn cứ theo thời hạn cho vay 9
2.2.3. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tín dụng 10
2.2.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 11
2.2.5. Căn cứ xuất xứ tín dụng 11
2.3. Vai trò hoạt động tín dụng ngân hàng 11
3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 13
3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng 14
3.2.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn 14
3.2.2. Tỷ lệ mất vốn 16
3.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập 16
3.2.4. Mức sinh lời vốn tín dụng (MSLVTD) 17
3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 17
3.3.1. Yếu tố thuộc về ngân hàng 17
3.3.1.1. Trình độ cán bộ ngân hàng 17
3.3.1.2. Chiến lược kinh doanh 18
3.3.1.3. Chính sách tín dụng 18
3.3.1.4. Quy trình tín dụng 19
3.3.1.5. Hệ thống thông tin tín dụng 19
3.3.1.6. Hiệu quả công tác huy động vốn 20
3.3.1.7. Công tác tổ chức ngân hàng 20
3.3.1.8. Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra 21
3.3.2. Yếu tố bên ngoài 21
3.3.2.1. Khách hàng 21
3.3.2.2. Yếu tố khác 23
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 26
1. KHÁI QUÁT VỀ NHCTVN 26
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26
1.1.1. Cơ cấu tổ chức 26
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 26
1.2. Hoạt động cơ bản 27
1.2.1. Huy động vốn 27
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 29
1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 29
1.2.4. Kế toán và lợi nhuận 30
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 31
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng 31
2.1.1.Về qui mô tín dụng 31
2.1.2. Về cơ cấu tín dụng 32
2.2. Hiệu quả tín dụng 35
2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn 35
2.2.2. Tỷ lệ mất vốn 38
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập 39
3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 41
3.1. Kết quả đạt được 41
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 43
3.2.1. Hạn chế 43
3.2.2. Nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 49
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 49
1.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch 1-NHCTVN 49
1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN 50
2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 51
2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 51
2.2. Nâng cao công tác thẩm định 52
2.3. Kiểm tra và giám sát đối với những khoản tín dụng 52
2.4. Tăng cường khả năng huy động vốn 54
3. KIẾN NGHỊ 55
3.1. Kiến nghị với NHCTVN 55
3.2. Kiến nghị với NHNN 55
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 56
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ quản lý của khách hàng yếu, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được hoặc không trả đủ nợ cho ngân hàng, hoặc ngân hàng phải co cụm trong đầu tư, khiến hiệu quả tín dụng tại ngân hàng bị giảm sút.
- Những kiến thức cơ bản của khách hàng trong việc vay vốn
Nếu khách hàng không biết những kiến thức cơ bản cần có trong việc vay vốn cũng có thể gây khó khăn cho ngân hàng, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Những kiến thức này tuy đơn giản, nhưng nếu khách hàng không nắm được, thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng
Có những khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, hoặc những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm sút.
- Sự chây ì của khách hàng
Có những trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng họ vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng co thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Hành vi này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.
- Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn
Việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng cho vay, và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy vậy, việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn sử dụng đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản…Đây rất có thể là những nguyên nhân cho việc họ không trả được nợ đúng hạn, thậm chí phá sản, không trả được nợ cho ngân hàng.
- Việc bị chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo
Khi doanh nghiệp vay vốn bị chiếm dụng vốn, trong đó có vốn vay ngân hàng, thậm chí bị lừa đảo, sẽ khiến cho doanh nghiệp đó không trả được nợ cho ngân hàng, làm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại bị giảm sút.
3.3.2.2. Yếu tố khác
*Những chủ trương, chính sách của NHNN
Những chủ trương, chính sách của NHNN – cơ quan quản lý vĩ mô trực tiếp của các ngân hàng thương mại có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của những chủ trương, chính sách đó, khi mà một ngân hàng thương mại không thể đi ngược lại chúng.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng. Nếu chính sách của nhà nước(như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu…) không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng ) trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn sẽ bị giảm sút.
* Môi trường kinh tế
Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng có cơ hội thuận lợi để được nâng cao.
Một trong những nhân tố có tác động lớn tới hiệu quả tín dụng là chu kỳ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận các thành phần kinh tế trong xã hội thu được tăng cao. Từ đó, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả tín dụng được tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dại dẫn đến các khách hàng của ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả tín dụng bị giảm sút.
* Môi trường xã hội
Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối của mối quan hệ ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng.
Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.
* Tình hình chính trị
Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, không có chiến tranh thì đây là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn, tới hiệu quả tín dụng.
* Môi trường pháp lý
Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ nền kinh tế nào, là cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội. Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ngân hàng, đặc biệt là những văn bản luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động ngân hàng. Pháp luật ban hành không hợp lý, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống pháp luật đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, để sản xuất kinh doanh được tiến triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng nếu có tranh chấp tín dụng xảy ra.
* Những nhân tố bất khả kháng
Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh,… Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của những nhân tố bất khả kháng như trên tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường tổn thất lớn, và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng.
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN
1. KHÁI QUÁT VỀ NHCTVN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Cơ cấu tổ chức
Từ năm 1999 trở về trước, SGD trực thuộc Trụ sở chính, nhưng từ năm 1999 trở về sau, SGD I đã tách ra khỏi Trụ sở chính, hạch toán như 1 đơn vị độc lập.
SGD I là một trong 2 SGD của NHCT VN (SGD II trong thành phố HCM). Theo đánh giá, SGD I tuy có quy mô nhỏ hơn SGD II nhưng kết quả kinh doanh tốt hơn, chiếm 14-15% vốn của NHCT VN.
SGD I có 13 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch; 7 quầy tiết kiệm thuộc phòng khách hàng cá nhân.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện Nghị định 53 – HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp; ngày 1/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ Tín dụng Công nghiệp và vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Cùng với các phòng Tín dụng Công nghiệp. Tín dụng Thương nghiệp của 17 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương; cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Công thương đã phát triển ngày càng lớn mạnh và là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt nam.
Trong quá trình đổi mới và phát triển, NHCT đã góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
Chi nhánh NHCT thành phố Hà nội được thành lập theo quyết định số 198/NH TCCB (Ngân hàng tổ chức cán bộ) ngày 19/6/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Ngày 24/3/1993, Tổng giám đốc NHNN VN ra quyết định số 93/NHTCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà nội thành Hội sở chính NHCT VN.
Ngày 30/12/1998, Chủ tịch Hội đồng quản trị (CT HĐQT) NHCT VN kí quyết định số 134 QĐ/HĐQT/NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động Sở Giao Dịch I NHCT VN theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCT VN.
Ngày 20/10/2003 CT HĐQT NHCT VN đã ban hành quyết định số 153QĐ/ HĐQT về mô hình tổ chức mới của SGD I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do World Bank tài trợ.
1.2. Hoạt động cơ bản
1.2.1. Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn cho Sở giao dịch 1-NHCTVN đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Sở giao dịch 1-NHCTVN.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn huy động
15.158
14.026
15.416
I. phân theo đối tượng
1. Tiền gửi DN
10.981
72,4
9.918
70,7
10.991
71,3
1.1.-VNĐ
10.910
99,3
9.822
99
10.879
98,9
- Ntệ quy VNĐ
71
96
112
1.2. Không kỳ hạn
9.355
85,2
8.436
85
9.473
86,1
Có kỳ hạn
1.626
1.482
1.518
2. Tiền gửi dân cư
3.628
24
3.398
24,2
3.519
22,8
2.1.-VNĐ
1.548
42,7
1.417
41,7
1.512
43
- Ntệ quy VNĐ
2.080
57,3
1.979
58,3
2007
57,.03
2.2. Không kỳ hạn
41
19
32
Có kỳ hạn
3.587
98,9
3.379
99,5
3.487
99
3. Tiền gửi khác
549
3,6
710
5
864
5,6
II. Phân theo loại ngoại tệ
-VNĐ
12.958
85,5
11.950
85
12.760
82,77
- Ntệ quy VNĐ
2.200
14,5
2.076
15
2.656
17,22
III. Phân theo kỳ hạn
1. Không kỳ hạn
9.396
62
8.393
60
8.796
57,05
2. Có kỳ hạn
5.762
38
5.632
40
6620
43
IV. Phân theo thời hạn
1. Ngắn hạn
12.650
83
12.549
89,5
13.021
84,5
2. Trung dài hạn
2.508
17
1.477
10,53
2.395
15,5
(Nguồn: Bảng báo cáo tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch 1- NHCTVN giai đoạn 2005- 2007)
Qua bảng trên ta có thể thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN huy động vốn qua rất nhiều nguồn từ mọi thành phần trong nền kinh tế cũng việc thu hút vốn ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Tại Sở giao dịch 1-NHCTVN cho vay luôn là hoạt động chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
ngày 31/12/2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
VNĐ
Ngoại tệ quy VNĐ
Tổng số
1. Tiền mặt
26.123
13.053
39.176
2.Các khoản đầu tư, cho vay
2.916.262
708.378
3.624.640
2.1. Các khoản đầu tư
1.210.199
0
1.210.199
2.1.1. Tiền gửi
575.000
0
575.000
2.1.2. công cụ khác
635.199
0
635.199
2.2.Cho vay nền KT
1.706.063
708.378
2.414.441
2.2.1. CV ngắn hạn
568.101
346.998
915.099
2.2.2. CV trung hạn
86.308
8.631
94.939
2.2.3. CV dài hạn
1.051.654
352.749
1.404.403
(Nguồn: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 31/12/2006 )
Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn của Sở giao dịch 1-NHCTVN là rất đa dạng trong đó cho vay dài hạn đối với nền kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng còn tích cực cho vay ngắn và trung hạn và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Đây là chức năng quan trọng của ngân hàng, thông qua qua dịch vụ thanh toán ngân hàng cũng thu được một khoản phí hay hoa hồng. Theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, các dịch vụ của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, tiện lợi và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh thanh toán là một trong nhưng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN mang lại thu nhập cho ngân hàng. Điều này được thể hiện:
* Doanh số thanh toán xuất khẩu là: 179(triệu USD)
* Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và sec là: 1.45(triệu USD)
*Tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là: 5.9 tỷ đồng trong đó thu phí từ kinh doanh ngoại tệ là 2.7 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng tích luỹ kinh nghiệm trong các quan hệ và thanh toán quốc tế từ đó dần nâng cao vai trò và vị thế, uy tín của ngân hàng.
1.2.4. Kế toán và lợi nhuận
Trong quá trình hoạt động của Sở giao dịch 1-NHCTVN ta có thể thấy tình hình hoạt động tại Sở giao dịch 1-NHCTVN là khá ổn định điều này được thể hiện qua tình hình thu nhập của ngân hàng tăng trưởng đều và ổn định qua các năm. Điều này được thể hiện qua bảng:
Bảng 3: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Số tiền
So 2005
Số tiền
So 2006
Thu nhập trước thuế từ hoạt động tín dụng
168,14
227,84
59,7
304,71
76,87
Tổng thu nhập trước thuế
198,32
265,41
67,09
347,2
81,79
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch 1-NHCTVN giai đoạn 2005-2007 )
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng
Ngay từ khi thành lập, sở giao dịch số 1-NHCTVN đã chú trọng đến việc mở rộng cho vay trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, chủ động tìm kiếm các dự án, tìm kiếm khách hàng, và mở rộng thị phần cho vay, đẩy mạnh tiếp cận các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh để thu hút khách hàng, bố trí cán bộ có năng lực trình độ, kinh nghiệm tốt phụ trách cho vay những khách hàng lớn và những địa bàn có nhu cầu vay lớn.
2.1.1.Về qui mô tín dụng
Để hiểu rõ hơn về thực trạng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN, chúng ta sẽ xem xét qui mô tín dụng qua các năm tại các đơn vị.
Bảng 4: Quy mô tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Số tiền
So 2005
Số tiền
So 2006
Tổng dư nợ bình quân
2060
2345
285
2715,5
370,5
Tỉ lệ tăng trưởng tổng dư nợ(%)
13,83
15,8
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1
các năm 2005-2007)
Nhìn lên bảng trên, ta thấy quy mô tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN tăng qua từng năm, cho thấy qui mô tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN ngày càng được mở rộng.
Về tốc độ tăng trưởng dư nợ tại Sở giao dịch 1-NHCTVN qua các năm, ta cũng thấy: năm 2006, dư nợ tại sở giao dịch số 1 tăng 285 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 13,83% so với năm 2005. Đây là tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Năm 2007, dư nợ tại sở giao dịch số 1 tăng 370,5 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng đạt 15,8%. Tốc độ này không cao, nhưng cũng là tốc độ rất khả quan. Dư nợ tín dụng được mở rộng, tăng trưởng không ngừng chưa phải là điều làm cho Sở giao dịch 1-NHCTVN có thể hoàn toàn yên tâm về hoạt động tín dụng của mình, tuy nhiên, việc tín dụng được mở rộng tạo cơ hội để hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho đơn vị.
Việc mở rộng tín dụng cho thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN đã có những sản phẩm tín dụng hấp dẫn cho khách hàng, uy tín ngân hàng được đảm bảo và nâng cao.
2.1.2. Về cơ cấu tín dụng
Để khái quát về thực trạng hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1, sau khi phân tích quy mô tín dụng, ta sẽ phân tích cơ cấu tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN qua các năm.
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
- phân theo thời hạn tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ bình quân
2060
100
2345
100
2715,5
100
1.Cho vay ngắn hạn:
-VNĐ
-Ngoại tệ quy đổi
826
40,10
821
35,01
824
30,34
660
32,04
493
21,02
485
17,86
166
8,06
328
13,99
339
12,48
2.Cho vay trung, dài hạn:
-VNĐ
-Ngoại tệ quy đổi
1234
59,9
1524
64,99
1891,5
69,66
834
40,49
1060
45,2
1163
42,82
400
19,41
464
19,79
728,5
26,84
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005 - 2007)
Qua bảng trên, có thể thấy là: cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường gấp khoảng từ 1,5 tới 2 lần so với cho vay ngắn hạn. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì Sở giao dịch 1-NHCTVN là trung tâm của hệ thống các chi nhánh Sở giao dịch 1-NHCTVN ở miền Bắc, chuyên phụ trách các món vay lớn, các khách hàng lâu năm của ngân hàng. Mặc dù cho vay trung, dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn vốn của ngân hàng phải nằm quá lâu trong tay của khách hàng vay vốn.
Từ năm 2005 tới năm 2007, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của sở giao dịch số 1 đã có sự thay đổi giảm, nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao.
Bảng 6: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
- Phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ bình quân
2060
100
2345
100
2715,5
100
1.Kinh tế quốc doanh:
- VNĐ
- Ngoại tệ quy đổi
1736
84,27
1965
83,8
2010
74,02
1254
60,87
1441
61,45
1650
60,76
482
23,4
524
22,35
360
13,26
2.Kinh tế ngoài quốc doanh:
- VNĐ
- Ngoại tệ quy đổi
324
15,73
380
16,2
705,5
25,98
270
13,11
313
13,35
321
11,82
54
2,62
67
2,85
384,5
14,16
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005 - 2007)
Bảng trên phản ánh một thực tế tại sở giao dịch số 1 là: các đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là khách hàng chủ đạo của sở giao dịch số 1 qua các năm, đặc biệt là vào năm 2005, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế quốc doanh lên tới 84,27%, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ là 15,73%. Sang các năm 2006 và 2007, tỷ trọng cho vay các đơn vị quốc doanh đã giảm dần xuống tới 83,8%(2006) và 74,02%(năm 2007) nhưng vẫn là một tỷ trọng chủ đạo trên tổng cho vay.
Bảng 7: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo ngành
sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ bình quân
2060
100
2345
100
2715,5
100
1.Giao thông vận tải
949
46,07
1150
49,04
1250
46,03
2.Thương nghiệp vật tư
483
23,45
668
28,49
520
19,15
3.Công nghiệp
406
19,71
515
21,96
450
16,57
4.Xây dựng
11
0,53
12
0,51
29
1,06
5.Ngành khác
211
10,24
0
0
466,5
17.18
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005 - 2007)
Sở giao dịch 1-NHCTVN được phân công là ngân hàng chuyên phục vụ cho các đơn vị thuộc 2 ngành công nghiệp và thương nghiệp. Hiện tại, Sở giao dịch 1-NHCTVN không chỉ phục vụ cho 2 ngành được phân công lúc đầu, mà hoạt động một cách linh hoạt hơn rất nhiều, tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và những ưu thế của mình, và càng về sau, xu hướng này càng được thể hiện rõ hơn.
Điều đó lại càng được thể hiện rõ hơn qua bảng 7: năm2005, tỷ trọng cho vay của sở giao dịch số 1 đối với ngành giao thông vận tải là 46,07% - một tỷ trọng rất lớn, đối với ngành thương nghiệp vật tư là 23,45%, đối với ngành công nghiệp là: 19,71%. Tới năm 2006, các con số trên lần lượt tương ứng là: 49,04%;28,49%;21,96% và năm 2007 là: 46,03%;19,15%;16,57%. Điều này có nghĩa là sở giao dịch số 1 đã ngày càng đa dạng hoá và cân đối tỷ trọng cho vay đối với các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Một vấn đề quan trọng ở đây là: đa dạng hoá ngành nghề cho vay đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro theo ngành nghề cho các khoản vay, và sở giao dịch số 1 đã làm khá tốt điều đó, trên cơ sở vẫn giữ tỷ lệ cho vay hợp lý đối với những ngành nghề mình vốn có thế mạnh, truyền thống, uy tín và kinh nghiệm.
Bảng 8: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo đồng tiền được giao dịch
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ bình quân
2060
100
2345
100
2715,5
100
- VNĐ
1524
73,98
1567
66,82
1971
72,59
- Ngoại tệ quy đổi
536
26,02
778
33,18
744,5
27,41
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005 - 2007)
Bảng trên cho thấy cơ cấu tín dụng tại sở giao dịch số 1 theo đồng tiền được sử dụng để giao dịch. Qua bảng trên ta có thể thấy VNĐ là đồng tiền chủ đạo được sử dụng trong hoạt động tín dụng, đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam hiện nay.
Qua những số liệu và phân tích trên, chuyên đề đã khái quát về hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN trong giai đoạn 2005 – 2007. Từ đó chuyên đề sẽ phân tích hiệu quả tín dụng tại đơn vị.
2.2. Hiệu quả tín dụng
2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn
Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Số tiền
So 2005
Số tiền
So 2006
Tổng dư nợ bình quân
2060
2345
285
2715,5
370,5
Tổng dư nợ quá hạn bình quân
62
69
7
77
8
Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ(%)
3
2,94
0,06
2,83
0,11
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005- 2007)
Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức cho phép.
Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn ngân hàng dưới 3%, đây là tỷ lệ nợ quá hạn chấp nhận được, vì là bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi ro như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Vấn đề mà ngân hàng thương mại phải giải quyết không phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức độ thấp nhất có thể.
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2005 – 2007 vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn đã được khống chế khá tốt. Ttuy dư nợ tăng trưởng với tốc độ khá lớn nhưng dư nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN không tăng theo tốc độ tăng trưởng dư nợ đó. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN giảm dần qua các năm trong giai đoạn này(từ 3% năm 2005 xuống còn 2,94% năm 2006 và 2,83% năm 2007). Kết quả này cho thấy công tác thẩm định tại Sở giao dịch 1-NHCTVN đã ngày càng được chú trọng.
Tuy nhiên, Sở giao dịch 1-NHCTVN vẫn cần phải có những biện pháp để củng cố và nâng cao những thành tích đã đạt được trong vấn đề về nợ quá hạn này, để giảm thiểu nợ quá hạn, cũng như tỷ lệ nợ quá hạn. Muốn vậy, một trong những công việc đơn vị cần làm là tìm hiểu sâu về đặc điểm của các khoản nợ đã trở thành nợ quá hạn
Bảng 10: Nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
– phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ quá hạn bình quân
62
100
69
100
73
100
- Kinh tế quốc doanh
48
77,41
52
75,36
56
76,71
- Kinh tế ngoài quốc doanh
15
24,19
17
24,64
17
23,29
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005- 2007)
Qua bảng trên, chúng ta đã thấy cơ cấu tín dụng cung cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ đạo, tuy có giảm qua các năm (77,41% năm 2005xuống còn 76,71% năm 2007). Điều này cho thấy rằng, cho vay khu vực kinh tế quốc doanh an toàn hơn so với cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định cho vay của sở giao dịch số 1 với mỗi đơn vị thuộc từng khu vực kinh tế, cũng như nhiều nhân tố khách quan khác nằm ngoài các khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 11: nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo thời gian quá hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ quá hạn bình quân
62
100
69
100
73
100
- Đến 6 tháng
1,93
3,12
1,78
2,58
1,82
2,5
- Từ 6 tháng đến 1 năm
10,02
16,16
5,23
7,58
6,78
9,28
- Nợ khó đòi
50,05
80,72
61,99
89,84
64,4
88,22
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN
các năm 2005- 2007)
Qua bảng 11, chúng ta có thể thấy cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN được thể hiện như sau: tỷ trọng nợ quá hạn đến 6 tháng trong tổng nợ quá hạn thường chiếm tỷ trọng thấp, khoảng xấp xỉ 2,7%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng công thương Việt Nam.docx