Chế phẩm TP4.
* Thành phần bài thuốc TP4 gồm:
Hoàng bá (Phenlodendron amurense Rupr) 12g
Thương truật (Atractylis lancea Thunb) 15g
Độc hoạt (Angelica pubescens) 12g
Phòng phong (Saposhnikovia divsaricala schischk) 12g
Mộc qua (Chaenomeles lagenaria) 12g
Tri mẫu (Anemarrhena aspheloides Bunge) 10g
Hoạt thạch (Talcum) 15g
Cốt khí củ (Radix Polygoni cuspidati) 20g
Nữ trinh tử (Ligutstrum lucidum Ait) 12g
Ý dĩ (Coix lachryma jobi L) 20g
Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) 15g
Đương quy (Agenlica sinensis Diels) 15g
Xích thược (Paeonia liactiflora Pall) 12g
Kê huyết đằng (Sargentodoxa cuneata Oliv) 15g
Mộc thông (Hocqaurtia manshuriensis) 12g
Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) 12g
Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino) 12g
* Cách dùng: Thuốc được sắc bằng bếp của Hàn Quốc tại khoa Dược viện YHCT Quân đội, mỗi ngày một thang sắc lấy 500ml chia làm 2 lần uống sáng và chiều với thời gian điều trị nội trú 30 ngày. Thống nhất đơn thuốc, liều lượng và phương pháp sắc uống trong suốt thời gian điều trị.
- Ngoài ra không dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác trong suốt thời gian điều trị.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu của bài thuốc TP4 trên bệnh nhân Gout, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tý...
- Tác dụng dược lý: Thương truật có khả năng hạ thấp đường huyết; Thương truật với lá ngải hun khói có khả năng ức chế vi khuẩn lao, trực khuẩn mủ xanh...
Hình 3: Độc hoạt
Liều dùng: 6-12g/ngày.
* Độc hoạt: (Angelica pubescens)
[12;20;27;34]
- Bộ phận dùng: củ, rễ
- Tên khác: Độc giao thảo, sơn tiền độc hoạt, trường sinh thảo...
- Thành phần hoá học: trong hương độc hoạt và ngưu vỹ độc hoạt có ostol, bergapten, angelol và angelica.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị cay, tính ôn; quy kinh can, thận. Công dụng trừ phong tà, táo hàn thấp, chuyên chữa phong khí. Chủ trị nhức đầu, đau lưng gối; trị phong hàn thấp tê thấp, chân tay co mỏi. Thuốc có thể đi đến được những nơi sâu hiểm của cơ bắp để đuổi phong tà và ôn thông kinh mạch; có thể điều trị hai chân thấp tý hay phục phong gây gáy cứng...
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng giảm đau và chống viêm trên thực nghiệm ở chuột; tác dụng làm tăng hàm lượng acetylcholin ở thỏ.
- Liều dùng: 3-12g/ngày.
Hình 4: Phòng phong
* Phòng phong (Saposhnikovia divsaricala schischk):[2;12;22;34]
- TCVN: 3470-80
- Bộ phận dùng: rễ.
- Tên khác: đồng vân, hồi vân, hồi thảo, bách chi, hồi căn, phong nhục, bắc phong, bạch mao thảo...
- Thành phần hoá học: chứa tinh dầu, manitol, bitter glycoside...
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị ngọt, cay, tính ôn; quy kinh can, phế, tỳ, thận, bàng quang. Công dụng phát biểu trừ phong thấp. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu gáy, phong hàn thấp tý khớp xương nhức đau, tứ chi co rút, mắt đỏ sang lở...
- Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng hạ nhiệt; giảm đau; tác dụng kháng Histamin; tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh, liên cầu, trực khuẩn lỵ.
- Liều dùng: 5-12g/ngày.
* Mộc qua (Chaenomeles lagenaria): [2;12;34]
- TCVN: 3445-80
- Bộ phận dùng: quả khô.
- Tên khác: thiết cước lê.
Hình 5: Mộc qua
- Thành phần hoá học: có saponin khoảng 2%; acid hữu cơ (acid tartaric citric malie); tanin và flavonozit.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị chua, tính ôn; quy kinh tỳ, vị, can, phế. Có công dụng điều hoà tỳ khí, thu liễm, trừ thấp nhiệt, thư cân. Chủ trị thấp tý co rút, xương khớp đau nhức phù nề, ho lâu ngày, nôn mửa...Thường phối hợp với Hoàng bá, Tỳ giải điều trị thấp nhiệt cước khí.
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ; tác dụng bảo vệ gan trên thực nghiệm ỏ chuột cống.
- Liều dùng: 6-12g/ngày.
* Hoạt thạch (Talcum): [2;21]
- TCVN: 3400- 80
- Tên khác: ngạnh hoạt thạch, phi hoạt thạch, dịch thạch, Quế lâm hoạt thạch, tân thạch, lãnh thạch, bạch ngọc phấn...
- Thành phần hoá học: là một chất khoáng, bột trắng mịn, không tan trong nước, tỷ trọng 2,5-2,8. Thành phần gồm magiê silicat 3MgO.4SiO2.H2O; trong đó MgO chiếm 31,7%; SiO2 chiếm 63,5%; H2O chiếm 4,8%. Thường một bộ phận MgO có lẫn FeO, ngoài ra còn lẫn một ít Al2O3.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị ngọt, tính hàn; quy kinh vị, bàng quang. Công dụng trơn lợi khiếu, lợi niệu đuổi thấp nhiệt. Chủ trị bệnh thuỷ thũng, hoàng đản, cước khí, thấp chẩn ngoài da, hạ sốt, viêm ruột, lỵ, viêm tiết niệu...
- Liều dùng: 10-15g/ngày.
* Tri mẫu (Anemarrhena aspheloides Bunge): [2;12;34]
- TCVN: 3522- 80
- Bộ phận dùng: thân rễ.
- Tên khác: Liên mẫu, địa sâm, thuỷ sâm, khổ tâm, chỉ mẫu...
Hình 6: Tri mẫu
- Thành phần hoá học: có chất saponin, chất đường, chất thơm và chất béo.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị đắng, lạnh; quy kinh phế, thận, vị. Công dụng bổ và nhuận thận, bổ thuỷ, tả hoả, hoạt tràng. Chủ trị bệnh tiêu khát, trừ tà khí, giải nhiệt, đại tiểu tiện không lợi, chân tay mình mẩy sưng phù...
- Tác dụng dược lý: Tri mẫu có tác dụng ức chế một số vi khuẩn; tác dụng hạ nhiệt và hạ đường huyết trên thực nghiệm.
- Liều dùng: 6-12g/ngày.
Hình 7: Nữ trinh
* Nữ trinh tử: (Ligutstrum lucidum Ait): [28]
- Bộ phận dùng: quả.
- Tên khác: nữ trinh thực, đông thanh tử, bộc cách tao, thuỷ lạp thụ....
- Thành phần hoá học: chứa oleanolic acid; mannitol; đường; palmitic acid; stearic acid; linoleic acid; oleic acid.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị đắng, ngọt, tính bình; quy kinh can, phế, thận. Có công dụng bổ can thận, bổ âm, lương huyết dưỡng huyết..
- Liều dùng: 6-12g/ngày.
* Cốt khí củ (Radix Polygoni cuspidati): [2;12;34]
- TCVN: 3353- 80
- Bộ phận dùng: rễ.
Hình 8: Cốt khí
- Tên khác: hổ trượng căn, điền thất, hoạt huyết đan, đại trùng trượng...
- Thành phần hoá học: có chứa antraglucozit, chủ yếu là emodin hay zheum emodin C16H12O5 , emodinmono metyl ete C16H12O5 dưới dạng tự do và kết hợp; ngoài ra còn có polygonin C21H220O10 và tanin.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị đắng, chua, tính mát. Có công dụng lợi thấp, thông tiện, giải độc, hoạt huyết tán ứ. Chủ trị viêm gan, viêm ruột, viêm khớp, viêm thận, đái đường, bế kinh, tiện bí; dùng ngoài trị đánh đập bị tổn thương, ung nhọt, bỏng nhiệt, rắn cắn, cầm máu.
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm và hạ cholesteron máu trên thực nghiệm.
- Liều dùng: 6-20g/ngày.
* ý dĩ (Coix lachryma jobi L): [2;12;34]
- TCVN: 3539- 80
Hình 9: ý dĩ
- Bộ phận dùng: hạt.
- Tên khác: bo bo, dĩ nhân, dĩ mễ, ngọc truật, tháo bồ đề, ý thử, thiết ngọc thục thử...
- Thành phần hoá học: chứa khoảng 65% chất hydratcacbon; 5,4% chất béo; 13,7% chất protid và các acid amin như: leucin, lysin, acginin, histidin, chất coixin và acid glutamic.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị ngọt, tính mát; quy kinh tỳ, vị, phế, thận. Công dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh lợi thấp nhiệt. Chủ trị tiết tả, thấp tý gân mạch co rút, cước khí, thuỷ thũng, đái dắt đái đục, ra khí hư, viêm phổi...
- Tác dụng dược lý: Dầu ý dĩ có tác dụng giảm đau trên thực nghiệm.
- Liều dùng: 10-30g/ngày.
Hình 10: Ngưu tất
* Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume): [2;28;34]
- TCVN: 3456- 80
- Bộ phận dùng: rễ.
- Tên khác: ngưu hành, đối tiết thái, kê giao cốt, sơn hiện thái...
- Thành phần hoá học: trong rễ có chứa oleanolic acid; galactoza; zhamnoza; đường. Ngoài ra còn có esdysteron; inokosteron; kali.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị ngọt, đắng, chua, tính bình; quy kinh can, thận. Nếu dùng sống có công dụng tan máu ứ, tiêu sưng nhọt; trị bệnh lâm đái máu, kinh bế, trưng hà, khó đẻ, sau đẻ ứ máu bụng đau, bị đánh đập vấp ngã tổn thương. Dùng chín thì bổ can thận, mạnh gân cốt; trị eo lưng xương khớp đau, tứ chi co quắp, liệt tê.
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm trên thực nghiệm; tác dụng hạ cholesteron máu, hạ huyết áp trên lâm sàng.
- Liều dùng: 12-20g/ngày.
* Đương quy (Agenlica sinensis Diels): [2;12;27;34]
- TCVN: 3385- 80
- Bộ phận dùng: rễ, củ.
- Tên khác: tần quy, vân quy, bạch đương quy, xuyên đương quy, đại đương quy, can quy, sơn kỳ, thảo đầu quy, mã vỹ quy...
- Thành phần hoá học: trong Đương quy có tinh dầu (tỷ lệ khoảng 0,2%; tỷ lệ acid tự do trong tinh dầu là 40%).
Hình 11:Đương quy
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ấm; quy kinh tâm, can, tỳ. Công dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo. Chủ trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu, kinh bế, băng lậu, chấn thương ứ huyết đau nhức, tỳ hư ăn ít, mụn nhọt lở loét...
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm; Đương quy còn có tác dụng kháng sinh đối với lỵ trực trùng và tụ cầu trùng.
- Liều dùng 4-28g/ngày.
* Xích thược (Paeonia liactiflora Pall): [2;12;28;34]
- TCVN: 3316- 80
- Bộ phận dùng: rễ.
Hình 12: Xích thược
- Tên khác: mộc thược dược, hồng thược dược, xú mẫu đơn căn, xích thược dược.
- Thành phần hoá học: có tinh bột, tanin, nhựa, chất nhầy, đường, sắc tố và acid benzoic (tỷ lệ 0,92%).
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị chua, đắng, tính hơi hàn; quy kinh can, tỳ, tâm. Công dụng tán ác huyết hành ứ, tả can hoả, mát huyết, bổ khí thận, mạnh 5 tạng. Chủ trị kinh bế, huyết ứ đau nhức, tích tụ...
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng ức chế thần kinh, chống viêm, chống co thắt trên thực nghiệm.
- Liều dùng: 6-12g/ngày.
Hình 13: Kê huyết đằng
* Kê huyết đằng (Sargentodoxa cuneata Oliv): [12;27;28;34]
- Bộ phận dùng: thân, dây.
- Tên khác: Dây máu gà.
- Thành phần hoá học: có chứa nhiều tanin, glucoxit.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị đắng, chát, tính bình; quy kinh tâm, can. Công dụng bổ khí huyết, hoạt huyết, thư cân, thông kinh hoạt lạc. Chủ trị eo lưng gối đau nhức, tê bì (ma mộc), kinh nguyệt không đều, viêm khớp, thiếu máu...
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng ức chế viêm khớp và giảm sức bóp cơ tim trên thực nghiệm.
- Liều dùng: 20-40g/ngày.
Hình 14: Mộc thông
* Mộc thông: [12; 34]
- Bộ phận dùng: thân leo.
- Tên khác: thông thảo, đinh công, xuyên mộc thông, đinh niên đằng...
- Thành phần hoá học: Trong mộc thông mã đậu linh chiết được tinh thể màu vàng có công thức C12H11O4 . Trong mộc thông Nhật Bản có chứa akebin khi thuỷ phân sẽ được akebigemin, glucoza và rhamnoza; ngoài ra còn có hederagemin, acid oleanolic.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị đắng, tính hơi hàn; quy kinh tâm, phế, tiểu trường, bàng quang. Công dụng hành thuỷ, tả hoả, thông lợi huyết mạch. Chủ trị thấp nhiệt tỳ vị, thông khiếu và huyết mạch, xuống sữa, lợi tiểu, trị thuỷ thũng, eo lưng đau mỏi...
- Liều dùng: 8-12g/ngày.
Hình 15: Trạch tả
* Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.): [2;12;20;34]
- TCVN: 3519- 80
- Bộ phận dùng: củ.
- Tên khác: mã đề nước.
- Thành phần hoá học: có tinh dầu; chất nhựa; chất protid và chất bột.
- Tính chất, công dụng: Thuốc có vị ngọt nhạt, tính hàn; quy kinh thận, bàng quang. Công dụng lợi thấp nhiệt, tiết hoả tà, lợi niệu. Chủ trị thuỷ thũng, tả lỵ, lâm lậu, thấp nhiệt ngưng trệ, thông sữa...
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng lợi tiểu; chống viêm; hạ cholesteron và urê máu. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ gan.
- Liều dùng: 8-16g/ngày.
* Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino): [12;27;28;34]
- Bộ phận dùng: củ.
Hình 16: Tỳ giải
- Tên khác: bách chi, xích tiết, phấn tỳ giải, nghạnh phạn đoàn, hoàn tỳ giải, thổ hoàng liên, tất giải...
- Thành phần hoá học: có chứa dioscon; gracollon; diosreasapotoxin A.
- Tính chất, công dụng: thuốc có vị đắng, tính bình; quy kinh tỳ, thận, bàng quang. Công dụng lợi tiểu, khử phong thấp. Chủ trị chứng tý do phong thấp, đau mỏi lưng gối, tiểu tiện bất lợi, các chứng lâm, mụn nhọt...
- Liều dùng: 8-12g/ngày.
chương ii
Chất liệu, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Chất liệu nghiên cứu.
Chế phẩm TP4.
* Thành phần bài thuốc TP4 gồm:
Hoàng bá (Phenlodendron amurense Rupr) 12g
Thương truật (Atractylis lancea Thunb) 15g
Độc hoạt (Angelica pubescens) 12g
Phòng phong (Saposhnikovia divsaricala schischk) 12g
Mộc qua (Chaenomeles lagenaria) 12g
Tri mẫu (Anemarrhena aspheloides Bunge) 10g
Hoạt thạch (Talcum) 15g
Cốt khí củ (Radix Polygoni cuspidati) 20g
Nữ trinh tử (Ligutstrum lucidum Ait) 12g
ý dĩ (Coix lachryma jobi L) 20g
Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) 15g
Đương quy (Agenlica sinensis Diels) 15g
Xích thược (Paeonia liactiflora Pall) 12g
Kê huyết đằng (Sargentodoxa cuneata Oliv) 15g
Mộc thông (Hocqaurtia manshuriensis) 12g
Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) 12g
Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino) 12g
* Cách dùng: Thuốc được sắc bằng bếp của Hàn Quốc tại khoa Dược viện YHCT Quân đội, mỗi ngày một thang sắc lấy 500ml chia làm 2 lần uống sáng và chiều với thời gian điều trị nội trú 30 ngày. Thống nhất đơn thuốc, liều lượng và phương pháp sắc uống trong suốt thời gian điều trị.
- Ngoài ra không dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác trong suốt thời gian điều trị.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
2.2.1. Nghiên cứu trên động vật:
Gồm 50 chuột nhắt trắng chủng Swiss không phân biệt đực cái do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp; khối lượng mỗi con 19±1g; chuột phải khoẻ mạnh đảm bảo các tiêu chuẩn sinh lý bình thường. Các chuột được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm 70%.
2.2.2. Nghiên cứu trên người:
Gồm 31 bệnh nhân được khám, chẩn đoán, chọn theo tiêu chuẩn của Y học hiện đại và Y học cổ truyền và tình nguyện uống thuốc TP4 tại viện Y học cổ truyền Quân đội.
2.2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại:
* Các bệnh nhân được chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của 2 tác giả Bennett và Wood đề xuất năm 1968[5;6]:
+ Các tiêu chuẩn lâm sàng:
- Trong bệnh sử có những đợt viêm khớp cấp tính, khởi đầu đột ngột, đau dữ dội, phục hồi hoàn toàn sau 1-2 tuần.
- Có hạt Tophi.
+ Các tiêu chuẩn xét nghiệm:
- Acid uric máu tăng ở nam > 420 mmol/lít (70mg/l); ở nữ >360mmol/lít (60mg/l).
- Tìm thấy tinh thể AU trong dịch khớp hoặc lắng đọng trong tổ chức, phát hiện bằng soi hoặc bằng phương pháp hoá học.
Chẩn đoán chắc chắn khi có 2 trong 4 tiêu chuẩn trên.
* ở đây chúng tôi chọn những bệnh nhân có 2 tiêu chuẩn là:
- Acid uric máu tăng ở nam >420 mmol/lít (70mg/l), ở nữ >360 mmol/lít (60mg/l).
- Trong bệnh sử có những đợt viêm khớp cấp tính, khởi đầu đột ngột, đau dữ dội, phục hồi hoàn toàn sau 1-2 tuần.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền:
* Phương pháp khám: thông qua tứ chẩn, quy nạp các hội chứng bệnh theo bát cương, tạng phủ.
* Chọn những bệnh nhân được chẩn đoán theo Y học cổ truyền là “Chứng tý” thể “Phong thấp nhiệt tý”.
- Triệu chứng: một hoặc nhiều khớp có đau, sưng, nóng, đỏ, vận động đau tăng, gặp lạnh thì dễ chịu. Mình nóng, sợ gió, miệng khát, bồn chồn không yên, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. [4;24;25;26]
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Xác định độc tính cấp (LD50) của bài thuốc TP4 :
Tiến hành tại Khoa Nghiên cứu thực nghiệm, Viện y học cổ truyền Quân đội.
* Chuẩn bị thuốc thử nghiệm:
Bài thuốc TP4 được sắc 3 lần, mỗi lần sắc lấy 500ml; sau đó trộn 3 dung dịch sắc đó với nhau rồi sắc lấy 500ml ta được chế phẩm TP4. Tiếp tục cô đặc chế phẩm TP4 thành cao lỏng 2/1 (2g dược liệu tương đương 1ml cao).
* Chuẩn bị chuột thực nghiệm:
- Chuột nhắt trắng được chia làm 5 lô, mỗi lô 10 con và được uống cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 với các nồng độ khác nhau.
- Chuột thử nghiệm được cho ăn bữa cuối cùng trước khi thực nghiệm là 16 giờ và cho lại thức ăn sau khi chuột đã uống thuốc.
* Phương pháp thực nghiệm:
Dùng bơm tiêm thuỷ tinh 1ml có kim đầu tù đưa thuốc từ từ vào thẳng dạ dày chuột. Cho mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 với các nồng độ khác nhau:
- Lô 1: Mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 nồng độ 100%, tương đương 1g/1 con chuột. Từ đó xác định liều thử nghiệm là 50g/kg chuột nhắt trắng.
- Lô 2: Mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 nồng độ 80%, tương đương 0,8g/1 con chuột. Từ đó xác định liều thử nghiệm là 40g/kg chuột nhắt trắng.
- Lô 3: Mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 nồng độ 70%, tương đương 0,7g/1 con chuột. Từ đó xác định liều thử nghiệm là 35g/kg chuột nhắt trắng.
- Lô 4: Mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 nồng độ 60%, tương đương 0,6g/1 con chuột. Từ đó xác định liều thử nghiệm là 30g/kg chuột nhắt trắng.
- Lô 5: Mỗi chuột uống 0,5ml cao lỏng TP4 tỷ lệ 2/1 nồng độ 40%, tương đương 0,4g/1 con chuột. Từ đó xác định liều thử nghiệm là 20g/kg chuột nhắt trắng.
* Theo dõi:
- Theo dõi liên tục diễn biến của chuột thử nghiệm trong 48 giờ sau khi chuột uống thuốc về tình trạng sức khoẻ của chuột (tình trạng vận động, xà lông, bỏ ăn, đi ngoài phân lỏng, chết). Sau 48 giờ xác định kết quả. Mổ những con chuột chết để tìm hiểu nguyên nhân và nhận xét đại thể. Ghi số lượng chuột chết sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Sau 72 giờ, mổ chuột ở các lô, nhận xét đại thể.
* Chỉ tiêu đánh giá:
- Xác định liều chết trung bình (Mean lethal dose) hay liều làm chết 50% số con vật thí nghiệm (nếu có) trong những điều kiện nhất định và được ký hiệu là LD50 (Lethal dose 50%) theo phương pháp Liched- Winconson.
- Nhận xét đại thể về tình trạng tổn thương các tạng phủ như: Tim, thận, gan, phổi, dạ dày, ruột của các chuột ở các lô thử nghiệm sau 72 giờ và các chuột chết trong thời gian 48 giờ theo dõi (nếu có).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng.
Nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng theo phương pháp tự đối chứng.
2.3.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Các đặc điểm lâm sàng (số lượng khớp đau, vị trí khớp đau, hạt Tophi); X-quang xương khớp; siêu âm thận; các chỉ số sinh học (mạch, nhiệt độ, huyết áp động mạch); các chỉ số hoá sinh máu (số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu trong giờ đầu, cholesteron, triglycerid, glucose)
+ Sự biến đổi của các chỉ tiêu: tình trạng sưng nóng đỏ đau các khớp tổn thương; hàm lượng acid uric máu; mạch; nhiệt độ; huyết áp động mạch; số lượng hồng cầu; số lượng bạch cầu; các chỉ số sinh hoá máu như SGOT, SGPT, urê, Creatinin (Các chỉ tiêu này được xác định vào ngày thứ 2 và thứ 30 trong thời gian điều trị bằng bài thuốc TP4).
* Các xét nghiệm được tiến hành tại khoa Sinh hoá viện YHCT Quân đội. Các đối tượng nghiên cứu phải nhịn ăn trước khi lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm 12 giờ.
* Phương pháp xác định tần số mạch, huyết áp động mạch:
+ Tần số mạch được xác định bằng cách đếm mạch quay ở cổ tay trái trong 1 phút. Đơn vị tính là lần/ phút.
+ Huyết áp động mạch được đo bằng huyết áp kế thuỷ ngân. Đo ở tư thế nằm yên tĩnh, đối tượng được nghỉ ngơi 15-30 phút trước khi đo. Đơn vi tính là mmHg.
* Phương pháp định lượng AU máu:
+ Phương pháp đo: định lượng AU theo phương pháp enzyme do Triveli mô tả- 1987.
+ Đơn vị tính: mmol/l. Làm trên máy Reflotron của hãng Boehringer- Mannheim.
* Phương pháp xác định các chỉ số huyết học và hoá sinh máu:
+ Các chỉ số huyết học:
Số lượng hồng cầu (đơn vị tính 1012/l); số lượng bạch cầu (đơn vị tính 109/l) được xác định trên máy Hemacel của hãng Hycel.
+ Các chỉ số sinh hoá máu:
- Hàm lượng SGOT, SGPT được xác định theo phương pháp của Reitman- Frankel, đơn vị tính là U/l. Làm trên máy Reflotron của hãng Boehringer- Mannheim.
- Hàm lượng urê, creatinin được xác định theo phương pháp của Jaffer, đơn vị tính là mmol/l. Làm trên máy Reflotron của hãng Boehringer- Mannheim.
- Hàm lượng Cholesteron, Triglycerid, Glucose được xác định theo phương pháp enzyme, đơn vị tính là mmol/l. Làm trên máy Reflotron của hãng Boehringer- Mannheim.
2.3.2.2. Theo dõi tác dụng không mong muốn khác trong khi điều trị bằng thuốc TP4 .
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị:
Căn cứ vào sự biến đổi của chỉ tiêu hàm lượng AU máu, chúng tôi phân ra các kết quả tốt, khá, trung bình và kém như sau:
- Tốt: AU máu giảm >10mg/l (60mmol/l) đồng thời trở về mức bình thường hoặc giảm >20mg/l (120mmol/l) nhưng chưa trở về mức bình thường.
- Khá: AU máu giảm Ê 10mg/l (60mmol/l) đồng thời trở về mức bình thường hoặc giảm từ 10-20mg/l (60-120mmol/l) nhưng chưa trở về mức bình thường.
- Trung bình: AU máu giảm nhưng < 10mg/l và chưa trở về mức bình thường.
- Kém: không giảm được nồng độ AU máu.
2.3.3. Phương pháp thống kê đánh giá kết quả:
+ Lập bảng thống kê.
+ Các số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng thuật toán thống kê y học [16].
- Phương pháp kiểm định t cho nghiên cứu từng cặp.
- Kiểm định một số trung bình quan sát với một số trung bình lý thuyết.
- So sánh 2 tỷ lệ %.
chương iii
Kết quả nghiên cứu
3.1. Xác định độc tính cấp (LD50) của bài thuốc TP4.
Chúng tôi đã tiến hành thử liều độc cấp (LD50) của bài thuốc TP4, kết quả được trình bày trên bảng 1.
Bảng 1. Tình trạng chuột nhắt trắng sau 48 giờ uống thuốc ở các mức liều khác nhau.
Lô chuột thử
Số chuột thực nghiệm
Số ml thuốc thử
Mức liều
(g/kg)
Số chuột chết
Tình trạng sức khoẻ chuột
I
10
0,5
20
0
Khoẻ mạnh
II
10
0,5
30
0
Khoẻ mạnh
III
10
0,5
35
0
Khoẻ mạnh
IV
10
0,5
40
0
Khoẻ mạnh
V
10
0,5
50
0
Khoẻ mạnh
Qua bảng 1 cho thấy, ở các mức liền từ 20 - 50 g/kg trọng lượng chuột nhắt trắng, các lô chuột đều hoạt động bình thường trong trạng thái khoẻ mạnh. Sau 48 giờ không có chuột nào bị chết kể cả khi uống với liều tối đa là 50 g/kg chuột.
Theo dõi sau 72 giờ, các lô không có chuột nào chết. Mổ chuột trong các lô thấy về đại thể tim, gan, thận, phổi tươi nhuận; dạ dày, ruột bình thường, không còn đọng thuốc.
3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.
3.2.1. Giới và tuổi mắc bệnh.
Bảng 2. Đặc điểm giới, tuổi, nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n = 31).
Đặc điểm bệnh nhân
Số trường hợp
Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
31
100
Nữ
0
0
Tuổi
40 - 49
12
38,71
50 - 59
5
16,13
60 - 70
8
25,81
> 70
6
19,35
Trung bình
57,4 ± 2
Tuổi trẻ nhất
40
Tuổi lớn nhất
76
Trong nhóm nghiên cứu bệnh chỉ gặp ở nam giới, tỷ lệ 100%.
Bệnh chỉ gặp ở lứa tuổi 40 trở lên, từ 40 - 60 tuỏi thấy 54,84%; lứa tuổi 60 - 70 là 25,81%; còn > 70 là 19,35%.
3.2.2. Nghề nghiệp.
Bảng 3: Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nghề nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Bộ đội tại chức
14
45,16
Bộ đội hưu trí
16
51,61
Dân
1
3,23
Tổng
31
100
Bảng 3 cho thấy, trong 31 bệnh nhân thì số bệnh nhân bộ đội hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất (31,61%); đứng thứ hai là bộ đội tại chức (45,16%) và chỉ có 3,23% là nhân dân.
3.2.3. Thời gian mắc bệnh.
Bảng 4. Thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n = 31)
Thời gian bị bệnh (Năm)
Số trường hợp
Tỷ lệ (%)
< 1
3
9,7
1 - 5
22
70,9
6 - 10
4
12,9
> 10
2
6,5
Các kết quả bảng 4 cho thấy, thời gian mắc bệnh của nhóm nghiên cứu phần lớn từ 1 - 5 năm (70,9%); chỉ có 12,9% số bệnh nhân mắc bệnh từ 6 - 10 năm; 6,5% bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm và 9,7% số bệnh nhân mắc bệnh lần đầu tiên. Thời gian bị bệnh lâu nhất là 12 năm.
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước khi điều trị (N2).
Bảng 5. Số lượng khớp đau (n=31).
Số lượng khớp đau
Số trường hợp
Tỷ lệ (%)
Một khớp
7
22,6
Nhiều khớp
24
77,4
Bảng 5 cho thấy, đa số bệnh nhân đau nhiều khớp (77,4%) và đau một khớp chỉ chiếm 22,6%.
Bảng 6. Các triệu chứng khác (n=31).
Các triệu chứng
Số trường hợp
(Tỷ lệ %)
Tổn thương khớp đốt bàn ngón chân cái
Có
16
51,6%
Không
15
48,4%
Hạt to phi
Có
3
9,7%
Không
28
90,3%
X-quang
Xương khớp
Có tổn thương xương
1
3,2
Không có tổn thương xương
30
96,8
Siêu âm thận
Có sỏi
8
25,8
Không có sỏi
23
74,2
Bảng 6 cho thấy có 51,6% số bệnh nhân có tổn thương khớp đốt bàn ngón chân cái. Đa số các bệnh nhân không có hạt tophi (90,3%). Chỉ có 25,8% số bệnh nhân siêu âm thận có sỏi và 3,2% số bệnh tổn thương xương trên phim X quang.
Bảng 7. Các chỉ số mạch, nhiệt, huyết áp trong nhóm nghiên cứu trước khi điều trị (n=31).
Chỉ số
Giá trị trung bình của bệnh nhân
Giá trị trung bình người bình thường
P
Tần số mạch (lần/phút)
77,9 ± 2,9
80
>0,05
Nhiệt độ (oC)
37,11 ± 0,2
37
>0,05
Huyết áp tâm thu (mmHg)
133,7 ± 12,37
<140
>0,05
Huyết áp tâm trương (mmHg)
77,03 ± 15,72
<90
>0,05
Qua bảng 7 thấy, tần số mạch trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 77,9 ± 2,9 thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê.
Nếu tính huyết áp trong cả nhóm nghiên cứu thì trị số trung bình của huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê. Nếu xét riêng từng bệnh nhân thì có 10 bệnh nhân có huyết áp ³140/90mmHg chiếm 32,26% tổng số bệnh nhân. Bệnh nhân có huyết áp cao nhất là 165/95mmHg, huyết áp thấp nhất là 110/60mmHg.
Bảng 8. Một số kết quả xét nghiệm máu theo số trung bình của nhóm nghiên cứu trước điều trị (n=31).
Nội dung xét nghiệm
Giá trị trung bình người bệnh
Giá trị trung bình người bình thường
P
Số lượng bạch cầu (x109/l)
7,719 ± 1,544
6,300 - 7,700
> 0,05
Tốc độ lắng máu (mm)
8,9 ± 9,45
2 - 5
< 0,05
Glucose (mmol/l)
5,55 ± 0,8
4,4 - 6,1
> 0,05
Cholesterol (mmol/l)
5,12 ± 0,66
3,9 - 5,2
> 0,05
Triglycerid (mmol/l)
2,84 ± 1,2
< 2,3
< 0,05
Kết quả bảng 8 cho thấy: Tốc độ lắng máu tăng lên so với chỉ số của người bình thường, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Triglycerid máu tăng lên so với chỉ số của người bệnh bình thường, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Số lượng bạch cầu trong máu, glucose máu, cholesterol máu đều chưa thay đổi so với người bệnh bình thường, với P>0,05.
3.3. Kết qủa nghiên cứu tác dụng điều trị của bài thuốc TP4.
3.3.1. Tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng (N30).
Bảng 9: Mức độ cải thiện triệu chứng sưng nóng đỏ đau khớp sau 1 tháng điều trị bằng TP4 (n=31)
Tình trạng khớp tổn thương sau một tháng điều trị
Số trường hợp
Tỷ lệ %
Hết sưng đau các khớp tổn thương
28
90,3
Giảm sưng đau các khớp tổn thương
3
9,7
Không giảm sưng đau các khớp tổn thương
0
0
Kết quả trên bảng 9 cho thấy, một tháng điều trị bằng bài thuốc TP4 có tới 90,3% số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu hết triệu chứng sưng đau các khớp tổn thương và có 9,7 % số bệnh nhân giảm các triệu chứng tổn thương khớp; không có bệnh nhân nào không giảm hay tăng mức độ tổn thương sưng đau các khớp.
3.3.2. Tác dụng hạ AU máu.
Tác dụng làm thay đổi hàm lượng AU máu trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau 1 tháng điều trị bằng bài thuốc TP4 được trình bày ở biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Biến đổi hàm lượng AU máu trung bình của các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29287.doc