MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ .3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .4
PHẦN MỞ ĐẦU .5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .9
1.1. Một số khái niệm .9
1.1.1. Nước thải công nghiệp 9
1.1.2. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 10
1.1.3. Phí thải .12
1.2. Cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp .13
1.2.1. Cơ sở kinh tế của việc xây dựng mô hình thu phí nước thải công nghiệp 13
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp .15
1.3. Phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của
Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003 .17
1.3.1. Các nguyên tắc và đối tượng nộp phí 17
1.3.2. Mức phí và cách thức thu phí 18
1.3.3. Tác dụng của công cụ phí thải .23
1.4. Tổ thu phí nước thải công nghiệp .24
1.5. Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải .25
1.5.1. Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam .25
1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới .28
1.6. Tiểu kết chương I .31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH .32
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định .32
2.1.1. Vị trí địa lý .32
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội .35
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Nam Định .37
2.3. Thực trạng thu phí nước thải công nghiệp ở tỉnh Nam Định .41
2.3.1. Về cách thức tổ chức thu phí .41
2.3.2. Về mức phí .42
2.3.2. Về phân bổ các nguồn thu .43
2.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bản tỉnh Nam Định 45
2.4.1. Hiệu quả kinh tế .45
2.4.2. Hiệu quả môi trường .49
2.4.3. Đánh giá chung .51
2.5. Tiểu kết chương II .54
CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH .55
3.1. Giải pháp quản lý .55
3.2. Giải pháp kinh tế 58
3.3. Giải pháp kĩ thuật .60
3.4. Giải pháp nâng cao nhận thức .62
3.5. Tiểu kết chương III 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .67
PHỤ LỤC .69
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sử dụng hệ thống phí nước thải công nghiệp không có tính chất khuyến khích bởi suất phí và lệ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn nước bởi các ngành công nghiệp đã bị phản đổi kịch liệt vì họ không muốn phải chịu thêm gánh nặng về tài chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí và lệ phí của Pháp. Người gây ô nhiễm sẵn sàng thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm nếu họ được giúp đỡ về mặt tài chính nhưng lại không muốn chịu các khoản đóng góp cao hơn để tạo nguồn cho sự hỗ trợ tài chính này.
Tóm lại so với thế giới việc áp dụng công cụ thu phí nước thải công nghiệp ở nước ta còn mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao. Chúng ta cần phải nghiên cứu cách thu phí của các nước, xem xét ưu điểm và nhược điểm của họ để đưa ra được một cách thu phí hiệu quả nhất đối với tình hình phát triển của nước ta bây giờ.
Tiểu kết chương I.
Tóm lại chương I của chuyên đề đã trình bày các khái niệm về nước thải công nghiệp, về phí thải và các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, qua đó để ta thấy được sự cần thiết phải áp dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường. Sau đó chuyên đề trình bày cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp để tìm hiểu cơ sở để các nhà hoạch định chính đưa ra mức phí tối ưu đối với nước thải công nghiệp. Và chuyên đề còn đi sâu vào tìm hiểu Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003, tìm hiểu kinh nghiệm thu phí nước thải công nghiệp của các địa phương tại Việt Nam và của các nước trên thế giới. Để từ đó chúng ta có thể rút ra được ưu, nhược điểm của mô hình này, so sánh với cách thức thu phí của các nước trên thế giới, xây dựng mô hình thu phí mới đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn. Đồng thời đây cũng là nền tảng để chúng ta có thể so sánh với mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản suất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định được trình bày ở chương II.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH.
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Nam Định thuộc đồng bằng sông Hồng, ở vĩ độ: 19o54' đến 20o40' độ vĩ bắc, kinh độ: 105o55' đến 106o45' độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển Đông ở phía Đông.
Diện tích: 1.669 km2, bằng 0,5% diện tích cả nước và 11,12% đồng bằng Bắc Bộ. Dân số trung bình năm 2006 là 1.975.181 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9%, thành thị chiếm 16,1%, mật độ dân số bình quân gần 1.197 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hóa đang phát triển.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở Tây Bắc. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700 – 1800 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,5oC, số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
Tài nguyên khoáng sản bước đầu đã được khảo sát xác định. Khoáng sản cháy bao gồm than nâu nằm ở Giao Thủy, dầu mỏ và khí đốt đang được thăm dò tìm kiếm ở thềm lục địa Giao Thủy.
Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, Monazite và quặng Titan, Zicon. Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột màu. Fenspat phân bố tại núi Phương Nhi (huyện Ý Yên), núi Gôi (huyện Vụ Bản). Có thể khai khác làm phụ gia sản xuất gốm sứ.
Cát xây dựng: có mỏ cát nhỏ Quất Lâm dài 25km, rộng 50 – 200m và dày 2,5 – 3m. Nước khoáng ở Núi Gôi – Vụ Bản và Hải Sơn – Hải Hậu.
Như vậy Nam Định có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí, than, gốm sứ và vật liệu xây dựng.
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: Về nước mặt: bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước ngọt được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ… và nước mặn được cung cấp từ vùng ven biển của 3 huyện phía nam tỉnh. Nước ngầm cũng bao gồm nước nặm và nước ngọt.
Tài nguyên biển và rừng: bờ biển Nam Định dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Ở đây có vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 của sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.
Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển có tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng hiện nay mới khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200 km2, chưa khai thác hết phần lục địa và chưa vươn xa được ra vùng biển quốc tế.
Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản ở cả ba vùng nước ngọt, nước lợ và nước nặm. Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác 70.000 tấn, ngoài ra còn có tôm, mực và các loại hải sản khác. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thủy sản là 14.223,7 ha.
Ven biển có gần 5.000 ha rừng, trong đó có gần 3.000 ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa. Vườn quốc gia Xuân Thủy được Chính phủ phê duyệt vào ngày 2/1/2003, là nơi tham gia công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nam Định là nơi rất thuận lợi để phát triển các ngành chăn nuôi, đánh bắt hải sản và phát triển du lịch.
Biển có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, tiêu biểu là cánh đồng muối thuộc các xã Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính (huyện Hải Hậu), Bạch Long (huyện Giao Thủy), Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng)… Nam Định là vùng trọng điểm sản xuất muối của miền Bắc.
Tỉnh Nam Định được phân thành 10 đơn vị hành chính cấp 2, bao gồm: 1 thành phố: Nam Định và 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua kinh tế của Nam Định luôn đạt mức tăng trưởng khá liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, xuất hiện một số ngành kinh tế phát triển nhanh có tính bứt phá. GDP trong giai đoạn 2004 – 2008 tăng bình quân 7,65%, GDP bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng (khoảng 350 USD), ngành công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,4%/năm, công nghiệp cơ khí tăng 28%..., đã hình thành một số ngành cơ khí chủ lực có khả năng phát triển và cạnh tranh cao như: đóng mới tàu thủy, lắp ráp xe ô tô. Nam Định đã đầu tư vào hoàn thành xây dựng KCN Hòa Xá với diện tích 327 ha cùng 16 CCN làng nghề, thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, KCN mới Mỹ Trung trên diện tích 150 ha đang được xây dựng, các KCN Thành AN, Bảo Minh (Vụ Bản) và Hồng Tiến (Ý Yên) có tổng diện tích 700 ha đang được lập quy hoạch chi tiết.
Năm 2008 vừa qua, mặc dù có rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng 17%, hàng dệt may ước đạt 176 triệu USD, tăng 23% so với năm 2007. Các mặt hàng khác như hàng thủ công mĩ nghệ, sản phẩm gỗ, thịt lợn đông lạnh… đều có sự tăng trưởng. Thị trường trong tỉnh phát triển, xuất hiện nhiều hình thức bán hàng văn minh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế khuyến khích đầu tư vào các KCN, CCN, đã thu hút được 435 dự án của trên 250 doanh nghiệp với mức vốn đang ký 135 triệu USD và 11.163 tỷ đồng của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các tập đoàn kinh tế: dầu khí, dệt may, Vinashin… Sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 7387,6 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng trên trên 28% GDP của tỉnh. Các ngành sản xuất chính như cơ khí, dệt may, điện tử, gia công kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng…đều có mức tăng trưởng cao. Nhiều doanh nghiệp đã căn cứ vào nhu cầu thị trường để sản xuất kinh doanh, tìm các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường.
Trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp: trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn gặp khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và dịch hại không theo quy luật. Giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập và đời sống của người nông dân. Tuy gặp khó khăn nhưng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng trọt chỉ còn chiếm 65,5%, tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ tăng lên đạt 34,5%. Các giải pháp kĩ thuật về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, cơ sở hạ tầng kĩ thuật thủy lợi và các biện pháp thâm canh tổng hợp đã được áp dụng nên hiệu quả kinh tế có bước tăng trưởng khá. Năng suất lúa toàn tỉnh bình quân đạt trên 120 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực luôn đạt gần 1 triệu tấn/năm. Phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Đến nay, toàn tỉnh có trên 300 trang trại chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2008 ước tăng 24% so với năm 2006. Thủy sản tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao ở cả khu vực nuôi trồng và khai thác. Năm 2008, sản lượng thủy sản ước đạt trên 75 ngàn tấn, tăng trên 8%/năm, giá trị tăng 13%/năm. Diện tích sản xuất muối duy trì trên 90 ngàn tấn. Song sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp khó khăn: đó là sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành còn chậm, tốc độ chưa tương xứng với tiềm năng, các hình thức tổ chức sản xuất chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.
2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội.
Nam Định là một trong những địa phương đi đầu cả nước trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, tiếp tục giữ vững truyền thống lá cờ đầu cả nước 10 năm liền, là tỉnh có số lượng trường đạt chuẩn Quốc gia nhiều nhất trong cả nước, đã có 210/229 xã, phường xây dựng trung tâm học tập cộng đồng. Trên địa bàn thành phố có 12 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, 76 trường từ mẫu giáo đến THPT, thành phố Nam Định là nơi phổ cập THCS đầu tiên cả nước. Truyền thống khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn…100% các trạm y tế có bác sĩ, mạng lưới y tế được tổ chức có hệ thống rộng khắp làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân hoàn chỉnh từ thôn, xóm, xã, phường đến cấp huyện và tỉnh, trong đó có 18 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, 229 trạm y tế xã, phường với tổng số 3.699 cán bộ y tế. các bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các cá nhân, đơn vị phụng dưỡng suốt đời. Tính đến hết năm 2003 toàn thành phố có 30.000 hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa, 112 cơ quan bệnh viện, trường học đạt chuẩn văn hóa.
Hệ thống giao thông phát triển khá thuận tiện cho việc giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế trên cả đường bộ và đường sông. Hệ thống dịch vụ điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và hệ thống ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ từ cấp xã đến cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu của người dân và đang được hoàn thiện để đạt được hiệu quả cao hơn.
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Nam Định
Hiện nay theo thống kê tỉnh Nam Định có hơn 2500 công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Nam Định (trên địa bàn thành phố có gần 180 nhà máy, công ty, công ty TNHH, công ty cổ phần (chiếm 47,9%), trong đó thành phố trực tiếp quản lý 7 doanh nghiệp nhà nước, 165 doanh nghiệp dân doanh, 1919 cơ sở sản xuất), ở các huyện số lượng các công ty, các cơ sở sản xuất tập trung không nhiều. Hoạt động chủ yếu trên ngành: công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu… Và hơn 90 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: hàng thủ công mĩ nghệ, sơn mài, mộc cao cấp, đúc đồng, tơ lụa, thêu ren…
Nam Định hiện đã xây dựng hơn 20 khu, cụm công nghiệp, thu hút hơn 400 dự án đầu tư, tuy nhiên đến nay các khu, cụm công nghiệp của tỉnh vẫn chưa có công trình xử lý nước thải tập trung, mới có 10 cơ sở nằm chung các khu, cụm công nghiệp tự đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, với công suất xử lý nước thải 2.550 m3/ngày đêm. Và mới có một dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung đầu tiên với công suất 4.500m3/ngày đêm tại KCN Hòa Xá (Thành phố Nam Định), dự kiến đến tháng 3/2010 việc xây dựng nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng. Hiện tại đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn thải nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường.
Ngành công nghiệp dệt: là một ngành rất phát triển tại Nam Định, và tỉnh được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt – May Việt Nam với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, có rất nhiều doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu như: Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty cổ phần may Sông Hồng, công ty TNHH Youngone…. Đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng rất nhiều nước trong quá trình tẩy nhuộm. Nước thải từ ngành này có chứa rất nhiều chất thải độc hại: các chất hóa học dùng trong quá trình tẩy rửa, các loại thuốc nhuộm, các loại chất rắn. Các công ty dệt may Nam Định đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không hoạt động thường xuyên nên nước thải được thải ra từ quá trình sản xuất đều được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi xung quanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là công ty TNHH Dệt Nam Định là một trong những công ty gây ô nhiễm môi trường nhất.
Ngành công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm: là một ngành phát triển mạnh của Nam Định: sản xuất bia, bánh kẹo, chế biến thủy hải sản ở các huyện Xuân Trường và Giao Thủy…. Đây cũng là một ngành sử dụng nhiều nước và nước thải của nó chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm: mỡ động thực vật, các chất hữu cơ, các loại chất rắn, các loại men, hóa chất. Do các cơ sở sản xuất này đều là các cơ sở nhỏ và chi phí để đầu tư hệ thống xử lý nước thải là rất lớn, vượt quá khả năng của các công ty này nên phần lớn nước thải đều được xả ra ngoài mà chưa qua xử lý.
Ngành công nghiệp cơ khí bao gồm: đúc, sơn tĩnh điện, gia công cơ khí, mạ, tẩy rửa kim loại, đóng tàu... là một ngành mũi nhọn của Nam Định, đặc biệt nổi tiếng là đúc đồng ở làng Tống Xá huyện Ý Yên. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận cao các ngành này cũng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm không khí do mùi sơn, bụi sắt, ô nhiễm tiếng ồn do các máy mạ điện, máy cắt gọt kim loại, ô nhiễm nước do kim loại, các loại hóa chất tẩy rửa kim loại...
Các làng nghề tại Nam Định: Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở Nam Định cũng đang là một vấn đề lớn và cần phải có biện pháp xử lý mạnh. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định các làng nghề phân bố ở cả chín huyện và thành phố. Trong những năm qua, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề đã được các địa phương thực hiện nhưng thực tế tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện triệt để. 100% số làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải làng nghề được đổ trực tiếp ra hồ, ao, kênh rạch và chảy ra sân vườn xung quanh hộ gia đình. Tình hình ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra từ các làng nghề rất khác nhau cả về thành phần và lượng thải, nhưng ảnh hưởng đến đời sống khu dân cư nhiều nhất là nhóm làng nghề sản xuất cơ khí, chế biến gỗ - mây, tre đan và làng nghề dệt, tẩy, nhuộm, tái chế nhựa. Điển hình về ô nhiễm môi trường là làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực chuyên nấu, cán nhôm. Cả ba thông số phân tích của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường tỉnh thời gian gần đây đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép: lượng photpho tổng vượt TCVN từ 1,09 lần đến 7,6 lần, thông số kẽm vượt TCVN từ 7,7 lần đến 33,8 lần, thông số Cr6+ vượt TCVN từ 32 lần đến gần ba nghìn lần ở tất cả các mẫu phân tích. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong xã Nam Thanh, làng nghề Bình Yên còn xả nguồn nước thải ra sông TC25 chảy qua xã Nam Lợi. Hay ở làng nghề trồng cây cảnh ở Điền Xá sử dụng bình quân 219,6 kg thuốc trừ sâu/năm, làng nghề mây, tre đan, sơn mài và tre nứa ghép ở Yên Tiến, Yên Ninh (huyện Ý Yên) sử dụng bình quân hơn 2,3 triệu lít keo/năm, gần 100 tấn bột đá/năm và 145 tấn sơn/năm. Và mỗi ngày có hàng trăm tấn tre nứa được ngâm ở con sông quanh xã Yên Tiến làm cho nước của con sông này đen ngòm, bốc mùi rất khó chịu.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trên là do phần lớn làng nghề được tổ chức theo hộ gia đình, lao động thủ công là chính cho nên hầu như họ không có kiến thức về bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Hậu quả tất yếu là sức khỏe của người dân làng nghề đều bị ảnh hưởng, nhiều nhất là các bệnh về mắt, hô hấp, tiêu hóa. Các cơ quan chuyên môn còn cho biết, môi trường đất tại nhiều khu vực làng nghề cũng đang bị ảnh hưởng.
Chính vì thế vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề là một vấn đề rất nghiêm trọng và các nhà lãnh đạo tỉnh phải có biện pháp để xử lý, khắc phục tình trạng trên.
2.3. Thực trạng thu phí nước thải công nghiệp ở tỉnh Nam Định.
2.3.1. Về cách thức tổ chức thu phí.
Thực hiện theo nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tỉnh Nam Định đã tiến hành việc thu phí từ năm 2004 nhưng mới chỉ thí điểm ở một số công ty trong thành phố Nam Định và ở một vài huyện. Đồng thời cũng tiến hành xác định số lượng các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn tỉnh, khối lượng nước thải thải ra môi trường và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải nên đến năm 2005 việc thu phí mới thực sự được tiến hành trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định.
Tiến trình thu phí nước thải được thực hiện trình tự theo Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 13/12/2003 của liên Bộ Tài Chính – Bộ Tài nguyên & Môi Trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Để tiến hành thu phí nước thải thuận tiện và đạt hiệu quả cao, một tổ thu phí nước thải đã được thành lập (tổ thu phí thuộc Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường). Tổ thu phí có nhiệm vụ tiến hành thu phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Do đặc điểm của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số tiền phí nước
thải công nghiệp phải nộp ít. Vì vậy tỉnh Nam Định tiến hành thu phí nước thải công nghiệp theo quý. Đầu quý tổ thu phí sẽ gửi thông báo số phí nước thải công nghiệp phải nộp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó các doanh nghiệp sẽ nộp phí vào tài khoản “tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” của trung tâm tại Kho bạc Nhà nước. Còn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, sản xuất theo kiểu hộ gia đình số phí nước thải công nghiệp họ phải nộp một năm là rất nhỏ chỉ khoảng hơn 100.000 đồng, nếu các cơ sở này có yêu cầu thì sẽ tiến hành ra thông báo nộp phí cả năm. Như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và tổ thu phí.
Thu phí nước thải công nghiệp theo quý có ưu điểm là giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho cả các nhà quản lý và doanh nghiệp trong việc tiến hành thu phí và nộp phí.
2.3.2. Về mức phí.
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được áp dụng theo công thức ở Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 13/12/2003 của liên Bộ Tài Chính – Bộ Tài nguyên & Môi Trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Và mức phí đối với từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải theo Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 6/09/2007 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên & Môi trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định đã phát phiếu kê khai nước thải doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và tiến hành thẩm định lại để xác định số lượng nước thải công nghiệp của từng doanh nghiệp, phục vụ cho việc thu phí.
Thi hành nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 09/2004/CT-UB ngày 18/2/2004 của UBND tỉnh Nam Định về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Sở Tài nguyên & Môi trường đã tiến hành tổ chức lấy mẫu phân tích nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp đại diện cho các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Nam Định. Căn cứ vào kết quả phân tích, Sở Tài nguyên & Môi trường đã ban hành văn bản số 989/CV-TNMTg ngày 13/12/2004 về việc xác định nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sử dụng để tính phí nước thải công nghiệp.
Và ngày 8/01/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2007/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Căn cứ vào tình hình thực tiễn thu phí các năm qua, sau khi tiến hành rà soát lại, Sở Tài nguyên & Môi trường xác định lại nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp áp dụng để tính phí nước thải công nghiệp thay thế cho các số liệu kèm theo văn bản số 989/CV-TNMTg ngày 13/12/2004.
Việc xác định được nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành tính toán số phí phải nộp của các doanh nghiệp, giúp cho việc thu phí tiến hành nhanh hơn. Tỉnh Nam Định đã khắc phục được khó khăn lớn mà các tỉnh khác đang gặp phải.
2.3.3. Về phân bổ các nguồn thu.
Số phí nước thải công nghiệp của tỉnh thu được, được phân bổ theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 106/2007/NĐ-CP ngày 06/9/2007 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Trong 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được để lại cho Sở Tài nguyên & Môi trường trang trải cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm được phân bổ như sau:
5% tổng số tiền để lại cho Sở Tài nguyên & Môi trường (26.850.000 đồng năm 2008) được giao cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường trang trải cho việc tiến hành thu phí bao gồm việc ra thông báo phí hàng quý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, chi phí cho việc xuống các cơ sở thu phí…Theo trung tâm số tiền này không đủ để trang trải cho việc thu phí, nên việc thu phí gặp rất nhiều khó khăn.
15% tổng số tiền còn lại (80.550.000 đồng năm 2008) do tỉnh Nam Định quản lý để chi cho các vấn đề liên quan đến môi trường: quan trắc môi trường, thẩm định lại...Hàng năm tỉnh đã tiến hành quan trắc định kỳ nước sông Đào, sông Đáy, quan trắc môi trường khu công nghiệp, làng nghề, quan trắc giám sát môi trường hàng năm của các doanh nghiệp…để lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường trên toàn tỉnh để từ đó có các biện pháp và sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo vệ môi trường.
Còn lại 80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được, được nộp vào Ngân sách nhà nước. Trong đó: Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và 50% Ngân sách địa phương hưởng để xử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước địa phương.
Theo thống kê năm 2008 tỉnh Nam Định thu được 537.000.000 đồng phí nước thải công nghiệp. Như vậy Sở Tài nguyên & Môi trường giữ lại 107.400.000 đồng trang trải cho việc thu phí và các vấn đề môi trường có liên quan và nộp ngân sách nhà nước 429.600.000 đồng, trong đó Ngân sách nhà nước hưởng 214.800.000 đồng và Ngân sách địa phương hưởng 214.800.000 đồng để thực hiện các công việc liên quan đến môi trường. Tỉnh Nam Định đã sử dụng số tiền trên để khắc phục những nơi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác công cộng: xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại thành phố Nam Định, hệ thống kênh thoát nước thành phố Nam Định, nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, di dời một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hợp tác với Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ thực hiện dự án “Quản lý chất thải nguy hại Nam Định” tại làng nghề Vân Chàng…
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được và số phí mà Ngân sách địa phương được giữ lại là quá ít không thể thực hiện được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111333.doc