Giá tiêu dùng tháng 7/2007 tăng 0,94% so với tháng trước, do giá tiếp tục tăng cao ở tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong đó giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong tiêu dùng của dân cư tăng mạnh, đặc biệt là thực phẩm: riêng lương thực tăng 0,5% (tăng nhẹ so với mức tăng 0,4% của tháng 6), thực phẩm tăng 2,3% phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,2% (riêng phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm 0,1%). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,2%, cao hơn mức tăng của tháng 6 là 1 điểm phần trăm, trong đó tất cả các nhóm hàng đều có xu hướng tăng cao hơn tháng 6, tăng cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (+9%), tiếp đến là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ,đồ uống và thuốc lá, may mặc giày dép mũ nón, phương tiện đi lại, bưu điện .
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 2 năm 2007 và năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111,7
106,5
102,2
103,2
3
111,4
106,8
99,8
103,0
4
112,0
107,2
100,5
103,5
5
112.8
107.3
100.8
104.3
6
113,8
107,8
100,9
105,2
Bảng 1: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
a) Nhận xét:
Giá tiêu dùng tháng 01/2007 tăng cao hơn mức tăng của các tháng trước.CPI của tháng 1 so với tháng trước tăng 1,1%, So với tháng 01/2006 giá tiêu dùng tháng này tăng 6,5%. Sự tăng lên của CPI trong tháng này phù hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch, do đó tăng đột biến ở các nhóm hàng phục vụ đón Tết như hàng lương thực, thực phẩm; đồ uống và thuốc lá; đồ dùng cá nhân và vật liệu xây dựng phục vụ việc hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng.
Trong tháng 2 CPI tăng so với tháng trước. Nhìn chung xu hướng tăng giá của 2 tháng đầu năm không có biến động bất thường so với xu hướng tăng giá của 2 tháng đầu các năm 2005 và 2006. So với tháng 01/2007 tăng 2,2%, nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5% (trong đó: lương thực tăng 2,8% và thực phẩm tăng 3,8%); thứ đến là đồ uống và thuốc lá tăng 2,5; riêng phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,1%, trong đó phân nhóm bưu chính viễn thông giá ở mức gần như không thay đổi so với giá tháng trước. So với cuối năm 2006, giá tiêu dùng tháng 02/2007 tăng 3,2%. Tăng hơn so với kì gốc là 11,7%.
Tuy nhiên, giá tiêu dùng tháng 3/2007 lại giảm 0,2% so với tháng 2 trước đó. Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, giá lương thực, thực phẩm tháng 3/2007 giảm 0,4% so với tháng trước và giá phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm. Dù trong tháng 3/2007 CPI giảm hơn so với các tháng đầu năm nhưng so với tháng 12 năm trước, giá tiêu dùng tháng 3/2007 tăng 3% và tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa.
Tình hình giảm giá tiêu dùng trong tháng thay đổi khi giá tiêu dùng tháng 4/2007 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 4/2007 của hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng, nhưng với các mức độ khác nhau. So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 4/2007 tăng 3,5% và tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa.
Giá tiêu dùng tháng 5/2007 lại tiếp tục tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 4,32% so với tháng 12/2006 và tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, giá tiêu dùng tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,04% (lương thực tăng 0,62%; thực phẩm tăng 0,95% và ăn uống ngoài gia đình tăng gần 2%, là tác nhân chính của tăng giá nhóm này cũng như tăng giá chung so với tháng trước). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 5/2007 cũng tăng ở tất cả các nhóm nhưng với mức độ khác nhau So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 5 của các nhóm có mức tăng cao có xu hướng tương tự như so với tháng 12/2006.
Giá tiêu dùng tháng 6/2007 tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 5,2% so với tháng 12/2006 và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu dùng tăng do giá của tất cả các nhóm hàng hóa đều tăng với các mức độ khác nhau.
Ä Nhìn chung thì chỉ số giá trong 6 tháng đầu năm 2007 tăng nhẹ và kết thúc 6 tháng đầu năm 2007 thì giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 này so với 6 tháng đầu năm trước, giá tiêu dùng bình quân tăng 7%, thấp hơn mức tăng bình quân 8,6% trong 6 tháng đầu năm 2005 và 7,9% trong 6 tháng đầu 2006 và thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm này tuy tăng nhẹ nhưng xu hướng tăng lại mạnh: Mặc dù tốc độ tăng bình quân CPI 6 tháng đầu năm 2007 ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm 2005 và năm 2006, nhưng các năm trước, CPI có xu hướng giảm từ mức 9,7% (năm 2005) và 8,8% (năm 2006) của tháng 1 xuống còn 7,5% của tháng 6 , còn 6 tháng đầu năm 2007 có xu hướng tăng từ mức 6,45% tháng 1/2007 lên 7,8% vào tháng 6/2007. Từ đó gây ra những lo ngại tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nguyên nhân khởi xướng của sự gia tăng này bắt đầu là từ cú sốc về năng lượng và một số vật liệu nhập khẩu tăng do giá thế giới tăng mạnh. Tiếp đến là sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm do giá lương thực thế giới tăng, cùng với dịch cúm gia cầm bùng phát, thêm vào đó là một số nguyên nhân do đầu cơ tăng giá và yếu tố kỳ vọng. Lạm phát trong suốt 3 năm 6 tháng qua cho thấy, sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm và nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có đóng góp lớn vào biến động của CPI, nhất là giá thực phẩm, vì các nhóm này có quyền số lớn trong rổ CPI (quyền số của lương thực là 9,86%, của thực phẩm là 25,2%). Ngoài ra, các nhóm hàng khác cũng đều tăng cao trên dưới 10% (ngoại trừ giá bưu chính - viễn thông là giảm). Từ sự tăng giá của các nhóm hàng trong rổ hàng hoá tính CPI cho thấy, CPI của Việt Nam tại sao lại tăng ở mức cao trong thời gian tương đối dài, nhất là diễn biến 6 tháng đầu năm 2007
b) Nguyên nhân về sự tăng CPI trong 6 tháng đầu năm là:
CPI của Việt Nam tăng cao hơn các nước trong khu vực là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt sản lượng tiềm năng, năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực, nên CPI tăng cao chịu tác động chủ yếu của yếu tố tiền tệ.
Mặt khác, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự gia tăng CPI như hiện nay là khó tránh khỏi, bởi hội nhập kinh tế buộc Việt Nam phải nới lỏng quản lý một số mặt hàng chủ lực, như xăng dầu, sắt thép, xi măng, điện, than... và cũng chịu tác động mạnh của giá thế giới.
Ngoài ra, giá lương thực gia tăng do tác động tăng giá lương thực thế giới tiếp tục tăng cao; trong nước dịch bệnh trong nông nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp; dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương làm thiếu cung đẩy giá thực phẩm lên cao.
Tuy nhiên, với xu hướng tăng giá như 6 tháng đầu năm và các biến động khó lường về giá trên thị trường quốc tế để việc kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Thì tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ trong 6 tháng đầu 2007 tăng 22,9%, cao hơn mức 19,2% của cùng kỳ năm 2006, thu nhập của người dân tăng cao cùng với nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng do đầu tư, khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế vẫn có sức ép gia tăng do:
(i) Nhiều khoản chi ngân sách tiếp tục tăng hơn so với những tháng đầu năm;
(ii) Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được mở rộng.
(iii) luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Điều này tiếp tục tăng sức ép lên giá cả trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2007 so với các kì gốc, với cùng kì năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng x/2007
Kì gốc
2005
Tháng x/2006
Tháng trước
Tháng 12/2006
7
114,87
108,39
100,94
106.19
8
115,50
108,57
100,55
106.78
9
116,09
108,80
100,51
107.32
10
116,95
109,34
100,74
108,12
11
118,39
110,01
101,23
109,45
12
121,83
112,63
102,91
112.63
Bảng 2: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
Nhận xét:
Giá tiêu dùng tháng 7/2007 tăng 0,94% so với tháng trước, do giá tiếp tục tăng cao ở tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong đó giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong tiêu dùng của dân cư tăng mạnh, đặc biệt là thực phẩm: riêng lương thực tăng 0,5% (tăng nhẹ so với mức tăng 0,4% của tháng 6), thực phẩm tăng 2,3% phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,2% (riêng phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm 0,1%). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,2%, cao hơn mức tăng của tháng 6 là 1 điểm phần trăm, trong đó tất cả các nhóm hàng đều có xu hướng tăng cao hơn tháng 6, tăng cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (+9%), tiếp đến là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ,đồ uống và thuốc lá, may mặc giày dép mũ nón, phương tiện đi lại, bưu điện ...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 so với tháng trước tuy vẫn còn tăng 0,55% nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 0,8-0,9% của những tháng vừa qua. Đây là kết quả bước đầu của việc biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ thì giá lương thực tháng này so với tháng trước vẫn còn tăng 0,86% và giá thực phẩm tăng 0,92%; tiếp đến là giá dược phẩm và dịch vụ y tế, đồ uống và thuốc lá. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ tăng ở mức thấp, thậm chí giá dịch vụ bưu chính, viễn thông còn giảm 0,07%.
Tính chung 8 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2006 đã tăng 6,78%. Nếu so với tháng 8/2006 thì giá tiêu dùng tháng này tăng 8,57% và tính chung 8 tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 7,37%/tháng, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng lương thực với tốc độ tăng bình quân 14,74%/tháng; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,01%; hàng thực phẩm tăng 7,20%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,74%-6,40%/tháng.
CPI tháng 9 tăng 0,51% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng của tháng 8 và thấp nhất trong 5 tháng gần đây. Trong tháng 9, ngoài giá lương thực tiếp tục tăng cao, còn có hai nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là: Thực phẩm tăng 1,26%, cao hơn tốc độ tăng 0,92% của tháng trước và nhóm hàng dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 0,91% so với tốc độ tăng 0,65% của tháng trước. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng phổ biến 0,3-0,4%, trong đó nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; giáo dục tăng 0,39%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%. Trong tháng này đã có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, đó là phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,84%; văn hóa, thể thao giải trí giảm 0,89%. Đáng lưu ý là giá mũ bảo hiểm tháng này tăng tới 6,43%.
Tính chung 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2006 tăng 7,32%. Nếu so với bình quân 9 tháng năm 2006 thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 7,53%, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng lương thực với tốc độ tăng bình quân 14,9%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 9,95%; hàng thực phẩm tăng 7,86%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,44-6,37%.
So với tháng trước giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,74%, trong đó giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,51%; giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,09%. So với tháng 12/2006 giá tiêu dùng 10 tháng tăng 8,12%, trong đó thực phẩm tăng 13,52%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,32%; lương thực tăng 9,15%; dược phẩm, y tế tăng 6,06%; các nhóm còn lại tăng phổ biến ở mức 5% hoặc thấp hơn.
Giá tiêu dùng tính bình quân cho 10 tháng năm nay đã tăng 7,71% so với bình quân 10 tháng năm trước, trong đó lương thực tăng 15,01%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,13%; thực phẩm tăng 8,49%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng ở mức phổ biến từ 3-6%.
Trong tháng 11 giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm; nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao, là nhân tố chủ yếu đưa giá tiêu dùng tháng 11 tăng 1,23% so với tháng trước, trong đó giá lương thực tăng 2,66%; thực phẩm tăng 1,95% (giá thịt gia súc tăng 3,17%, gia cầm tăng 1,41%); giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,87%. Giá tiêu dùng tháng 11 so với tháng 12 năm trước tăng 9,45%.
Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm là giá tiêu dùng bình quân 11 tháng chỉ tăng 7,92% so với bình quân 11 tháng năm 2006, trong đó giá bình quân 11 tháng của nhóm hàng lương thực tăng 14,98%; thực phẩm tăng 9,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,48%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3-6%; riêng dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 2,74%.
Giá tiêu dùng năm nay diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm nay tăng 2,91% so với tháng trước.So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%.
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công chỉ số giá tiêu dùng (CPI)của tháng 12/2007 tăng tới 2,91% so với tháng 11, nâng tổng mức lạm phát của cả năm 2007 lên tới 12,63%, vượt xa mức tăng trưởng 8,55% và là mức tăng cao kỷ lục trong suốt 10 năm qua.
b) Nguyên nhân về sự tăng CPI trong 6 tháng cuối năm 2007 là:
Giá tiêu dùng tháng 12 tăng cao bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao thì việc tăng giá xăng dầu hồi tháng 11 đã khiến rất nhiều mặt hàng tăng giá theo, trong đó tiêu biểu là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng tới 4,38%.
Nguyên nhân khách quan, của việc giá cả leo thang trong năm 2007 là trình độ phát triển của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, vì thế rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Giá thị trường thế giới liên tục tăng cao trong suốt thời gian từ đầu năm đến nay và vẫn trong xu thế tăng đã kéo giá trong nước tăng theo: Đây là yếu tố khó tránh khỏi trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới trong điều kiện quy mô của nền kinh tế nhỏ, mặt khác trong rổ hàng hóa nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu quá mà à những mặt hàng thường bị “sốt” giá, nên mỗi khi những mặt hàng này “sốt” giá thì biến động giá ấy cũng kéo theo vào thị trường trong nước làm biến động giá trong nước.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng như thiên tai diễn biến phức tạp, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tuy được khống chế trong một số tháng qua, nhưng đã xuất hiện trở lại ở một số tỉnh và đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch trở lại; giá thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi tăng cao cũng đã ảnh hưởng tới việc khôi phục và phát triển đàn gia súc, gia cầm; thời tiết không thuận lợi nên lượng đánh bắt hải sản giảm... dẫn đến nguồn cung thực phẩm thiếu hụt khiến giá một số thực phẩm vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân chủ quan.
công tác phân tích dự báo còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được sự biến động giá cả của thị trường thế giới, nhất là giá xăng dầu.
Chính sách điều hành tiền tệ đã tác động nhất định đến chỉ số giá tiêu dùng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, tuy tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng đã gây sức ép tăng giá đồng Việt Nam, đồng thời góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán; việc điều hành các công cụ tiền tệ để rút tiền từ lưu thông về nhằm trung hòa với lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ chưa thật nhịp nhàng, ăn khớp đã tạo sức ép tăng giá.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như thu nhập của dân cư tăng 5,8% so với năm 2006 (đã trừ yếu tố trượt giá) và Nhà nước chủ động điều chỉnh lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản. Trong khi đó, giá thị trường còn bị tác động của các yếu tố tâm lý khá mạnh trong thời gian vừa qua.
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008
2.21. Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 so với các kì gốc, với cùng kì năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng x/2008
Kì gốc
2005
Tháng x/2007
Tháng trước
Tháng 12/2007
1
124.73
114.11
102.38
102.38
2
129,17
115,67
103,56
106,02
3
133,04
119,39
102,99
109,19
4
135,96
121,42
102,20
111,60
5
141,28
125,20
103,91
115,96
6
144,30
126,80
102,14
118,44
Bảng 3: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2008(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
Trong tháng 1/2008, nhu cầu tiêu dùng tháng giáp Tết nguyên đán tăng mạnh, cùng với sức mua tăng do tăng lương, tiền thưởng và lượng kiều hối cuối năm về nhiều đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá ở hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ. Giá tiêu dùng cả nước tháng này tăng 2,38% so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất ở mức 3,76%; giá lương thực tăng 3,35% do giá lúa và giá gạo xuất khẩu tăng; giá thực phẩm tăng 3,75% do chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, nhà ở và vật liệu xây dựng , đồ uống và thuốc lá , hàng may mặc, mũ nón và giầy dép cũng tăng đáng kể, các nhóm hàng chủ yếu khác tăng nhẹ ở mức từ 0,06% đến 0,85%; riêng bưu chính viễn thông giảm mạnh, ở mức 8,6% do giá dịch vụ viễn thông của mạng di động VNPT giảm. So với tháng 01/2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 14,11%, cao hơn hai lần mức tăng 6,5% của cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá 2 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 114,89% tăng 14,89%.
Giá tiêu dùng tháng 02/2008 tăng 3,56% so với tháng trước, cao hơn mức tăng giá tiêu dùng 2,38% của tháng 01/2008 so với tháng 12/2007. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, ở mức 6,18% và là mức tăng giá cao nhất so với mức tăng giá của nhóm này các tháng gần đây. Trong tăng chủ yếu là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giá thực phẩm tăng 7,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 5,7%; lương thực tăng 3,25%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khác tăng không nhiều. Riêng giá phân nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,22% so với tháng trước. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 02/2008 tăng 6,02% và bình quân hai tháng đầu năm giá tiêu dùng đã tăng 14,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Chỉ số giá quí I năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 116,38% tăng 16,38%
Giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước nhưng nhiều mặt hàng vẫn đứng ở mức giá cao. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng 2,99%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng cao và bất thường so với mức tăng giá tiêu dùng tháng 3 của các năm trước đây. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng này, tăng mạnh đẩy giá lên là các nhóm hàng lương thực; phương tiện đi lại, bưu điện; nhà ở và vật liệu xây dựng với các mức tăng so với tháng trước từ 10,5% - 3,55%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng ở mức 0,3%-1,5%. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng 3 tháng đã tăng 9,19%, trong đó tăng chủ yếu là hàng lương thực, thực phẩm, nhà ở, vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, bưu điện. Các nhóm khác tăng phổ biến từ 0,6% đến 4,4%. Bình quân mỗi tháng trong quí I năm nay, giá tiêu dùng đã tăng ở mức 16,38% so với quí I năm trước.
Chỉ số giá 4 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 117,61%
Giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp hơn mức tăng của các tháng trước nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đứng ở mức giá cao. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 4/2008 tăng 2,2%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, tăng mạnh và góp phần đẩy giá lên cao vẫn là giá các nhóm lương thực; nhà ở và vật liệu xây dựng; phương tiện đi lại, bưu điện và thực phẩm. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 11,6%, trong đó hàng lương thực tăng 25,1%; thực phẩm tăng 15,6%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 10,8%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 9,8%; các nhóm khác tăng phổ biến từ 1% đến trên 5%. So với tháng 4 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 năm 2008 tăng 21,42%. Giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2008 tăng 17,6% so với 4 tháng đầu năm trước. giá cả có dấu hiệu đi xuống chủ yếu là do tác động tức thời của các biện pháp hành chính Chính phủ đưa ra thời gian qua
Chỉ số giá 5 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 119,09%
CPI tháng 5 tăng 3,91%
Giá cả thị trường đang diễn biến phức tạp. Giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng trước tăng 3,91%, tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay, Đây là điều đáng lo ngại vì tháng có CPI tăng cao nhất thường rơi vào dịp Tết Nguyên đán (tháng 2, CPI tăng 3,56%). đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao tại các vùng phía Nam với mức từ 4% đến trên 6% (Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 4,33%, Tây Nguyên tăng 6,24%, Đông Nam Bộ tăng 4,5%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 5,66%). Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, CPI tăng 15,96%. So với tháng 5-2007, CPI tháng 5-2008 đã tăng 25,2%, chủ yếu vẫn do tác động tăng giá của nhóm lương thực, thực phẩm và tác động của nhóm hàng vật liệu xây dựng như thép, xi măng... Giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức 22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng. Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng phổ biến từ 0,3% đến dưới 2%, tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với mức tăng 2,62% của tháng trước. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 5/2008 tăng 15,96%. So với cùng kỳ năm 2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 25,2%. Giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2008 tăng 19,09% so với 5 tháng đầu năm 2007.
Chỉ số giá 6 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 120,34%
Giá tiêu dùng tháng 6/2008 đã tăng chậm lại, ở mức tăng 2,14% so với tháng trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng vẫn là mức tăng cao nhất so với chỉ số giá tháng 6 của một số năm gần đây. Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ, giá lương thực tháng 6 /2008 tuy tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 22,19% của tháng trước nhưng vẫn là nhóm hàng có mức tăng cao nhất với 4,29%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón, giầy dép, văn hoá, thể thao, giải trí, Giá nhóm hàng phương tiện đi lại, bưu điện giữ mức tăng 0,35%, trong đó bưu chính viễn thông giảm 0,1%. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tăng 18,44% (cùng kỳ năm trước tăng 5,2%), trong đó các nhóm hàng hoá có giá tăng cao là: Lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, bưu điện, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 2,12% đến 8,21%. So với giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2007, giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 20,34% (cùng kỳ năm trước tăng 7%).
Trong 6 tháng đầu năm 2998 thì CPI tăng đột biến trong những tháng đầu năm nhật là trong tháng 5 nhưng sau đó lại tăng chạm lại trong tháng 6 theo nhận định đó là do:
Những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đề ra là phù hợp và đã phát huy tác dụng.
Nền kinh tế 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhất là tin đồn về khủng hoảng tiền tệ xuất hiện thời điểm tháng 4
Theo xu hướng chung từ rất nhiều năm nay là trong tháng 5, tháng 6, CPI bao giờ cũng tăng chậm. Điều này cho thấy CPI tăng chậm lại là có yếu tố khách quan chứ không phải hoàn toàn do tác động của giải pháp chủ quan.
2.2.2. Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2008 so với các kì gốc, với cùng kì năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng x/2008
Kì gốc
2005
Tháng x/2007
Tháng trước
Tháng 12/2007
7
145,93
127,04
101,13
119,78
8
148,21
128,32
101,56
121,65
9
148,48
127,90
100,18
121,87
10
148,20
126,72
99,81
121,64
11
147,07
124,22
99,24
120,71
12
146,07
119,89
99,32
119,89
Bảng 4: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2008(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
a) Nhận xét:
Chỉ số giá 7 tháng năm 2008 so với cùng kỳ nam 2007 là: 121,28%. Giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2008 so với 7 tháng năm 2007 tăng 21,28%.
Giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 1,13% so với tháng trước. Đây là tháng có tốc độ tăng giá thấp nhất trong vòng 7 tháng đầu năm nay. Trong đó các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng cao hơn mức tăng chung là: Dược phẩm, y tế tăng, nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình... Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng chung, gồm: Giáo dục, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm... đáng lưu ý là mặt hàng lương thực giảm 0,37%, do giảm lượng nhập khẩu gạo từ cơn sốt gạo của những tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 27,04%. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 19,78%.
Đến tháng 7 thì các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng. Do đó, giá tiêu dùng đã giảm dần. Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến giá của nhiều hàng hoá và dịch khác trong những tháng tới.
Chỉ số giá 8 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là: 122,14%. Giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2008 so với 8 tháng năm 2007 tăng 22,14%.
Giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 1,56% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 1,13% của tháng 7 do giá xăng dầu tăng cuối tháng 7 đã ảnh hưởng đến giá tiêu dùng tháng này, trong đó giá nhóm phương tiện đi lại, bưu điện chịu tác động trực tiếp nên tăng mạnh ở mức 9,07% (Tháng 7 tăng 0,55%), giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhẹ. Nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước là: Lương thực giảm, thực phẩm tăng, tiếp đến là: đồ uống và thuốc, may mặc, mũ nón, giày dép…So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 28,32%; so với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 21,65%.
Chỉ số giá 9 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là: 122,76%. Giá tiêu dùng bình quân 9 tháng 2008 so với 9 tháng năm 2007 tăng 22,76%.
Giá tiêu dùng tháng 9/2008 tăng 0,18% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất trong vòng 17 tháng gần đây và cũng là mức tăng thấp nhất so với mức tăng tháng 9 của các năm từ 2004 đến nay. Giá tiêu dùng tháng 9 tăng chậm lại là do 2 nguyên nhân chính sau :
Giá trên thị trường thế giới của một số hàng hoá nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong nước được mùa.
Do những nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện 8 nhóm giải pháp của Chính ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_chuyen_de_6926.doc