Chuyên đề Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của lời có gì khác với nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu

Câu hỏi vốn là hình thức thể hiện hành động ngôn trung hỏi mà mục đích là hỏi điều chưa rõ và yêu cầu đối ngôn trả lời điều chưa rõ đó. Khi đặt câu hỏi, người hỏi đã tiền giả định là người nghe phải biết điều chưa rõ đó hơn mình và có thể giải đáp được. Nội dung của vấn đề cần hỏi rất rộng nên không phải tất cả mọi câu hỏi đều được sử dụng cho mục đích cầu khiến mà chỉ có những kiểu câu hỏi nhất định cho phép tạo ra hàm ý cầu khiến mới được dùng. Trước hết, về mặt thành tố tham gia cấu trúc câu hỏi thì trong câu hỏi có hàm ý cầu khiến, chủ ngữ của hành động mệnh đề (tức là hành thể = thể thực hiện hành động) thường ở ngôi hai hoặc ngôi gộp đối với hành động cầu khiến hặc ở ngôi 1 đối với kiểu câu có hành động xin phép được làm.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của lời có gì khác với nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của lời có gì khác với nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu? Hãy nêu một vài ví dụ và phân tích để làm rõ cơ chế tạo lập và lĩnh hội các hành động ngôn trung trực tiếp và gián tiếp Nghiên cứu nghữ pháp - ngữ nghĩa của lời trên cơ sở nghiên cứu lời cầu khiến tiếng Việt. Đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ trong ngôn ngữ học, trước đây cũng có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến lời cầu khiến nhưng còn hết sức sơ sài, chưa đi sâu vào vấn đề. Như GS. Diệp Quang Ban khi bàn về lời cầu khiến mới chỉ mô tả nó có vẻ giống với tiếng Nga chứ chưa đi vào cụ thể trong các tình huống ngôn ngữ của tiếng Việt. Nghiên cứu lời cầu khiến với các phương thức biểu hiện hoạt động cầu khiến để định ra phương pháp nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời. - Nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Tức là xuất phát từ mục đích giao tiếp để tìm ra phương tiện hình thức biể hiện các chức năng nghĩa học, dụng học của lời cầu khiến. Quá trình nghiên cứu đi từ mục đích đến phương tiện, từ trong ra ngoài, ý nghĩa của các phương tiện biểu hiện các phương tiện - Nghiên cứu lời cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp, mục đích nói, hoạt động nói; dựa vào sự liên quan đó mà phát triển lý giải các đặc trưng, cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lời, kết quả đạt được sẽ là các phương thức biểu hiện hoạt động tạo ra lời cầu khiến được nghiên cứu tổng hợp từ các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời dùng trong phạm vi hoạt động của lời nói để phân biệt ngữ pháp- ngữ nghĩa (hiểu mặc định là ngữ pháp- ngữ nghĩa của câu). Nếu ngữ pháp- ngữ nghĩa chỉ xác định quy tắc hiểu và sử dụng ý nghĩa của hoạt động các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quy luật tư duy thì ngữ pháp ngữ nghĩa của lời nghiên cứu các vấn đề ngữ nghĩa có tính quy luật trong lời nói không chỉ bao chứa mối quan hệ giữ ngôn ngữ và tư duy mà còn bao chứa sự tác động của các nhân tố: mục đích nói, hoàn cảnh nói, tâm lý- văn hoá dân tộc, ngôn cảnh hội thoại, vị thế giao tiếp, tri thức của những người trong hội thoại... được cấu trúc hoá thành các biểu thức có tính quy tắc để mọi người nhận diện và sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao. Quy tắc nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời được xây dựng trên nền tảng của những quy tắc ngữ pháp- ngữ nghĩa nhưng cụ thể và phong phú hơn ngữ pháp - ngữ nghĩa. Đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là lời, là lời thành phẩm, phân biệt với câu theo sự phân biệt lời nói và ngôn ngữ của Saussure và phân biệt ngữ năng, ngữ thi của Chomsky. Thuật ngữ "phát ngôn" tạo ra sự mơ hồ về nghĩa, gồm một ngữ, một ngữ động từ chỉ hành động bên cạnh nghĩa lời thành phẩm không dùng. Ngữ pháp truyền thống dùng thuật ngữ "câu" để chỉ chung câu và lời (câu cụ thể là lời; câu trừu tượng là câu). Dùng lời phân biệt câu, chỉ ra câu thuộc hoạt động ngôn ngữ (tính trừu tượng), khái quát hoá, tách ra khỏi ngôn cảnh. Còn lời là sản phẩm cụ thể của một hoạt động nói năng trong một ngôn cảnh nhất định nhằm một mục đích nhất định. Nghĩa của lời luôn chịu sự chi phối của ngôn cảnh nhưng nó vẫn mang tính khái quát hoá tạo thành những quy luật và quy tắc sử dụng ở những mức độ, phạm vi nhất định. Nhiệm vụ của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là phân tích, tìm ra những quy luật ấy nhằm bổ sung, phát triển hệ thống quy tắc ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời. * Sự cần thiết của hướng nghiên cứu này. Trước đây ngôn ngữ học truyền thống thường chia làm 3 phạm vi: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngữ nghĩa thuộc vào phạm vi từ vựng. Khi ngữ nghĩa học của từ phát triển, các nhà ngữ học đặt tên là từ vựng- ngữ nghĩa. Trong ngữ pháp học, sau khi huynh hướng cấu trúc luận đạt được một kết quả nhất định nó đã lộ ra một số bất cập, cho nên một số có khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp khác phát triển (tạo sinh, nghĩa,...) để bổ sung; ngữ pháp chức năng sau này cũng vậy. Hành động ngôn trung là hoạt động nói được thể hiện bằng một lực thông báo của lời thể hiện một mục đích nhất định của lời như: trần thuật, hỏi, cầu khiến. Hành động ngôn trung trong lời là lực ngôn trung làm nên giá trị ngôn trung. Hành động ngôn trung là quan trọng nhất vì nó nằm ngay trong lời nói được biểu hiện qua các dấu hiệu ngôn ngữ ở mặt hình thức (ngôn từ) và ý nghĩa (ý nghĩa ngôn từ). Ở mặt ý nghĩa, hoạt động ngôn trung (mục đích ngôn trung) được gọi là đích ngôn trung (cầu khiến người nghe hành động theo mình đó là đích ngôn trung cầu khiến). Ở mặt hình thức, nó là phương tiện chỉ dẫn ra lực ngôn trung; các kiểu kết cấu (cấu trúc), ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị tố tham thể. Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu nghĩa của câu là nói đến nghĩa sự tình thuộc nghĩa học (nghĩa phản ánh thực tại khách quan). Nghiên cứu hành động ngôn trung là nghiên cứu nghĩa tình thái chủ quan. Tính chất nhận diện hành động ngôn trung: + Đích ngôn trung + Hướng khớp lời + Trạng thái tâm lý được biểu hiện + Hiệu lực ngôn trung + Cương vị xã hội của người nói và người nghe + Sự quan tâm của những người trong hội thoại + Chức năng liên kết ngôn từ + Nội dung lời nói ra + Sự cần thiết hay không của đối tượng ngôn hành + Vị thế xã hội + Hành động ngôn từ phải có biểu thức ngôn hành Và có 3 tính chất cơ bản: + Đích ngôn trung + Hướng khớp lời + Trạng thái tâm lý được biểu hiện Được phân ra làm 5 lớp hành động ngôn trung: + Lớp biểu hiện + Lớp chi phối + Lớp hành động, cam kết + Lớp biểu cảm + Lớp tuyên bố Khi dựa vào mục đích ngôn trung thì được chia ra: + Hành động trần thuật (thuật lại sự tình) + Hành động hỏi (hỏi về điều chưa rõ) + Hành động cầu khiến (thể hiện điều mình nêu/ cho phép mình làm) + Hành động cảm thán (bày tỏ cảm xúc.....) ở mức độ cao. Tương ứng những đích ngôn trung, những dấu hiệu hình thức đặc trưng giúp nhận diện đúng đích ngôn trung gọi là biểu thức ngôn hành. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành. Các lời thể hiện các đích ngôn trung được gọi tên theo sự phân loại hành động ngôn trung tương ứng: + Lời hỏi + Lời trần thuật + Lời cầu khiến + Lời cảm thán Nếu chú ý đến hướng khớp lời trong mối quan hệ với thực tại thì lời cầu khiến và lời hỏi được xây dựng theo hướng từ ngôn ngữ đến hiện thực. Có nghĩa là hành động ngôn từ (lời nói) có trước và hành động thực tế có sau. Lời trần thuật cảm thán xây dựng theo hướng ngược lại. Lời cầu khiến là lời hỏi yêu cầu người nghe thực hiện hành động, lời hỏi yêu cầu người nghe thực hiện hành động đáp lại lời hỏi và phải xuất hiện trong bối cảnh giao tiếp trực tiếp (người nói, người nghe cùng tồn tại đồng thời tại thời điểm nói). Với lời trần thuật có thể xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp/ gián tiếp được thể hiện bằng ngôn từ. Hành động cầu khiến là khái niệm trổng quát bao gồm các hành động ngôn trung, có ý nghĩa cầu (cầu, nhờ mời, chúc, xin...) và các hành động ngôn trung có nghĩa "khiến" (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép...). Cầu và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung, đều yêu cầu đối ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn mong muốn. Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở mức độ của hiệu lực ngôn trung. Nếu "cầu" yêu cầu sự thiện chí, tự nguyện hành động của đối ngôn thì "khiến" lại là cưỡng ý, áp đặt đối ngôn hành động. Ví dụ: - Mang quyển sổ này về cho anh Nhâm (khiến) (Triệu Bôn , Mầm sống). -... bây giờ anh nên nghe tôi, sắp hết buổi chiều rồi (cầu) (Triệu Bôn, Mầm sống). Giữa 2 cực đó là những hành động vừa có tính cầu vừa có tính khiến (khuyên, đề nghị,...) cho nên tập hợp những hành động trên thành hành động cầu khiến có tính khách quan hơn nghĩa mệnh lệnh. Ý nghĩa cầu khiến của lời chính là nội dung của hành động cầu khiến, nó thuộc về nghĩa tình thái chủ quan của lời do mục đích nói của chủ ngôn quyết định. Nó phân biệt với nghĩa tình thái khách quan vốn là nghĩa tình thái hiện thực được phản ánh trong lời. Nội hàm của ý nghĩa cầu khiến bao gồm yêu cầu (cầu xin, nhờ vả, mời mọc, chúc tụng...). Ý nghĩa khiến (sai khiến, ra lệnh, cấm đoán...); vừa cầu vừa khiến (khuyên bảo, đề nghị....). *. Cách biểu hiện cầu khiến gián tiếp Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng lời nói nhằm cầu khiến người nghe (đối ngôn) thực hiện hành động mà người nói (chủ ngôn) mong muốn. Nó có thể được thực hiện một cách trực tiếp bằng câu cầu khiến có mô hình kiểu: K1 = D2 - Vttck - V (p), K2: = D1 - Vnhck - D2 - V(p) chứa các phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu khiến trực tiếp như các vị từ tình thái cầu khiến hãy, đừng, chớ, động từ tình thái cầu khiến nên, cần, phải, kết cấu V + giúp/ hộ/ cho, tiểu từ cầu khiến, đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé, động từ ngôn hành cấu khiến mời, xin, van, lạy, nhờ, cầu, chúc, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, cho phép, khuyên, cấm,... Hành động cầu khiến có thể được bày tỏ một cách gián tiếp không qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật mà có đích cầu khiến. Cách bày tỏ này không áp đặt cho đối ngôn, tăng quyền chủ động cho đối ngôn, do đó mà có tính lịch sự cao hơn cách cầu khiến trực tiếp. Lời cầu khiến gián tiếp là lời có mục đích cầu khiến nhưng được tạo ra bởi các biểu thức của hành động ngôn trung khác với cầu khiến như hỏi, trần thuật. Những lời hỏi, trần thuật, cảm thán đứng ở trong ngữ cảnh cấu trúc hạn định cho phép người nghe nhận ra mục đích cầu khiến thông qua thao tác suy ý. Ví dụ: - Ối giời ơi! Anh! Quý hoá quá. (Đôi mắt, Nam Cao) - Hàm ý tỏ sự vui mừng khi gặp mặt. Theo nghiên cứu của PGS.TS Đào Thanh Lan, hành động cầu khiến gián tiếp được thực hiện qua câu hỏi phổ biến hơn câu trần thuật, cảm thán. Bởi vì hành động cầu khiến và hỏi đều có chung mọt đặc điểm là chỉ xuất hiện trong trong bối cảnh hội thoại trực tiếp với sự có mặt đồng thời của chủ ngôn, đối ngôn, tại thời điểm hiện tại theo công thức: tôi, anh, bây giờ. Trong khi đó, hành động trần thuật có thể xuất hiện trong bối cảnh hội thoại trực tiếp hay gián tiếp đều được. Lẽ dĩ nhiên, hành động trần thuật gián tiếp không thể được dùng làm phương tiện cầu khiến gián tiếp. Câu hỏi vốn là hình thức thể hiện hành động ngôn trung hỏi mà mục đích là hỏi điều chưa rõ và yêu cầu đối ngôn trả lời điều chưa rõ đó. Khi đặt câu hỏi, người hỏi đã tiền giả định là người nghe phải biết điều chưa rõ đó hơn mình và có thể giải đáp được. Nội dung của vấn đề cần hỏi rất rộng nên không phải tất cả mọi câu hỏi đều được sử dụng cho mục đích cầu khiến mà chỉ có những kiểu câu hỏi nhất định cho phép tạo ra hàm ý cầu khiến mới được dùng. Trước hết, về mặt thành tố tham gia cấu trúc câu hỏi thì trong câu hỏi có hàm ý cầu khiến, chủ ngữ của hành động mệnh đề (tức là hành thể = thể thực hiện hành động) thường ở ngôi hai hoặc ngôi gộp đối với hành động cầu khiến hặc ở ngôi 1 đối với kiểu câu có hành động xin phép được làm. Về mặt ngữ nghĩa, câu hỏi hàm ý cầu khiến có định hướng nghĩa đã xác định và nhiệm vụ của đối ngôn khi trả lời có hay không cũng đồng nghĩa với việc chấp thuận hay từ chối thực hiện hành động. Dấu hiệu nhận diện: - Xuất hiện trong ngữ cảnh cầu khiến, bao gồm các thành phần cơ bản: + Chủ thể cầu khiến + Chủ thể tiếp nhận lời cầu khiến + Hành động cầu khiến thể hiện bằng vị từ cầu khiến + Hướng cầu khiến: - Hướng ngoại: người nói cầu khiến người nghe thực hiện hành động Ví dụ: - Mình lấy ra đi (Nam Cao, Đôi mắt) - Hướng nội: người nói xin phép người nghe cho mình thực hiện hành động người nói đống nhất thực hiện hành động (yêu cầu người nói và người nghe xuất hiện đồng thời) Ví dụ: - Xong chưa nào, đến lượt tôi kể nhé! (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng). - Xuất hiện trong ngữ cảnh cấu trúc: + Biểu thức hỏi phải chứa danh từ hoặc đại từ làm đề ngữ là ngôi 2 hoặc ngôi 1: D2 (đề ngữ) /gộp + Biểu thức hỏi cầu khiến không yêu cầu người nghe trả lời bằng cách giải thích điều mình chưa biết như lời hỏi chính dnah mà yêu cầu người nghe trả lời bằng lời hoặc hành động bằng cách chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị được đưa ra trong lời hỏi, như vậy nó đã định hướng sẵn câu trả lời. Nếu không thuộc yêu cầu này thì không phải biểu thức hỏi cầu khiến. Ví dụ: - Xỏ chân thử vào đây (Tô Hoài, Khác trước) Câu cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi- cầu khiến có một số kiểu sau: 1. Lời cầu khiến đồng hướng Mô hình: P + hay không/ hay + P? Ví dụ: - Hay ta nổ một loại AK, ném mấy quả lựu đạn báo cho các đồng chí ấy biết? (Triệu Bôn, Mầm sống) Câu hỏi yêu cầu phải lựa chọn một trong hai phương án để trả lời. Khi dùng để biểu thị mục đích cầu khiến thì chủ ngôn chỉ nêu lên một phương án mà chủ ngôn đã lựa chọ sẵn đẻ hỏi đối ngôn. Với dạng câu hỏi này, đối ngôn chỉ được trả lời theo hướng chấp nhận có, hoặc không, tức là đống ý thực hiện hành động đó hay không. Như vậy, cách dùng câu hỏi lựa chọ khuyết một vế là nhằm mục đích cầu khiến, chính là cầu khiến theo lời gián tiếp. Mô hình: P + chứ? (P: lõi mệnh đề) Ví dụ: a. - Chị viết đi chớ (chứ)! (Nguyễn Văn Bổng, Người kháng chiến) b.- Hoang nó vừa chứ! (Kim Lân, Vợ nhặt) Câu hỏi với tiểu từ chứ nhằm mục đích yêu cầu đối ngôn xác nhận điều mà chủ ngôn đã biết chắc chắn, vì thế nó có thể được dùng để bày tỏ đề nghị của chủ ngôn một cách gián tiếp. Ở ví dụ này, (a)chớ (chứ) biểu thị hành động thúc giục với tính khiến cao. (b) chứ biểu thị yêu cầu. 2. Lời cầu khiến ngược hướng Người hỏi mang ý nghĩa phủ định, ngăn cản hành động. Mục đích là cầu khiến ngăn cấm Mô hình: Sao (lại) + P? Ví dụ: - Sao anh không nói ngay đi, lại còn cứ loanh quanh mãi! (Bùi Hiển, Kỷ niệm về người con đi xa) Ngăn thực hiện hành động: Ai + P? Ví dụ: - Cô ấy về dưới ty làm gì! (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng). Kiểu câu này tham gia biểu đạt hành động khuyên nhủ (cô ấy ở lại đây còn hơn, chứ về dưới ty làm gì). 3. Lời cầu khiến trần thuật Ví dụ: - Xuống! (Anh Đức, Con chị Lộc) Mang tính mệnh lệnh, yêu cầu đối ngôn phải thực thi hành động của chủ ngôn đề ra. 4. Lời cầu khiến cảm thán Ví dụ: - Tôi đau quá! (Anh Đức, Con chị Lộc) 5. Lời cầu khiến mong muốn Mô hình: D1/3 - Vck - D2 - V(p) Ví dụ: - Tôi muốn gặp đồng chí Căn! (Hữu Mai, Người thợ chữa đồng hồ tại đường hầm số 1) Lời cầu khiến mang tính yêu cầu, đề nghị cho tôi gặp đồng chí Căn. - Tôi muốn nhờ đồng chí chuyển cho đồng chí Phòng gói thuốc (Hữu Mai, Người thợ chữa đồng hồ tại đường hầm số 1) Trong câu này muốn, chủ ngôn bày tỏ ý muốn yêu cầu/ đề nghị đối ngôn thực hiện hành đồng theo ý muốn của mình. *. Hành động ngôn trung trực tiếp Mô hình cấu trúc phương tiện tường minh: K1 = D1 + Vng.h.c.k + D2 + V(p) Trong đó: D: Danh từ Vng.h.c.k: Vị từ ngôn hành cầu khiến (p): phần phụ (có hoặc không cần có) Ví dụ: - Mình đọc đi (Nam Cao, Đôi mắt) Phương tiện nguyên cấp: K2 = D2 + Vt.c.k + V(p) + Tc.k Trong đ ó: Vt.c.k: Vị từ tình thái cầu khiến Tc.k: Tiểu từ tình thái cầu khiến Ví dụ: - Chúng tôi xin đi thêm hai người nữa! (Anh Đức, Con chị Lộc) Dạng khuyết: K2 = D2 = Vt.c.k/Tc.k + V(p) Ví dụ: - Đến ngày giỗ bố mẹ chú nhớ tìm về. (Nguyễn Địch Dũng, Quê hương) Ở ý nghĩa cầu khiến tường minh, mỗi hành vi câu khiến được thể hiện (gọi tên) băng một động từ ngôn hành cầu khiến tương ứng, chẳng hạn: ra lệnh, yêu cầu, mời... Ý nghĩa cầu khiến nguyên cấp biểu thị hành vi cầu khiến nói chung, nó có thể tương ứng với một hoặc một vài hành vi cầu khiến tường minh. Chẳng hạn: từ hãy thiên về biểu hiện ý nghĩa khiến nói chung. Nó có thể tương ứng với hành vi đề nghị, yêu cầu hoặc ra lệnh tuỳ theo ngữ cảnh và cấu trúc có các tiểu từ tình thái cầu khiến phụ trợ đi kèm. *Với động từ Nên : Mô hình khái quát: K1` = D2/Dg - Vtck - V(P) V í d ụ: - ChÞ Êy nªn biÕt ®iÒu th× mäi chuyÖn sÏ æn tho¶. CÊu tróc nµy cã m« h×nh gièng víi m« h×nh c©u cÇu khiÕn chøa ph­¬ng tiÖn ng÷ ph¸p biÓu thÞ ý nghÜa cÇu khiÕn b»ng vÞ tõ t×nh th¸i h·y, ®õng, chí. VÝ dô: - §õng cã ®ông vµo t«i! - H·y ra ngoµi vµ chê lÖnh! Trong m« h×nh c©u cÇu khiÕn, ®éng tõ nªn ph¶i cã vÞ trÝ gièng h·y, ®õng, chí vµ chóng cã chøc n¨ng biÓu thÞ ý nghÜa cÇu khiÕn theo c¸c møc ®é kh¸c nhau. Nªn th­êng diÔn ®¹t ý nghÜa khiÕn t­¬ng øng víi hµnh vi khuyªn. VÝ dô: - CËu nªn ngñ ®ñ giÊc KÕt luËn Qua nh÷ng vÝ dô vµ chøng minh trªn, ta thÊy, nghiªn cøu ng÷ ph¸p- ng÷ nghÜa cña lêi lµ mét h­íng nghiªn cøu míi trong ng«n ng÷ häc. Mét vÊn ®Ò mµ cßn Ýt ng­êi chó ý ®Õn. Tuy nhiªn, khi nghiªn cøu ngh÷ ph¸p- ng÷ nghÜa cña lêi sÏ gióp chóng ta cã c¸ch nh×n réng h¬n vÒ nghiªn cøu ng«n ng÷. Nã sÏ kh«ng cßn bã hÑp theo c¸ch ph©n lo¹i truyÒn thèng vÒ : ng÷ ©m, tõ vùng, ng÷ ph¸p n÷a. Vµ qua mét sè vÝ dô vÒ hµnh ®éng ng«n trung trùc tiÕp vµ gi¸n tiÕp gióp chóng ta b­íc ®Çu tiÕp cËn ®Õn tÝnh ®a nghÜa trong lêi vµ nh÷ng mèi liªn quan víi nhau gi÷a ng÷ ph¸p- ng÷ nghÜa cña lêi. Tµi liÖu tham kh¶o 1. PSG.TS §µo Thanh Lan; Vai trß cña hai ®éng tõ mong, muèn trong viÖc biÓu thÞ ý nghÜa cÇu khiÕn ë tiÕng ViÖt. 2. PSG.TS §µo Thanh Lan; ý nghÜa cÇu khiÕn cña c¸c ®éng tõ nªn, cÇn, ph¶i trong c©u tiÕng ViÖt. 3. PSG.TS §µo Thanh Lan, C¸ch biÓu hiÖn hµnh ®éng cÇu khiÕn gi¸n tiÕp b»ng c©u hái - cÇu khiÕn. 4. Khoa Ng«n ng÷ häc; Nh÷ng vÊn ®Ò ng«n ng÷ häc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (2).doc