Lời nói đầu 1
Vấn đề thiết lập và điều chỉnh cán cân thanh Toán Quốc tế 3
1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế: 3
1.2 Phân tích nội dung của cán cân thanh toán quốc tế: 4
1.2.1 Nội dung của cán cân thanh toán Quốc tế: 4
A. Tài khoản v•ng lai: 4
B. Tài khoản vốn và tài chính: 6
C. Tài khoản dự trữ: 7
D. Sai sót thống kê: 8
1.2.2 Phân tích nội dung cán cân thanh toán : 8
A. Dư thừa và thiếu hụt cán cân thanh toán. 8
B. Phân tích tài khoản v•ng lai: 9
B. Phân tích tài khoản vốn và tài chính. 14
C. Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ: 16
1.3 Nguyên tắc bút toán của cán cân thanh toán quốc tế. 18
1.3.1 Nguyên tắc hạch toán nợ/có: 18
1.3.2 Nguyên tắc hạch toán trên cơ sở cơ số phát sinh. 19
1.3.3 Nguyên tắc hạch toán trị giá toàn bộ và trị giá ròng: 19
1.3.4 Nguyên tắc định giá các giao dịch : 20
1.3.5 Các thời kỳ và thời gian ghi chép. 20
1.3.6 Đơn vị tính. 20
1.4 Các cơ chế điều chỉnh và kinh nghiệm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở các nước đang phát triển. 21
1.4.1 Các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán. 21
A. Nhóm lý thuyết Keyness. 21
1. Cơ chế điều chỉnh thu nhập 21
2. Các cơ chế điều chỉnh theo hệ số co gi•n . 25
3. Cơ chế điều chỉnh chi tiêu. 26
B. Nhóm lý thuyết tiền tệ 27
1.4.2 Kinh nghiệm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở một số nước đang phát triển. 28
Chương 2: 31
Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. 31
2.1 Vấn đề thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 31
2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 31
A. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán 32
B. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 33
C. Trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc thiết lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán 34
2.1.2 Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 35
A Thu thập cán cân v•ng lai 36
B. Thu thập số liệu về cán cân vốn và tài chính 37
C. Thu thập số liệu tài sản dự trữ 37
2.1.3 Những khó khăn khi thiết lập cán cân thanh toán của Việt Nam 37
A. Xác định cư trú 38
B. Thu thập số liệu 38
C. Xác định giá trị. 39
2.2. Thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay. 40
2.2.1. Cán cân tài khoản v•ng lai. 41
A. Cán cân thương mại 42
B. Cán cân tài khoản dịch vụ. 45
C. Thu nhập đầu tư ròng nước ngoài. 45
D. Chuyển giao một chiều 46
2.2.2. Tài khoản vốn và tài chính 47
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 48
B. Các khoản vay nước ngoài 50
C. Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay 51
2.2.3 Tài khoản dự trữ và tài trợ 53
2.3 Thâm hụt các cân v•ng lai và chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam 54
A. Tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam 54
B. Tiết kiệm và đầu tư khu vực Chính phủ. 55
C. Tiết kiệm và đầu tư khu vực tư nhân. 56
Chương 3: 59
Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay 59
3.1 Phương hướng điều chỉnh cán cân thanh toán 59
3.2 Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán Quốc tế của Việt Nam 61
3.2.1 Những biện pháp khuyến khích xuất khẩu 61
A. Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 62
B. Huy động và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu 63
C. Thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam . 64
D. Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu. 64
3.2.2 Những biện pháp nhằm điều tiết nhập khẩu 65
A. Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu 66
B. Kiểm soát việc nhập khẩu của các doanh nghiệp. 66
C. áp dụng các phương pháp đánh thuế và hạn ngạch nhập khẩu. 67
3.2.3 Biện pháp thu hút chuyển tiền nước ngoài. 67
3.2.4 Những biện pháp thu hút vốn nước ngoài. 68
A. Những biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 69
1.Cải thiện môi trường đầu tư 70
2. Khắc phục tiêu cực, phát huy tích cực trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 72
3. Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. 73
B. Những biện pháp thu hút vốn ODA 74
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với quản lý nguồn vốn ODA 75
2. Thiết lập hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA 75
3. Đảm bảo nguồn vốn đối ứng trong nước 75
4. Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch ODA 76
5. Tiến hành hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách vay, trả nợ của quốc gia trong thời gian dài và các phương án xử lý nợ cũ. 76
6. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng cán bộ 76
C. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vay nợ thương mại nước ngoài của Việt Nam. 76
3.2.5 Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu. 77
3.2.6 Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 81
A. Duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà nước. 82
B. Xác định giá trị thực của đồng Việt Nam 83
C. Tỷ giá đảm bảo lợi ích hài hoà cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu 84
D. Nâng cao hoạt động của chính phủ (mà trực tiếp là ngân hàng nhà nước) trên thị trường ngoại hối. 84
3.2.7 Những biện pháp tăng tiết kiệm 85
A. Giải pháp khuyến khích tiết kiệm trong nước. 86
B. Giải pháp huy động vốn bằng tiền. 86
C. Giải pháp huy động vốn bằng vàng trong dân cư. 87
Kết luận 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-442
140
562
373
257
1200
1050
150
2079
1813
891
98
772
674
249
224
67 -280
280 -261
1056
178 -289
0
0 - 439
-1659
-1315
9145
10460
-623
2530
3153
-606
136
742
427
348
885
710
715
1662
2074
1002
357
1007
632
394
-612
-3
1
-1
-318
-11
-54
-409
54
0
-264
-1062
-981
9365
10346
-539
2604
3143
-664
133
797
439
246
1122
950
172
216
800
240
432
1121
690
349
-644
372
-519
519
-14
-50
-78
-555
78
413
64
-1977
-1500
10000
11500
-705
2781
3486
-1020
133
1153
451
250
1248
950
298
1953
630
1200
1155
1360
570
352
689
-45
-68
68
-52
-24
-66
-670
83
0
92
-1577
-892
14308
15200
-641
2895
3536
-1127
128
1201
463
271
1083
948
135
809
600
1217
1238
1317
944
371
255
70
768
-768
-1284
-130
-32
637
113
0
548
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trang worldbank.com.vn; Tạp chí ngân hàng số 10/2000, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 12/2001; Trang Vitranet.com.vn
2.2.1. Cán cân tài khoản vãng lai.
Trong giai đoạn 1990-1999, do cải cách kinh tế các giao dịch kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã thay đổi một cách nhanh chóng. Thiếu hụt cán cân vãng lai giảm mạnh từ năm 1990 và 1992 vì các nguồn tài trợ truyền thống từ Liên Xô cũ cạn kiệt trong khi nguồn tài trợ mới chưa có. Từ năm 1993, Việt Nam có những nguồn tài trợ từ các quốc gia khác để hỗ trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai. Từ năm đó đến năm 1996 thâm hụt cán cân vãng lai tăng lên. Trong những năm 1997-1998, thiếu hụt cán cân vãng lai liên tục giảm do hạn chế nhập khẩu và ảnh hưởng khủng hoảng châu, đối với Việt Nam. Nhưng từ năm 1999 đến năm 2000 con số này tăng lên từ 1% đến 5,3%.
Bảng 2: thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam 1990-2000
Đơn vị: %GDP
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Mức thâm hụt
theo % GDP
-0,04
-0,0
0,0
-10,9
8,9
-9,3
-10,4
-6,8
-4,4
-1
-5,3
Nguồn : Niêm giám thống kê 1998-Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 1999 và thời báo kinh tế Sài Gòn số 2/2000, tạp chí tài chính số 3/2000
Bảng 2 cho thấy rằng theo % GDP, thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 1990-1992 là rất nhỏ và gần bằng năm 1992. Thiếu hụt cán cân vãng lai tăng vọt lên 10,9% trong năm 1993 và giảm xuống 8-10% GDP đến năm 1996. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng khu vực làm giảm luồng đầu tư trực tiếp FDI, giảm cả số lượng dự án mới và những chi tiêu của dự án đã được cấp giấy phép hoạt động. Do đó, các chi tiêu của FDI vào nhập khẩu máy móc thiết bị cũng giảm. Nguyên nhân chủ yếu của giảm thiếu hụt tài khoản vãng lai là do giảm trong nhập khẩu chứ không phải tăng xuất khẩu. Năm 1999 đến năm 2000, thâm hụt cán cán vãng lai tăng từ 1 đến 5,3% do nhập khẩu tiếp tục tăng.
A. Cán cân thương mại
Sau 10 năm đổi mới, chính sách ngoại thương đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng tự do hơn thương mại (trước hết là đối với mặt hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu lấy ngoại tệ để nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước). Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 37,5% mỗi năm trong khi tăng trưởng nhập khẩu trung bình là 15.8% do giảm trong nhập khẩu những hàng hoá quan trọng như ximăng, phân bón từ Liên Xô cũ.
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam từ 1991 đến 7 tháng đầu năm 2001
Đơn vị : triệu USD
Năm
Xuất khẩu
(triệu
USD)
Tăng,
giảm
(%)
Nhập khẩu
(triệu
USD)
Tăng, giảm
(%)
Nhập
siêu
(Triệu
USD)
Tỷ lệ nhập siêu
(%)
Thâm hụt thương mại trên GDP
1990
2404,0
23,5
2752,4
7,3
348,4
14,5
-0,60
1991
2078,1
-13,2
2338,1
-15,1
251,0
12,0
-0,70
1992
2580,7
23,7
2540,7
8,7
-40,0
-
-0,60
1993
2985,2
15,7
3924,0
54,4
938,8
31,4
-0,90
1994
4054,3
35,8
5825,8
48,5
1771,5
43,7
-7,60
1995
5448,9
34,4
8155,4
40,0
2706,5
49,7
-11,80
1996
7255,9
33,2
11143,6
36,6
3887,7
53,6
-13,70
1997
9185,0
26,6
11592,3
4,0
2407,3
26,2
-5,40
1998
9361,0
1,9
11495,0
-0,8
2134,0
22,8
-3,70
1999
11523,0
23,1
11636,0
0,9
113,0
1,0
-1,05
2000
14308,0
24,0
15200,0
30,8
892,0
6,2
-6,20
7th/2001
9011,0
13,0
9230,0
7,9
219,0
2,3
Nguồn: vneconomic.com.vn và Vitranet.com.vn
Từ năm 1993, thiếu hụt cán cân thương mại đã tăng đến năm 1996 với việc nhập khẩu tăng đột ngột so với xuất khẩu và đạt ở mức báo động (13,7%GDP). Thời kỳ này chúng ta nhập nhiều máy móc thiết bị mới phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Có ý kiến cho rằng mức nhập siêu như trên là bình thường với một nước đang tăng trưởng, còn có ý kiến lại đặc biệt lo ngại về tình trạng kinh tế nhập siêu nói trên. Tuy nhiên, các ý kiến đó đúng hay sai vẫn không quan trọng bằng việc kinh tế Việt Nam đã ngày càng phát triển và tồn tại bền vững chắc chắn sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. Sau năm 1996, chính phủ đã thực hiện một số biện pháp để hạn chế nhập để giảm thiếu hụt và cải thiện cán cân vãng lai. Một số biện pháp đã được áp dụng: thứ nhất, nâng cao tiền đặt cọc khi mở L/C đối với nhập khẩu tiêu dùng; thứ hai, cấm nhập tạm thời đối với một số hàng hoá vào tháng 5/1997. Hơn nữa, xí nghiệp liên doanh cần có giấy phép trong nhập khẩu một số hàng hoá nhất định. Thay thế nhập khẩu được hỗ trợ đối với một số sản phẩm như ximăng và giấy bằng cách đánh thuế cao đối với sản phẩm nhập siêu cùng loại. Kết quả là thâm hụt thương mại giảm.
Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn 1997-1998, mặc dù thiếu hụt thương mại giảm nhưng nó không phải là kết quả của việc tăng xuất khẩu mà là giảm nhập khẩu. Vấn đề nảy sinh ở đây là cải thiện cán cân thương mại Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu. Trong trường hợp của Việt Nam, cải thiện cán cân thương mại là rất khó khăn vì chế độ thương mại của Việt Nam thiên về chiến lược thay thế nhập khẩu chứ không phải là hướng vào xuất khẩu.
* Thành phần xuất khẩu
+ Dầu thô: Từ 1991 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990-1994 sau đó giảm xuống dưới 20% tổng xuất khẩu 1995-1998 và từ đó đến nay lại tăng trên 20%. Nguồn thu từ dầu thô có thể bù đắp nhập khẩu xăng dầu khoản được coi là lớn nhất trong tổng nhập khẩu. Thặng dư cán cân thương mại dầu tăng từ 96 triệu USD năm 1996 đến 319 triệu năm 1997, 408 triệu năm 1998, 1054 năm 1999, 1444 năm 2000 và 883 triệu trong 7 tháng đầu năm 2001.
+ Gạo: Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Do cải cách kinh tế đặc biệt cải cách trong sử dụng đất và trong giá cả, Việt Nam chuyển từ nhập khẩu gạo sang xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng 10-12% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên do chất lượng gạo không cao nên giá xuất khẩu chỉ giữ ở mức 200 - 280 USD/tấn thấp hơn giá thị trường thế giới nhưng Việt Nam vẫn cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu 3,6 triệu năm 97 và 3,74 triệu tấn năm 98; 4,5 triệu tấn năm 99; 3,5 triệu tấn năm 2000; 2,38 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2001.
+ May mặc: Từ năm 1994, đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh đuổi kịp và vượt mặt hàng gạo, chỉ đứng sau dầu mỏ, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 1892 triệu USD, 7 tháng đầu năm 2001 đạt 1138 triệu USD. Sở dĩ như vậy vì chúng ta có hạn ngạch vào Châu Âu.
Mặt hàng giày dép và hải sản cũng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chính ở trên, những mặt hàng khác như cao su, cà phê, hạt điều, đã tăng một cách đáng kể đồng thời đóng vai trò quan trọng trên thị thường thế giới.
* Thành phần nhập khẩu :
Nhóm hàng chủ yếu là tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu..
Những mặt hàng này chiếm 80%-90% tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi hàng tiêu dùng nhập khẩu chỉ chiếm từ 10%-17%. Để hạn chế nhập khẩu, tháng 5/1996, chính phủ đã quy định giá trị tiêu dùng không vượt quá 20% kim ngạch nhập khẩu. Vì vậy năm 1997, tổng giá trị nhập khẩu của hàng tiêu dùng so với xuất khẩu giảm từ 20% xuống 11,27% năm 1997. Tuy nhiên, hàng nhập lậu vào Việt Nam đang rất phổ biến vì nhiều loại hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép,.. từ các nước tràn vào thị trường nội địa và lấn át hàng nội địa trong nhiều năm qua. Giải pháp của chính phủ là quản lý chặt chẽ hàng lậu.
Bảng 4: Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam
Đơn vị:Triệu USD
Tên
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
7t/2001
Hàng nhập khẩu
5245
7543
10483
10350
11622
11520
15635
9230
Dầu
696
856
1079
1094
827
1054
2058
1214
Phân bón
247
339
643
425
477
646
508
200
Thép
211
365
651
529
524
587
812
398
Sợi cotton
55
96
158
159
175
175
231
140
Ôtô
103
134
222
136
130
89
134
110
Xe máy
347
460
434
242
351
399
787
320
Máy và các phụ tùng
1815
2761
3132
1777
2052
2052
2571
1531
Hàng xuất khẩu
5054
5198
7330
9145
9365
10688
14449
9011
Dầu thô
866
1024
1346
1413
1232
3245
3502
2079
Gạo
429
549
955
970
1024
1035
667
365
May mặc
650
800
1150
1349
1450
1747
1892
1138
Giầy dép
115
296
530
965
1023
1392
1465
899
Thuỷ sản
551
621
651
782
818
971
1479
1021
Cao su
133
181
163
191
127
143
166
83
Hạt điều
59
130
130
133
117
129
167
70
Cà phê
328
495
337
491
594
563
501
277
Than
75
81
115
111
102
132
94
82
Nguồn: vneconomy.com.vn; 2000: báo cáo thống kê hàng xuất nhập khẩu của hải quan; 7 tháng đầu năm 2001: vitranet.com.vn
B. Cán cân tài khoản dịch vụ.
Thu dịch vụ chủ yếu liên quan đến vận tải, du lịch, bưu chính, chuyển giao công nghệ, các khoản lãi suất cổ tức, tiền thu chi về lao động,.. thu từ dịch vụ tăng từ 19 triệu USD năm 1993 lên 128 triệu năm 1996 (theo ngân hàng nhà nước). Sự mở rộng đó là do mở cửa nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 5: Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000.
Đơn vị:Triệu USD
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Dịch vụ
Các khoản thu
Các khoản chi
55
1179
450
271
311
724
694
78
772
694
19
1283
1264
-159
2074
1915
-61
27092770
-623
2530
3153
-539
2604
3143
-705
2781
3486
-641
2895
3536
Nguồn: ngân hàng thế giới (World bank), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tạp chí ngân hàng số 10/2000 và world bank.com.vn
Trong giai đoạn 1990-1995, khoản thu nhập dịch vụ có đôi chút thặng dư. Năm 1995, do tăng nhập khẩu, Việt Nam lại thường nhập khẩu theo CIF đồng thời mua bảo hiểm và thuê tàu của nước ngoài dẫn đến việc thâm hụt tài khoản này. Trong tổng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, dịch vụ chiếm 18% năm 1992, 27% năm 1996, và khoảng trên 20% trong giai đoạn từ 1997 đến nay. Chính phủ nên quan tâm đến ngành dịch vụ vì đây là lĩnh vực tạo thêm việc làm và đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
C. Thu nhập đầu tư ròng nước ngoài.
Theo nguyên tắc kế toán của IMF đưa ra, các khoản thu nhập của lao động như tiền thưởng,.. thu nhập đầu tư gián tiếp và trực tiếp coi như thu nhập và lợi nhuận của các yếu tố đó. Nhưng do thống kê chưa được đầy đủ, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khoản thu nhập yếu tố chỉ bao gồm thu nhập đầu tư.
Bảng 6: Thu nhập đầu tư của Việt Nam từ 1991 đến nay.
Đơn vị: Triệu USD
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Thu nhập đầu tư ròng
Các khoản thu
Các khoản chi
-411
28
439
-339
42
381
-382
43
425
-560
30
590
-328
27
355
-317
96
413
-427
140
567
-611
136
747
-669
133
802
-1020
133
1153
-1127
128
1201
Nguồn: ngân hàng thế giới ( WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tạp chí ngân hàng số 10/2000, world bank.com.vn
Thu nhập của người Việt Nam chủ yếu là tiền lãi các khoàn tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài (không cư trú). Tuy nhiên, những khoản đó rất nhỏ do tài sản ở nước ngoài của Việt Nam không nhiều. Trái lại, những khoản phải trả cho thu nhập đầu tư ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài có khi lên đến vài trăm triệu USD và đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam tăng lên dẫn đến chuyển lợi nhuận về nước tăng lên. Điều này làm cho thâm hụt trong thu nhập đầu tư ròng của Việt Nam ngày một tăng nhanh.
D. Chuyển giao một chiều
Chuyển giao một chiều (NT) bao gồm chuyển tiền tư nhân (PT) và chuyển tiền chính thức (OT). Chuyển giao tư nhân là luồng vốn quan trọng. Về bản chất không phải là tiền lương của công nhân, thu nhập đầu tư mà là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối). Do bỏ thuế chuyển tiền từ năm 1995 (trước đó áp dụng thuế suất 5%), từ một thặng dư nhỏ 90 triệu USD năm 1991 đã nhảy vọt lên 1200 triệu năm 1996 và 885 triệu năm 1997, 1122 triệu năm 1998, 1248 triệu năm 1999 và 1371 năm 2000. Chính phủ ta thấy rõ tầm quan trọng của kiều hối do đó đã có các chính sách khuyến khích thích hợp để thu hút như bỏ thuế chuyển tiền, cho phép tư nhân được phép gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Nhưng do thủ tục ngân hàng còn phức tạp nên trên thực tế nhiều nhà phân tích cho rằng có một khoản chuyển tiền tư nhân bất hợp pháp vào Việt Nam. Vì vậy, chính phủ nên chú trọng thu hút và quản lý kiều hối.
Bảng 7: Chuyển giao vãng lai của Việt Nam từ 1991 đến nay
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
NT
PT
OT
138
90
35
65
123
59
64
264
70
194
302
170
132
627
474
153
120
1050
150
855
710
175
1122
950
172
1248
950
98
1083
948
135
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tạp chí ngân hàng số 10/2000 và vneconomy.com.vn
Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy cán cân vãng lai thâm hụt không phải là do thâm hụt trong cán cân thương mại mà còn do dịch vụ và chuyển giao vãng lai. Cụ thể, cán cân vãng lai đã giảm thiếu hụt do thặng dư nhỏ trong dịch vụ trong giai đoạn 1990-1994. Từ 1995, thiếu hụt vãng lai lại tăng lên do thâm hụt cán cân dịch vụ tăng nhưng sự thiếu hụt của cán cân vãng lai cũng giảm đi do thặng dư lớn trong chuyển giao vãng lai mà chủ yếu do kiều hối mang lại.
Nói tóm lại, mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt thường xuyên liên tục trong giai đoạn từ 1991-1999 nhưng chưa hẳn đã là một điểm xấu mà quan trọng là làm thế nào để đảm bảo khả năng chịu đựng của nó, vậy chúng ta chuyển sang phân tích tài khoản vốn và tài chính để xem xét khả năng chịu đựng đó.
2.2.2. Tài khoản vốn và tài chính
Từ đầu thập kỷ này, Việt Nam đã thu hút được các luồng vốn nước ngoài để tài trợ cho thiếu hụt tài khoản vãng lai . Trong đó FDI (ròng) chiếm khoảng gần 80% tổng luồng vốn nước ngoài tính trung bình trong giai đoạn 1990-2000. So với các nước ASEAN tỷ trọng FDI trong tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam là cao hơn. Ví dụ, năm 1996 tỷ trọng này ở Malayxia là 34%, Thái Lan là 10%, Inđonêxia là 68% (IMF, 1996b,p.30). Tính trung bình luồng vốn vay trung-dài hạn và ngắn hạn của Việt Nam không có thặng dư do Việt Nam không những trả nợ cũ mà còn cả nợ mới. Trong một số năm, những giải ngân vốn trung và dài hạn không đủ để trả những khoản nợ tích dần.
Bảng 8: Tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam từ 1993 đến nay
Đơn vị: Triệu USD
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Cán cân vốn và tài chính
456
1476
2326
2079
1662
216
1953
809
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
936
1627
2276
1813
2074
800
630
600
Đầu tư vào giấy tờ có giá
697
1033
1287
891
1002
240
1200
1217
Tín dụng trung và dài hạn
-597
-276
-253
98
375
432
1155
1238
-Giải ngân
54
272
443
772
1007
1121
1360
1317
-Nợ gốc đến hạn trả
651
547
696
674
632
690
570
944
+Thực trả
166
166
310
249
394
349
352
371
Vay ngắn hạn
117
124
311
224
-612
-644
689
255
Nguồn: Rút ra từ bảng 1
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khoản vay khác là những nguồn tài trợ chính cho thiếu hụt cán cân vãng lai bởi việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của Việt Nam còn rất nhỏ.
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành, FDI vào Việt Nam đã tăng đáng kể và được coi là phần lớn nhất trong tổng luồng vốn vào. Trong những năm 1994-1997, tổng FDI đạt bình quân 2 tỉ USD mỗi năm, những sau năm 1997 đầu tư đã sụt giảm 800 triệu năm 1998 và từ năm 1999 đến năm 2000 chỉ đạt 600 triệu USD. Sự sụt giảm nhiều nhất là đầu tư từ Nhật Bản và Đông Nam á, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực.
Tổng nguồn vốn FDI bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Vốn cổ phần không làm tăng nợ nước ngoài nhưng vốn vay tạo nên dư nợ. Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tổng đầu tư của một dự án phải có ít nhất 30% là vốn pháp định do các bên đóng góp. Bên Việt Nam chủ yếu đóng góp dưới hình thức quyền sử dụng đất. Trong thực tế, hầu hết các dự án được cấp giấy phép đều có vốn pháp định tối thiểu. Phần vốn còn lại chủ yếu là đi vay và chủ yếu là vay nước ngoài (các công ty mẹ và tín dụng nước ngoài). Như vậy, luồng vốn FDI ở Việt Nam bao gồm một khoản vay đáng kể. Chính những khoản vay lớn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền về nước những khoản tiền kiếm được ngay cả khi lợi nhuận của xí nghiệp liên doanh là rất thấp. Hơn nữa, lãi suất đó lên tới 10-12%/năm (ngân hàng nhà nước). Trong trường hợp như vậy, lợi thế của FDI có thể giảm đối với Việt Nam.
Trong thành phần của FDI ở Việt Nam, phần vốn vay càng tăng so với vốn góp của bên nước ngoài. Từ năm 1994, các luồng vốn vay FDI đã chiếm hơn 50% tổng luồng vốn FDI (cao hơn cả Thái Lan 17% FDI trung bình trong giai đoạn 1970-1990). Trong năm 1998 nó chiếm 2/3 tổng FDI. Nói chung, FDI là nhân tố khuyến khích tăng trưởng kinh tế của các nước. Nhưng tác động của nó đến cán cân thanh toán thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Người ta cho rằng ban đầu luồng vốn FDI có tác động cải thiện cán cân thanh toán do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và họ chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, từ năm 1990, luồng FDI vào đáng kể đã có tác động cải thiện trong tài khoản tư bản. Những năm sau đó, nó lại có tác động xấu đến cán cân vãng lai. Nguyên nhân đó là:
Thứ nhất, nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng cùng với luồng vốn FDI. Do vốn góp của họ dưới hình thức máy móc thiết bị và các xí nghiệp có nhập khẩu rất nhiều các hàng hoá đầu vào sản xuất.
Thứ hai, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu không là mục đích của vốn đầu tư FDI. Thực tế cho thấy rằng một phần lớn FDI tập trung và thay thế hàng nhập khẩu. Chỉ một phần nhỏ FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có mục đích để xuất khẩu. Do đó, phần xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu của Việt Nam là thấp so với các nước trong khu vực (ở Singapore, Malayxia, Thái Lan là 60%). Tuy nhiên, tốc độ tăng của khu vực FDI là rất nhanh (khoảng 70% mỗi năm), tăng nhanh hơn tốc độ tăng xuất khẩu của cả nền kinh tế.
Bảng 9: xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam năm 1994 đến 2001
Đơn vị: Triệu USD
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
7t/2001
Tổng xuất khẩu
4054
5449
7255
8759
9324
10688
14448
9011
xuất khẩu khu vực FDI
161
440
786
1498
1983
2417
3309
1997
Tổng nhập khẩu
5826
8155
11134
11131
11494
10841
15635
9230
nhập khẩu khu vực FDI
600
1468
2043
2902
2668
3177
4352
2548
CCTM
-1772
-2706
-3888
-2398
-2170
-153
-1187
-219
CCTM khu vực FDI
-439
-1028
-1257
-594
-685
-760
-1044
-551
Nguồn: Số liệu của hải quan không công bố và vitranet.com.vn
Bảng 9 cho thấy rằng thiếu hụt thương mại có nguồn gốc từ khu vực FDI chiếm khoảng 30% tổng thiếu hụt thương mại của cả nước. Sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam, một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước. Những khoản chuyển lợi nhuận về nước ngày càng tăng, và chiếm gần một nửa thanh toán lợi nhuận đầu tư cho nước ngoài năm 1998 (số liệu ngân hàng nhà nước). Hơn nữa, những thanh toán cho thuê kỹ thuật, bản quyền và lai vay vốn FDI cũng ngày càng tăng lên. Những số liệu này ẩn trong các khoản dịch vụ khác của cán cân thanh toán. Từ những phân tích FDI và mối quan hệ với cán cân vãng lai, một kết luận có thể được đưa ra là FDI có tác động xấu đến cán cân vãng lai trong giai đoạn 1990-2000 và cũng dẫn đến vay nợ nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây đối với Việt Nam là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thì mới có thể cải thiện cán cân vãng lai trong tương lai.
B. Các khoản vay nước ngoài
Trong những năm qua những khoản vay từ nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong tài trợ thiếu hụt tài khoản vãng lai cùng với FDI.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn, mặc dù những cam kết tăng những giải ngân các khoản vay giao động theo các năm do các thủ tục hành chính.... Những khoản đến hạn trả tăng lên do một số lượng lớn những khoản nợ trước đây. Kết quả là trong một số năm, vốn trung và dài hạn ròng là âm. Điều đó có nghĩa giải ngân vốn vay không đủ để trả nợ. Do đó khoản này làm giảm thặng dư trong khu vực FDI. Từ năm 1996 khoản vay trung và dài hạn đã có thặng dư do số vốn được giải ngân tăng lên trung bình mỗi năm khoảng 1 tỷ USD và phần trả nợ gốc giữ ở mức không đổi khoảng gần 700 triệu.
Từ năm 1992, các khoản vay ngắn hạn tăng lên rất nhanh mở rộng xuất khẩu dưới hình thức L/C trả chậm. Vốn ngắn hạn ròng thay đổi từ trạng thái âm năm 1991-1992 sang thặng dư năm 1992-1996 và trở lại âm năm 1997-1998 do hạn chế nhập khẩu dưới hành thức L/C trả chậm.
Trong giới hạn tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, vay nước ngoài thể hiện không rõ ràng. Tuy nhiên, các khoản vay vào Việt Nam làm tăng nợ nước ngoài.
C. Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay
Các khoản nợ có các chi phí và rủi ro khác nhau phụ thuộc vào thời hạn vay, đồng tiền vay và loại vay. Để đánh giá được gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam cần phải tiến hành phân loại các khoản nợ.
a. Phân loại nợ của Việt Nam :
Nợ theo thời hạn vay
Trước năm 1991, hấu hết các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam là vay Liên Xô cũ và các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV). Từ năm 1991, Việt Nam đã nhận được những tài trợ từ những nước ngoài SEV. Mặc dù những khoản vay mới từ SEV không còn, nhưng Việt Nam vẫn còn tồn tại số lượng lớn nợ bằng Rúp chuyển nhượng. Do không có tỷ giá chính thức của Rúp chuyển nhượng so với USD cho nên việc xác định khoản nợ này là rất khó.
Trong khoản nợ thế giới (World Debt Tables 1999), tổng nợ của Việt Nam bao gồm nợ dài hạn, sử dụng tín dụng IMF và nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn là phần lớn nhất (khoảng 80-90%) trong đó nợ ngắn hạn và sử dụng tín dụng IMF chiếm khoảng 10-20% trong giai đoạn 1990-1997.
Những khoản nợ ngắn hạn có mức rủi ro cao. Nói chung, các khoản vay ngắn hạn thường là tín dụng thương mại. Do tài trợ thương mại thường có thời hạn từ 90-120 ngày, cho nên nợ ngắn hạn sẽ không được vượt quá ba tháng xuất khẩu. ở Việt Nam, từ năm 1992, nợ ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay dưới hình thức L/C trả chậm. Nếu không tính những nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn, nợ ngắn hạn tồn đọng của Việt Nam năm cao nhất là năm 1997 (1261 triệu USD) tương đương với 6 tuần nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với giới hạn ba tháng nhập khẩu.
Như vậy, nguồn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn. Tài trợ cho thiếu hụt tài khoản vãng lai bằng vốn trung và dài hạn ít gặp rủi ro hơn so với vốn ngắn hạn vào đảm bảo duy trì được khả năng chịu đựng của tài khoản vãng lai. Theo quan điểm đó, do nợ nước ngoài không lớn, Việt Nam dường như không gặp sức ép do mất khả năng chịu đựng của tài khoản vãng lai.
* Nợ theo đồng tiền
Trong bảng nợ thế giới, các khoản nợ của Việt Nam chủ yếu bằng Rúp chuyển nhượng, mà Rúp chuyển nhượng có xu hướng ngày càng giảm giá trao đổi so với các đồng tiền khác. Tính đến cuối năm 1997, nợ tồn đọng của Việt Nam bằng Rúp chuyển nhượng chiếm 60,6% trong khi nợ bằng USD chiếm 30,1%và đồng Yên Nhất chiếm 5,4%. Nếu không kể những khoản nợ bằng Rúp chuyển nhượng thì khoản nợ trung và dài hạn bằng USD chiếm phần lớn trong tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam. Đồng USD là đồng ngoại tệ có liên hệ chặt chẽ với đồng Việt Nam cho nên những rủi ro về tỷ giá sẽ tác động mạnh đến khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam. Một vấn đề đặt ra ở đây là cần phải xem xét cẩn thận những tác động của phá giá đến gánh nặng nợ so với những tác động đến cán cân thương mại.
* Nợ theo hình thức vay
Các chỉ số của Việt Nam trong bảng nợ thế giới cho thấy rằng các khoản vay ưu đãi đã trên tổng số nợ là rất cao, khoảng 70-80% trong giai đoạn 1994-1997.
b. Đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, nợ nước ngoài và việc thanh toán của Việt Nam ở mức ổn định và quản lý được. Tổng số nợ ngoại tệ chuyển đổi là 10,8 tỷ USD cho đến năm 1998 (bằng 42% GDP), 2/3 trong số nợ đó là nợ nhà nước hoặc do nhà nước bảo lãnh, khoảng một nửa trong số nợ là vay ưu đãi, nửa còn lại là không ưu đãi và hầu hết là từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng nợ dự tính sẽ tăng lên 1-1,4 tỷ vào năm 2002, với hầu hết là từ các khoản vay ưu đãi. Gánh nặn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34243.doc