Luận văn Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm ngân sách, chức năng, vai trò của ngân sách

1.1. Khái niệm NSNN và phân loại thu NSNN

1.2. Chức năng của thu ngân sách nhà nước

1.2.1 Chức năng phân bổ nguồn lực

1.2.2 Chức năng phân phối lại thu nhập

1.3 Vai trò của NSNN

2. Các nhân tố tác động đến Thu ngân sách

2.1. Thực trạng của nền kinh tế

2.2. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu NSNN

2.3. Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách

II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Khái quát quá trình xây dựng Luật ngân sách

2. Các quy định hiện hành trong lĩnh vực thu ngân sách

2.1 Luật ngân sách 2002

2.1.1 Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương

2.1.2 Phân cấp quản lý thu ngân sách

2.2 Tổ chức bộ máy thu và phân cấp quản lý thu ngân sách của thành phố Hà Nội

2.3 Một số Luật Thuế hiện hành

2.3.1 Luật thuế GTGT

2.3.2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

2.3.3 Thuế xuất nhập khẩu

2.3.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.5 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

2.4. Phí và lệ phí

Chương II: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2001-2005 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Kinh tế Thủ đô chia theo ngành kinh tế

2. Kinh tế Thủ đô chia theo thành phần kinh tế

II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Đánh giá tổng quát kết quả thu ngân sách 2001-2005

2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng khoản mục

3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo sắc thuế

4. Kết quả phân cấp thu ngân sách thành phố giai đoạn qua

5. Đánh giá chung lại tình hình thu NS giai đoạn qua, tổng hợp tồn tại và nguyên nhân chính

III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU CỦA HÀ NỘI

1. Nhân tố tăng trưởng kinh tế

2. Nhân tố cơ chế, chính sách

3. Nhân tố tổ chức thực hiện thu

Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ, NHỮNG QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển của Hà Nội

2. Kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH

1. Nuôi dưỡng nguồn thu

2. Kiện toàn hệ thống cơ chế, chính sách thu ngân sách

3. Các biện pháp hành thu nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu thuế hiệu quả, trong sạch

3.1 Xây dựng bộ máy hành thu tinh giản, hiệu quả

3.2 Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu

3.3 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

3.4 Tăng cường biện pháp quản lý đối tượng chịu thuế

3.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thuế

3.6 Các biện pháp quản lý con người, phòng chống tiêu cực trong công tác hành thu NSNN trên địa bàn

 

KẾT LUẬN

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu tăng mạnh, đạt 3042.96 tỷ đồng, tương đương mức tăng 34,9% so với năm 2001. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 10,92%. Sở dĩ có sự tăng đột biến về thu này là do những thay đổi về cơ chế chính sách thu, làm phát sinh những khoản thu mới cho thành phố (từ năm 2002, một số đơn vị hạch toán toàn ngành chuyển về thu tại Hà Nội, là khoản thu nộp 100% NSNN: Tổng công ty đường sắt, Hãng hàng không quốc gia…). Năm 2003, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn 2 năm trước, 11,11%. Có thể nói, việc Hà Nội ráo riết chuẩn bị chào mừng SEAGAME 22 tổ chức tại Thủ đô đã là một cú hích phát triển kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc chiến tranh Irac và dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), cùng nhiều nguyên nhân khác, thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt mức tăng 1096.33 tỷ đồng, tương đương 9,32%, chỉ bằng hơn 1/3 mức tăng năm 2002. Năm 2004, kinh tế Thủ đô tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn những năm trước, 12,59%, chấm dứt được dịch SARS tạo điều kiện phát triển các ngành hàng không du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn,... Mặc dù vậy, do phải đối diện với dịch cúm gia cầm, giá cả tăng tới 8,88% nên theo giá so sánh, thu ngân sách chỉ tăng 2064,3 tỷ đồng, đạt 16,05%, mức tăng chưa bằng năm 2002, nhưng đây cũng là một thành tích rất tốt. Bên cạnh điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, năm 2004 cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật ngân sách sửa đổi, năm có nhiều thay đổi trong lĩnh vực Thuế (các quy định mới về sắc thuế VAT, TNDN, quy định về mặt hàng XNK),... nên các khoản thu ngân sách có những biến động nhất định, có khoản thu tăng, có khoản thu giảm, kết quả chung vẫn là thu ngân sách trên địa bàn đạt mức tăng cao. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,62%, giảm nhẹ so với năm 2004. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Thành phố Hà Nội đã phải đối diện với nhiều khó khăn mới phát sinh như thời tiết hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, giá cả nhiều mặt hàng quan trọng tăng cao (chỉ số giá tăng 9,46%) ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và công tác thu ngân sách. Vì thế, kết quả thu ngân sách theo giá so sánh chỉ tăng 852,98 tỷ đồng tức 5,72%. Dưới đây là những thống kê về số thu ngân sách 5 năm qua: Bảng 3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn Hà Nội 2001-2005 (giá so sánh) Đơn vị: Tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu NSNN trên địa bàn 8718.97 11780.8 12861.8 14923.8 15783.2 Tốc độ tăng 0.23% 34.90% 9.32% 16.05% 5,72% Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm Nhìn chung 5 năm vừa qua thu ngân sách có rất nhiều biến động do nhiều nguyên nhân. Có những năm thu ngân sách tăng rất cao, cũng có những năm rất thấp. Ví dụ năm 2002 và 2005, đặc biệt là 2002, tốc độ tăng thu rất cao, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, có những năm như 2001 và 2003, tốc độ tăng thu ngân sách lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân sách Nguyên nhân sự biến động này ngoài yếu tố kinh tế, còn do trong những năm qua đã có khá nhiều thay đổi về cơ chế chính sách thu, nhằm hoàn thiện và đi vào ổn định trong những năm hội nhập sắp tới. Chính vì vậy, nếu loại bỏ sự tác động của các cơ chế chính sách, thì thu ngân sách thành phố giai đoạn qua không thể đạt được con số bình quân 13,24%/năm như hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa, thực chất công tác thu ngân sách còn chưa đúng với tiềm năng (tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt trung bình 11,3%). 2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo từng khoản mục Trong nghiên cứu về mức thu ngân sách, thông thường chúng ta rất quan tâm đến tỷ lệ động viên từ GDP vào NSNN, đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu các nguồn thu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu công tác thu ngân sách của thành phố Hà Nội, do giới hạn phạm vi lãnh thổ không đồng nhất với giới hạn các nguồn thu. Ví dụ, nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước tuy không nằm trên địa bàn Hà Nội, cũng có nghĩa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó không được tính vào GDP thành phố, nhưng lại đóng thuế trên địa bàn, do vậy là một nguồn thu của ngân sách nhà nước. Vì thế, luận văn không lấy tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách để đánh giá công tác thu. Tính hợp lý trong cơ cấu nguồn thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quan điểm giải quyết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng, định hướng khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực,... do vậy luận văn không đi sâu nghiên cứu cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn, mà chỉ xem xét cơ cấu nguồn thu trên một số khoản mục trong mối quan hệ với cơ cấu GDP của thành phố. Ở phần trên, luận văn đã khái quát tình hình thu ngân sách trong giai đoạn 2001-2005, trong phần này, luận văn sẽ phân tích từng năm thực hiện ngân sách theo từng khoản mục thu, từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động trong từng lĩnh vực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn chia theo nguồn bao gồm thu nội địa (trừ dầu thô), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô (là khoản thu đặc biệt của NSNN, nộp 100% vào NSTƯ). Thu nội địa bao gồm: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (thu từ DNNN trung ương, DNNN địa phương, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài nhà nước); thu từ nhà và đất; thu từ phí, lệ phí; và các khoản thu khác như sổ xố kiến thiết, sự nghiệp,... Bảng 4: Kết quả thu NS trên địa bàn Hà Nội theo từng khoản mục Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân Tổng 8719.9 11782.2 12862.9 14924.2 14640.2 12585.9 I. Thu từ XNK 1094.0 1587.6 1689.0 1924.0 1443.3 1547.6 II. Thu nội địa 7625.0 10193.2 10310.1 11758.2 12073.2 10392 Thu từ hoạt động SXKD 5341.4 7198.9 7485.3 8192.9 8706.7 7385.0 Thu từ nhà và đất 290.6 372.2 765.8 1301.7 1222.2 790.5 Thu từ phí, lệ phí 560.2 955.9 942.9 1143.5 1128.9 946.3 Thu nội địa khác 2283.4 1666.2 1116.1 1120.2 1015.5 1440.3 III. Thu từ dầu thô 862.7 1241.6 1020.6 625.0 Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm Thu nội địa trong 5 năm qua vẫn là khoản thu cơ bản của NSNN trên địa bàn, số thu đạt bình quân 10392 tỷ đồng, tăng 86,68% so với giai đoạn 1996-2000, với tốc độ tăng hàng năm 12,68%, ít biến động và là nguồn thu cơ bản, có tính chất bền vững. Thu nội địa bao gồm các khoản: thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ phí và lệ phí, thu từ nhà và đất, và nhiều khoản thu khác. Mỗi khoản thu có những đặc điểm, tính chất khác nhau, nên việc quản lý, thực hiện công tác thu đối với mỗi khoản cũng có những đặc trưng riêng. Trong các khoản thu đó, thu từ hoạt động sản xuất được xem như quan trọng nhất và gắn với sự phát triển kinh tế. Hình dưới đây cho thấy cơ cấu thu NSNN trên địa bàn. Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm - Thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu 5 năm qua đạt 7737,9 tỷ đồng, trung bình mỗi năm thu 1547,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng thu ngân sách. Khoản thu từ xuất nhập khẩu là tương đối lớn, đặc biệt đối với một nước có kim ngạch xuất khẩu cao như Việt Nam. Mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng và là khoản thu không hề nhỏ, nhưng đây là khoản thu chịu biến động lớn của giá cả quốc tế. Những năm qua giá cả thế giới biến động mạnh do sự tác động của chiến tranh Trung Đông, (chiến tranh Irac, sự đối đầu của các phe đối lập trong đó có Mỹ và các nước xuất khẩu dầu mỏ như Iran, Irac...). Điều đó lý giải một phần vì sao thu từ xuất nhập khẩu 5 năm qua mặc dù đạt tốc độ tăng bình quân 6,1%/năm mà năm 2001 và 2005 thu từ khu vực này giảm và do vậy không tương xứng với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 19%, tăng kim ngạch nhập khẩu 18%. Bên cạnh lý do khách quan là sự biến động của giá cả quốc tế, có thể thấy, ngành Hải quan trong những năm vừa qua mặc dù đã có nhiều cố gắng vẫn chưa hoàn thành tốt công việc. Nạn buôn lậu vẫn diễn ra thường xuyên và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt, trong 5 năm qua, ngành Hải quan cũng đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính trong khâu làm thủ tục, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Nhìn chung có thể đánh giá thu từ xuất nhập khẩu 5 năm qua đạt khá. - Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đặt trong mối tương quan với tình hình tăng trưởng kinh tế của từng thành phần kinh tế bao gồm: Thu từ DNNN, thu từ DN ngoài nhà nước, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là khoản thu chiếm tới gần 60% tổng thu NSNN trên địa bàn, là nguồn thu lớn nhất gắn liền với tình hình phát triển kinh tế, và là nguồn thu bền vững, lâu dài có thể nuôi dưỡng được. Hà Nội tập trung số lớn các doanh nghiệp, thuộc nhiều thành phần, dưới nhiều hình thức tổ chức, với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Hiện nay, trên địa bàn có 585 DNNN do trung ương quản lý, 222 DNNN do địa phương quản lý; gần 30000 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong giai đoạn qua, tổng thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 36925 tỷ đồng, bằng gần 2 lần giai đoạn trước, chiếm 58,68% tổng thu NSNN trên địa bàn. Một số bảng biểu sau đây sẽ khái quát tình hình thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 5: Thu NSNN trên địa bàn từ hoạt động sản xuất kinh doanh (giá 1994) Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu từ HĐ SXKD (Tổng) 5341,4 7198.9 7485,3 8192,9 8706,7 Thu từ DNNN Trong đó: Từ DNNN TƯ Từ DNNN DP 4373,9 4163,8 210,2 6023,3 5842,3 180,9 6037,0 5837,2 199,7 5821,3 5637,3 184,0 6823,1 6610,8 212,3 Thu từ DN có vồn đầu tư nước ngoài 619,1 779,8 904,6 1702,0 1722,6 Thu từ DN ngoài nhà nước 348,4 395,8 543,8 669,6 840,2 Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm Bảng 6: Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị % 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu từ HĐ SXKD 7,98 34.77 3.98 9.45 11.56 Thu từ DNNN Trong đó: Từ DNNN TƯ Từ DNNN DP 6,29 11,06 40,31 -14 -0,9 10,38 -3,5 -7,9 17,27 15,36 Thu từ DN có vồn đầu tư nước ngoài 15,41 25,96 11 88,2 1,21 Thu từ DN ngoài NN 14,8 13,62 37,38 23,13 25,48 Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm Những số liệu cả tuyệt đối và tương đối các khoản thu trình bày trong 2 bảng trên kết hợp với tương quan về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của các thành phần kinh tế trong bảng dưới đây sẽ giúp ta phần nào so sánh kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn với tiềm năng phát triển của nền kinh tế. Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa theo thành phần kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 10.02% 12.04% 11.10% 11.12% 11.30% DNNN 14.92% 9.28% 12.12% 11.00% 10.16% Trong đó: DNNN TƯ 15.87% 11.19% 11.13% 11.07% 10.31% DNNN ĐP 8.83% -3.78% 19.97% 10.49% 8.98% DN ngoài NN 9.69% 15.80% 15.27% 11.32% 11.93% DN có VĐT nước ngoài -0.21% 3.87% 17.47% 14.71% 14.27% Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê Hà Nội Theo những số liệu trên, có thể nhận định khái quát công tác thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung chưa đạt tiềm năng thu. Đối với từng thành phần kinh tế kết quả thu có khác nhau, cụ thể: + Thu từ DNNN 5 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,07%, tổng thu khu vực này đạt 29078,6 tỷ đồng (giá so sánh), tuy nhiên mức biến động cao do có nhiều thay đổi về cơ chế chính sách thu, do tác động của xu hướng hội nhập và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2001, thu DNNN TƯ đạt 4164 tỷ đồng chỉ tăng 6,29% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP khu vực này đạt 10,52%. Nguyên nhân là do các DNNN TƯ có cơ chế hạch toán theo ngành dọc, mỗi doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm (%) thu nộp tại Hà Nội riêng. Thu từ DNNN ĐP tăng trên 11% nhờ hoạt động của các DN nhìn chung là có hiệu quả. Năm 2002, năm đầu tiên thực hiện cơ chế hạch toán mới, nhà nước chuyển một số doanh nghiệp như Hàng không Việt Nam, đường sắt,... về thu trên địa bàn Hà Nội. Bởi vậy, thu từ DNNN TƯ đạt 5842,3 tỷ đồng, tăng tới 40,31%. Tuy nhiên con số này cũng không phản ánh được kết quả công tác thu, nộp ngân sách, bởi số thu tăng lên do các đơn vị hạch toán toàn ngành không phải do nỗ lực thu của thành phố mang lại, thêm vào đó, số thu tăng cao còn che khuất thực trạng công tác hành thu. Ngược lại thu từ DNNN ĐP lại giảm mạnh (-14%), GDP khu vực này chỉ tăng có 0,27% do nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp, giải thể một số DN làm ăn thua lỗ. Năm 2003, mặc dù kinh tế nhà nước trung ương tăng trưởng khá 10,17%, nhưng số thu khu vực này giảm nhẹ 0,9%. Nguyên nhân chủ yếu là một số khoản thu giảm do: thu từ Tổng công ty Điện lực giảm 290 tỷ đồng vì cơ chế hạch toán khấu hao cơ bản theo thời gian tối thiểu, thu từ Tổng công ty Hàng không giảm 241 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch SARS, thu từ Tổng công ty Bưu chính viễn thông giảm 465 tỷ đồng do thực hiện lộ trình giảm giá cước dịch vụ, Ngân hàng nhà nước làm ăn thua lỗ, chênh lệch thu chi hụt 607,9 tỷ đồng. Năm 2003 Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, thành phố cũng có các chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp nên số thu chỉ tăng trên 10% trong khi GDP khu vực này tăng tới 16,74% trong năm qua. Năm 2004, năm đầu tiên thực hiện Luật ngân sách mới, Luật Thuế sửa đổi bổ sung một số cơ chế thu nộp ngân sách mới (giảm thuế suất cho DNNN, thay đổi % số nộp tại Hà Nội của Tổng công ty Bưu chính viễn thông) làm thu ngân sách từ khu vực này giảm mạnh. Đặc biệt do quá trình cổ phần hóa DNNN khiến số đối tượng thu nộp ngân sách khu vực này cũng giảm mạnh (năm 2004 có 132 DNNN tiến hành cổ phần hóa). Bên cạnh đó, giá cả thị trường tăng cao đột biến, lợi nhuận giảm các DN giảm, chỉ số giá tiêu dùng cao (tăng 8,8%). Kết quả thu ngân sách (giá so sánh) đạt 5637,3 tỷ đồng, giảm 3,5%. Do rất nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách thu, những khó khăn khách quan, nên mặc dù thu NSNN từ DNNN TƯ giảm 3,5% công tác thu vẫn thực hiện khá tốt và vượt mức dự toán. Thu từ DNNN ĐP đạt 184 tỷ đồng giảm 7,9% mặc dù giá trị sản xuất tăng 15,7%, GDP tăng trên 10%. Quá trình cổ phần hóa tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm 2004, Thành phố đã chuyển 58 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần cũng làm giảm số đối tượng thu khu vực này. Năm 2005, thu từ DNNN TƯ đạt 6611 tỷ đồng, tăng 17,27%; từ DNNN ĐP đạt 212 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 15,36%. Mặc dù chịu tác động trực tiếp của giá xăng dầu thế giới làm chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng đột biến; một số doanh nghiệp thực hiện lộ trình giảm giá dịch vụ (bưu chính, viễn thông, hàng không...) nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn đạt trên 10%. Sản xuất công nghiệp địa phương cũng tăng 14,5%, GDP tăng trên 10% đóng góp vào ngân sách tăng trên 15%. Đó là nhờ các DNNN được sắp xếp lại, chuyển hướng hoạt động kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Như vậy, thu từ các DNNN phụ thuộc rất lớn vào một số Tổng công ty Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội (Điện lực, đường sắt, hàng không,...). Bằng chứng là khi có những thay đổi hoặc chính sách liên quan đến các Tổng công ty này lập tức kết quả thu ngân sách thay đổi cùng chiều ngay. Thực chất, sự biến động số thu từ khu vực DNNN không phản ánh nhiều năng lực thu của thành phố Hà Nội. Cũng phải nói thêm rằng, do là những công ty lớn của Nhà nước, việc hoạt động kinh doanh tuy không đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng nghĩa vụ đóng thuế của khu vực này được thực hiện tương đối tốt. + Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm vừa qua đạt mức tăng trưởng cao (29,35%), tăng từ 619 tỷ đồng năm 2001 lên đến 1722,6 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh) gần gấp 3 lần. Cùng với quá trình mở cửa, số đối tượng nộp ngân sách đã tăng 112% so với năm 2000 (bằng 2,12 lần), số thu hàng năm đều vượt mức dự toán, nâng tổng số đóng góp vào Tổng thu NSNN từ 6,16% năm 2001 lên 10,91% năm 2005. Là khu vực có sự tham gia của đối tác nước ngoài, các DN có ý thức thực hiện nộp thuế tốt, công tác thu được triển khai khá thành công, ít tiêu cực. Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với NSNN trên địa bàn nói riêng và toàn quốc nói chung. Tốc độ phát triển của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua cũng đạt nhiều thành tựu, tăng trưởng bình quân 12,8%/năm (giá so sánh). Năm 2001 nhìn chung các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động khôn mấy hiẹu quả, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0.21%, bởi vậy số thu chỉ tăng 15,41%. Đến năm 2002, khi các DN hoạt động bình thường trở lại, tốc độ tăng trưởng đạt 3,87% thì số thu ngân sách đã đạt mức tăng tới 25,96%, đạt 779,8 tỷ đồng. Năm 2003, số thu lại tăng lên 904,6 tỷ đồng, tăng 11%. So với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 17,47%, tăng thu còn chưa tương xứng. Nguyên nhân là năm 2003, dịch SARS hoành hành khiến nhiều DN trên địa bàn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Có 16 DN mới thành lập trong năm cùng nhiều DN còn trong thời hạn được miễn giảm thuế cũng làm giảm nguồn thu. Sự phát triển của khu vực này tập trung vào 22 DN lớn có ý thức chấp hành luật cao nên công tác thu cũng thực hiện tốt. Năm 2004 là năm rực rỡ của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mức tăng trưởng 14.71%, và khá ổn định, có 24 DN mới thành lập. Thu ngân sách từ khu vực này đạt rất cao, 1702 tỷ đồng, tăng 88,2%. Sở dĩ số thu tăng cao như vậy là do Thành phố đã có những cải cách hành chính tích cực, cấp phép cho nhiều dự án đầu tư, bên cạnh đó, nhiều DN trong năm nay đã hết hạn miễn giảm thuế, và tiến hành tốt việc kê khai và nộp ngân sách. Năm 2005, kinh tế khu vực này tiếp tục phát triển với tốc độ cao 14.27%. Thu từ khu vực này vẫn duy trì được mức thu cao, xong chỉ đạt tốc độ tăng 1,21% theo giá 1994 do năm 2005, giá cả tăng cao đột biến. Nhìn chung, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Công tác thu ngân sách khu vực này cũng thực hiện khá tốt. Ý thức chấp hành luật thuế của các DN cao, cộng thêm việc phát triển kinh doanh trong khu vực khá tập trung (22 DN chiếm 88% GDP khu vực này) nên công tác thu có nhiều thuận lợi. Chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính, thủ tục thuế là điều kiện thuận lợi phát triển nguồn thu khu vực này. + Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 5 năm qua đạt mức tăng trưởng cao 22,88%, nâng tỷ trọng đóng góp cho NSNN trên địa bàn từ 4% năm 2001 lên 5,32% năm 2005. Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 được ban hành, Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn 2001-2005 với dấu ấn đặc biệt của khu vực DN ngoài quốc doanh hay doanh nghiệp tư nhân. Đóng góp của khu vực này trong GDP nước ta đã lên tới gần 50% (ở Hà Nội, đóng góp của khu vực này là 20-22%). Trong 5 năm vừa qua, cùng với việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, sự thông thoáng của hệ thống chính sách pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh phát triển. Số DN trên địa bàn đã tăng từ 8796 năm 2001 lên đến 28588 trong năm 2005, gấp gần 7 lần so với năm 2000. Là khu vực chiếm tới 20-22% GDP, nhưng số thu đóng góp vào NSNN chỉ chiếm trên dưới 5%, đây là khoản thu lớn, giàu tiềm năng, và là khu vực mà công tác thu gặp nhiều khó khăn nhất. Năm 2001, thu NSNN trên địa bàn từ khu vực dân doanh đạt 248,4 tỷ đồng tăng 14.8% so với năm 2000, đóng góp 4% vào tổng thu ngân sách. Trong năm thứ hai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đã có 8769 DN trên địa bàn, tăng 49% so với năm 2000, tốc độ phát triển kinh tế khu vực này đạt 9,69%. Với số lượng lớn, lại thêm quy mô sản xuất còn nhỏ, việc quản lý thu thuế đối với thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm, Cục Thuế Hà Nội đã chuyển hơn 2000 doanh nghiệp về các Chi cục Thuế quận huyện quản lý, nhờ đó số thu đã vượt mức dự toán. Năm 2002, kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng khá, đạt 15,8%, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp đạt mức tăng trưởng cao trên 30%. Thu ngân sách đạt 395,8 tỷ đồng, tăng 13,62%. Có thể thấy, mức tăng thu ngân sách chưa bằng mức tăng trưởng kinh tế của khu vực này, chứng tỏ công tác quản lý thu còn nhiều hạn chế. Trong năm 2002, thành phố tiếp tục phân cấp quản lý thu, chuyển 1993 doanh nghiệp có số thu ổn định về các quận huyện quản lý, nâng cao được hiệu quả thu. Năm 2003, kinh tế tư nhân đạt mức tăng trưởng cao 15.27%, tốc độ tăng thu đạt 543,8 tỷ đồng, tăng kỷ lục 37,38%. Có thể thấy, có thể thấy công tác quản lý thu đã có nhiều chuyển biến, nhưng tốc độ tăng thu cao cũng phản ánh tiềm năng lớn còn chưa khai thác hết. Một thực tế là tình trạng gian lận thương mại và trốn thuế ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, thành phố cũng không theo kịp tốc độ phát triển nhanh của số lượng lớn các doanh nghiệp, việc điều chỉnh mức doanh thu và mức thuế đối với các DN chưa kịp thời, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Năm 2004, kinh tế tư nhân tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao 11,32%, nhưng số thu chỉ đạt 669,6 tỷ đồng, tăng 23,13%. Mức tăng thu cao vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này phản ánh công tác tận thu đã có nhiều tích cực. Năm 2003, thành phố đã không theo kịp tốc độ phát triển của các DN, thì đến năm 2004, công tác thu càng bộc lộ nhiều bất cập hơn nữa, nhiều đối tượng không quản lý được như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải tư nhân, xây dựng nhà tư nhân,... Việc triển khai đôn đốc các DN kê khai thuế và nộp ngân sách tiến triển chậm, biện pháp thanh kiểm tra cũng không đáp ứng được nhu cầu của số DN quá lớn. Cũng có thể thấy, nhiều DN kinh doanh nhỏ lẻ, lấy việc trốn thuế làm nguồn thu bất chính, ý thức pháp luật của khu vực này còn thấp. Vì thế, gian lận thương mại và trốn thuế còn diễn biến phức tạp. Năm 2005, thành phố tiếp tục phân cấp về các quận huyện quản lý 998 DN, mở rộng ủy nhiệm thu đến 189 xã, phường, thị trấn, Ban quản lý chợ nên mức thu đạt khá, 840,2 tỷ đồng, tăng 25,48%. Kinh tế tư nhân duy trì được mức tăng trưởng cao 11,93%. Có thể nói, trong năm qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong quản lý phân cấp thu, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều cuộc thanh tra giám sát,... Tuy nhiên, số thu vẫn còn chưa theo kịp tiềm năng. Năm năm qua là giai đoạn phát triển vượt bậc của kinh tế ngoài quốc doanh. Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã mang lại cơ hội cho các doanh nhân, các hộ kinh doanh cá thể, số DN tăng không ngừng với tốc độ cao. Tiềm năng của nguồn thu từ khu vực này là rất đáng kể. Mặc dù vậy, thực tế công tác thu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Số thu thường xuyên tăng cao, nhưng vẫn còn thấp, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách còn chưa tương xứng so với tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố (4-5% so với 20-22%). Một phần nguyên nhân do số đối tượng thu ngân sách quá lớn (gần 30000 doanh nghiệp dân doanh), lại phần nhiều có quy mô sản xuất nhỏ, và tốc độ phát triển quá cao, dẫn đến việc theo sát tình hình, điều chỉnh mức thu nộp ngân sách không theo kịp thực tế. Cách thức tổ chức quản lý công tác thu, thủ tục hành chính rườm rà cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế còn thấp, tình trạng trốn thuế diễn biến khôn lường, một bộ phận cán bộ thực hiện thu thuế còn có biểu hiện tiêu cực. Năng lực quản lý, thanh tra kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Những phân tích trên, cộng với biểu đồ dưới đây sẽ khái quát tình hình thu ngân sách từ khu vực ngoài quốc doanh trong mối tương quan với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có thể thấy, với mức tăng trưởng hàng năm cao đạt trung bình trên 12%, đóng góp vào GDP chiếm trên 20%, thì đóng góp vào tổng thu ngân sách hàng năm chỉ đạt 4-5% là chưa tương xứng. Do vậy, thu từ khu vực này là khoản thu lớn, có tiềm năng cao mà thành phố cần tích cực nuôi dưỡng và khai thác trong thời gian tới. Hình 4: Biểu đồ tốc độ tăng thu NS từ kinh tế ngoài nhà nước và tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội địa khu vực này Các khoản thu còn lại (ngoại trừ thu từ XNK và hoạt động sản xuất kinh doanh) bao gồm: thu từ phí lệ phí, thu từ nhà và đất, dầu thô và các khoản thu nội địa khác như thu từ thuế thu nhập cá nhân, thu lệ phí trước bạ, thu phí giao thông, thu từ phạt vi phạm hành chính, vi phạm giao thông, thu từ các hoạt động sự nghiệp,... Tổng số thu chiếm 24-28% NSNN trên địa bàn. - Thu từ phí và lệ phí chiếm tỷ trọng khá cao, 6,5-8% tổng thu ngân sách. Là khoản thu có tính chất phát sinh từ hoạt động kinh tế xã hội, thành phố không thể chủ động tạo nguồn thu, nhưng số thu từ khu vực này thường xuyên đạt khá, và có tiềm năng thu lớn. Trong những năm qua, thành phố đã tích cực cải cách hành chính và tăng cường các biện pháp nhằm tận thu ngân sách khu vực này, tốc độ tăng thu đạt trên 15%/năm. Thu từ dầu thô là khoản thu lớn được thu ở Hà Nội từ năm 2003 đến nay do thay đổi cơ chế hạch toán, trụ sở của tổng công ty xăng dầu nằm trên địa bàn Khâm Thiên-Hà Nội nên thành phố thu khoản này và được hưởng %. Khoản thu này chiếm tới 7-8% tổng thu, đạt mức trên 1100 tỷ đồng. Là khoản thu lớn nhưng chịu ảnh hưởng nhiều từ giá cả thế giới, và là khoản thu không bền vững. Thu lệ phí trước bạ được triển khai ngày càng hiệu quả. Với việc giải thể phòng thu lệ phí trước bạ, chuyển xuống cho quận huyện thu tại các Chi Cục Thuế, thu lệ phí trước bạ đã tăng cao vào các năm 2003, 2004 (81% và gần 30%), đóng góp vào tổng thu 1,46% và 1,61%, tương ứng 200-250 tỷ đồng. Thu lệ phí trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28539.doc