Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là đi vay để cho vay. Để thực hiện vai trò này NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã đưa ra phương châm chất lượng an toàn và hiệu quả, coi trọng chất lượng hơn là số lượng để thực hiện vai trò trung gian đi vay để cho vay, với mục tiêu hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã chỉ đạo cho cán bộ tín dụng bám sát cơ sở để tìm kiếm khách hàng làm ăn hiệu quả, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính lành mạnh. Đồng thời ngân hàng Đông Sơn thực hiện chiến lược khách hàng thông qua điều tra, phân loại hàng năm để tăng số lượng khách hàng và từng bước mở rộng cho vay. Mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng và dự án đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản suất kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc chọn phương án cho vay, mức vốn cho vay phù hợp với phương án, dự án kinh doanh của khách hàng.Tập trung cho vay vùng sản xuất vật liệu xây dựng và mở mang ngành nghề, cho vay để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Với chiến lược đó NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí người lao động để phát huy tối đa năng lực của từng người, muốn hiểu rõ hơn ta sẽ tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng có 36 thành viên, trong đó:
- Cán bộ nhân viên làm tín dụng có 19 thành viên;
- Cán bộ nhân viên làm kế toán, ngân quỹ, hành chính 14 thành viên;
Ban lãnh đạo có 3 thành viên; 1 giám đốc, 2 phó giám đốc.
Cơ cấu phòng ban của Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÍN DỤNG (KINH DOANH)
PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
TỔ
HÀNH CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo và PTNT Đông Sơn:
Mỗi phòng có một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng có cùng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn mỗi ngày một ổn định và vững chắc, đời sống nhân viên ngày càng được nâng cao.
Như vậy, với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng có trình độ, Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn chiếm lĩnh một thị trường đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp tạo niềm tin đối với khách hàng.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ chung của Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn là một chi nhánh cấp hai của NHNo&PTNT Việt Nam, do vậy mọi hoạt động của chi nhánh đều phải tuân thủ điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Theo quyết định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh cấp hai của NHNo&PTNT Việt Nam có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn;
- Cho vay;
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán ;
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
Các dịch vụ Ngân hàng khác bao gồm: thu phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két bạc, nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu các thương phiếu và các lo.....
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU TẠI NHNN&PTNT HUYỆN ĐÔNG SƠN
2.1. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn của NHTM là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung và quy mô của tín nói riêng, do vậy nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn sẽ có ưu thế trên thị trường.
Nếu nguồn vốn của NHTM lớn thì ngân hàng có thể thõa mãn tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng trên thị trường mà vẫn có đủ dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả thì ngân hàng có uy tín trên thị trường, cũng như giúp cho việc giữ vững giá trị đồng tiền, đảm bảo tình hình lưu thông tiền tệ ổn định. Ngược lại nếu nguồn vốn NHTM hạn hẹp thì quy mô cho vay của ngân hàng đó không thể lớn và lợi nhuận thu được sẽ ít, kết quả kinh doanh bị hạn chế,ngân hàng không có khả năng cạnh tranh và không có uy tín trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã tìm mọi biện pháp để nâng nguồn vốn đảm bảo cho sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Là Huyện nằm sát thành phố Thanh Hóa nên việc huy động vốn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác hệ thống. NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn vận dụng linh hoạt công cụ lãi suất với nhiều hình thức huy động vốn không kỳ hạn, các loại tiền gửi có kỳ hạn với nhiều loại kỳ hạn khác nhau,phát hành các loại giấy tờ có giá để thu hút khách hàng.
NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn duy trì hình thức tiết kiệm truyền thống bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo trên các thông tin đại chúng về tình hình tiết kiệm mới như : tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, sử dụng các biện pháp khuyến mại tặng quà cho khách hàng cho khách hàng. Giao chỉ tiêu cụ thể cho cán bộ công nhân viên trong từng bộ phận,phát động phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời cho các cá nhân,tổ chức có thành tích trong việc huy động vốn.
Từ những biện pháp trên cùng với sự nỗ lực của các cá nhân chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã đạt được những khả quan trong việc huy động vốn. Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
1.TG không kì hạn
48.439
39.4
50.158
31,3
51.473
28,6
2.TG có kì hạn < 12T
24.290
19,7
29.465
18,6
33.279
18,5
3. TG có kì hạn >12T
50.393
40,9
79.215
49,9
95.119
52,9
Tổng nguồn vốn huy động
123.122
100
158.838
100
179.871
100
Nguồn kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005_2007
Qua bảng số liệu trên ta có thể ngay được tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm từ 123.122 triệu đồng năm 2005 đến năm 2006 tăng lên 158.838 triệu đồng, tăng 35.716 triệu đồng, với tốc độ tăng 29%. Năm 2007 vốn huy động tiếp tục tăng lên là 179.871 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 21.033 triệu đồng.
Năm 2006, 2007 được xem là thành công của công tác huy động vốn của chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, ngân hàng đã đưa ra các hình thức dự thưởng, khuyến mãi làm tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng. Làm tăng tổng nguồn vốn huy động lên 179.871 triệu đồng năm 2007.
Ngoài ra một thành công nữa của ngân hàng cần đó là việc thay đổi tỷ trọng khai thác nguồn vốn từ dân cư. Về mặt tuyệt đối thì tất cả các nguồn vốn huy động đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên về tỷ trọng thì nguồn vốn kjông kỳ hạn có xu hướng giảm từ 39,4% năm 2005 xuống còn 28,6% năm 2007. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy ngân hàng đã thực sự chú ý vấn đề an toàn trong công tác sử dụng vốn. Bởi vì nguồn vốn không kỳ hạn mang lại lợi ích về mặt tài chính do lãi suất huy động thấp, tuy nhiên nó thường biến động thường xuyên gây khó khăn trong việc cân đối vốn và đảm bảo an toàn trong thanh toán. Và ngân hàng đã chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong dân cư. Cụ thể như sau:
- Nguồn vốn TG có kì hạn <12T tăng 8.989 triệu đồng; với tốc độ tăng 37%; chiếm 18,5% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2007.
- Nguồn vốn TG có kì hạn >12T tăng 44.726 triệu đồng, với tốc độ tăng 88.7%; chiếm 52,9% tổng nguồn vốn huy động năm 2007.
Điều này cho thấy chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã thực sự chú trọng đến công tác huy động vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kì hạn nên nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, làm tổng nguồn vốn huy động của NH tăng.
Tóm lại, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn khá cao, cơ cấu vốn huy dộng hợp lý. Với nguồn vốn huy động đạt được chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Đông Sơn đã đáp ứng phần lớn cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần điều hòa vốn, cho phép các đơn vị được vay vốn dài hạn, góp phần thúc đẩy họ đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất.
2.2. Tình hình sử dụng vốn
Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là đi vay để cho vay. Để thực hiện vai trò này NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã đưa ra phương châm chất lượng an toàn và hiệu quả, coi trọng chất lượng hơn là số lượng để thực hiện vai trò trung gian đi vay để cho vay, với mục tiêu hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã chỉ đạo cho cán bộ tín dụng bám sát cơ sở để tìm kiếm khách hàng làm ăn hiệu quả, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính lành mạnh. Đồng thời ngân hàng Đông Sơn thực hiện chiến lược khách hàng thông qua điều tra, phân loại hàng năm để tăng số lượng khách hàng và từng bước mở rộng cho vay. Mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng và dự án đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản suất kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc chọn phương án cho vay, mức vốn cho vay phù hợp với phương án, dự án kinh doanh của khách hàng.Tập trung cho vay vùng sản xuất vật liệu xây dựng và mở mang ngành nghề, cho vay để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Với chiến lược đó NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Vốn tín dụng của chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường giúp các cơ sở phát huy năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Để xem xét tình hình sử dụng vốn trong thời gian qua ta xem xét bang sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tổng dư nợ
181.336
100
198.838
100
256.073
100
1.Chovayngắn hạn
106.630
58,8
125.388
63
160.087
62,5
2.Cho vay trung và dài hạn
55.168
30,4
66.444
33,4
88.194
34,4
3.Dư nợ bằng vốn uỷ thác
19.538
10,8
7.006
3,6
7.792
3,1
Nguồn kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007
Qua biểu đồ ta thấy, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2006 đạt 125.388 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63%, tăng so với năm 2005 là17.502 triệu đồng với tốc độ tăng 16,4%. Sang năm 2007 đạt 160.087triệu đồng, chiếm 62,5%, tăng 34.699 triệu đồng so với năm 2006; với tốc độ tăng là 27,7%. Điều này chứng tỏ ngân hàng mới chỉ tập trung cho vay đối với các đơn vị thiếu vốn tạm thời mà chưa tập trung cho vay các dự án dài hạn đầu tư chiều sâu nhằm tạo điều kiện đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất cho các đơn vị. Cụ thể nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm tăng không đáng kể từ 55.168 triệu năm 2005 lên 88.194 triệu năm 2007, và chỉ chiếm 34,4% trong tổng dư nợ.
Bên cạnh đó chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông Sơn đã có những biện pháp thích hợp trong việc cho vay đối với từng thành phần kinh tế. Ngân hàng đã kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện chiến lược lợi nhuận của ngân hàng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước trong sự nghiệp đổi mới. Cơ cấu cho vay đối với từng thành phần kinh tế được áp dụng một cách linh hoạt tạo động lực phát triển cho kinh tế Huyện, điều này được thể hiện trong cơ cấu cho vay đối với từng thành phần kinh tế như sau:
Bảng 2.3: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
1. DNQD
0
0
0
0
0
0
2. DNNQD
99.122
54,8
116.377
58,6
155.641
60,8
3. Kinh tế tập thể (HTX)
7.219
3,9
9.191
4,6
4.358
1,7
4. Hộ sản xuất kinh doanh cá thể
74.995
41,3
73.270
36,8
96.074
37,5
Tổng dư nợ
181.336
100
198.838
100
256.073
100
Nguồn kết quả họat động kinh doanh 2005-2007
Thực hiện phương châm tạo mọi điều kiện tối đa để phục vụ cho sự nghiệp CNH_HĐH đất nước, trong những năm qua ngân hàng Đông Sơn đã tập trung chủ yếu cho vay các DNNQD và các hộ sản xuất kinh doanh, còn kinh tế tập thể (HTX) chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ( 1,7% năm 2007) trong tổng dư nợ . Trong đó xét về độ tăng tuyệt đối thì cả hai đối tượng trên đều tăng.Cụ thể: từ năm 2005_2007, dư nợ DNNQD tăng 56.519 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 60,8% trên tổng dư nợ. Còn dư nợ hộ sản xuất tăng 21.079 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,5% trong tổng dư nợ.
3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG SƠN
3.1. Thực trạng diễn biến dư nợ tín dụng hộ sản xuất – kinh doanh ở chi nhánh ngân hàng Đông sơn
Trong những năm qua chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Đông sơn đã từng bước chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầu tư theo hướng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, đáp ứng các nhu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đặc biệt là CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh việc cho vay đến các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như đáp ứng được xu hướng phát triển chung của các hộ, hình thành nên các hộ sản xuất hàng hoá, phát triển các hộ làng nghề, các trang trại,....nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo công ăn việc làm cho người dân. Để hiểu rõ được tình hình ta xem xét diễn biến dư nợ theo từng loại vay và đối tượng vay cụ thể như sau:
3.1.1. Kết quả dư nợ theo loại cho vay
Bảng 2.6: Bảng dư nợ theo loại vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
Tỷ trọng
%
Dư nợ
Tỷ trọng
%
Dư nợ
Tỷ trọng
%
I.TD toàn chi nhánh
181.336
100
198.838
100
256.073
100
II.TD hộ SX
Tổng cộng
74.995
100
73.270
100
96.074
100
-Ngắn hạn
30.547
40,7
32.863
44,9
48.724
50,7
-Trung, dài hạn
44.448
59,3
40.407
55,1
47.350
49,3
Tính đến năm 2007 dư nợ hộ sản xuất chiếm 37,5% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Trong đó qua bảng số liệu trên ta thấy tong 3 năm gần đây tín dụng hộ sản xuất đang có xu hướng giảm tỷ trọng đối với những đối tượng vay dài hạn, và tăng tỷ trọng đối với đối tượng vay ngắn hạn. Năm 2005 tín dụng nhắn hạn là 30.547 triệu đồng, chiếm 40,7% tỏng dư nợ hộ sản xuất, đến năm 2007 con số này là48.724 triệu đồng, chiếm 50,7% tổng dư nợ hộ sản xuất. Còn tín dụng cho vay dài hạn thì vẫn tăng về mặt tuyệt đối từ 44.448 trỉệu đồng năm 2005 lên 47.350 triệu đồng năm 2007, nhưng tỷ trọng lại giảm từ 59,3% năm 2005 xuống còn 49,3% năm 2007.
Điều này không có nghĩa là ngân hàng không chú trọng tới việc đầu tư một các phương án sản xuất kinh doanh dài hạn mà ở đây thay bằng việc cấp vốn cho cả một chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, ngân hàng đã có những thay đổi nhằm cung cấp vốn cho hộ trong từng giai đoạn của chu kỳ đó. Điều này đã chứng tỏ quan hệ giữa ngân hàng và các hộ ngày một tin tưởng, cởi mở và tốt đẹp hơn. Ngân hàng đã thực sự quan tâm đến hoạt động kinh doanh của hộ, đây cũng là mọt trong những nguyên nhân l;àm giảm tỷ lệ NQH của hộ.
3.1.2. Dư nợ HSX-CN phân theo đối tượng đầu tư
Theo phương châm da dạng hoá các loại hình cho vay, không nhét hết trứng vào một rổ, ngân hàng đã đầu tư cho vay tới nhiều loại hình hộ trên địa bàn huyện như hộ chuyên sản xuất nông nghiệp( họ trồng trọt, hộ chăn nuôi), hộ sản xuất thuỷ hải sản, hộ tiểu thủ công nghiệp, các hộ thương nghiệp, dịch vụ, các hộ làm trang trại...Cụ thể như sau:
Bảng 7: Dư nọ hộ sản xuất theo đối tượng vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL hộ
Dư nợ
Tỷ trọng
%
SL hộ
Dư nợ
Tỷ trọng
%
SL hộ
Dư nợ
Tỷ trọng %
- Ngành nông nghiệp
3.085
35.172
46,9
3.505
34.699
47,4
3.728
45.559
47,4
Trong đó: + Trồng trọt
11.339
15,2
1.243
10.525
14,4
1.363
12.860
13,4
+ Chăn nuôi
23.833
31,7
2.262
24.174
33,0
2.365
32.699
34,0
- Ngành lâm nghiệp
- Ngành thủy hải sản
145
1.649
2,2
168
1.464
2,0
185
1.640
1,7
-Trong đó:+ Khai thác
+ Nuôi trồng
145
1.649
2,2
168
1.464
2,0
185
1.640
1,7
+ Chế biến
- Ngành công nghiệp
- Xây dựng
166
2.998
4,0
176
3.326
4,5
178
4.635
4,8
- Tiểu thủ công nghiệp
1.812
12.449
16,6
1.900
12.490
17,0
1.942
17.933
18,7
- Làng nghề truyềnthống
- Thương nghiệp,dịch vụ
670
6.481
8,6
715
6.510
8,9
746
8.224
8,6
- Ngành khác
700
16.246
21,7
763
14.781
20,2
808
18.083
18,8
Tổng cộng
6.578
74.995
100
7.227
73.270
100
7.587
96.074
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dụng hộ sản xuất – kinh doanh năm 2005-2007
Qua bảng số liệu trên ta thấy xét về mặt tuyệt đối thì dư nợ của tất cả các đối tượng hộ đều có xu hướng tăng. Như : dư nợ đối tượng hộ sản xuất trong ngành nông nghiệp tăng từ 35.72 triệu đồng năm 2005 lên 45.559 triệu đồng năm 2007; đối tượng hộ sản xuất trong lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ cũng tăng từ 6.481 triệu đồng năm 2005 lên 8.224 triệu đồng năm 2007; và tăng nhanh nhất về mặt tuyệt đối phải kể đến các hộ tiểu thủ công nghiệp, tăng từ 12.449 triệu đồng năm 2005 lên thành 17.933 triệu đồng năm 2007.
Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng dư nợ thì tỷ trọng dư nợ các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp gần như không thay đổi vẫn ở mức khá cao khoảng trên 47% tổng dư nợ, nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt, và với xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 31,7% năm 2005 lên 34% năm 2007, và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 15,2% năm 2005 xuống còn 13,4% năm 2007 theo đúng xu hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp. còn tỷ trọng dư nợ của các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng và tiểu thủ công nghiệp đều có xu hướng tăng nhẹ từ 16,6% trong tổng dư nợ hộ sản xuất năm 2005 lên 18,7% năm 2007, trong khi các thành phần khác hầu như không đổi.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì Đông sơn là huyện dồi dào tài nguyên khoáng sản từ đá và đất cho nên đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nghề khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Ngoài ra khi kể đến tín dụng cho vay đối tượng hộ sản xuất kinh doanh tai chi nhánh ngân hàng Đông sơn ta phải kể đến tín dụng trang trại. Hiện nay tổng số trang trại trên địa bàn huyện là khoảng 90 trang trại và chủ yếu là trang trại chăn nuôi và trang trại kết hợp. Trong đó số trang trại chăn nuôi là 19 trang trại, với diện tích bình quân một trang trại là 1,1 ha và chủ yếu là nuôi lợn, trâu bò. Số trang trại chăn nuôi có quan hệ vay vốn với ngân hàng mới chỉ có 1 trang trai với số vốn vay là 200 triệu đồng và dư nợ tính đến ngày 31/12/2007 là 40 triệu đồng. Còn số trang trại kết hợp là 71 trang trại, với diện tích bình quân 1,4ha. Số trang trại có quan hệ vay vốn của ngân hàng là 13 trang trại với tổng số vốn vay 680 triệu đồng và dư nợ hiện nay là 402 triệu đồng. Đây vẫn còn là những con số khá khiêm tốn trong xu hướng phát triển của nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Điều này một phần là do ảnh hưởng của việc giá cả sản phẩm chăn nuoi giảm mạnh, trong khi thức ăn chăn nuôi tăng cao, thêm vào đó là dịch bệnh gia súc, gia cầm như dích lợn tai xanh đang hoành hành trên địa bàn huyện, gây tâm lý lo lắng cho người dân làm họ không mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất.
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh ngân hàng Đông Sơn
Như phân tích ở trên chất lượng tín dụng hộ sản xuất ngày một được cải thiện và đạt được nhiều kết quả dấng mừng. Tỷ lệ nợ xấu(NQH) của kinh tế hộ sản xuất giảm đáng kể trong vòng 3 năm qua, từ 1.150 triệu, chiếm 33,6% tổng NQH năm 2005 xuống còn 586 triệu, chiếm 10,5% tổng NQH năm 2007. Trong đó tỷ lệ NQH theo từng loại vay, từng đối tượng vay cụ thể như sau:
3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại vay
Tuỳ thuộc thời gian vay ngắn hay dài mà dư nợ khác nhau và do đó tỷ lệ NQH cũng khác nhau.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
NQH
Tỷ trọng
%
NQH
Tỷ trọng
%
NQH
Tỷ trọng
%
Tổng NQH hộ
1.150
100
785
100
586
100
Ngắn hạn
497
43,2
316
40,2
232
39,6
Trung,dài hạn
653
56,8
469
59,8
354
60,4
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 2005-2007
Như vậy theo đối tượng vay ta thấy tỷ lệ NQH giảm về mặt tuyệt đối đối với cả 2 đối tượng trên. Tỷ lệ NQH ngắn hạn giảm từ 1.150 triệu đồng, năm 2005 xuống còn 316 triệu đồng năm 2006 với tốc độ giảm là 15,7% và còn 232 triệu đồng năm 2007, với tốc độ giảm là 26,6%. Còn tỷ lệ NQH trung và dài hạn cũng giảm từ 653 triệu năm 2005 xuống còn 354 triệu năm 2007.
Về mặt tỷ trọng ta thấy như phân tích ở phần trên thì dư nợ ngắn hạn của hộ có xu hướng tăng, tuy nhiên không phải vì thế mà NQH của nó cũng tăng mà theo như kết quả trên ta thấy điều hoàn toàn ngược lại. Tức là tỷ trọng NQH đối tượng ngắn hạn hộ sản xuất ngày càng giảm trong tổng NQH. Cụ thể từ 43,2% năm 2005 xuống còn 39,6% năm 2007. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự đúng đắn trong việc thay đổi hình thức cấp vốn từ cấp một lần cho cả chu kỳ sản xuất dài sang cấp vốn cho từng giai đoạn trong chu kỳ sản xuất đó. Còn NQH theo nhóm trung và dài hạn thì có xu hướng tăng về mặt tỷ trọng nhưng không đáng kể.
3.2.2.Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo đối tượng vay
Theo đối tượng vay thì hộ sản xuất chia thành nhiều loại như trong phần dư nợ
Bảng 2.9: NQH theo đối tượng vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
NQH
NQH
tổng dư nợ
Dư nợ
NQH
NQH
tổng dư nợ
Dư nợ
NQH
NQH
tổng dư nợ
Ngành nông nghiệp
35.172
529
1,5
34.699
368
1,06
45.559
276
0,61
Ngành thuỷ sản
1.649
36
2,1
1.464
16
1,09
1.640
10
0.61
Xây dựng
2.998
138
4,6
3.326
36
1,08
4.635
28
0.6
Tiểu thủ công nghiệp
12.449
191
1,53
12.490
133
1,06
17.933
110
0.61
Thương nghiệp, DV
6.481
99
1.53
6.510
70
1,07
8.224
50
0.61
Ngành khác
16.246
157
0.97
14.781
162
1,09
18.083
112
0.62
Tổng
74.995
1.150
1.53
73.270
785
1.07
96.074
586
0.61
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 2005-2007
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ NQH trong 3 năm qua của hộ nói chung và từng đối tượng vay nói riêng đều giảm đáng kể về mặt tuyệt đối cũng như về tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ. Tổng NQH năm 2005 của hộ sản xuất nói chung là 1.150 triệu đồng đến năm 2007 là 586 triệu đồng, giảm 564 triệu đồng. Kết quả này có được là nhờ việc giảm NQH của tất cả các lĩnh vực. Trong đó giảm nhiều nhất phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. năm 2005 NQH là 529 triệu đồng đến năm 2007 còn lại là 276 triệu đồng, giảm 253 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng năm 2005 NQH là 138 triệu đồng, đến năm 2007 con số đó chỉ còn lại là 28 triệu đồng.
Không những thế tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của các hộ cũng giảm đáng kể, từ 1,53% năm 2005 xuống còn 0,61% năm 2007, trong đó tỷ lệ giảm nhiều nhất phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng, năm 2005 tỷ lệ này là 4,6% đến năm 2007 còn lại là 0,61%.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng thì việc thu hồi vốn thường diễn ra sau khi hoàn thành xong một giai đoạn cụ thể của công trình, nên nhiều khi không trả nợ theo đúng hạn đã cam kết với ngân hàng được, nên để tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng những hộ này thường trả ngay sau khi có tiền. Vì vây nợ của họ thường ở mức nợ xấu nhóm 2 và vẫn tạo được tâm lý an tâm cho ngân hàng khi cho vay.
3.3. Những mặt đạt được; những tồn tại và nguyên nhân của chúng trong công tác tín dụng nói chung và đối tượng hộ sản xuất nói riêng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Đông Sơn
3.3.1. Những mặt đạt được
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, vững chắc, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện điều tra kinh tế địa phương, phân loại khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng .Thực hiện nghiêm quy trình tín dụng : từ thẩm định cho vay, xét duyệt cho vay, xử lý nợ vay. Ưu tiên vốn cho vay hộ sản xuất, xuất khẩu lao động, hộ làm kinh tế trang trại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng tín dụng khá hơn, nợ xấu cao hơn nhưng dưới mức quy định, phản ảnh thực chất lượng tín dụng.
Phân công lãnh đạo chỉ đạo tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất, củng cố và phát triển tổ vay vốn, triển khai cho vay đến 20 triệu, 30 triệu không phải đảm bảo bằng tài sản, dư nợ hộ sản xuất tăng khá vào 6 tháng cuối năm, NQH hộ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng NQH. Việc hnhf thành và phát triển tổ vay vốn tại địa phương đã nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất một cách đáng kể. Cụ thể:
Thực hiện cho vay qua tổ theo phương án 01/LN, tại NHNo&PTNT huyện Đông sơn đã kết hợp với ban chỉ đạo huyện tổ chức đánh giá tình hình hoạt động của tổ vay vốn liên hệ những việc đã làm được, chưa làm được từ đó triển khai củng cố tất cả các tổ vay vốn trên địa bàn huyện, đến nay các xã đều đã thành lập các tổ vay vốn theo địa bàn thôn xóm, tất cả các hộ vay vốn đến 20 triệu đều tự nguyện vào tổ. Hàng tháng, mỗi xã thực hiện giải ngân, thu lãi vào một ngày cố định trong tháng tại Uỷ ban nhân dân xã. Mỗi buổi giải ngân là một buổi họp giao ban giữa các tổ trưởng tổ vay vốn, ban chỉ đạo xã và cán bộ tín dụng ngân hàng. Thực hiện đúng quy trình cho vay qua tổ, các hộ có nhu cầu vay vốn chỉ cần đăng ký vào sổ vay vốn tại nhà tổ trưởng, mọi thủ tục hồ sơ đều được hướng dẫn tại tổ.
Và kết quả đạt được rất khả quan. Về chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao,vốn vay có hiệu quả nên nợ quá hạn giảm 0,64% năm 2006 là 0,76% ,năm 2007 chỉ còn là 0,10% trên dư nợ tổ. Còn chất lượng hoạt động của tổ vay vốn cũng được nâng lên rõ rệt.6 tháng đầu năm còn 34/ 179 tổ xếp loại C, chỉ có 96/ 179 xếp loại A nhưng đến 31/12/2007 đã có 157/179 tổ xếp loại A, 22 tổ xếp loại B và không có tổ xếp loại C. Như vậy tổ loại A tăng 61 tổ, tổ loại B giảm 27 tổ, tổ loại C giảm 34 tổ so 6 tháng đầu năm.
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Giao trách nhiệm phân nhóm nợ định lượng cho kế toán, định tính cho tín dụng. Hàng tháng tiến hành phân tích nợ, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng bám sát nguồn thu của đơn vị, cá nhân để thu nợ.Đồng thời bám sát kết quả hoạt động kinh doanh của hộ và cấp vốn theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, không những kích thích hộ mạnh dạn mở rộng sản xuất mà còn kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
3.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
Dư nợ xấu các doanh nghiệp đang còn cao, việc phân tích tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33451.doc