Mục Lục
Lời nói đầu 1
Chương 1: hiệu quả tín dụng và tín dụng trung – dài hạn
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng và các loại hình tín dụng 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng trung – dài hạn 5
1.1.2 Các loại hình tín dụng trung – dài hạn .6
1.2 Phương pháp đánh già hiệu quả tín dụng trung – dài hạn .12
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh già hiệu quả tín dụng trung – dài hạn 13
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng trung – dài hạn .17
1. Nhân tố từ phía ngân hàng . ,,17
2. Nhân tố từ phía khách hàng . . 20
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng trug – dài hạn .21
Chương 2 : thực trạng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
2.1 Khái quát về ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam Hà Thành .23
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành .26
2.1.2 Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành 31
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành 36
2.2.1 Những quy đinh cho vay trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành .39
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
3.1 Phương hướng hoạt động của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành trong những năm tới 43
3.1.2 Một số mục tiêu chủ yếu cần đạt được của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành .45
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng trung – dài hạn nói riêng tại ngân hàng đàu tư & phát triển Việt Nam chi nhành Hà Thành .48
3.3 Một số kiến nghị .53
Kết luận 56
58 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lượng và chất lượng của sản phẩm đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, thị trường luôn luôn biến động với thị hiếu của tiêu dùng cũng đa dạng và không ngừng thay đổi theo xu hướng chung. Do đó, doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường và cải tiến hoặc thay đổi kỹ thuật công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận và doanh nghiệp mới có thể đứng vững. Nhưng để cải tiến được kỹ thuật công nghệ thì cần phải có nguồn vốn trung – dài hạn. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc huy động nguồn vốn này chủ yếu là dựa vào tài trợ của các ngân hàng thương mại do kênh huy động bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu còn mới mẻ và gặp nhiều trở ngại. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn là thực sự rất cần thiết đối với cả các doanh nghiệp và cả các ngân hàng.
Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hiệu quả tín dụng được nâng cao sẽ tác động tích cực đến các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Như chúng ta đã biết hằng năm ngân sách nhà nước phải chi một khoản không nhỏ để bù lỗ hoặc tái đầu tư cho một số doanh nghiệp được nhà nước bao cấp, việc nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn sẽ góp phần vào giẩm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước. Với tư cách là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay “ của các ngân hàng, các ngân hàng góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung các nguồn vốn nhỏ, rải rác, nhãn rồi trong cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp biến nó thành nguồn vốn lớn được sử dụng có hiệu quả.
Đầu tư tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm của ngành trên cơ sở trong nội bộ trừng ngành đã sắp xếp lại các doanh nghiệp giữa các ngành góp phần hình thành cơ cấu hợp lý. Hoạt động đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất đã tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế phát triển bền vững lâu dài. Ngoài ra tín dụng trung – dài hạn còn góp phần vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi góp phần vào việc xây dựng xã hội văn minh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HÀ THÀNH
Khái quát về ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam và chi nhánh Hà Thành
Khái Quát Về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam tên giao dịch là Bank For Investment And Development Of Viet Nam, tên viết tắt là BIDV, trụ sở chính đặt tại tháp A toà nhà VINCOM, 91 Bà Triệu quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, trang web chính thức là www.bidv.com.vn. Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam tiền thân là ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957. Sau đó vào ngày 24 tháng 6 năm 1981 được đổi thành ngân hàng Đầu Tư & Xây Dựng Việt Nam và cuối cùng vào ngày 14 tháng 11 năm 1990 được đổi thành ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam với một số những đặc trưng như sau:
Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước
Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
Khách hàng- đối tác:
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính
- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính:
+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
Thương hiệu BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
2.1.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Thành
* Chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Thành là đơn vị chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 3167 QĐ/HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam ngày 01 tháng 09 năm 2003. Ngay khi mới thành lập, Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã xác định BIDV Hà Thành là chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động tín dụng phục vụ thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và DN có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển mạnh về dịch vụ và bán lẻ.
Định hướng này hoàn toàn phù hợp với chương trình cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có chương trình cơ cấu lại khách hàng. Đặc biệt, định hướng trên góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 14-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển kinh tế tư nhân.
Với nhiều nỗ lực phấn đấu, đến nay BIDV Hà Thành đã đạt kết quả khả quan trên các mặt công tác: Tổng tài sản đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng trên 200% so với ngày khai trương, đạt 90% kế hoạch năm 2004; trong đó tổng nguồn vốn huy động tăng 195% so với ngày thành lập và đạt 98% kế hoạch được giao năm 2004. Tổng dư nợ tín dụng đạt 450 tỷ đồng, tăng 540% so với ngày 16/9/2003. Sau gần 1 năm hoạt động, lợi nhuận ước đạt gần 7 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ chiếm khoảng 30% tổng nguồn thu. Hiện nay, BIDV Hà Thành đã xây dựng và ký kết được các thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Trường đại học Bách Khoa, Tổng công ty Vinaconex, Hội DN trẻ... Số khách hàng bán lẻ, dân doanh đến với BIDV Hà Thành cũng tăng lên đáng kể, đến nay đã mở mới được trên 1.000 tài khoản khách hàng cá nhân và 100 tài khoản khách hàng DN, phát hành mới 1.200 thẻ ATM. Song song với công tác khách hàng, chi nhánh đã nhanh chóng nghiên cứu triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng tư nhân như thu đổi séc du lịch, cho vay mua ôtô mới, cho vay mua nhà trả góp, chung cư mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, tạo được nền móng cơ bản cho sự phát triển trong tương lai.
Cho đến nay, thành phần kinh tế tư nhân mặc dù còn nhiều hạn chế, tồn tại nhưng phần nhiều đã và đang chứng minh được những kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc phục vụ thành phần kinh tế này đòi hỏi phải quyết đoán, nhanh nhạy, chỉ đạo xử lý nghiệp vụ đối với từng đối tượng phải linh hoạt. Bằng sự cố gắng đầu tư trí tuệ, BIDV Hà Thành đã thực hiện tốt các giải pháp như: Tăng cường công tác khuếch trương, nâng cao thương hiệu, vị thế, tuyên truyền tiếp thị rải tờ rơi đến từng khách hàng tiềm năng, giới thiệu các chủ trương, chính sách, sản phẩm, các lợi thế của chi nhánh nguồn vốn ưu đãi từ quỹ 500 tỷ dành cho BIDV Hà Thành, nguồn từ các tổ chức tài chính quốc tế như SMEP, JBIC, NIB đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, BIDV Hà Thành đã dần tạo được niềm tin và đến được với nhiều đối tượng khách hàng.
Một năm là khoảng thời gian quá ngắn để có thể đánh giá hết tiềm năng, những thành tựu hoạt động của một đơn vị, nhất là đơn vị hoạt động kinh doanh phục vụ đối tượng đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, nhưng có thể khẳng định thành công của BIDV Hà Thành là sự tiếp nối thành quả gần 50 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Tin tưởng rằng trong thời gian không xa, BIDV Hà Thành sẽ sớm trở thành một ngân hàng mạnh và điển hình trong mẫu hình các NHTM phục vụ kinh tế tư nhân.
Là một thành viên trực thuộc một trong bốn hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, được nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, được thành lập nằm trong chương trình cơ cấu lại mạng lưới và khách hàng của BIDV, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phục vụ nhu cầu của các thành phần kinh tế trên thị trườn. Trong những năm qua, chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hà Thành đã và đang khẳng định trong khách hàng hình ảnh một ngân hàng đại điển hình của hệ thống quảng trị điều hành hiện đại, với mục tiêu luôn đảm bảo là HIỆU QUẢ - CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – PHÁT TRIỂN - BỀN VỮNG.
Đinh hướng phát triển của BIDV Hà Thành là tập chung chuyên môn sâu phục vụ đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty lien doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng và hiện đại. chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hà Thành vinh dự là ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngoài ra trong lĩnh vực bất động sản địa ốc, chi nhánh cũng hay thay mặt hệ thống thực hiện phục vụ hoạt động cho trung tâm giao dịch bất động sản Hà Nội.
Được thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu và thành quả lớn lao từ lịch sử 50 năm ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển, với công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ ngân hàng tận tình chu đáo và tinh thông nghiệp vụ, chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Hà Thành sẽ tiếp tục thành công và phát triển trong những năm tiếp theo của thời kỳ hội nhập
* Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành với 28 phòng ban trong đó có 12 phòng ban nằm ở trụ sở chính, 6 phòng giao dịch và môộ quĩ tiết kiệm.
Đội ngũ nhân sự gồm có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và các trưởng phòng tương ứng với các phòng ban với đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 300 người.
Cơ Cấu Tổ Chức Của
Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Hà Thành
Ban Giám Đốc
Khối
Tín
Dụng
Khối
Dịch
Vụ
Ngân
Hàng
Khối
hỗ
trợ
kinh
doanh
Khối quản
lý
nội
bộ
Các
đơn vị trực thuộc
Phòng
Tín
dụng
phòng
quản
lý
tín
dụng
Phòng
dịch
vụ
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
dịch
vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Kế
hoạch
vốn
nguồn
tổ
tiền
tệ
kho
quỹ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
Tài
Chính
kế
toán
6 phòng
+
1 điểm
Giao dịch
+
1 quỹ tiết
kiệm
Phòng
thẩm
định
Phòng
Thanh
Toán
quốc
tế
tổ
điện
toán
Tổ
kiểm
tra
nội
bộ
2.1.2 Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
* Khái Quát Chung
Mới qua hơn 4 năm thành lập và Phát Triển, dù chưa có nhiều kinh nghiệp nhưng bằng những con số tăng trưởng đầy ấn tượng, BIDV Hà Thành đã khẳng định được thành công của một hướng đi đúng. Tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển. Chỉ sau hơn 1 năm phát triển nguồn vốn của BIDV Hà Thành đã tăng gấp 2 lần từ 881,577 tỉ đồng ( tháng 9 năm 2003 đến 31 tháng 12 năm 2003 ) lên 1573,458 tỉ đồng ( 31 tháng 12 năm 2004 ) và mới đây nhất là tháng 12 năm 2006, nguồn vốn của BIDV Hà Thành đã đạt tới 3771,936 tỉ đồng. Sự tăng trưởng vượt trội qua từng năm hoạt động đã cho thấy được quá trình làm ăn có hiệu quả của BIDV Hà Thành. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn thủ đô, và khó khăn hơn cả là thay đổi nhận thức, quan điểm kinh doanh cũ. Nếu như trước đây cán bộ tín dụng chỉ quen “thẩm định”, cho vay đối với những dự án lớn của doanh nghiệp nhà nước thì nay BIDV Hà Thành với tiêu chí hoạt động và đối tượng của mình đã tiếp nhận cả những hổ sơ dự án chỉ vào khoảng một vài tỉ, thậm chí cả vài chục triệu đồng. Số lượng món vay nhiều, khối lượng công việc tăng lên, đối tượng khách hàng đa dạng phức tạp đòi hỏi mất nhiều thời gian công sức thẩm định hơn là những lý do mà cán bộ tín dụng cảm thấy “ngại việc”. Nhưng trong cái khó, với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ, sự chỉ đạo kịp thời từ trên, BIDV Hà Thành đã đưa ra rất nhiều giải pháp vượt lên. BIDV đã thiết lập được mối quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như Hoà Phát, Lioa, Hoà Bình, Thăng Long, văn phòng phẩm Hồng Hà, FPT do BIDV luôn có sự hợp tác hiệu quả trong việc đáp ứng đòi hỏi nguồn vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng còn cung cấp thông tin tư vấn hiệu quả các diều khoản trong các hợp đồng thương mại trên nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tối đa trong thanh toán, góp phần đảm ảo quyển lợi của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Không chỉ phục vụ tốt các doanh nghiệp mục tiêu trong cương lĩnh hoạt động của mình, đối với khách hàng các nhân BIDV Hà Thành cũng thực hiện hết sức trách nhiệm và hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư đặc biệt là huy động vốn dài hạn chiếm tới 50% dẫn đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt với việc áp dụng quy trình hoạt động một cửa và nội quy hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh, BIDV Hà Thành đã chứng tỏ sự đổi mới và thích ứng kịp thời của mình trong xu thế hội nhập. Có thể nói sự đổi mới trong phong cách phục vụ chính là nguyên nhân quan trọng nhất trong thành công của BIDV Hà Thành. Cho đến nay số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh từ 69 doanh nghiệp năm 2004 đã lên đến 105 doanh nghiệp trong năm 2005 và tăng 100% trong năm 2006, trong đó khách hàng xếp loại tín dụng A*, A, B chiếm tỉ trọng 86%. Đặc biệt được vinh hạnh là nơi được chỉ định thanh toán cho trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chi nhánh đã chứng tỏ một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Năm 2005, chi nhánh BIDV đã được xếp là một trong 41 chi nhánh trong hệ thống được xếp hạng rủi ro tín dụng AA. Có thể điểm qua về tình hình nguồn vốn và tài sản của BIDV như sau:
* Tình Hình Huy Động Vốn
Nguồn vốn chủ yếu của BIDV chi nhánh Hà Thành là do huy động ở tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các các nhân và tổ chức kinh tế( chiếm khoảng 90% nguồn vốn của ngân hàng và tăng dần theo các năm Phát Triển). Nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và các nguồn khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của
Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hà Thành 2003 – 2006
Năm 2003( năm đầu thành lập ), tiền gửi có kì hạn của cá nhân là 404.517 tỉ đồng chiếm tới 50% nguồn vốn khi mới thành lập, tiền gửi không kì hạn chỉ chiếm tỉ trọng 10% tương ứng 87,849 tỉ đồng.
Năm 2004, 2005 nguồn vốn hàng năm đều tăng theo cấp số nhân. Số lượng vốn ở các khoản mục đều tăng tương ứng. Năm 2004, chỉ trong một năm, chi nhành đã mở them được 2016 tài khoản cá nhân và 136 tài khoản doanh nghiệp, phát hành mới 1688 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM của khách hàng tại chi nhánh lên trên 2000 thẻ. Năm 2005, tiền gửi có kì hạn của tổ chức kinh tế đã chiếm tới 50% tổng nguồn vốn và nó đã thể hiện được sự đi đúng hướng của chi nhánh.
Năm 2006 là một năm phát triển vượt bậc do đã huy động them được một nguồn rất đáng kể, đó là tiền gửi của các tổ chức tài chính lên tới 593,774 tỉ đồng. Thêm vào đó sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với tín hiệu đáng mừng của việc ra nhập WTO và sự bùng phát mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã đem lại cho chi nhánh những cơ hội mới.
* Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Chi Nhánh
Như mọi ngân hàng khác thì hoạt động chủ yếu trong sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành là tín dụng và nó liên tục phát triển qua các năm. Năm 2003 chỉ có 29,38% tài sản là tín dụng tương đương với 238,454 tỉ đồng thì đến năm 2004 con số này là 709,904 tỉ đồng chiếm 45%; năm 2005 là 1504,549 tỉ đồng chiếm 59% và con số này của năm 2006 đã lên tới 2273,097 tỉ đồng chiếm 60,3%. Những con số này đã chứng tỏ việc sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả của BIDV Hà Thành. Một đặc điểm khác với các ngân hàng khác đó là tín dụng tại chi nhánh Hà Thành đa số là tín dụng ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ đối tượng phục vụ chủ yếu của chi nhành là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án chủ yếu là những dự án trung bình và nhỏ có khả năng thu hổi vốn cao, thời gian hoàn vốn nhanh và tỉ lệ sinh lời khá hấp dẫn. Vì thế công việc của các cán bộ tín dụng trở nên rất nhiều và dồn dập, thời gian thẩm định lại đổi hỏi ngăn để phù hợp với chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ năm 2003 đến 2006, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm đến khoảng 85% tổng số tín dụng được thực hiện.
Tuy nhiên, việc sử dụng vốn của chi nhánh vẫn chưa triệt để hiệu quả khi còn để quá nhiều vốn nhàn rỗi gửi tại TW, năm 2004 là 36% tổng tài sản tương đương 556,731 tỉ đồng, năm 2005 là 859,893 tỉ đồng chiếm 34% tổng tài sản và đến năm 2006 là 1068,197 tỉ đồng chiếm 28% tổng tài sản. Mặc dù con số này đã giảm qua các năm nhưng vẫn còn rất lớn và đây là một sự lẵng phí rất lớn trong việc sử dụng vốn của chi nhành cần phải tìm cách khắc phục trong những năm tới để tăng lợi nhuận của chi nhánh, xứng đáng là đầu mới phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cổ phần trên địa bàn thủ đô và tiến tới là trên địa bàn cả nước và nước ngoài.
Với định hướng của một ngân hàng thương mại quốc doanh chuyên phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịnh hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo của Hà Thành là tiếp tục là ngân hàng bán lẻ hàng đầu của hệ thống BIDV cung cấp các sản phẩm tín dụng, dịch vụ đa năng, có chất lượng cao đến các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt trong những năm tới, chi nhánh BIDV Hà Thành hướng mạnh vào phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân, triển khai sản phẩm tín dụng mua và sửa chữa nhà với kỳ hạn 5 – 7 năm, tỷ lệ cho vay lên tới 60%. Chi nhánh còn tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là cơ sở để chi nhánh BIDV Hà Thành thực hiện được mục tiêu tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 tăng 20% , Đầu Tư tín dụng tăng 40% (đến nay đã thực hiện được mục tiêu này).
Bên cạnh những thành công đạt được như đã nêu ở trên, hoạt động kinh doanh nói chung tại chi nhánh Hà Thành do nhiều những nguyên nhân khách quan và chủ quan vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chết cần được khắc phục.
Thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành:
Trong những năm đã qua ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Thành đã tận dụng được gần như tối đa nguồn vốn huy động được, dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên qua các năm. Điều đó được thể hiện qua bảng tình hình sử dụng vốn của BIDV Hà Thành:
Bảng 1: Tình hình sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
% so với 2006
Huy động vốn
Cuối kỳ
Tỷ VND
3,112.9
4,888.1
157.0%
Bình quân
Tỷ VND
2,183.0
4,076.7
186.7%
Tín dụng
Tổng dư nợ
Tỷ VND
1,901.0
1,997.0
105%
Cho vay XNK
Tỷ VND
98.7
Dư nợ TDH/tổng dư nợ
%
16
15.52
97.0%
Dư nợ NQD/tổng dư nợ
%
83.0
93.67
112.9%
Dư nợ có TSĐB/ Tổng dư nợ
%
76.0
84.92
111.7%
(nguồn từ báo cáo chỉ tiêu kế hoạch BIDV Hà Thành)
Cụ thể như năm 2006 tổng dư nợt tín dụng đạt 1,901.0 tỷ đồng trong đó dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 16% , năm 2007 tổng dư nợ tín dụng đạt 1,997.0 tỷ đồng tuy nhiên chỉ hoàn thành được 88% so với kế hoạch đã đề ra trong đó dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 15,52%. Năm 2007 sở dĩ các chỉ tiêu về tín dụng không đạt được như kế hoạch là do chi nhánh gặp phải một số vấn đề khó khăn trong công tác quản lý do vậy nên hiệu quả tín dụng còn ở mức hạn chế hơn so với năm 2006. Tuy nhiên, với phương châm hoạt động của mình đó là “ đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình đầu tư, luôn quan tâm đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, coi trọng tín dụng trung – dài hạn để phục vụ đầu tư phát triển, đó luôn là mặt trận hàng đầu của chi nhánh” thì tin chắc rẳng trong những năm tới chi nhánh sẽ trở thành chi nhánh hàng đầu của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam.
Vấn đề về nợ quá hạn, từ sau khi được thành lập cho đến nay hiện tượng cho vay mất vốn tại chi nhánh là rất ít, tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp. Cụ thể:
Bảng 2: Dư nợ quá hạn trong giai đoạn 2005 – 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
Nợ quá hạn thông thường
Tỷ VND
1.10
9.26
-
Tỷ lệ nợ quá hạn
%
0.10
0.75
-
Tỷ lệ nợ xấu
%
-
3.7
2.40
Tỷ lệ nợ xấu gộp
%
-
5.0
2.40
(Nguồn từ báo cáo chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu BIDV Hà Thành)
Năm 2005 nợ quá hạn thông thường là 1.10 tỷ đồng và tỷ lệ nợ quá hạn là 0.10 % rất thấp, sang đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 1.00% và nợ quá hạn thông thường là 9.26% thực hiện được 74.08% so với kế hoạch đề ra. Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn của cả hệ thống là 2%. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nếu tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 2% là đạt hiệu quả tín dụng khá tốt, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên theo các năm từ 0.1% trong năm 2005 đã tăng lên 1.00% trong năm 2006. Điều này thể hiện rằng trong công tác tín dụng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định cần có những biện pháp để khắc phục, để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp nữa. Tuy nhiên, đây cũng là một mức nợ quá hạn thấp thể hiện hiệu quả tín dụng rất tốt tại BIDV Hà Thành, đồng thời cũng một phần thể hiện được hướng phát triển bền vững của chi nhánh.
Chỉ tiêu về thu nhập của BIDV Hà Thành, trước những khó khăn thử thách của nền kinh tế mới hội nhập nhưng với tinh thần đoàn kết và trí tuệ tập thể BIDV Hà Thành đã đạt được những bước phát triển khá tốt.
Bảng 3: thu nhập của BIDV Hà Thành 2005 -2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
So với 2006
Thu dịch vụ ròng
Tỷ VND
5.98
10.11
18.15
179.5%
Doanh thu khai thác phí BH
Tỷ VND
-
-
1.02
-
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ VND
16.07
54.04
-
-
Trích DPRR
Tỷ VND
4.70
19.10
78.84
414.9%
Lợi nhuận sau thuế BQ/người
Tỷ VND
.011
0.188
0.38
202.12%
Số lao động cuối kỳ
Người
-
145
168
115.9%
Số lao động bình quân
Người
-
134
147
109.7%
(nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Hà Thành)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thực sự rất ấn tượng với các chỉ tiêu về kinh doanh mà BIDV Hà Thành đã đạt được. Các con số liên tục tăng lên theo các năm theo cấp số nhân. Nếu như doanh thu dịch vị ròng năm 2005 là 5.98 tỷ đồng thì sang năm 2006 đã là 10.11 tỷ đồng tăng gần gấp đôi đạt 91.36% kế hoach đề ra, sang đến năm 2007 thì con số này đã lên tới 18.15 tỷ đồng so với năm 2006 là 179.5% đạt được 106.8% so vơi kế hoạch đề ra.
Doanh thu khai thác từ phí bảo hiểm theo kế hoach đề ra năm 2007 là 1.0 tỷ đồng nhưng chi nhánh đã vượt kế hoạch đạt 1.2 tỷ đồng đạt 120.0% so với kế hoạch đề ra.
Lơi nhuận trước thuế tăng trưởng thực sự rất ấn tượng qua các năm và giữa kế hoạch đề ra với thực hiện. năm 2005 lợi nhuận trước thuế là 16.7 tỷ VND nhưng sang đến 2006 đã là 54.04 tỷ VND vượt mức rất nhiều so với kế hoạch đề ra là 30.0 tỷ VND đạt 146% so với kế hoạch. Nhờ việc thu nhập không ngừng tăng lên trong các năm mà việc trích dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng ngày càng được nâng cao lên. Năm 2005 trích dự phòng rủi ro là 4.7 tỷ VND sang đến 2006 đạt 19.10 tỷ VND và 2007 là 78.84 tỷ VND.
Quay đây, cho ta thấy BIDV Hà Thành đã có những bước chuyển dịch cơ cấu cho vay tín dụng, thể hiện là một chi nhánh cho va
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nh-20.doc