Đề tài Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt

MỤC LỤC

 

I. VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI 1

1. Ý nghĩa 1

2. Các cách phân loại PCNN 1

II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT 2

1. Phong cách khẩu ngữ 2

2. Phong cách khoa học 8

3. Phong cách thông tấn 10

5. Phong cách hành chính 17

6. Phong cách văn chương 19

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông, mát lắm. Minh:- Chẳng bằng quán Anh Chi ở Hồ Tây. Chấn:- Mai lớp mình có phụ đạo triết học không? Hoàng:- Hình như vào buổi chiều. Triết học loằng ngoằng quá, 76 câu hỏi. Thành:- Cô giáo không hạn chế thì toi... [4, 90, 91] 2. Phong cách khoa học a- Khái niệm: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).  PC khoa học có ba biến thể: PC khoa học chuyên sâu, PC khoa học giáo khoa và PC khoa học phổ cập. Khác với PC khẩu ngữ, ở PC này dạng viết là tiêu biểu.  b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC khoa học có hai chức năng là: thông báo và chứng minh. Một vài giáo trình trước đây cho rằng PCKH có chức năng chủ yếu là thông báo [14],[15]. Quan niệm trên tỏ ra không bao quát hết bản chất của PC này. Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa PCKH với các PC khác. Văn bản thuộc PC này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của các sự kiện ấy.  2- Ðặc trưng: PC khoa học có 3 đặc trưng : 2.1- Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. Ví dụ , để có khái niệm PCCNNN, người ta đã phải trừu tượng hoá tất cả các văn bản, các dạng lời nói trong quá trình hoạt động ngôn giao. 2.2- Tính logic: Cách diễn đạt của PC khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn; những khái quát, suy lí khoa học không được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm cơ sở cho nó...  2.3- Tính chính xác- khách quan: PC khoa học không được phép tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những từ ngữ biểu cảm, những ý kiến chủ quan không thích hợp ở PC này.  c- Ðặc điểm : 1- Ngữ âm: Khi phát âm ở PC này người ta thường có ý thức hướng đến chuẩn mực ngữ âm. Ngữ điệu có thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết phục của sự lập luận 2- Từ ngữ: - Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học. - Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần số cao và thích hợp với sự diễn đạt của PC này. Ví dụ: Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có tính khách quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs ( với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S ( tức Sentence đến NP, VP ( tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nó vào việc tạo sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng không màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)! Với sự sáng lập ngữ pháp tạo sinh, N.Chomsky là người đầu tiên đi vào nghiên cứu ngữ pháp của hoạt động tạo ra lời. Ðây là cống hiến quan trọng của N. Chomsky mà lịch sử ngôn ngữ học sẽ trân trọng ghi khắc, một cống hiến có giá trị tạo ra một giai đoạn phát triển mới trong tiến trình ngôn ngữ học thế giới. [ 11,29] - Các đại từ ngôi thứ ba ( người ta) và đại từ ngôi thứ nhất ( ta, chúng ta, chúng tôi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều. Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong cách mà không chỉ là ngôn ngữ hay hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật v.v... đó là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác nó là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ. [5, 130]  3- Cú pháp: - PC khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba. - Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy logic cao. - Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các phát ngôn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngôn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư thừa trong các phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so với các phát ngôn khác. - Văn phong KH thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định. 3. Phong cách thông tấn a. Khái niệm: PC thông tấn là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự .( Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.) Báo chí, nhất là báo hàng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức có tính tổng hợp và cập nhật hoá, trong đó hầu như hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như : khoa học, hành chính, chính luận, văn chương. Do đó, không nên gọi phong cách thông tấn là phong cách báo chí. PC thông tấn có các loại: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin- quảng cáo. Phong cách thông tấn tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết ( kênh viết được dùng trên báo và tạp chí...).  b- Chức năng và đặc trưng 1- Chức năng: PC thông tấn có hai chức năng là thông báo và tác động. Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Qua báo chí, người ta tiếp cận được nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm. Do đó, phong cách thông tấn trước tiên phải đáp ứng được chức năng này. Ngoài ra, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác động đến dư luận làm cho người đọc, người nghe, người xem hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái sai, cái thật, cái giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán.  2- Ðặc trưng : PC thông tấn có 3 đặc trưng: 2.1- Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày càng lớn. Báo chí sẽ thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người, nhưng đồng thời người ta đòi hỏi đấy phải là những thông tin kịp thời, nóng hổi.  2.2- Tính chiến đấu: Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức. Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó. Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng. Ðấy chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực...  2.3- Tính hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khêu gợi hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn được coi như là một trong những yếu tố quyết định sự sinh tồn của một tờ báo, tạp chí hay các đài phát thanh, truyền hình. Ðiều này đòi hỏi ở hai mặt: nội dung và hình thức. - Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và phong phú. - Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề. c- Ðặc điểm 1- Ngữ âm: Với các đài phát thanh và truyền hình trung ương, đòi hỏi khi đưa tin phải phát âm chuẩn mực. Với các đài phát thanh và truyền hình của địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng.  2- Từ ngữ: 2.1- Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, từ ngữ được dùng trong phong cách thông tấn trước hết phải là từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiện khác nhau: - Từ ngữ trong các bài đưa tin phần lớn là lớp từ ngữ chuyên dùng trong các hoạt động của bộ máy Nhà nước và các đoàn thể. Ví dụ: (TT- Hà Nội-TP.HCM)- Theo tin từ Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Bộ GD-ÐT), tiếp theo ba đợt tuyển sinh của các trường ÐH,CÐ, hơn 200 trường THCN trong cả nước đã bắt đầu muà tuyển sinh năm 2000.Trong đó 124 trường THCN khối trung ương và trường ÐH,CÐ có tuyển hệ THCN tập trung thi tuyển từ nay đến đầu tháng tám, 90 trường THCN địa phương trong cả nước sẽ thi tuyển đến cuối tháng tám... ( Báo Tuổi trẻ ) - Từ ngữ các mẫu quảng cáo thường là tên các hàng hoá, các từ chỉ địa danh, nhân danh và các tính từ chỉ phẩm chất. Ví dụ: Raid- nhãn hiệu luôn dẫn đầu về thị phần tại hơn 120 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và được xếp vào danh sách những sản phẩm bán chạy nhất tại Mỹ. Do đó, Raid thực sự là một nhãn hiệu đáng tin cậy cho mọi gia đình Việt Nam, với những lợi ích thiết thực: Raid- hiệu quả cao: Tiêu diệt tất cả các loại côn trùng (Gián, Muỗi, Kiến...) và diệt ngay khi tiếp xúc; duy trì hiệu quả sau 4 tuần ( đối với các loại côn trùng bò như Gián, Kiến...) Raid- An toàn cho sức khoẻ: chỉ có tác dụng đối với côn trùng. Raid - Giết côn trùng chết. ( Báo Tuổi trẻ ) - Từ ngữ trong các bài phỏng vấn, phóng sự thì thường là những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực được tiến hành phỏng vấn hay phóng sự. Ví dụ: * Hội đồng văn hoá khi giới thiệu ông với giải thưởng Rockefeller III đã đánh giá về bảo tàng do ông làm giám đốc là một trong những bảo tàng có ấn tượng nhất trong loại hình này ở châu Á. Thưa ông, về phiïa chủ quan mình, chữ ấn tượng này nên hiểu như thế nào? - TS Nguyễn Văn Huy: Có lẽ trước hết vì bảo tàng này giới thiệu một cách bình đẳng 54 nền văn hoá của 54 dân tộc ở Việt Nam. Ðó là điều không phải ở đâu cũng làm được. Chủ thể của những nền văn hoá này được tôn trọng trong các cách giới thiệu từng thành tố văn hoá. Bảo tàng đã phản ánh một cách chân thật lịch sử, đời sống văn hoá và cuộc sống của các dân tộc... ( Báo Tuổi trẻ CN )  2.2- Từ ngữ dùng thường có màu sắc biểu cảm- cảm xúc . Có xu hướng đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ. Ðiều này bộc lộ những khả năng tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm tàng ẩn chứa trong từ hoặc trong các kết hợp mới mẻ có tính năng động dễ đi vào lòng người. Ví dụ: Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh, tội ác xuyên quốc gia, cuộc chiến chống bệnh tật đói nghèo, quả bom dân số, chiến tranh lạnh, xa lộ thông tin, bùng nổ thông tin, cái chết trắng, bên bờ vực phá sản, liên minh ma quỷ... 2.3- Có mối tương quan giữa những từ ngữ diễn cảm và những từ ngữ dùng theo khuôn mẫu có tính năng động và linh hoạt. 2.4- Dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng. 2.5- Có lớp từ riêng dùng trong PC này, gọi là từ ngữ thông tấn. 3- Cú pháp: 3.1- Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại một số kiểu nhất định. Trong đó, quảng cáo thường sử dụng câu đơn; bài đưa tin thường sử dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có kết cấu phức tạp; bài phỏng vấn phóng sự thì tùy lĩnh vực nó đi sâu mà cấu trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng thường là hay sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp. Ví dụ: Theo Kyodo, trong cuộc họp ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Okinawa ngày 23-7, Tổng thống Nga Vlađimia Putin và Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã thoả thuận rằng ông Putin sẽ đi thăm Nhật Bản từ 3 đến 5-9 để có các cuộc hội đàm về kế hoạch kí kết một hiệp ước hoà bình song phương. Nga và Nhật đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1956 nhưng chưa kí hiệp ước hoà bình vì còn bất đồng về chủ quyền quần đảo Kurin. (Báo Tuổi trẻ ). 3.2- Thường theo những khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn nhất định. Ðưa tin có khuôn mẫu và công thức hành văn riêng; quảng cáo, phỏng vấn, phóng sự,...tuy khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn có khác nhau nhưng cũng đều có những quy định chuẩn về những phương diện đó.  3.3- Trong các bài phóng sự điều tra, tiểu phẩm... những cấu trúc câu khẩu ngữ, câu trong PC văn chương như: câu hỏi, câu cảm thán, câu chuyển đổi tình thái, câu tỉnh lược, câu đảo trật tự các thành phần cú pháp cũng được khai thác sử dụng nhằm thực hiện chức năng riêng của mỗi thể loại.  4. Phong cách chính luận a- Khái niệm: PC chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa PC này với PC khoa học, PC thông tấn vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. [4], [8],[14],[15].  b- Chức năng và đặc trưng : 1- Chức năng : PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC chính luận có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với PC thông tấn, PC khoa học và cả PC văn chương. 2- Ðặc trưng: PC chính luận có ba đặc trưng: 2.1- Tính bình giá công khai: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. Ðây là đặc trưng khu biệt PC chính luận với PC khoa học và PC văn chương. Nếu văn chương là bình giá gián tiếp, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của PC chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó. 2.2- Tính lập luận chặt chẽ: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở PC này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.  2.3- Tính truyền cảm: PC chính luận cóï tính truyền cảm mạnh mẽ , tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa PC chính luận với PC khoa học, thông tấn và khiến PC này gần với PC văn chương. Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa.  c- Ðặc điểm 1- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.  2- Từ ngữ:- Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi hỏi khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Ví dụ: Ai dám bảo cuộc Cách mạng tháng Tám của ta là cuộc đảo chính? Ðảo chính là hai bọn thống trị trong nước hất cẳng nhau. Bọn này quật đổ bọn kia để lập chính phủ mới, nhưng căn bản chế độ cũ vẫn để nguyên. Ðằng này nhân dân bị áp bức nổi dậy tự giải phóng giành chính quyền, sao gọi là đảo chính? (TC)  - Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho nên khi cần thiết người ta phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ đến đề tài này. - Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người ta coön chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ khẩu ngữ, bởi vì đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Ai nói mà không làm, ai chỉ nghị quyết suông, ai theo đuôi quần chúng, ai ỳ ra như xe bò lên dốc, ai nhút nhát như bị quân thù bắt mất hồn, ai không dám hi sinh việc nhà cho việc Ðảng, phải kíp sửa đổi mà tiến lên (T.Tr) [15,157]  3- Cú pháp: -Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. - Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. - Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét. Ví dụ: - Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. (Hồ Chí Minh) - Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển. (Báo Nhân dân) 5. Phong cách hành chính  a- Khái niệm : PC hành chính là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.  b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng...Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.  2- Ðặc trưng: PC hành chính có 3 đặc trưng: 2.1- Tính chính xác- minh bạch: Văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu. Nếu hiểu không thống nhất sẽ dẫn đến việc thi hành các văn bản hành chính theo những cách khác nhau. Tính chính xác này đòi hỏi từ dấu chấm câu đến từ ngữ, câu văn và kết cấu của văn bản. Nói cách khác, quan hệ giữa hình thức và nội dung biểu đạt là quan hệ 1-1. Ðặc trưng này đòi hỏi người tạo lập văn bản không được dùng các từ ngữ, các kiểu cấu trúc ngữ pháp mơ hồ.  2.2- Tính nghiêm túc- khách quan: Tính khách quan gắn với chuẩn mực luật pháp nhằm để diễn đạt tính chất xác nhận, khẳng định của những tài liệu này. Văn bản hành chính thuộc loại giấy tờ có quan hệ đến thể chế quốc gia, của xã hội có tổ chức cho nên sự diễn đạt ở đây phải luôn luôn thể hiện tính nghiêm túc. Các văn bản như : hiến pháp, luật, quyết định, thông tư,... mang tính chất khuôn phép cao cho nên không chấp nhận PC diễn đạt riêng của cá nhân. Ngay cả những văn bản hành chính mang tính cá nhân cũng phải đảm bảo đặc trưng này. 2.3- Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định. Những khuôn mẫu này được gọi là thể thức văn bản hành chính. Thể thức đúng không những làm cho văn bản được sử dụng có hiệu quả trong hoạt động hiện hành của các cơ quan mà còn làm cho văn bản có giá trị bền vững về sau. c- Ðặc điểm: 1- Ngữ âm: Khi phát âm ở phong cách này phải hướng tới chuẩn mực ngữ âm, phát âm phải rõ ràng, chính xác. Khác với các PC khác, khi tồn tại ở dạng nói, PC hành chính không phải là sự trình bày , diễn đạt theo văn bản đã viết hoặc soạn đề cương mà là đọc lại.Nghĩa là chúng không chịu một sự biến đổi nào bên trong. Ngữ điệu đọc hoàn toàn bị phụ thuộc vào cấu trúc của nội dung văn bản.  2- Từ ngữ: - Những từ ngữ xuất hiện nhiều ở PC này là lớp từ ngữ chuyên dùng trong các hoạt động của bộ máy nhà nước và các đoàn thể, còn được gọi là từ hành chính. Loại từ này tạo nên vẻ riêng nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính. - Có khuynh hướng dùng những từ ngữ thật chính xác đứng về mặt nội dung và những từ ngữ trung hoà hoặc những từ ngữ trang trọng đứng về mặt sắc thái biểu cảm. Những từ ngữ này góp phần biểu thị tính chất thể chế nghiêm chỉnh của các giấy tờ và văn kiện hành chính. - Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn.  3- Cú pháp: - Dùng câu tường thuật là chủ yếu, các kiểu câu cảm thán , nghi vấn không thích hợp với yêu cầu thông tin của phong cách này. - Câu văn hành chính không chấp nhận sự mơ hồ. Tính thống nhất và chặt chẽ của các văn bản hành chính không cho phép sử dụng những câu trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần không rõ ràng khiến nội dung câu văn bị hiểu theo nhiều cách. - Câu văn hành chính không cho phép sự sáng tạo về ngôn ngữ của cá nhân, những yếu tố cảm xúc của cá nhân. Do yêu cầu cao về sự thống nhất theo thể thức hành chính nên một số văn bản hành chính viết theo mẫu đã quy định thống nhất. - Cú pháp của bất kỳ một quyết định hành chính nào cũng chỉ được trình bày trong một câu.  6. Phong cách văn chương a- Khái niệm: PC văn chương ( còn gọi là PC nghệ thuật) là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.  b- Chức năng và đặc trưng: 1- Chức năng: PC ngôn ngữ văn chương có ba chức năng: thông báo, tác động, thẩm mĩ. Việc thực hiện chức năng của phong cách văn chương không bằng con đường trực tiếp như ở các PC khác mà bằng con đường gián tiếp thông qua hình tượng văn học. 2- Ðặc trưng: PC văn chương có ba đặc trưng:  2.1- Tính cấu trúc: Mỗi tác phẩm văn chương là một cấu trúc. Các thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm , hình tượng và các thành tố ngôn ngữ diễn đạt chúng không những phụ thuộc vào nhau mà còn phụ thuộc vào hệ thống nói chung. Trong tác phẩm văn chương, có khi chỉ cần bỏ đi một từ hay thay bằng một từ khác là đủ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan nhạc điệu của nó, xoá sạch mối quan hệ của nó với hoàn cảnh xung quanh. Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp phần mình vào các từ đồng đội khác. Tính cấu trúc là điều kiện của cái đẹp. Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm. Chính là trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ có thể thay đổi ý nghĩa: cũ kĩ hay mới mẻ, dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hước...[8,140]  2.2- Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học Khi khảo sát, đánh giá ngôn ngữ văn chương phải xem xét ngôn ngữ ở đây đã góp phần xây dựng và thể hiện hình tượng văn học như thế nào. Khi giao tiếp ở phong cách khẩu ngữ, người ta có thể dùng những từ ngữ bóng bẩy, văn hoa, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhưng hiệu quả ở đây còn tuỳ thuộc vào người nói là ai, nói trong hoàn cảnh nào và vì mục đích gì. Giao tiếp ở phong cách này, người phát ngôn có vai trò quyết định: Miệng nhà quan có gang, có thép; Vai mang túi bạc kè kè. Nói ấm nói ớ, người nghe ầm ầm. Trong khi đó, ở phong cách văn chương, địa vị cao thấp, sang hèn của nhà văn nhà thơ không đóng vai trò quyết định nhiều. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người. Tính hình tượng trong phong cách văn chương thể hiện ở chỗ ngôn ngữ ở đây có khả năng truyền đạt sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ cũng có khả năng này nhưng nó không là điều bắt buộc. Trong văn chương, trái lại, đó là điều không thể thiếu. Ngôn ngữ văn chương phải làm sống dậy các động tác, vận động đầy ý nghĩa của sự vật trong những thời khắc nhất định. Bất kỳ một phương tiện từ ngữ nào trong một văn cảnh nhất định đều có thể chuyển thành một từ ngữ nghệ thuật, nếu có thêm một nét nghĩa bổ sung nào đó. 2.3- Tính cá thể hoá: Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong tác phẩm văn chương. Dấïu ấn PC tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương. Sêkhôp nói: Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả. Lối nói riêng mà Sêkhôp gọi chính là PC tác giả. Xét về mặt ngôn ngữ, PC tác giả thể hiện ở hai dấu hiệu: - Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả; - Sự sáng tạo ngôn ngữ của tác giả c- Ðặc điểm 1- Ngữ âm: Trong PCVC, những yếu tố ngữ âm như: âm, thanh, ngữ điệu, tiết tấu, âm điệu rất quan trọng. Có thể nói, tất cả những tiềm năng của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (15).doc
Tài liệu liên quan