Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chuong I: lãi suất huy động và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 2

A. Lãi suất huy động và các vấn đề liên quan 2

I . Lãi suất huy động 2

1. Khái niệm 2

1.1. Định nghĩa 2

1.2. Các loại lãi suất huy động 2

1.2.2. Lãi suất huy động cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp 2

1.2.3. Lãi suất huy động trần và sàn 3

1.2.4. Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi 4

1.2.5. Lãi suất nội tệ , ngoại tệ 4

2 . Cơ chế lãi suất 4

2.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4

2.2. Chính sách lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại 5

2.2.1. Nội dung 5

2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách lãi suất huy động vốn 6

3. Xác định lãi xuất huy động 8

3.1. Theo nguyên lí chung các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ 8

3.2. Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính nguồn cung ứng tiền từ ngân hàng Trung ương, từ các tổ chức tài chính khác ngày càng có ý nghĩa hơn đối với ngân hàng thương mại 9

3.3. Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn tiền, nhiều ngân hàng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác ( như chi phí quản lí ) và chấp nhận tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động 10

3.4. Một số ngân hàng nhỏ đặt giá trên cơ sở l•i suất của ngân hàng lớn (ngân hàng trung tâm ) 11

II. Một số vấn đề chung về lãi suất huy động 12

1. Quản lí lãi suất chi trả 12

2. Rủi ro lãi suất 15

2.1. Khái niệm 15

2.2. Nguyên nhân rủi ro lãi suất 16

2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản và chế độ lãi suất cố định 16

2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến 17

2.3. Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất 17

2.3.1. Khe hở lãi suất ( interest rate gap) 17

2.3.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường 18

2.4 . Các diễn biến của rủi ro lãi suất 19

2.4.1. Lãi suất thay đổi không cùng một mức độ . 19

2.4.2. Mức độ nhạy cảm lãi suất 21

B. Tình hình huy động vốn của Ng©n Hµng Th­¬ng M¹i 22

I. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 22

II. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 23

1. Nhân tố chủ quan 23

1.1. Uy tín của ngân hàng 24

1.2. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch 24

1.3. Công nghệ ngân hàng 24

1.4. Trình độ, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng 25

1.5.Lãi suất huy động của ngân hàng 25

1.6.Các hình thức, sản phẩm huy động của ngân hµng 26

1.7. Các dịch vụ ngân hàng 26

1.8. Hoạt động tài trợ của ngân hàng 26

2. Nhân tố khách quan 27

2.1. Nhân tố thuộc về môi trường 27

2.2. Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng 29

Chương II: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 31

Chương III: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TỚI LƯỢNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 36

1. Mối quan hệ kinh tế giữa lãi suất huy động và lượng tiền gửi 36

2. Mô hình hoá ảnh hưởng của lãi suất huy động tới lượng tiền gửi tại NHCT Hoµn kiÕm 36

3. Ước lượng mô hình 38

4. Ph©n tÝch 46

5. §Ò xuÊt 47

KẾT LUẬN 50

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi vay trên thị trường liên ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định. Ví dụ, một khoản tiền göi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) với lãi suất 10% /năm. Khi lãi suất thị trường thay đổi ( tăng hoặc giảm ), thì khoản tiền này (100 tỷ) sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới. Ngược lại, với khoản tiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đến hạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới. Do ngân hàng sử dụng lãi suất cố định đã tạo ra các tài sản và nguồn kém nhạy cảm với lãi suất. Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm ( kỳ hạn huy động daì hơn sử dụng ) và có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm ( kỳ hạn huy động nhỏ hơn sử dụng ). 2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi. Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất . Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất dương: + Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng. + Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm. Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất âm: + Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm. + Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng. 2.3. Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất 2.3.1. Khe hở lãi suất ( interest rate gap) Các nhà quản lí ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất như là chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến qui mô của nguồn và tài sản nhạy cảm: Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay; Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn. Sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là yếu tố tất yếu. Kỳ hạn để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là kỳ hạn tài sản và nguồn được xác định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy động hai năm, với lãi suất 10% / năm, song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy vào thời điểm tính toán, nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn này sẽ được đặt lại giá ( xác định lại lãi suất ). Ngân hàng khó và không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối giữa các nguồn và các loại tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thường lµ do khách hàng quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau. Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác không, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp, thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó không có lợi cho ngân hàng, mức độ giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với qui mô khe hở lãi suất. 2.3.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi; nếu chúng giảm xuống với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. - Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng với một mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất. Trạng thái trên được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài mong muốn của nhà quản lí ngân hàng sẽ gây nên rủi ro lãi suất. Do khả năng dự đoán thay đổi lãi suất là có hạn trước thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Nếu khe hở lãi suất càng lớn thì rủi ro càng lớn. Ví dụ: Một ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau ( số dư bình quân trong kì, đơn vị tỷ đồng, lãi suất bình quân %/ kì): Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất -Tài sản nhạy cảm -Tài sản kém nhạy cảm 80 120 5 7 - Nguồn nhạy cảm - Nguồn kém nhạy cảm 120 80 4 5 Chênh lệch lãi suất của ngân hàng trong kì là: ( số tuyệt đối là 2,8) Nếu lãi suất thị trương tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của ngân hàng: ( số tuyệt đối là 2,4) Khe hở nhạy cảm 80-120 =40 Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi: Thu nhập từ lãi giảm (-) = Khe hở * Mức gia tăng Hoặc tăng (+) nhạy cảm của lãi suất Từ ví dụ trên ta có: Thu nhập từ lãi giảm (-) =40 *1% = -0,4( đơn vị ) Chªnh lÖch l·i suÊt = Gi¶m (-) ,t¨ng céng (+) = 2.4 . Các diễn biến của rủi ro lãi suất 2.4.1. Lãi suất thay đổi không cùng một mức độ . Để thấy ảnh hưởng của trạng thái tài sản và nguồn nhạy cảm đối với rủi ro suất theo các mức độ khác nhau cũng gây ra rủi ro lãi suất cho dù độ lớn và dấu của khe hở lãi suất như thế nào. Lãi suất, chúng ta giả định lãi suất nguồn và tài sản nhạy cảm thay đổi cùng một mức độ. Song trên thực tế, các mức lãi suất thay đổi khác nhau. Sự thay đổi lãi. Ví dụ: Về một ngân hàng với số dư bình quân kỳ, lãi suất bình quân: Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất Tài sản nhạy cảm trong đó: - Chứng khoán ngắn hạn - Tiền gửi tại các NH - Cho vay ngắn hạn - Tài sản kém nhạy cảm 80 20 10 50 150 4 2 6 7 Nguồn nhạy cảm Trong đó: - Tiền gửi thanh toán - Tiềngửi có kỳ hạn ngắn - Tiết kiệm ngắn - Nguồn kém nhạy cảm 120 30 30 60 80 3 4 5 6 Hiện tại, chênh lệch thu chi từ lãi suất của ngân hàng là: 20*4% + 10 *2% + 50 *6% +120 * 7% - 30 *3% -30 * 4%-60 *5% -80 *6% = 4,3% Chênh lệch lãi suất của ngân hàng là: Khi lãi suất tăng cùng mức độ, do khe hở lãi suất âm, thu nhập từ lãi sẽ giảm. Song nếu mức lãi suất thay đổi không giống nhau thì tổn thất có thể rất lớn, hoặc ngược lại ngân hàng có thể được lợi. Giả sử lãi suất trên thị trường dự tính thay đổi như sau: + Chứng khoán ngắn hạn tăng thêm 0,3%; + Tiền gửi tại các ngân hàng tăng thêm 0,2%; + Cho vay ngắn hạn tăng thêm 0,8%; + Tiền gửi thanh toán tăng thêm 0,3%; + Tiền gửi có kỳ hạn ngắn tăng thêm 0,6%; + Tiền gửi tiết kiệm ngắn tăng thêm 0,9%; Vậy chênh lệch thu chi từ lãi dự tính trong kỳ tới của ngân hàng là: 20 *4,3% +10 *2,2% +50 * 6,8% +120*7% -30 *3,3%-30 *4,6% -60*5,9%-80 *6%= 4,15% Chênh lệch lãi suất dự tính của ngân hàng là: ( Để đơn giản trong qui tính toán, giả sử qui mô, cấu trúc của tài sản không đổi ). 2.4.2. Mức độ nhạy cảm lãi suất Kì hạn nguồn và tài sản quyết định độ lớn của khe hở lãi suất. Để đơn giản, các tài sản và nguồn ngắn hạn ( từ 12 tháng trở xuống ) là nhạy cảm lãi suất ( mức độ nhạy cảm như nhau ). Tuy nhiên, trên thực tế các kì hạn khác nhau sẽ có mức độ nhạy cảm lãi suất khác nhau. Tiền gửi tại các Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh toán là tài sản và nguồn có mức độ nhạy cảm lớn nhất. Tiền gửi tiết kiệm 9 tháng ( sau 9 tháng mới đặt giá lại ) có mức độ nhạy cảm thấp hơn loại tiền gửi tiết kiệm loại 12 tháng. Nguồn 12 tháng có thể chuyển thành loại tài sản 12 tháng và 24 tháng để tạo ra khe hở bằng không. Khi lãi suất thay đổi trong một khoảng thời gian dự tính, tỷ lệ các tài sản và nguồn nhạy cảm được đặt giá lại cũng khác nhau. Ví dụ, khi lãi suất tăng, 100% tiền gửi thanh toán được chuyển sang lãi suất mới chỉ trong vßng một ngày, trong khi đó chỉ một phần tiền gửi tiết kiệm 3 tháng được chuyển sang lãi suất mới trong vòng 1 tháng … Do vậy, nhà quản lí cần kết hợp qui mô và kì hạn cá biệt của từng loại tài sản và nguồn để tính kì hạn trung bình và nguồn, nghiên cứu mức độ nhạy cảm của chúng với lãi suất. Nguồn và tài sản có kì hạn trên 1 năm với lãi suất cố định được coi là kém nhạy cảm với lãi suất. Song mức độ nhạy cảm cuả mỗi loại cũng khác nhau và đều tác động đến khe hở lãi suất . Một nguồn huy động 3 năm để cho vay 3 năm với lãi súât cố định thì không có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vay lớn có quyền thay lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Các doanh nghiệp này có thể trả trước hạn, vay ngân hàng khác để trả, thoả thuận với ngân hàng để giảm lãi suất ghi trong hợp đồng … Khi tình trạng cho vay trở nên khó khăn, các ngân hàng buộc phải chấp nhận yêu cầu của khách. Thực tế này tạo tổn thất cho ngân hàng. B. Tình hình huy động vốn của Ng©n Hµng Th­¬ng M¹i I. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, tạo nguồn vốn cho việc thực thi nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng như cho vay, đầu tư, phát triển, đa dạng các dịch vụ ngân hàng … Tùy theo điều kiện phát triển cũng như môi trường pháp luật của từng nước, mà Ngân hàng Trung ương ở mỗi quốc gia cho phép các ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức khác nhau. ë Việt Nam, theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997, đã được sửa đổi ngày 11/05/2004 và theo nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/200 về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại, Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn hoÆc tái chiết khấu. Như vậy, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới 2 hình thức là nhận tiền gửi và đi vay. Trong đó, các ngân hàng thương mại được nhận tiền göi của dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước … dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, hoặc các loại tiền gửi khác. Thứ hai, ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn dài hạn. Trên thị trường tiền tệ – thị trường nợ ngắn hạn, ngân hàng thương mại huy động vốn bằng cách đi vay của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu hay tái cấp vốn, hoÆc đi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn có thêm một nguồn vốn tương đối ổn định phục vụ cho hoạt động tài trợ dài hạn bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá trị trên thị trường nợ dài hạn như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và các giấy tờ khác … Nhìn chung, không phải bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng sử dụng thành công tất cả các nghiệp vụ huy động vốn như quy định. Tùy theo điều kiện của từng ngân hàng cũng như nhu cầu sử dụng của loại vốn để từ đó đưa ra cách huy động cho phù hợp. II. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chủ thể trong nền kinh tế. Các tổ chức và các cá nhân trong nền kinh tế chính là nguồn “ năng lượng sống ’’ nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của ngân hàng thương mại. Tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại mà trong đó nghiệp vụ huy động vốn đều được thực hiện thông qua mối quan hệ đó. Chính vì vậy, việc huy động vốn của ngân hàng có thuận tiện, có dễ dàng hay không phi thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến 2 nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đó là nhân tố chủ quan ( thuộc về bản thân ngân hàng ) và nhân tố khách quan ( nhân tố bên ngoài ngân hàng ). 1. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về chính bản thân ngân hàng. Đối với các ngân hàng hoạt động trong cùng một môi trường thì nhân tố có sức ảnh hưởng lớn và gây tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng phải là các nhân tố nội tại thuộc về bản thân chính ngân hàng đó. 1.1. Uy tín của ngân hàng Do hạn chế về sự hiểu biết của khách hàng hoạt động của ngân hàng, người có tiền họ thường chọn những ngân hàng nào có uy tín để gửi tiền hoặc đầu tư … Chỉ đơn giản là người có tiền muốn số tiền của mình được an toàn khi có rủi ro xảy ra. Bởi một lẽ, những ngân hàng có uy tín thường là những ngân hàng có thâm niên hoạt động tương đối lâu dài; tiềm lực tài chính vững mạnh; hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả; trụ sở hoạt động bề thế, kiên cố … tức là ngân hàng đó đã có một quá trình nỗ lực lớn trong vấn đề tạo dựng uy tín cho bản thân. Vì thế, những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoặc những ngân hàng cỡ lớn thì khả năng huy động dễ dàng hơn so với những ngân hàng khác, những ngân hàng nhỏ, ngân hàng cổ phần. 1.2. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển như ở Việt Nam hiện nay, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch càng rộng thì ngân hàng sẽ càng dễ dàng tiếp cận đồng vốn của khách hàng. Đồng thời, qua đó khách hàng cũng nhận được những thuận tiện trong quá trình thực hiện giao dịch và việc huy động vốn của ngân hàng sẽ bớt khó khăn hơn, khối lượng huy động vốn vì thế mà gia tăng. Thực tế đã chứng minh, các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ở đâu thì đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là khách hàng ở khu vực đó. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới khá tốn kém. Vấn đề mà các ngân hàng quan tâm khi đưa ra quyết định có tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động thông qua biện pháp này chính là hiệu quả từ việc làm đó. 1.3. Công nghệ ngân hàng Trong xu thế phát triển chung, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng cao. Công nghệ ngân hàng trở thành yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định của ngân hàng. Công nghệ ngân hàng đem lại cho khách hàng những lợi ích đặc biệt mà khách hàng không thể có được khi sử dụng các dịch vụ khác, như nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, chính xác và hiệu quả. Chính vì thế, khi nền kinh tế càng phát triển, vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều hơn là ngân hàng có chú trọng trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị ngân hàng theo h­íng hiện đại hóa và khách hàng có được sử dụng các dịch vụ ngân hàng hàm chứa công nghệ cao hay không? Tất nhiên, không phải bất kỳ ngân hàng nào có công nghệ hiện đại cũng thu hút được nhiều vốn hơn so với các ngân hàng khác, mà ở đây còn có mối quan hệ tương quan với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. 1.4. Trình độ, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng Nhân viên giao dịch là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Trình độ và thái độ của nhân viên là đại diện cho bộ mặt của toàn ngân hàng. Khách hàng có đến với ngân hàng và tiếp tục quan hệ với ngân hàng sau lần giao dịch đầu tiên hay không, một phần phụ thuộc vào năng lực của chính cán bộ nhân viên ngân hàng. Chính thái độ niềm nở, lịch sự, sự hiểu biết về các nghiệp vụ ngân hàng của nhân viên tạo cho khách hàng một tâm lý tho¶i mái khi đến với ngân hàng và dĩ nhiên, nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng đước tăng cường và ổn định. Lãi suất huy động của ngân hàng Lãi là khoản thu nhập mà khách hàng sẽ có khi cho ngân hàng sử dụng vốn của mình, nhưng đối với ngân hàng đây lại là một phần chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để được sử dụng số vốn đó. Lãi suất càng cao sẽ càng thu hút được nhiều vốn hơn. Nhưng vấn đề cần phải bàn đến ở đây là lãi suất huy động của ngân hàng là cơ sở để định lãi cho vay, lãi suất cho vay càng cao thì hoạt động tài trợ của ngân hàng sẽ bị hạn chế. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi, các ngân hàng thường rất thận trọng trong việc tính toán giữa lãi suất huy động và cho vay đảm bảo một cách hợp lý. Mức lãi vừa có thể cạnh tranh, vừa huy động được vốn mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác của ngân hàng. Các hình thức, sản phẩm huy động của ngân hµng Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng để có thể áp dụng các hình thức huy động khác nhau, hoặc các ngân hàng có thể đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tạo ra các sản phẩm huy động mới, cung cấp nhiều tiện ích, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng hoặc một nhóm khách hàng nhằm tối đa hóa nguồn vốn huy động. Bëi không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu giống nhau và một sản phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng. Vì lẽ đó, sản phẩm huy động càng phong phú, khách hàng có nhiều lựa chän hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, do được huy động từ nhiều hướng khác nhau. 1.7. Các dịch vụ ngân hàng Nếu một ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng hơn thường có lợi thế so với các ngân hàng có dịch vụ giới hạn. Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng sẽ đem lại cho khách hàng những lợi ích nhất định, thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Do đó, quy mô vốn huy động của ngân hàng cũng tăng cùng với sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nhưng vấn đề cần quan tâm khi đa dạng hóa dịch vụ đó là lợi thế cạnh tranh của bản thân ngân hàng so với các loại hình kinh doanh cùng loại khác trên thị trường, để từ đó có chiến lược đầu tư, tránh lãng phí mà không đem lại kết quả như mong đợi. 1.8. Hoạt động tài trợ của ngân hàng Huy động vốn với mục đích chính là để tạo nguồn cho hoạt động tài trợ của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thực sự có hiệu quả khi việc sử dụng nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Một nhân tố mà ngân hàng cần xem xét đầu tiên khi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động vốn cho ngân hàng là hoạt động tài trợ trong tương lai gần của ngân hàng. Tùy từng giai đoạn cụ thể, định hướng trong hoạt động tài trợ của ngân hàng, có thể mở rộng hay thu hẹp để từ đó đưa ra các giải pháp huy động lượng vốn cần thiết. Khi ngân hàng mở rộng tín dụng và tăng cường đầu tư thì cần huy động nhiều vốn, và ngược lại .. Nhân tố khách quan 2.1. Nhân tố thuộc về môi trường Sự biến động của nền kinh tế toàn cầu Trong xu thế mở của, hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện khách quan và tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại, phát triển. Quá trính toàn cầu hóa tạo mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa các quốc gia. Vì thế, sự biến động của nền kinh tế thế giới không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế, chính trị quốc gia, mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, có nghĩa là hoạt động huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng một cách gián tiếp bởi sự biến động của môi trường toàn cầu. Sự phát triển, ổn định của nền kinh tế trong nước Tình trạng nền kinh tế trong nước tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế ngày càng phát triển và có hiệu quả, người dân có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống của người dân được nâng cao, người dân có thêm nhiều khoản để tiết kiệm hoặc đầu tư hơn so với khi nền kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái … Hoặc khi sự biến động về chỉ số giá cả, tỷ giá, lạm phát …. được kiềm chế ở mức cho phép sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn, vốn huy động của các ngân hàng sẽ nhiều lên. Sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ Sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ tạo kênh huy động vốn quan trọng cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng sẽ dễ dàng huy động bằng việc sử dụng linh hoạt các công cụ trên thị trường vốn, thông qua kỹ thuật tạo tính lỏng để thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường này có tính hai mặt, nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cỏ thể tăng lên hoặc giảm đi, do các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn trong bảng danh mục đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi vào ngân hàng, an toàn nhưng tính sinh lời thấp. Chính sách vĩ mô Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động huy động vốn của ngân hàng như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền lương … Trên bình diện của nền kinh tế, sự tác động của chính sách vĩ mô có thể ngược nhau tại một thời điểm nào đó. Vì thế, một khi chính sách này thay đổi, kéo theo sự bất ổn của chính sách khác, và hiển nhiên mục đích tác động của các chính sách có thể triệt tiêu lẫn nhau, có nghĩa là hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ phải chịu tác động từ nhiều phía và tại một thời điểm, thì sự tác động bày không giống nhau. Môi trường tự nhiên Môi trường, điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại thông qua sự tác động vủa nó tới tình hình phát triển của nền kinh tế, tới môi trường sống của khách hàng. Trong trường hợp xảy ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt,…. Người dân cần chi tiêu nhiều hơn là để dành cho những khoản tích góp. Do đó, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại sẽ trở nên khó khăn hơn khi môi trường tự nhiên thuận lợi. Môi trường chính trị – xã hội Môi trường chính trị, xã hội ổn định, người dân an tâm làm việc, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Không những thế, khi môi trường chính trị, xã hội ít biến động, người dân sẽ cảm thấy yên tâm hơn và tin tưởng hơn vào Chính phủ, vào sự an toàn của các ngân hàng thương mại, luồng vốn chảy vào các ngân hàng sẽ dồi dào hơn so với khi đất nước lâm vào tình tr¹ng bất ổn. Môi trường pháp luật Các quy định của pháp luật là sợi dây trói buộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong khuôn khổ. Không chỉ đối với ngân hàng thương mại phải chÞu quy định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền như quy chế tiền gửi tiết kiệm, quy định về việc phát hành giấy tờ có giá … mà hoạt động của ngân hàng còn bị ảnh hưởng gián tiếp qua “ phạm vi ’’ hoạt động của các tổ chức kinh tế, các cá nhân khác trong nền kinh tế. Môi trường các đối thủ cạnh tranh Với sự gia tăng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức tín dụng mới, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng ra đời, làm phân tán nguồn vốn trong nền kinh tế. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và như thế, sự độc quyền của các ngân hàng bị phá vỡ. Nguồn vốn trong nền kinh tế bị san sẻ, và tất nhiên sự chia sẻ này không thể giống nhau giữa các chủ thể tham gia trên thị trường. 2.2. Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng Khách hàng là “ chủ nhân ’’ và là người trực tiếp ra quyết định trong việc sử dụng khoản vốn đó. Chính vì thế , mọi nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn được đánh giá thông qua quyết định của khách hàng. Quá trình xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng của khách hàng cũng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến một số yếu tố có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Phong tục tập quán, tâm lý, thói quen của người dân Phong tục tập quán, tâm lý, thói quen của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Về cơ cấu huy động của các ngân hàng thương mại, có thể nhận thấy vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thói quen tiết kiệm, hay đến ngân hàng göi tiền, tâm lý muốn an toàn nhưng vẫn sinh lời từ khoản vốn … chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng vốn huy động tại các ngân hàng thương mại. Trình độ văn hóa, giáo dục Sự hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng, hay đơn thuần chỉ là khả năng tiếp cận của người dân đối với ngân hàng thương mại …là một yếu tố giup khách hàng mạnh dạn, tự tin hơn khi đến với ngân hàng, thấy được tính đa năng của các dịch vụ ngân hàng, lợi ích của các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng mang lại. Đồng thời, với sự hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động của ngân hàng được quản lý một cách chặt chẽ và tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại khi quyết định sử dụng kênh đầu tư này. Mức sống của người dân Mức sống của người dân ở mỗi vùng có sự khác nhau. ở thành thị đời sống thường cao hơn ở nông thôn, miền núi, do đó nguồn vốn ở các khu vực đô thị lớn, thành phố, thị xã, khu đông dân cư …. Thường dồi dào hơn, ngân hàng dễ huy động hơn.Tuy nhiên, cũng vì đời sống cao, nên người dân ở khu vực thành thị có xu hướng thích chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm và sự hiểu biết của người dân về các lĩnh vực khác, họ có nhiều cơ hội đầu tư hơn so với người dân sống ở nông thôn, miền núi. Chu kỳ chi tiêu của người dân Chu kỳ chi tiêu cũng đóng góp một phần trong quyết định chi tiêu của khách hàng, tác động tới khối lượng vốn huy động của ngân hàng thương mại. Vào những dịp cuối năm nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao, đồng nghĩa với nhu cầu tín dụng cũng gia tăng, lượng tiền huy động của các ngân hàng giảm đàng kể, có nghĩa là vốn dùng để cho vay hạn chế. Muốn đảm bảo được nguồn vốn dùng cho tín dụng, các ngân hàng phải đưa ra rất nhiều hình thức huy động mới lã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12805.doc
Tài liệu liên quan