Mục Lục
Mở đầu 5
Chương 1 Tổng quan về cơ sở thực tập và đề tài nghiên cứu 6
1.1 Giới thiệu về công ty VIỆT NAM STANLEY: 6
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 6
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty : 9
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty 12
1.1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty: 13
1.1.2.3 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: 16
1.1.3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 17
1.1.4 Những kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong những năm qua: 20
1.1.4.1 Tình hình sản xuất của doanh nghiệp: 20
1.1.4.2 Tình hình tiêu thụ: 20
1.1.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 21
1.1.5 Những ưu, nhược điểm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra của doanh nghiệp 22
1.1.6 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. 22
1.1.6.1 Các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 23
1.1.7 Tổng quan vấn đề tin học hoá của công ty 24
1.1.7.1 Khái quát về bộ phận tin học của công ty: 24
1.1.7.2 Sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý và sản xuất: 25
1.2 Định hướng đề tài nghiên cứu: 27
1.2.1 Tên đề tài: 27
1.2.2 Sự cần thiết của đề tài: 27
1.2.3 Lợi ích mà phần mềm hướng tới: 29
Chương 2. Cơ sở phương pháp luận của phần mềm ứng dụng 31
2.1 Thông tin quản lý và hệ thống thông tin quản lý: 31
2.1.1 Hệ thống trong phân tích thiết kế phần mềm: 31
2.1.2 Thông tin trong quản lý: 31
2.1.3 Tính chất của thông tin: 32
2.1.4 Khái niệm về hệ thống thông tin: 33
2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp: 33
2.2.1 Phân loại: 33
2.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt: 34
2.3 Một số công cụ mô hình hóa: 35
2.3.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD): 35
2.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD): 35
2.4 Công nghệ phần mềm và một số mô hình trong phát triển phần mềm: 36
2.4.1 Khái niệm công nghệ phần mềm (CNPN): 36
2.4.2 Vòng đời phát triển phần mềm: 38
2.4.3 Mô hình thác nước: 39
2.4.4 Mô hình lặp và tăng dần: 41
2.4.5 Cấp bậc kiến trúc phần mềm: 43
2.5 Giới thiệu một số công cụ phát triển: 45
2.5.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 2003: 45
2.5.2 Microsoft Visual Basic 6.0: 46
Chương 3. Xây dựng phần mềm ứng dụng 50
3.1 Phân tích: 50
3.1.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) 50
3.1.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 51
3.1.2.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh. 51
3.1.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) mức 0 của tiến trình bán hàng. 52
3.1.2.3 Sơ đồ mức 1-chức năng quản lý bán hàng 53
3.1.2.4 Sơ đồ mức 1-chức năng lên báo cáo 54
3.2 Thiết kế 54
3.2.1 Sơ đồ quan hệ thực thể (ERD) 55
3.2.2 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD) 56
3.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu: 57
3.2.3 Thiết kế giải thuật 61
3.2.3.1 Thuật toán đăng nhập hệ thống 61
3.2.3.2 Thuật toán cập nhật hoá đơn 62
3.2.3.3 Thuật toán xoá dữ liệu 63
3.2.3.4 Thuật toán lập báo cáo 64
3.2.3.5 Thiết kế kiến trúc hệ thống. 65
3.3 Một số giao diện chính 66
3.3.1 Form chính 66
3.3.2.Form đăng nhập 67
3.3.3.Form danh mục hàng hoá 68
3.3.4 Form danh mục khách hàng 69
3.3.5 Form danh mục nhân viên 70
3.3.6 Form hoá đơn bán hàng 71
3.3.7 Form thanh toán với khách hàng 72
3.3.8 Các form báo cáo 73
3.3.81 Báo cáo doanh thu theo khách hàng 73
3.3.8.2 Báo cáo doanh thu theo hàng bán 73
3.3.8.3 Báo cáo doanh thu theo nhân viên 74
3.3.8.4 Báo cáo tổng hợp doanh thu 74
3.4 Một số đoạn code tiêu biểu: 75
3.4.1 Code Form báo cáo: 75
3.4.2 Code form hàng hóa 78
3.4.3 Code form login 85
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 89
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức cho toàn bộ công nhân để họ không ngừng cải tiến công việc của mình, do đó có thể tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Một trong các biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm là giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, trong đó giảm tỷ lệ hàng hỏng là rất quan trọng.
Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu có thể mua trong nước thay thế cho nguyên vật liệu đang nhập khẩu cũng là một biện pháp để hạ giá thành sản phẩm bởi vì nhập từ nước ngoài phải trả công vận chuyển, trả tiến thuế nhập khẩu...
1.1.7 Tổng quan vấn đề tin học hoá của công ty
1.1.7.1 Khái quát về bộ phận tin học của công ty:
Hay còn gọi là bộ phận hệ thống mạng PC và điện thoại-thiết bị máy móc hành chính. Chịu trách nhiệm:
Quản lý hệ thống mạng nội bộ PC và điện thoại của Viet Nam Stanley. Tiến hành các công việc đảm bảo hệ thống mạng của Viet Nam Stanley làm việc thông suốt và an toàn.
Lập kế hoạch và tiến hành công việc bảo trì, bảo hành hệ thống mạng, máy vi tính định kỳ theo tuần, tháng. Kiểm tra virus toàn bộ máy tính trong nhà máy. Lập báo cáo khi có sự cố xảy ra.Khắc phục các sự cố máy tính của các bộ phận đảm bảo sự hoạt động các máy tính phục vụ yêu cầu sản xuất. Lập kế hoạch đào tạo, khác phục và phòng ngừa virus cho các bộ phận.
Quản lý toàn bộ trang thiết bị máy móc của phòng hành chính nhân sự (máy chiếu, photo, Fax vvv…). Quản lý toàn bộ số thuê bao điện thoại di động (đăng ký, đổi, cấp mới điện thoại), hàng tháng lập báo cáo tiền cước phụ trội. Quản lý hệ thống camera, đảm bảo hệ thống camera hoạt động ổn định và thông suốt.
Phụ trách công tác thay mực toàn bộ máy in trong công ty. Phụ trách toàn bộ hệ thống biển báo trong toàn công ty. Định kỳ lập báo cáo công việc đang thực hiện. Ngoài ra phòng tin học còn thực hiện đào tạo tin học cho công nhân viên trong công ty tiếp cận và dễ dàng sử dụng những phần mềm văn phòng và những tiện ích cơ bản của máy tính.
1.1.7.2 Sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý và sản xuất:
Stanley là một công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp có trên 10 năm hoạt động nên việc ứng dụng tin học trong công ty là tương đối đầy đủ và là nhu cầu hết sức cần thiết.
Dịch vụ về đường truyền internet được thuê bao trọn gói. Các phần mềm đều được các công ty phần mềm Việt Nam xây dựng. Các phần mềm này được các công ty phần mềm xây dựng dựa trên những khảo sát và tìm hiểu đặc thù môi trường kinh doanh của công ty, môi trường luật pháp của Việt Nam…Đặc điểm của các phần mềm là đơn giản, đầy đủ, thân thiện, có thể nâng cấp cùng với những sự thay đổi của công việc và nhu cầu quản lý. Sử dụng hai loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt.
Các công ty phần mềm cho các kỹ thuật viên của mình hướng dẫn và đào tạo những người của công ty tiếp xúc trực tiếp với phần mềm. Thường xuyên có các kế hoạch bảo trì và kiểm khi có lỗi phần mềm hay các khó khăn trong quá trình sử dụng.
Có thể nói mạng nội bộ là phần huyết mạch của công ty. Mạng nội bộ được sử dụng một cách triệt để cho việc liên lạc, chỉ đạo quản lý, phân công công việc lịch làm việc, lịch sản xuất, kế hoạch, báo cáo…Được các phòng các bộ phận trao đổi thông qua mạng nội bộ, thông qua mail nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí liên lạc một cách tối đa. Bộ phận tin học của phòng nhân sự chịu trách nhiệm quản lý các ACCOUNT của các cá nhân và phòng ban, giúp đỡ và sửa chữa khi có trục trặc, đảm bảo thông tin và hoạt động luôn thông suốt.
Bộ phận gián tiếp sản xuất của công ty như là bộ phận bán hàng, xuất nhập khẩu, kế toán, nhân sự…Là các bộ phận gián tiếp sản xuất nên thường sử dụng các phần mêm riêng biệt. Đối với các phân xưởng thường sử dụng EXCEL, MICROSOFT WORD 2003 cho việc nhập các thông số về quá trình sản xuất sản phẩm, về số lượng, chất lượng và các báo cáo cần thiết.
- phần mềm chấm công: dùng cho phòng hành chính nhân sự, quản lý việc sử dụng thẻ cá nhân của toàn bộ công nhân viên trong nhà máy. Quản lý việc ra vào công ty, ngày giờ đi làm, ca làm…Toàn bộ nhân viên của công ty phải quẹt thẻ vào máy quẹt khi đi làm và nghỉ làm. Mỗi nhân viên, công nhân có một mã số riêng cho biết cấp bậc, vị trí, bộ phận và toàn bộ thông tin cá nhân khác được lưu dữ trong cơ sở dữ liệu.
- phần mềm kế toán: sử dụng cho bộ phận kế toán nhằm cân đối các vấn đề tài chính, tính toán lương thưởng chế độ, phụ cấp, phụ phí, bồi dưỡng…Và đưa ra các báo cáo tài chính cho cấp quản lý cao hơn.
- phần mềm nhà máy(EASY FACTORY): phần mềm này sử dụng cho nhiều bộ phận và các cấp quản lý của các bộ phận này: bộ phận bán hàng, mua hàng, xuất nhập khẩu, quản lý kho...Các bộ phận có trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau khi sử dụng phần mềm này. Các bộ phận và các phòng này sử những chức năng và các công cụ nhất định của phần mềm. Các thông tin, số liệu về quá trình sản xuất được công khai và được lưu dữ trong phần mềm để các bộ phận này cùng sử dụng. Đối với những thông tin quan trọng ở cấp quản lý thì được bảo mật, các bộ phận có chức năng khác nhau sẽ sử dụng những phần khác nhau của phần mềm. Nhằm phân công công việc và quản lý lẫn nhau, cũng như quản lý quá trình sản xuất nói chung.
Các phần mềm tiện ích luôn được kỹ thuật viên update, phần mềm diệt virut bkav bản quyền tự động cập nhật, các phần mềm văn phòng khác luôn được cập nhật và sử dụng các phiên bản mới nhất.
1.2 Định hướng đề tài nghiên cứu:
1.2.1 Tên đề tài:
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng sủ dụng cho bộ phận kho bán hàng nhằm đơn giản hoá công việc và hỗ trợ quá trình quản lý. Phần mềm phải có khả năng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cho phép kết nối dữ liệu với dữ liệu bán hàng. Được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Được thiết kế trên giao diện chuẩn của Windows, vì vậy người sử dụng có kinh nghiệm làm việc trên Windows dễ dàng khai thác được chương trình. Ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Việt.
Đây sẽ là phần mềm quản lý bán hàng phục vụ cho việc quản lý tại một bộ phận kho bán hàng tại một công ty sản xuất hàng hóa, nó khác vói phần mềm bán hàng sử dụng ở một siêu thị bán hàng hay dùng cho các công ty dịch vụ bán hàng.
1.2.2 Sự cần thiết của đề tài:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tác động đến nền kinh tế Viêt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước không nằm ngoài ảnh hưởng chung của các tác động xấu đến sản xuất và kinh doanh. Đặc thù kinh doanh của Stanley Việt Nam là phụ thuộc phần nhiều vào tình hình kinh doanh của các công ty lắp ráp và sản xuất xe máy, ôtô trong trong nước hay thị trường các nước Tây Âu. Nên khi các doanh nghiệp này thu hẹp sản xuất và kinh doanh cũng dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của Stanley. Công ty đang phải đối mặt với các vấn đề mới. Như vấn đề quản lý, tăng năng xuất lao động, giảm hao tổn do hàng hỏng, hao tổn chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu và các nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất, rồi vấn đề cắt giảm giờ lao động, cắt giảm số ca, cắt giảm nhân công và lao động thời vụ không cần thiết...
Trước tình hình kinh tế và lực lượng sản xuất có những thay đổi công ty cần có những chính sách và biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa. Nó đặt ra những thách thức mới cho những người quản lý áp dụng các phương pháp khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả lao đông tiết kiệm chi phí, tạo đà cho mục tiêu chung của công ty là tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiển nhiên là hệ thống thông tin hay việc sử dụng tin học trong quá trình kinh doanh, sản xuất đều đem lại hiệu quả kinh tế. Việc ứng dụng tin học hóa trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của công cần thiết hơn lúc nào hết. Một điều không thể phủ nhận là cốt lõi của hệ thống thông tin chính là các sản phẩm phần mềm.
Hiện tại bộ phận Sales Stock (bộ phận kho bán) của công ty đang sử dụng phần mềm nhà máy cho một số công việc nhất định. Phần mềm này đòi hỏi người sử dụng phải nhớ tương đối nhiều kĩ năng sử dụng. Phần mềm này được nhiều bộ phận sủ dụng như bộ phận mua, phòng bán (quản lý chung công việc bán) và bộ phận kho xuất hàng, kho nguyên liệu, phòng xuất nhập khẩu và các cấp quản lý của các bộ phận này. Vì vậy để tách bạch, đơn giản hóa và có sự phân công giữa các bộ phận ta có thể xây dựng thêm phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ cho việc quản lý. Phần mềm này có thể được sử dụng cho bộ phận kho bán thuộc phòng bán. Như trên đã nêu thì đây là bộ phận cuối cùng của dây truyền sản xuất nhằm thu lợi nhuận cho công ty. Cho nên nhiệm vụ của bộ phận này khá quan trọng. Trong quá trình quan sát và tìm hiểu tại bộ phận này em nhận thấy các vấn đề sau.
+ Phần mềm nhà máy EASY FACTORY là một phần mềm có rất nhiều các module lớn nhỏ, phục vụ cho các bộ phận riêng biệt. Người sử dụng phải ghi nhớ nhiều chức năng của phần mềm. Phần mềm này sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt nên đôi khi gây khó khăn cho nhân viên của phòng này là những người có trình độ phổ thông.
+ Bộ phận kho bán hàng có hai người là tổ trưởng và tổ phó là những người thường xuyên sử dụng phần mềm này. Cả hai có trình độ phổ thông nên chỉ được đào tạo để ghi nhớ những chức năng nhất định của phần mềm.
+ Sau các ca giao hàng thì bộ phận kho xuất hàng có thời gian nghỉ nhiều hơn so với các bộ phận khác trong nhà máy. Khối lượng xử lý công việc liên quan đến giấy tờ, con số là chưa nhiều. Trong khi hoàn toàn có thể đào tạo cho các nhân viên này sử dụng tốt một phần mềm chuyên biệt thuần Việt và đơn giản. Giúp bộ phận này sử lý được khối lượng công việc nhiều hơn. Giảm gánh nặng cho phòng bán hàng.
àVì vậy để tăng cường hiệu quả hoạt động cho bộ phận kho bán hàng cũng như hiệu quả sản xuất và kinh doanh nói chung của công ty em lựa chọn đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng sử dụng cho bộ phận kho bán hàng đơn giản hoá công việc hỗ trợ quá trình quản lý. Phần mềm này sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
1.2.3 Lợi ích mà phần mềm hướng tới:
Phần mềm quản lý bán hàng cho phép nhân viên quản lý bán hàng xác định được năng xuất của lực lượng bán hàng, triển vọng kinh doanh tại các điểm bán hàng và mức độ thành công của các sản phẩm theo các tiêu thức khác nhau: theo khách hàng, theo nhóm khách hàng, theo loại hàng…
Nó cho phép nhà quản lý tìm ra các điểm kinh doanh yếu kém hay các sản phẩm lỗi bị trả lại, xác định các xu thế kinh doanh, xác dịnh lượng tồn kho để thực hiện quá trình lên kế hoạch, kiểm tra và tổ chức các công việc khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Phần mềm này có thể truy cập dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi các nhân viên bán hàng, bằng cách sử dụng phần mềm trợ giúp bán hàng.
Chương 2. Cơ sở phương pháp luận của phần mềm ứng dụng
2.1 Thông tin quản lý và hệ thống thông tin quản lý:
2.1.1 Hệ thống trong phân tích thiết kế phần mềm:
Hệ thống là một tổ hợp phần cứng, phần mềm cung cấp giải pháp cho vấn đề cần giải quyết. Ngày nay trong khi hệ thống quá phức tạp mà tri thức lại quá chuyên ngành cho nên một người không thể biết một khía cạnh tác nghiệp. Một người khó có thể hiểu được đồng thời mọi vấn đề của hệ thống. Từ thiết kế giải pháp, viết mã chương trình, triển khai trên nền phần cứng đến đảm bảo chắc chắn mọi thành phần phần cứng làm việc tốt với nhau. Tiến trình phần mềm phức tạp phải được nhiều người thực hiện. Trước hết là khách hàng, đó là người đưa ra vấn đề cần giải quyết. Phân tích viên làm tài liệu vấn đề của khách hàng và chuyển nó tới người phát triển, đó là những cái lập trình viên xây dựng phần mềm để giải quyết, kiểm tra và triển khai nó trên phần cứng. Phát triển phần mềm có thể được thực hiện bằng nhiều con đường khách nhau. Các dự án có thể tuân thủ một trong các tiến trình phát triển, bao gồm từ tiến trình thác nước tới tiến trình lặp và tăng dần. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
2.1.2 Thông tin trong quản lý:
Quản lý được hiểu là tập hợp các quá trình biến đổi thông tin thành hành động, một việc tương đương với quá trình ra quyết định.
Hình vẽ dưới đây là sự thể hiện một tổ chức do R.N Anthony đưa ra, Anthony trình bày tổ chức như là một thực thể cấu thành từ ba mức quản lý:
Sơ đồ 2.1 Tháp quản lý trong tổ chức.
Các quyết định của tổ chức chia thành bà loại: Quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp.
Quyết định chiến lược là những quyết định xác định mục tiêu và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức.
Quyết định chiến thuật là những quyết định cụ thể hóa mục tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực.
Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm thực thi nhiệm vụ.
2.1.3 Tính chất của thông tin:
Tính tương đối.
Tính định hướng
Tính thời điểm.
Tính cục bộ.
2.1.4 Khái niệm về hệ thống thông tin:
Định nghĩa về hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…Thực hiện nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Hệ thống thông tin của mỗi tổ chức là khác nhau nhưng đều tuân thủ theo nguyên tắc sau: nó được thể hiện bởi con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học. Đầu vào (inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ nguồn và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý được chuyển đến các đính hoặc được cập nhật và các kho dữ liệu.
Nguồn
Thu thập
Xử lý và lưu trữ
Phân phát
Đích
Kho dữ liệu
Sơ đồ 2.2 Mô hình hệ thống thông tin
2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp:
2.2.1 Phân loại:
Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ.
Tài chính chiến lược
Marketing chiến lược
Nhân lực chiến lược
Kinh doanh và sản xuất chiến lược
Hệ thống thông tin văn phòng
Tài chính chiến thuật
Marketing chiến thuật
Nhân lực chiến thuật
Kinh doanh và sản xuất chiến thuật
Tài chính tác nghiệp
Marketing tác nghiệp
Nhân lực tác nghiệp
Kinh doanh và sản xuất tác nghiệp
2.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt:
Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn và chất lượng thông tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Sự hoạt động kém của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hoạt động tốt hay xấu của một hệ thống thông tin được đánh giá thông qua chất lượng của thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin như sau:
Độ tin cậy: thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác.
Tính đầy đủ: thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý.
Tính thích hợp và dễ hiểu.
Tính được bảo vệ: thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức do vậy nó phải được bảo vệ, những người có quyền mới được tiếp nhận.
Tính kịp thời: thông tin nhanh nhạy, gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết.
2.3 Một số công cụ mô hình hóa:
2.3.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD):
Sơ đồ chức năng kinh doanh mô tả mối quan hệ phân cấp chức năng các thực thể từ cao xuống thấp. Trong đó một thực thể có thể có nhiều thực thể con và thực thể dưới là con của thực thể đứng trên. Sử dụng trong giai đoạn phân tích hệ thống thông tin, đồng thời là căn cứ cho giai đoạn thiết kế thiết kế các chức năng tương ứng.
2.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD):
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả hệ thống thông tin. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu,nguồn và đích nhưng không quan tâm đến thời điểm, nơi và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Một số ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu:
Tên người/bộ phận phát/nhận tin
- Thực thể
- Dòng dữ liệu
Tên dòng dữ liệu
- Kho dữ liệu
Tên tệp dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
- Tiến trình xử lý
Trong tiến trình xử lý ít nhất phải có một đầu vào và một đầu ra.
2.4 Công nghệ phần mềm và một số mô hình trong phát triển phần mềm:
2.4.1 Khái niệm công nghệ phần mềm (CNPN):
Công nghệ phần mềm:
CNPN là một tổ hợp các công cụ, phương pháp, thủ tục làm cho người quản trị viên dự án nắm được xu thế tổng quát phát triển phần mềm và giúp cho kỹ sư lập trình có một nền tảng để triển khai các định hướng của phần mềm.
Công nghệ phần mềm
Thành phần
Công cụ
Phương pháp
Thủ tục
Chức năng
Quản trị viên dự án
Kỹ sư phần mềm
Sơ đồ 2.3 Cấu trúc công nghệ phần mềm
Quá trình phát triển của một dự án phần mềm đều trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn một:
Trả lời cho cầu hỏi “Cái gì ?”. Tức là người sản xuất phần mềm phải xác định cụ thể và chi tiết sản phẩm phần mềm mà mình cần tạo ra. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng trong sản xuất phần mềm ở quy mô công nghiệp, vì chỉ có xác định rõ ràng phạm vi của sản phẩm và các ràng buộc liên quan ta mới có thể tiến hành được kết quả của các công đoạn sau.
Phải giải quyết ba vấn đề mấu chốt là tiến hành phân tích hệ thống một cách toàn diện theo quan điểm một phần mềm là một thành phần của hệ thống quản lý do đó nó phải được đặt trong tổng thể hệ thống đó và xem xét mối quan hệ ràng buộc các yếu tố quản lý khác.
Giai đoạn hai:
Trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?”. Tức là định hướng phần mềm sẽ phát triển thế nào trong đó có ba công việc cơ bản cần làm: thiết kế, mã hóa, kiểm thử. Mã hóa trong công nghệ phần mềm là viết mã chương trình: biên dịch chương trình từ ngôn ngữ thiết kế sang một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu.
Giai đoạn ba:
Trả lời cho cầu hỏi “Thay đổi ra sao ?”. Có ba loại hình bảo trì là: bảo trì sửa đổi, bảo trì thích nghi và bảo trì hoàn thiện hay bảo trì nâng cao. Bảo trì sửa đổi là sửa lỗi phần mềm, thông thường là lỗi chi tiết, đơn giản, không phải là lỗi hệ thống. Bảo trì thích nghi là làm cho phần mềm hoàn thiện trong môi trường của người sử dụng. Bảo trì hoàn thiện: làm cho phần mềm có thể hoạt động tốt trong các môi trường khác nhau.
Xác định
Phát triển
Bảo trì
Giai đoạn một
Giai đoạn hai
Giai đoạn ba
Sơ đồ 2.4 Các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm
Xác định Phát triển Bảo trì
Phân tích hệ thống
Kế hoạch
Phân tích yêu cầu
Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử
Bảo trì sửa đổi
Bảo trì thích nghi
Bảo trì hoàn thiện
Khái niệm phần mềm :
Theo Roger Pressman phần mềm là một tập hợp gồm ba yếu tố là: các chương trình máy tính, cấu trúc dữ liệu và hệ thống tài liệu hướng dẫn.
Các giai đoạn phát triển của phần mềm:
Thời kỳ
1950-1960
1960-1970
1970-1990
1990-Nay
Chậm.
Xử lý theo lô.
Phần mềm đơn chiếc.
Sản xuất cho nhóm người dùng.
Chế độ thời gian thực.
Thương mại hóa.
Hệ thống phân tán.
Tính tới hiệu quả thương mại.
Phần mềm thông minh.
Hệ thống để bàn.
Lập trình hướng đối tượng.
Xử lý song song.
2.4.2 Vòng đời phát triển phần mềm:
Trong công nghiệp phần mềm người ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề là vòng đời phát triển phần mềm. Vòng đời phát triển của một phần mềm được hiểu là quy trình từ khi phần mềm ra đời cho đến khi đưa vào sử dụng và quá trình nâng cấp bảo trì.
Mục đích của việc nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm là phân ra các giai đoạn trên cơ sở đó tìm các giải pháp và công cụ thích hợp để tác động vào mỗi giai đoạn.
Công nghệ hệ thống
Phân tích
Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử
Bảo trì
Sơ đồ 2.5 Mô hình thác nước
2.4.3 Mô hình thác nước:
Công đoạn đầu tiên là công nghệ hệ thống: nó bao trùm lên toàn bộ quy trình tiếp theo trong công nghệ phần mềm, vì phần mềm là một thành phần của hệ thống quản lý, do đó nó phải được xem xét trong mối liên hệ tổng thể về kinh tế - kỹ thuật - tổ chức của toàn bộ guồng máy quản lý. Công đoạn tiếp theo là phân tích: với mục đích xác định rõ ràng và cụ thể các yêu cầu của phần mềm, phần thiết kế trong Công Nghệ Phần Mềm hướng tới các vấn đề sau:
+Thiết kế kiến trúc hệ thống.
+Thiết kế kỹ thuật.
Phần thiết kế hệ thống là quan trọng nhất vì nó cho ta cái nhìn tổng thể về phần mềm cần xây dựng. Còn thiết kế kỹ thuật đi vào các vấn đề cụ thể bao gồm: thiết kế dữ liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế giải thuật, thiết kế giao diện, thiết kế công cụ cài đặt.
Người ta dùng mô hình thác nước để biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm với hai ý nghĩa: khẳng định đây là các giai đoạn của một quy trình thống nhất và không tách rời và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong mô hình này các công đoạn càng ở phía dưới thì càng phải chịu sự tác động của các giai đoạn phía trên, chỉ trừ có giai đoạn công nghệ hệ thống là không chịu tác động của giai đoạn nào.
Để xây dựng được một hệ thống phần mềm phải mô tả được vấn đề và yêu cầu của khách hàng bằng trả lời các câu hỏi như: Vấn đề của hệ thống là gì?. Hệ thống phải làm gì?. Phải phân tích của tiến trình tập trung vào việc điều tra vấn đề thay cho việc tìm ra giải pháp. Để có tài liệu phân tích đầy đủ và đúng đắn thì phải phân tích lĩnh vực vấn đề. Lĩnh vực vấn đề là khu vực tác nghiệp của con người trong đó phần được xây dựng.
Những người tham gia vào xây dựng hệ thống phần mềm như: khách hàng, phân tích viên, lập trình viên…Theo phương pháp thác nước rất ít khi làm việc cùng với nhau để chia sẻ các hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang giải quyết. Do vậy sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng được hệ thống phần mềm.
Mô hinh thác nước còn được biểu diễn dưới dạng chữ V trong đó quy trình kiểm tra được thực hiện đồng thời với các quy trình phát triển khác, ví dụ kiểm tra chức năng được thực hiện trong quá trình phân tích, kiểm tra tích hợp được thực hiện trong quá trình thiết kế, kiểm tra module trong quy trình lập trình.
Phân tích
Thiết kế
Mã hóa
Chương trình ứng dụng
Kiểm tra chức năng
Kiểm tra tích hợp
Kiểm tra module
Sơ đồ 2.6 Mô hình thác nước
2.4.4 Mô hình lặp và tăng dần:
Mô hình thác nước không cho đi ngược lại chuỗi trình tự phát triển phần mềm, theo mô hình này thì phải xác định toàn bộ yêu cầu, nó được thực hiện thông qua bàn bạc với người sử dụng hệ thống và khảo sát các chi tiết của tiến trình tác nghiệp. Thực tế khi kết thúc công việc may mắn lắm chỉ 80% nhu cầu của hệ thống là được thu thập trong quy trình phân tích do khi đặt hàng bản thân khách hàng chỉ mới liệt kê ra những mong muốn và nguyện vọng của mình về phần mềm mà chưa hình dung được một cách cụ thể những khả năng mà phần mềm sẽ đạt được đồng thời kỹ sư phần mềm ngay từ đầu nhận đơn đặt hàng cũng không thể hình dung hết kiến trúc tổng quát của phần mềm mà mình xây dựng. Tiếp theo là quy trình thiết kế, nơi kiến trúc hệ thống sẽ được xác định, quy trình này tập trung vào những nhiệm vụ như đặt chương trình ở đâu, cần phần cứng nào…Trong khi thực hiện công việc này. Có thể tìm ra một số nhiệm vụ mới của hệ thống. Do đó xuất hiện nhu cầu đi ngược lại người sử dụng để trao đổi bàn bạc về nó, có nghĩa là phải trở lại quy trình phân tích. Sau khi lặp lại vài lần như vậy mới chuyển đến quy trình lập trình hệ thống. Khi mã hóa chương trình, phát hiện ra một vài quyết định khi thiết kế là không thể cài đặt. Nên phải quay trở lại quy trình phân tích để xem xét lại yêu cầu. Sau quy trình lập trình, quy trình kiểm thử bắt đầu. Trong khi kiểm thử và nhận thấy một vài yêu cầu chưa đủ chi tiết, giải thích nhầm lẫn có thể xảy ra. Vậy phải trở lại quy trình phân tích để xem xét lại yêu cầu. Sau một vài lần lặp lại như vậy có được hệ thống hoàn chỉnh giao cho khách hàng. Vấn đề luật pháp, quy trình kinh doanh có thể thay đổi theo thời gian khi xây dựng hệ thống, người dùng có thể phàn nàn về các vấn đề này, sản phẩm làm ra không đúng như họ mong đợi. Nguyên nhân có thể là sự thay đổi của pháp luật, môi trường kinh doanh, khách hàng không truyền đạt đúng ý khách hàng yêu cầu, đội ngũ dự án không tuân thủ tiến trình…Đội ngũ phát triển thường lập ra các biểu đồ và vô số tài liệu, văn bản, nhưng người dùng không phải lúc nào cũng hiểu cái mà đội ngũ phát triển cung cấp cho khách hàng. Giải pháp nào để tránh các vấn đề này? Câu trả lời là mô hình hóa trực quan có thể giúp khách hàng.
Phát triển phần mềm là tiến trình phức tạp. Nếu bỏ qua khả năng quay trở lại của các bước thực hiện trước đó thì thiết kế hệ thống có thể sai lầm và thiếu sót nhu cầu. Để có thể đi ngược lại các bước phát triển hệ thống phần mềm sẽ có phương pháp mới, phương pháp phát triển lặp. Phát triển lặp là làm di làm lại việc gì đó. Trong phương pháp này ta sẽ đi qua các bước phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai phần mềm theo từng bước nhỏ nhiều lần. Bởi khó có thể thu thập được đầy đủ mọi yêu cầu vào công đoạn đầu tiên của dự án. Các vấn đề mới nảy sinh, vậy phải lập kế hoạch lặp trong dự án. Theo quan niệm này thì dự án được coi là các thác nước nhỏ, mỗi thác nước được thiết kế đủ lớn để sao cho có thể hoàn thiện từng bộ phận quan trọng của dự án và đủ nhỏ để tối thiểu việc đi trở lại.
Công nghệ hệ thống
Phân tích
Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử
Bảo trì
Sơ đồ 2.7 Mô hình lặp tăng dần
Theo mô hình lặp và tăng dần thì mỗi chu kỳ lặp là một vòng đời thác nước nhỏ. Vòng lặp sau được hình thành trên cơ sở tiến hóa của vòng lặp trước đó. Như vậy các quy trình truyền thống được lặp đi lặp lại và tăng dần. Trong phương pháp này, phân tích viên, người thiết kế, người lập trình…Hợp tác làm việc với nhau để hiểu sâu sắc hệ thóng, chia sẻ các ý tưởng mới dẫn đến xây dựng được một hệ thống mạnh, phức tạp hơn.
2.4.5 Cấp bậc kiến trúc phần mềm:
Cấp bậc kiến trúc của phần mềm được hiểu là thứ bậc trình tự các khối và mối liên kết giữa chúng với nhau. Như vậy đứng trước một vấn đề thực tiễn người kỹ s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22089.doc