Chuyên đề Nhận biết các chất trong môn Hóa ở trường THCS

Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục để làm các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng rẽ từng chất va nhận biết hỗn hợp ; nhân biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế , nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài

o Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc : dùng thuốc thử mà đề bài đã choddeer nhận biết ít nhất một trong các chất cần nhận biết . Sau đó dùng hóa chất vừa mới nhận biết được để nhân biết ít nhất một trong các chất còn lại

 

doc10 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 64011 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nhận biết các chất trong môn Hóa ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT AN NHƠN TRƯỜNG THCS NHƠN KHÁNH =====š›µš›===== Chuyên đề NHẬN BIẾT CÁC CHẤT TRONG MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS Naêm hoïc : 2005 - 2006 Giaùo vieân : Đặng Hồng Vân Chuyên đề —– Y&Y œ–— BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT TRONG MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS Lí do chọn đề tài : Lứa tuổi học sinh ở trường Trung học cơ sở có nhiều ý tưởng , thích tìm tòi nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn Hóa học . Trước đây , điều kiện hóa chất dụng cụ còn thiếu thốn , chúng ta - những người giảng dạy môn hóa học – chưa phát huy được hết vai trò của dạng bài tập định tính "NHẬN BIẾT CÁC CHẤT" trong môn Hóa của trường Trung học cơ sở vào việc ôn tập , hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình đồng thời chưa phát huy tính sáng tạo bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh. Bài tập định tính " NHẬN BIẾT CÁC CHẤT " trong môn hóa của trường Trung học cơ sở trong các đề kiểm tra chỉ ở dạng đơn giản vì thời gian của tiết kiểm tra có giới hạn . Do đó chưa tìm tòi , phát huy hết những năng lực đặc biệt của học sinh mà có kế hoạch bồi dưỡng nhằm phát triển những học sinh có năng khiếu hóa học sau này . Xuất phát từ thực tế đó , tôi mạnh dạn đưa ra đề tài "BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT TRONG MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS" để cùng trao đổi bàn bạc cùng các đồng nghiệp về vai trò , yêu cầu , hình thức và các dạng bài tập về nhận biết các chất nhằm góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy bài tập này được tốt hơn Vai trò của dạng bài tập định tính "NHẬN BIẾT CÁC CHẤT" trong môn hóa của trường THCS : Ôn tập những kiến thức đã học . Rèn luyện tư duy , tính nhạy bén và khả năng nắm vững kiến thức của học sinh . Giúp học sinh vận dụng những kiến thức của mình về tính chất vật lí cũng như về tính chất hóa học của các chất để nhận biết . Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành , giáp cho học sinh khỏi lúng túng khi giải quyết vấn đề nào đó trong cuộc sống liên quan đến việc nhận biết các chất . Yêu cầu của dạng bài tập định tính "NHẬN BIẾT CÁC CHẤT" trong môn hóa của trường THCS : Để đánh giá đúng kết quả học tập về lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , các dạng bài tập định tính " NHẬN BIẾT CÁC CHẤT " trong môn hóa của trường THCS cần phải đạt được những yêu cầu sau : Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy và học hóa học ở trường THCS là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại , tiếp cận với kiến thức hiện đại để có vốn hiểu biết làm tiền đề cho việc học bộ môn hóa phân tích sau này và cũng nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc nghiên cứu các chất trong đời sống hàng ngày để các em có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường . Ví dụ : Giáo viên có thể cho học sinh nhân biết tính axit hoặc kiềm trong một mẫu nước tự nhiên (nước thải công nghiệp , nước ao hồ bị ô nhiễm …) và đề ra biện pháp xử lí thích hợp (lớp 9). Bám sát vào nội dung chương trình để có những bài tập phù hợp với trình độ học sinh , tạo điều kiên cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ nà nhớ sâu hơn những kiến thức đã học . đồng thời cũng có những bài tập khó dành cho học sinh khá và giỏi để phát triển , nâng cao kiến thức của học sinh . Ví dụ : Với học sinh trung bình ở lớp 8 khi học chương 5 có thể cho bài tập "Nhận biết dung dịch các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn : NaCl , HCl , H2O" Để phát hiện học sinh khá và giỏi có khả năng tư duy quan sát , tổng hợp tốt , từ bài tập trên ta có thể phát triển thành bài tập sau : "Nhận biết dung dịch các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn : NaCl , HCl , H2O , NaCl" Bài tập cần có nhiều hình thức , nhiều dạng để kích thích học sinh tìm tòi , nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy và tạo hứng thú trong quá trình học tập của học sinh (xem phần các dạng bài tập và hình thức thực hiện các bài tập) Khi trình bày bài tập " NHẬN BIẾT CÁC CHẤT " bằng phương pháp thực hành cần giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm , không gây lãng phí và làm hỏng hóa chất cũng như phải bảo đẩm vệ sinh nơi thực hành và an toàn cho con người khi sử dụng hóa chất . Các dạng bài tập định tính "NHẬN BIẾT CÁC CHẤT " trong môn hóa của trường THCS : Xét về hình thức ra đề , bài tập định tính tập " NHẬN BIẾT CÁC CHẤT "trong môn hóa ở trường THCS có hai dạng Dạng bài tập trắc nghiệm khách quan : Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là chon phương án đúng , sai từ các phương án đã cho của đề bài . Dạng này lại có 2 kiểu : Kiểu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của câu trả lời đúng nhất Ví dụ 1: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch HCl , H2SO4 và Na2SO4 , có thể nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng cách nào sau đây : Dùng quì tím . Dùng dung dịch AgNO3 . Dùng dung dịch BaCl2 Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 . Ví dụ 2 : Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau : NaOH , NaCl , H2SO4 và NaNO3 Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 . Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 ( Trích đề thi chọn học sinh giỏi Huyên An Nhơn – Tỉnh Bình Định năm học 2005 – 2006) Ví dụ 3 : Nhận biết các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học nào : MgCl2 , BaCl2 , K2CO3 và H2SO4 Dùng quì tím và dung dịch HCl . Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 Lập bảng và cho các chất phản ứng với nhau . Kiểu 2: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống ở sau mỗi câu mà em cho là đúng Ví dụ : Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp dung dịch sau : FeSO4 và Fe2(SO4)3 Na2SO4 và CuSO4 . NaCl và CaCl2 Dạng bài tập tự luận : Bài tập nhận biết các chất ra theo kiểu tự luận thường được tập trung vào 2 dạng chính sau đây : Dạng bài tập không hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng : Học sinh được quyền sử dụng bất kì phương pháp nào và bao nhiêu loại thuốc thử cũng được , miễn là giải quyết được vấn đề mà đề bài yêu cầu . Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau : NaCl , NaOH , Na2CO3 , Na2SO4 , NaNO3 ( lớp 9 ) Ví dụ 2: Hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất khí sau : CH4 , C2H4 , CO2 (bài tập dành cho HS trung bình lớp 9 ) . Ví dụ 3 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất khí sau : CH4 , C2H4 , CO2 , H2 và C2H2 (bài tập dành cho HS khá giỏi lớp 9 ) . Ví dụ 4 : Có 3 chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt là NaCl , Na2CO3 , và hỗn hợp NaCl với Na2CO3. Dạng bài tập hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng : Đây là dạng bài tập yêu cầu HS phải giải quyết vấn đề của bài tập theo một điều kiện nhất định . Ví dụ 1 : Dựa vào tính chất vật lí , hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất bột sau : bột sắt , bột lưu huỳnh , bột than (lớp 8) Ví dụ 2 : Dựa vào tính chất vật lí , nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất khí sau : khí Clo , khí cacbonddioxxit và khí hiđrosunfua (lớp 9) Ví dụ 3 : Chỉ dùng thêm quì tím , hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : NaOH , Ba(OH)2 , KCl và K2SO4 (lớp 9) . Ví dụ 4 : Chỉ dùng thêm một chất thử duy nhất (tự chọn) hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3 , Na2SO4 , H2SO4 và BaCl2 . Ví dụ 5 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau : HCl , NaCl , Na2CO3 và MgCl2 . Ví dụ 6 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau : HCl , NaCl , NaOH và phenol phtalein . (bài tập dành cho HS khá giỏi lớp 9) . Ví dụ 7: Chỉ dùng thêm dung dịch HCl , hãy nêu cách nhận ra từng chất rắn sau đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3 , NaCl , BaSO4 và CaCO3 . (bài tập dành cho HS khá giỏi lớp 9) . Ngoài các ví dụ trên đây , dạng bài tập định tính nhận biết các chất còn ở mức độ khó hơn dành cho HS khá giỏi . Đó là dạng bài nhận biết sự có mặt của các chất có trong hỗn hợp . Ví dụ 1 : Có một hỗn hợp gồm 3 khí Cl2 , CO CO2 . bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn hợp . Ví dụ 2: Có một hỗn hợp gồm 3 axit HCl , HNO3 , H2SO4 . Hãy chứng minh sự có mặt của 3 axit trên có trong hỗn hợp . (trích đề thi vào trường chuyên Lê Quí Đôn – Bình Định – năm học 2005 – 2006 ) Phương pháp chung : Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương pháp chung là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng . cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tương mà ta thấy được như kết tủa đặc trưng , màu đặc trưng , khí sinh ra có mùi đặc trưng . Ví dụ : - Cu(OH)2 : kết tủa xanh lam NH3 : mùi khai . H2S : mùi trứng thối . Clo : màu vàng lục . NO2 : màu nâu , mùi hắc . Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục để làm các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng rẽ từng chất va nhận biết hỗn hợp ; nhân biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế , nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài … Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc : dùng thuốc thử mà đề bài đã choddeer nhận biết ít nhất một trong các chất cần nhận biết . Sau đó dùng hóa chất vừa mới nhận biết được để nhân biết ít nhất một trong các chất còn lại … Ví dụ : Chỉ được dùng thêm một chất thử là kim loại , hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch : Na2SO4 , HCl , Na2CO3 và Ba(NO3)2 Học sinh có thể sử dụng sắt để nhận biết HCl (có bọt khí thoát ra) , sau đó dùng HCl nhận biết Na2CO3 ( có bọt khí thoát ra) , rồi dùng Na2CO3 nhận biết Ba(NO3)2 ( có kết tủa trắng) , chất còn lại là Na2SO4 Với dạng bài tập không dùng bất kì thuốc thử nào ta phải lập bảng để nhận biết . Ví dụ : Không dùng hóa chất nào khác , hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch : HCl , Na2CO3 và BaCl2 Học sinh có thể kẻ bảng sau : HCl Na2CO3 BaCl2 HCl - # - Na2CO3 # - $ BaCl2 - $ - Dựa vào kết quả của bảng ta có thể nhận biết HCl (1 dấu hiệu sủi bọt khí ) Na2CO3(1 dấu hiệu sủi bọt khí và một dấu hiệu kết tủa) và BaCl2 (1 dấu hiệu kết tủa) Các hình thức thực hiện yêu cầu của bài tập định tính "Nhận biết các chất ": Trình bày yêu cầu của bài tập bằng lí thuyết : Có thể cho HS làm bài bằng cách : Trả lời miệng : Khi có ít thời gian trong quá trình kiểm tra hoặc trước khi thực hành cần ôn lại kiến thức cũ Ví dụ : Trước khi tiến hành thực hành thí nghiệm 3 của bài "Tính chất hóa học của oxit và axit" (lớp 9) : Có 3 lọ không nhãn , mỗi lọ đựng một trong 3 dung dịch Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl . Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch các chất đựng trong mỗi lọ . Giáo viên có thể đặt câu hỏi trước cho HS trả lời miệng : "Em hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch là Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl đựng trong 3 lọ mất nhãn " để ôn lại kiến thức cho HS trước khi tiến hành thực hành . Làm bằng giấy : Cho HS thực hiện yêu cầu của bài tập trên giấy khi kiểm tra 15 phút , 45 phút hoặc thi học kì … Thực hiện yêu cầu của bài tập bằng phương pháp thực hành : Đây là hình thức kiểm tra mà người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , hóa chất và đòi hỏi phải có nhiều thời gian . Bù lại với hình thức kiểm tra này sẽ tạo cho HS niềm say mê hứng thú học tập , tạo điều kiện cho các em có niềm tin vào khoa học . Lưu ý : Đôi lúc trong thực tế giảng dạy lại xảy ra trường hợ thực hiện của yêu cầu bài tập lí thuyết và kiểm chứng lại bằng phương pháp thực hành . Lúc đó , người gióa viên phải định hướng cho HS các trường hợp mà lí thuyết đưa ra ( trình bày nhiều ) mà trong quá trình thực hành lại làm rất ngắn gọn ) Ví Dụ : Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quì tím , hãy nhận biết các dung dịch là Na2SO4 , K2CO3 , BaCl2 và HCl đựng trong các lọ mất nhãn . Khi cho quì tím vào có thể rơi vào trường hợ ngẫu nhiên đã nhân biết HCl (làm quì tím hóa đỏ) , K2CO3 (làm quì tím hóa xanh) mà không cần phải cho quì vào tất cả các lọ . Hướng dẫn và trình bày bài tập : Về mặt lí thuyết cần hướng dẫn cho HS phân loại các chất cần nhận biết , xem thử những chất cần nhận biết đó thuộc loại chất nào ? bài tâp đã cho thuộc dạng bài tập nào ? Từ đó nhớ lại những phản ứng đặc trưng của từng loại chất . Từ những phản ứng dặc trưng đó nên vân dụng và nhận biết loại chất nào trước . Ngườ thầy giáo phải hướng dẫn cho HS con đường nhận biết ngắn nhất , đúng đắn nhất để HS tự lập được sơ đồ nhận biết các chất Ví dụ : Nhận biết 4 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng một trong 4 dung dịch sau NaOH , Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl . Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi sau : Hãy đọc tên và phân loại các chất trên ( thuộc loại chất vô cơ nào đã học ) ? Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch axit ? Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch bazơ ? Dung dịch muối Na2SO4 có làm đổi màu chất chỉ thị (quì tím) hay không ? Sau đó học sinh lên bảng trình bày sơ đồ nhận biết của mình . Giáo viên cho nhận xét bổ sung NaOH , Na2SO4 , H2SO4 , HCl . + quì tím Màu đỏ Màu xanh Màu tím H2SO4 , HCl NaOH Na2SO4 + dd BaCl2 H2SO4 (có kết tủa trắng) HCl (không có kết tủa) Học sinh trình bày bài của mình vào vở sao cho rõ ràng , mạch lạc , ngắn gọn mà đầy đủ , sao cho người đọc hiểu được cách làm của HS . Lấy mỗi lọ một ít cho vào 4 ống nghiệm khác nhau . Lần lượt cho quì tím vào từng ống nghiệm . Ống nghiệm nào làm quì tím hóa xanh là dung dịch NaOH , ống nghiệm không làm đổi màu quì tím là dung dịch Na2SO4, 2 ống nghiệm làm quì tím hóa đỏ là 2 dung dịch H2SO4 và HCl . Nhỏ vài giọt BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit H2SO4 và HCl . Ống nghiệm nào có kết tủa trắng là H2SO4 . Chất còn lại là HCl . Phương trình phản ứng : H2SO4 + BaCl2 " BaSO4 $ + 2HCl Phụ lục : Một số thuốc thử dành cho các hợp chất vô cơ : Bảng 1 : Một số thuốc thử thường dùng để nhận biết các chất : Thuốc thử Nhận biết chất Hiện tượng Nước Hầu hết kim loại mạnh (K , Ca , Na , Ba) Tan , có khí H2 thoát ra Hầu hết oxit của kim loại mạnh (K2O , Na2O , Cao , BaO ) Tan , tạo dung dịch làm hồng phenol phtalein P2O5 Tan , tạo dung dịch làm đỏ quì tím Quì tím Axit (H2SO4 , HCl ….) Quì tím hóa đỏ Kiềm (KOH , NaOH …) Quì tím hóa xanh Phenol phtalein (không màu) Kiềm (KOH , NaOH …) Làm dung dịch có màu hồng Dung dịch bazơ tan ( kiềm) Kim loại : Al , Zn Tan , có khí H2 thoát ra Al2O3 , ZnO , Al(OH)3 , Zn(OH)2 Tan Dung dịch axit - HCl , H2SO4 loãng - HNO3 , H2SO4 đặc nóng - HCl , H2SO4 loãng - H2SO4 loãng Muối cacbonat , sunfit , sunfua Tan , có khí thoát ra ( CO2 , SO2 , H2S) Kim loại đứng trước hiđro Tan , có khí H2 thoát ra Hầu hết kim loại Tan , có khí NO2 , SO2 thoát ra CuO , Cu(OH)2 Tan , tạo dung dịch màu xanh Ba , BaO , muối Ba Tạo kết tủa trắng BaSO4 Bảng 2 : Nhận biết một số oxit ở thể rắn : Thuốc thử Nhận biết chất Hiện tượng H2O K2O , Na2O , Cao , BaO Tan , dung dịch làm xanh giấy quì Axit hoặc kiềm Al2O3 Tạo dung dịch trong suốt Dd axit (HCl , H2SO4) CuO Tạo dung dịch màu xanh Dung dịch HCl đun nóng Ag2O Tạo kết tủa AgCl màu trắng Dung dịch HCl đun nóng MnO2 Tạo khí Clo màu vàng lục H2O P2O5 Tan , dung dịch làm đỏ giấy quì Dung dịch HF SiO2 Tan , tạo ra SiF4 Bảng 3 : Nhận biết một số đơn chất ở thể rắn : Thuốc thử Nhận biết chất Hiện tượng H2O K ,Na , Ca , Ba Tan , có khí H2 thoát ra Dd kiềm (NaOH , Ba(OH)2 Al , Zn Tan , có khí H2 thoát ra HNO3 đậm đặc Cu (đỏ) Tan , tạo dd màu xanh ,có khí màu nâu (NO2) thoát ra HNO3 , sau đó cho NaCl vào dung dịch Ag Tan , có khí màu nâu (NO2) thoát ra , tạo kết tủa trắng AgCl Hồ tinh bột I2 (tím đen) Hóa xanh Đốt trong oxi không khí S(vàng) khí SO2 thoát ra , mùi hắc . Đốt cháy , cho sản phẩm hòa tan trong nước P (đỏ) Tạo P2O5 tan trong nước , tạo dd làm quì tím hóa đỏ Đốt cháy , cho sản phẩm lội qua nước vôi trong C (đen) Tạo khí CO2 làm đục nước vôi trong Bảng 4 : Nhận biết các chất khí Thuốc thử Nhận biết Hiện tượng PTHH minh họa Dd KI và hồ tinh bột Cl2 Không màu " Hóa xanh Cl2 + 2KI "2KCl + I2 Hồ tinh bột " xanh Dd Br2 (hay dd KMnO4) SO2 Mất màu nâu đỏ (hay màu tím) SO2 + Br2 + H2O " 2HBr + H2SO4 SO2 + KMnO4 + 2H2O "2H2SO4 + 2MnSO4 +K2SO4 Dd AgNO3 HCl Kết tủa trắng AgNO3 + HCl " AgCl $+ HNO3 Dd Pb(NO3)2 H2S Kết tủa đen Pb(NO3)2 + H2S " PbS$ + 2HNO3 Quì tím ẩm NH3 Hóa xanh NH3 + H2O "NH4OH HCl đậm đặc Tạo khói trắng NH3 + HCl " NH4Cl Không khí NO Hóa nâu 2NO + O2 " 2NO2 Quì tím ẩm NO2 Hóa đỏ NO2 + H2O " 2HNO3 + NO# CuO(đen) , to CO Hóa đỏ (Cu) CuO + CO Cu + CO2# Dd Ca(OH)2 CO2 Trong hóa đục CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ + H2O Cu (đỏ) O2 Hóa đen(CuO) 2Cu + O2 " CuO CuO(đen) , to H2 Hóa đỏ (Cu) CuO + H2 Cu + H2O CuSO4 khan Hơi nước Trắng hóa xanh CuSO4 + 5 H2O " CuSO4.5H2O Bảng 5 : Nhận biết một số dung dịch axit và muối : Hóa chất cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng HCl và muối Clorua HBr và muối Bromua Dung dịch AgNO3 Kết tủa trắng : AgCl , AgBr Hóa đen ngoài ánh sáng Muối phot phat tan Kết tủa vàng : Ag3PO4 H2SO4 và muối sunfat Dung dịch BaCl2 Kết tủa trắng : BaSO4 Muối cacbonat Dung dịch HCl Dung dịch H2SO4 Sủi bọt khí : CO2 Muối sunfit Sủi bọt khí : SO2 Muối sunfua Dung dịch Pb(NO3)2 Kết tủa đen : PbS HNO3 và muối Nitrat H2SO4 đặc Bột Cu đun nhẹ Khí màu nâu bay ra : NO2 dung dịch có màu xanh lam Muối Canxi Dung dịch H2SO4 Dung dịch Na2CO3 Kết tủa trắng : CaSO4 , CaCO3 Muối Bari Kết tủa trắng : BaSO4 , BaCO3 Muối Magie Dung dịch kiềm NaOH , KOH Kết tủa trắng Mg(OH)2 không tan trong kiềm dư Muối đồng Kết tủa xanh lam : Cu(OH)2 Muối Sắt (II) Kết tủa trắng xanh : Fe(OH)2 Muối Sắt (III) Kết tủa nâu đỏ : Fe(OH)3 Muối Nhôm Kết tủa keo trắng Al(OH)3 tan trong kiềm dư Muối Natri Lửa đèn khí Ngọn lửa màu vàng Muối Kaki Ngọn lửa màu tím Kết luận : Xây dựng một trong các dạng toán riêng biệt để kích thích học sinh học tập một cách say mê và hứng thú , đồng thời vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống , đòi hỏi người giảng dạy ra đề cho học sinh làm bài tập phải có trình độ chuyên môn vững vàng , có sự hiểu biết sâu sắc bao quát hết toàn bộ nội dung chương trình hóa học của trường THCS và trình độ của từng lớp học sinh trong trường học . Tôi - người viết chuyên đề này – với khả năng còn hạn chế và kinh nghiệm chưa có bao nhiêu , khi trình bày dạng bài tập này theo hình thức một đề tài , rõ ràng không thể tránh khỏi thiếu sót . Rất mong được sự nhận xét , góp ý chân thành của quí thầy cô giáo trong tổ và ban chỉ đạo chuyên môn của nhà trường để chuyên đề được hoàn thiện hơn , nhằm hục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy bộ môn hóa học ở trường Trung học cơ sở . Xin chân thành cảm ơn ! Nhơn Khánh ngày 15 tháng 11 năm 2006 Người thực hiện ĐẶNG HỒNG VÂN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhận biết các chất hoá học ở THCS.doc
Tài liệu liên quan