Chuyên đề Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG. 3

1.1 Khái quát chung về tín dụng. 3

1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng: 3

1.1.2.Phân loại tín dụng. 3

1.1.3.Vai trò của tín dụng. 5

1.1.4.Các phương thức cho vay. 7

1.1.5.Rủi ro tín dụng. 9

1.2.Một số chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả tín dụng. 11

1.2.1.Doanh số cho vay . 11

1.2.2.Doanh số thu nợ. 11

1.2.3.Dư nợ. 11

1.2.4.Nợ quá hạn. 12

1.2.5.Hệ số thu nợ. 12

1.2.6.Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. 12

1.2.7.Tỷ lệ lãi trên tổng doanh thu. 13

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÔNG THƯƠNG NGHIỆP CHI NHÁNH NHNN &PTNT HÀ THÀNH. 14

2.1.Tổng quan về chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành. 14

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển: 14

2.1.2. Công tác tổ chức cán bộ và mạng lưới hoạt động. 15

2.2.Giới thiệu về lĩnh vực lĩnh doanh và các vấn đê liên quan đến tín dụng công thương nghiệp tại ngân hàng. 16

2.2.1.Giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh. 16

2.2.2.Các vấn đề liên quan đến tín dụng công thương nghiệp. 17

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng công thương nghiệp. 20

2.4.Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại NHNN&PTNT Chi Nhánh Hà Thành. 27

2.5.Đánh giá chung. 49

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ HẠN CHẾ RUỈ RO TÍN DỤNG CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNN &PTNT HÀ THÀNH. 51

3.1.Định hướng ,mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh năm 2010. 51

3.2.Nguyên nhân rủi ro tín dụng. 52

3.2.1.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh . 52

3.2.2.Rủi ro tín dụng từ nguyên nhân chủ quan. 56

3.3.Các biện pháp nâng cao và hạn chế rủi ro tín dụng CTN. 59

3.3.1.Tăng cường công tác thẩm định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 59

3.3.2.Đa dạng hình thức tín dụng của ngân hàng, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ khác. 62

3.3.3.Thực hiện bảo hiểm tín dụng. 65

3.3.4.Tích cực xử lý nợ quá hạn,xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp. 66

3.3.5.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng,nâng cao chất lượng mang lưới thông tin. 68

3.3.6.Đẩy mạnh công tác marketing và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. 69

3.4.Một số kiến nghị. 70

3.4.1.Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Việt Nam. 70

3.4.2.Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Chi Nhánh Hà Thành. 71

KẾT LUẬN 72

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các số liệu trên có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2007 đến năm 2008 tăng rất mạnh từ 522 tỷ lên tới 2322 tỷ tương ứng với mức tăng này tốc độ tăng trưởng là từ 62,35% lên 325% tuy nhiên đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chí đạt 3,5%.Có thể giái thích cho lý do tại sao nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2008 tăng mạnh là do việc nâng cấp chi nhánh Chợ Mơ thành chi nhánh cấp 1 như vậy tạo điều kiện hơn cho chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động có thể tiếp cận hiều hơn với nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức trên địa bàn. Đây có thể coi là một bước đi rất đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.Tuy nhiên đên năm 2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lại suy giảm, điều này chủ yếu là di nguyên nhân khách quan mang lại.Khủng hoảng kinh tế đã tác động sâu sắc tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động của nó. Để đánh giá chi tiết hơn ta có thể xem xét cơ cấu tiền gửi trong tổng nguồn huy động: Nguồn huy động bằng nội tệ từ năm 2007 đến năm 2008 luôn chiếm tới hơn 80% tăng từ 479 tỷ lên tới 2054 tỷ, đây có thể coi là một thành tích của chi nhánh, cho thấy đồng nội tệ vẫn là nguồn huy động lớn. Tốc độ tăng mức huy động năm 2008 có giảm so với năm 2007 tuy nhiên nguồn ngoại tệ huy động tăng từ 73 tỷ lên 268 tỷ. Điều này không phải là xu hướng không tốt cho chi nhánh mà nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của đồng nội tệ tăng rất mạnh và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chỉ là 3,5% trong đó nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 1410 tỷ đồng giảm 648 tỷ so với 31/12/2008, nguồn vốn ngoại tệ đạt 54.891 ngàn USD tăng 39.127 ngàn USD (248%) so với 31/12/2008 so với kế hoạch trưng ương giao tăng 24.891 ngàn USD, chiếm 41,2% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó mà nguồn huy động bằng nội tệ giảm mạnh tuy nhiên nguồn huy động bằng ngoại tệ tăng lên đáng kể. Như vậy đã có những chuyển biến trong cơ cấu nguồn vốn huy động đuợc của ngân hàng do đó thời gian tới đây Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn đến nguồn vốn huy động từ đồng ngoại tệ để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra ta cũng có thể tiếp cận nguồn vốn huy động theo chủ thể các thành phần kinh tế như sau: Đv: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 552.201 2.322.012 2.404.273 TG không kỳ hạn 414.150 75.00% 1.857.690 80.00% 2.146.784 89,3% TG kỳ hạn < 12 tháng 104.918 19.00% 371,441 16.00% 257.489 6% TG kỳ hạn >12 tháng 33.133 6.00% 92.881 4.00% 112.492 4,7% (Nguồn: Phòng KHKD) Bảng 2. Tình hình huy động vốn theo kì hạn năm 2007-2009 Có thể thấy nguồn tiền gửi không kì hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được (thường trên 70%) các kì hạn còn lại chiếm dưới 20%.Theo nhưng số liệu về các thành phấn kinh tế cung cấp vốn cho các Ngân hàng thì có tới hơn 80% là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tín dụng số còn lại là nguồn từ dân cư.Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích giao dịch và thanh toán các khoản nợ do đó kì hạn của các loại tiền gửi này rất ngắn.Trong khi đó, một nguồn vốn mang tính ổn định cao là tiết kiệm dân cư vẫn chưa được Ngân hàng chú trọng, tỷ trọng của nguồn vốn này còn thấp và tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp.Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư để ổn định nguồn vốn cho vay, giảm thiểu rủi ro về khả năng thoanh toán đồng thời tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.4.2.Hoạt động tín dụng công thương nghiệp tại Ngân hàng. Nguồn vốn vay của các Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp chiếm tới 90% số còn lại nhằm đáp ứng cho vay tiêu dùng. Như vậy trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì cho vay công thương nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao.Theo kết quả thu được từ năm 2007 đến năm 2009: H1.Hoạt động tín dụng CTN tại Chi nhánh từ năm 2007-2009 Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy: - Năm 2007 doanh số cho vay CTN đạt 491.074 trđ. - Năm 2008 doanh số cho vay CTN đạt 603.012 tỷ đồng tăng 111.938 trđ (22.8%) so với năm 2007. - Năm 2009 doanh số cho vay CTN đạt 625.224 tỷ đồng tăng 62.212 trđ (10,3%) so với năm 2008. Qua các số liệu trên từ năm 2007 đến năm 2009 doanh số cho vay CTN tăng mạnh nguyên nhân có thể do sự mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng mà chi nhánh đã tiếp cận được nhiều hơn đối với các khách hàng. Để đánh giá được chi tiết tình hình cho vay của ngân hàng ta dựa vào báo cao cho vay CTN theo thời hạn tín dụng: ĐV: trđ. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng Ngắn hạn 358.730 73.05% 403.421 66,89%  435.398  69,64% Trung hạn 104.451 21.27% 127.651  21,17% 114.087   18,25% Dài hạn 27.893 5.68% 71.940  11,94%  75.739  12,11% Tổng cộng  491.074  603.012  625.224 (Nguồn: Phòng KH&KD) B3.Hoạt động tín dụng công thương nghiệp năm 2007-2009 Qua bảng số liệu trên đã cho thấy được tình hình tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh từ năm 2007 đến 2009: Về ngắn hạn: - Từ năm 2007 đến năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng tuy nhiên tỷ trọng so với tổng doanh số cho vay cả năm lại giảm. Điều này có thể là do việc thay đổi cơ cấu cho vay của chi nhánh, một mặt vẫn duy trì và đẩy mạnh cho vay ngắn hạn một mặt thúc đẩy loại hình cho vay trung dài hạn.Với viêc đa dạng hoá danh mục cho vay tạo điều kiện cho Ngân hàng có thêm nhiều lợi nhuận.Tuy nhiên cũng nên chú ý tới rủi ro khi tập trung quá nhiều khi cho vay trung và dài hạn. Xét thấy cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nếu cho vay trung dài hạn khi lãi suất biến động mạnh tất yếu Ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Về trung và dài hạn. - Ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và mua sắm tài sản cố định dùng trong văn phòng vì vậy mà doanh số cho vay dài hạn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn.Từ năm 2008 đến năm 2009 mức cho vay dài hạn tăng mạnh, gấp 3 lần so với năm 2007: - Năm 2007 doanh số cho vay dài hạn là 27.983 trđ chiếm 5,68 %. - Năm 2008 doanh số cho vay dài hạn tăng 44.047 trđ, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007.Điều này có thể do nguyên nhân nhu cầu của doanh nghiệp cần tài trợ cho các dự án, hoặc đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị . - Năm 2009 tốc độ tăng vốn dài hạn có phần hơi chững lại chỉ tăng lên 3.799 trđ so với năm 2008. Nếu xét theo thời hạn cho vay thì có thể nói hoạt động tín dụng trung - dài hạn của Ngân hàng còn hẹp và kém sôi động, mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn đã có sự gia tăng qua các năm nhưng việc cấp tín dụng dài hạn lại có xu hướng giảm dần. Cả hai hình thức tín dụng này chỉ chiếm gần tới 30 % so với tổng doanh số cho vay, nguyên nhân một phần là do đặc điểm trong cơ cấu nguồn vốn huy động đã làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngược lại, hình thức cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và như một hoạt động chính của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Ngoài ra nếu đánh giá tình hình tín dụng CTN theo thành phần kinh tế ta có bảng thống kê như sau: ĐV: trđ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng DNNN  140.103 28,5%   170.092  28,2% 175.261  28,03%  DNTN & CTCP  350.971 71,5% 432.920   71,8%  449.963 71,97%  Tổng cộng  491.074  603.012   625.224   (Nguồn: Phòng KHKD) B4.Hoạt động TDCTN tại Chi nhánh phân loại theo ngành. Đối với DNNN: - Năm 2007 doanh số cho vay DNNN đạt 140.103 trđ chiếm 28,5% trong tổng doanh số cho vay. - Năm 2008 doanh số cho vay DNNN đạt 170.092 trđ tăng so với năm 2007 là 29.989 trđ.Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay giảm,điều này có thể giải thích do tổng doanh số cho vay DNNN tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng doanh số cho vay của cả năm, do vậy không phải là xu hướng không tốt của ngân hàng. - Năm 2009 mức cho vay tăng nhưng lượng tăng không đáng kể chỉ đạt 175.261 trđ tăng so với năm 2008 là 5.169 trđ. Khu vực kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta, tuy nhiên thực tế lại cho thấy tình hình cho vay của Chi nhánh lại có mức tăng trưởng khá chậm tư năm 2007 đến năm 2009.Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chi nhánh chưa có kế hoạch cụ thể nhằm khai thác tối đa nhu cầu vốn tại khu vực kinh tế này, mặt khác do sự cạnh tranh khá gay gắt từ phía các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động do vậy thị trường bị san sẻ khá nhiều. Để khắc phục tình trạng này trong những năm tiếp theo chi nhánh cần đưa ra các biện pháp cụ thể phối kết hợp với việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để khai thác tối đa nhu cầu vốn trong khu vực kinh tế này . Đối với DNTN & CTCP: - Từ năm 2007 đến năm 2009 tỷ trọng cho vay CTN đối với Chi nhánh luôn chiếm tới trên 70% cho thấy tầm quan trọng của khư vực kinh tế đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Năm 2008 doanh số cho vay đạt 432.920 trđ chiếm 71,8% tăng hơn so với năm 2007 là 81.949 trđ (23,3%). - Năm 2009 mức cho vay là 449.963 trđ chiếm 71,97% so với năm 2008 là 17.043 trđ (3,9%). Như vậy, thành phần kinh tế tư nhân luôn chiếm một tỷ trọng cao trong danh sách cho vay, đây là khu vực tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân hàng trong những năm tiếp theo .Tuy nhiên để giảm rủi ro cho Ngân hàng đồng thời tạo ra mức lợi nhuận tối đa chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với khu vực nhà nước đồng thời nâng cao chất lượng cho vay khu vực kinh tế tư nhân.Việc phát triển song song giúp cho Ngân hàng hạn chế được những nhược điểm của khu vực kinh tế kia, như vậy rủi ro là rất thấp, giúp phát triển bền vững trong tương lai. 2.4.3.Phân tích tình hình thu nợ công thương nghiệp. - Dựa vào các số liệu có được về hoạt động thu nợ tín dụng CTN ta có biểu đồ sau: H2. Tình hình thu nợ tín dụng CTN năm 2007 – 2009. - Năm 2007 mức thu nợ tín dụng CTN đạt 446.063 trđ. - Năm 2008 mức thu nợ tín dụng CTN đạt 572.447 trđ tăng so với năm 2008 là 126.384 trđ (28,3%).Mức thu nợ tăng cao đảm bảo cho việc Ngân hàng có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn để tiếp tục cho vay. Có được thành tích này là do Ngân hàng đã chú trọng trong công tác thu hồi nợ, trình độ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao giúp họ quan sát và lựa chọn khách hàng trước và trong khi cho vay nhằm hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu cho ngân hàng. - Năm 2009 mức thu nợ tín dụng CTN là 520.356 trđ giảm so với năm 2008 là 52.091 trđ(9,1%). Để đánh giá chính xác tình hình thu nợ CTN tại Chi nhánh ta phân tích theo các chỉ số sau: 2.4.3.1.Tình hình thu nợ CTN theo thời hạn tín dụng. Qua số liệu thống kê có được có thể nhận thấy rằng với mức doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao nhất.Mức thu nợ ngắn hạn CTN đều trên 70% trong tổng số thu nợ CTN qua 3 năm , gấp hơn 3 lần so với mức thu nợ CTN trung và dài hạn. ĐV: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng Ngắn hạn 372.052 83.41% 407.754 71.23% 423.310 81.35% Trung hạn 63.921 14.33% 110.654 19.33% 68.791 13.22% Dài hạn 10.090 2.26% 54.039 9.44% 28.255 5.43% Tổng cộng 446.063 572.447 520.356 Nguồn: phòng KHKD B5. Tình hình thu nợ CTN theo thời hạn tín dụng năm 2007- 2009 - Trong năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 372.052 trđ chiếm 83,41%% trong tổng doanh số thu nợ.Trong khi đó với mức cho vay ngắn hạn năm 2007 là 358.730 trđ. - Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 407.754 trđ chiếm 71,23% trong khi đó doanh số cho vay trung hạn chiếm hơn 19% và dài hạn là hơn 9%.So với năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 35.702 trđ (9,6%) tuy nhiên tỷ trọng trong tổng thu nợ cả năm lại giảm nguyên nhân là do trong năm mức thu nợ trung hạn tăng lên 46.733 trđ (73%), mức thu nợ dài hạn tăng 43.949 trđ gấp hơn 4 lần so với năm 2007. Sở dĩ có sự thay đổi trên là do trong năm 2008 lạm phát xảy ra và hệ quả của nó là lãi suât tăng mạnh, nhiều khoản cho vay vào thời điểm này được vay với thời hạn rất ngắn hoặc được thu hồi trước thời hạn. - Năm 2009 doanh số thu nợ giảm 52.091 trđ tương ứng giảm 9,1% so với năm 2007.Tuy nhiên doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng so với năm trước là 15.556 trđ tương ứng 3,81%, còn doanh số thu nợ trung hạn giảm 41.863trđ và dài hạn giảm 25.784trđ . 2.4.3.2.Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế. ĐV: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DNNN 121.195 27.17% 177.516 31.01% 151.996 29.21% DNTN& CTCP 324.868 72.83% 394.931 68.99% 368.360 70.79% Tổng cộng 446.063 572.447 520.356 (Nguồn: phòng KHKD) B6.Tình hình tín dụng CTN theo thành phần kinh tế . - Qua các số liệu thống kê có được ta thấy: + Năm 2007doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp nhà nước là 121.195(trđ), từ DNTN&CTCP là 324.868(trđ). + Qua các năm 2008 và 2009 đều có sự thay đổi theo chiều hướng giống nhau nhưng mức độ đóng góp của chúng trong tổng doanh số thu về từ hoạt động tín dụng công thương nghiệp dường như không thay đổi, và doanh số thu nợ chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân: năm 2007 thu nợ các DNNN đạt 177.516(trđ) tăng 46,47% so với năm 2006 và cao hơn năm 2008 25.520(trđ); đối với khu vực kinh tế tư nhân, doanh số thu nợ năm 2007 là 394.931(trđ) và mức thu này tăng thấp hơn so với mức thu từ thành phần kinh tế nhà nước (tăng 21,57%) nên trong năm này tỷ trọng đóng góp của nó trong tổng số thu nợ cũng giảm nhẹ, năm 2008 doanh số thu nợ là 368.360(trđ) chiếm tỷ trọng 70,79% trong thu nợ tín dụng công thương nghiệp. Như vậy, ta có thể thấy rằng tương ứng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ từ tín dụng công thương nghiệp. Và tỷ trọng này có thể ngày càng tăng vì hiện nay Ngân hàng vẫn đang tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu trong thành phần kinh tế này. 2.4.4.Tình hình dư nợ công thương nghiệp. Theo các số liệu thống kê có được tình hình dư nợ công thương nghiệp được thể hiện dưới biểu đồ dưới đây từ các năm 2007 đến 2009: H3. Tình hình dư nợ CTN tại Chi nhánh từ năm 2007- 2008 Qua biểu đồ thể hiện mức dư nợ cho vay công thương nghiệp ta thấy mức dư nợ của hình thức tín dụng này có sự biến động khá lớn qua các năm, đó là do sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tài chính và sự thay đổi trong môi trường kinh tế. Song với sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên trong công ty và đặc biệt là các cán bộ tín dụng, Chi nhánh Hà Thành đã và đang tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng số dư nợ cho vay công thương nghiệp để phù hợp với quy mô và khả năng hoạt động của mình. Để có thể đánh giá chính xác tình hình tín dụng của chi nhánh qua các năm ta dựa vào một số tiêu chí sau để phân tích: 2.4.4.1.Dư nợ theo thời hạn tín dụng. Qua số liệu thông kê có được từ phòng KHKD của chi nhánh: ĐV: trđ chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng Ngắn hạn 195.161 71.32% 245.786 81,79% 260.607 67.33% Trung hạn 63.704 23.28% 45.858 15,26% 106.132 27.42% Dài hạn 14.777 5.40% 8.866 2,95% 20.321 5.25% Tổng cộng 273.642 300.510 387.060 B7. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng Ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm đều có sự chuyển biến rõ rệt.Từ năm 2007 đến năm 2008 mức tăng dư nợ là 26.868 trđ nhưng đến năm 2009 thì mức tăng dư nợ đã là 86.550 trđ. Xét về dư nợ ngắn hạn : - Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 195.161 trđ chiếm 71,32% -Năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng hơn so với 2007 là 50.625 trđ tăng 25.94%, chiếm 81,79% trong tổng dư nợ. Mặc dù 2008 là thời điểm rất khó khăn của nền kinh tế tuy nhiên mức dư nợ của chi nhánh vẫn tăng cao cho thấy chi nhánh đã tận dụng được ưu thể vốn có của mình, đồng thời với sự nỗ lực của ban lãnh đạo đã đưa ra những điều chỉnh kịp thời không chỉ giúp chi nhánh tránh khỏi những tác động của khủng hoảng kinh tế mà còn thu được kết quả rất khả quan. -Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng 14.821 trđ tăng so với năm 2008 là 6,03% đạt 67,33% so với tổng dư nợ của cả năm. Xét về dư nợ trung và dài hạn: - So với hình thức cấp tín dụng ngắn hạn thì hình thức tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều.Tuy nhiên trong năm 2009 mức cho vay trung hạn đã đạt 106.132 trđ chiếm tới 27,42% so với tổng dư nợ của cả năm.Như vậy đây là một chuyển biến mới trong hình thức tín dụng của ngân hàng với chính sách phát triển, đa dạng hoá phương thức cho vay của chi nhánh tạo điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, thoát gỡ nhiều khó khăn trong thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng. 2.4.4.2.Dư nợ theo thành phần kinh tế. ĐV: trđ Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DNNN 90.959 33.24% 63.424 30.69% 99.203 25.63% DNTN&CTCP 182.683 66.76% 237.086 69.31% 287.857 74.37% Tổng cộng 273.642 300.510 387.060 (Nguồn: Phòng KH&KD) B8. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế. Đứng từ góc độ thành phần kinh tế thì mức dư nợ tại Ngân hàng có những sự chuyển biến sau: Qua các năm 2007,2008,2009 tình hình dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân và công ty cổ phần luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của cả năm.Cho thấy chiến lược kinh doanh của chi nhánh là chú trọng vào loại hình doanh nghiệp này tuy nhiên không phải vì vậy mà Ngân hàng bỏ lỡ việc khai thác nguồn lợi từ thành phần kinh tế nhà nước.Điều này được thể hiện qua con số thực tế mà Ngân hàng đã đạt được trong việc duy trì mức dư nợ tại Chi nhánh: năm 2007, dư nợ 90.959(trđ); năm 2007 giảm 27.535trđ với năm 2007, đạt 63.424trđ; nhưng năm 2009 đã tăng trở lại và đạt mức 99.203 trđ.Còn đối với khư vực kinh tế tư nhân , trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng, ngày càng có nhiều DNTN và CTCP được thành lập.Nắm bắt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà chi nhánh trong nhiều năm qua đã xác định đây là thị trường mục tiêu và tiến hành chiến lược khai thác, phân khúc thị trường và thu được nhiều kết quả tốt.Đây có thể coi là hướng đi đúng đắn của Chi nhánh và cần tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo. 2.4.5.Tình hình nợ quá hạn CTN. Hiện nay Chi nhánh đã tiến hành phân loại nợ và dự phòng trích lập rủi ro tín dụng tuy nhiên thực tế vẫn chưa giả quyết được tận gốc rủi ro cho chi nhánh. Nợ quá hạn luôn là nỗi lo của mỗi ngân hàng, do đó để đánh giá được hiệu quả tín dụng thì nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu cầm được đánh giá. - Năm 2007 nợ quá hạn công thương nghiệp là 50 trđ .Đây là một con số lý tưởng mà ngân hàng đã đạt được, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và thẩm định hàng. - Năm 2008 nợ quá hạn 900 trđ trong đó nợ quá hạn công thương nghiệp là 350 trđ. Như vậy so với năm 2007, con số nợ quá hạn là 300 trđ tăng gấp 6 lần .Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, do đó dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến.Đây là nguyên nhân khách quan chứ không phải là do bản thân khâu thẩm định khách hàng không tốt. Ngoài ra trong năm ngân hàng đã trích lập dự phòng là 167 trđ, như vậy rủi ro cho ngân hàng cũng sẽ giảm bớt khi gia tăng các khoản nợ xấu. - Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn đạt 17.600 trđ mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ xấu CTN chỉ là 400trđ chiếm 2,3% tổng nợ quá hạn cả năm. Như vậy nguyên nhân chính nợ quá hạn năm 2009 là do các khoản vay tiêu dùng không thu hồi được. ĐV: Trđ. H4.Tình hình nợ quá hạn từ năm 2007 -2009 2.4.5.1. Tình hình nợ quá hạn CTN theo thời hạn tín dụng. Đv: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng Ngắn hạn 37 74% 198 56,6% 203 50,75% Trung hạn 13 26% 84 24% 95 23,75% Dài hạn 0 0% 68 19,4% 102 25,5% Tổng cộng 50 350 400 (Nguồn : Phòng KH& KHD) B9. Tình hình nợ quá hạn CTN theo thời hạn tín dụng. Ngắn hạn: - Năm 2007 mức nợ quá hạn là 37 trđ chiếm 74% so với nợ quá hạn cả năm . - Năm 2008 nợ quá hạn lên tới 198 trđ chiếm 56,6% so với nợ quá hạn cả năm, tăng so với năm 2007 là 124trđ gấp 3 lấn so với năm trước. - Năm 2009 nợ quá hạn tăng so với năm 2008 là 10 trđ (5,1%) chiếm hơn 50% trong tổng mức nợ quá hạn của cả năm. Như vậy xu hướng biến động tỷ trọng nợ quá hạn (ngắn hạn) ngày càng giảm trong khi đó mức nợ quá hạn ngày càng tăng.Như vậy đây là xu hướng không tốt cho ngân hàng.Tuy mức cho vay ngắn hạn tăng mạnh nhưng sự gia tăng nợ quá hạn là dấu hiệu không tốt cho thấy công tác quản lý nợ tại chi nhánh chưa hiệu quả cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tình trạng này. Trung và dài hạn. Dựa vào bảng số liệu ở trên, ta thấy nợ quá hạn (trung và dài hạn) tăng rất nhanh trong năm 2008 và năm 2009 trong khi đó mức cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tín dụng CTN. Mức nợ quá hạn (dài hạn) CTN năm 2007 là không có đến năm 2008 đã tăng lên 68 trđ, năm 2009 là 102 trđ gấp đôi so với năm 2008 trong khi đó mức tín dụng CTN (dài hạn) chỉ tăng gấp 1,05% so với năm trước. Nguyên nhân của thực trạng trên là do năm 2008 và 2009 nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả dẫn tới tình trạng nợ đến hạn trả nhưng DN vẫn chưa có đủ tiền để thanh toán.Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần xem xét lại quy trình thẩm định khách hàng cần chặt chẽ hơn nữa, tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng để đưa ra quyết định chính xác nhất, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. 2.4.5.2.Tình hình nợ quá hạn CTN theo thánh phần kinh tế. ĐV: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DNNN 0 0% 50 14,3% 124 31% DNTN& CTCP 50 100% 300 85,7% 276 69% Tổng cộng 50 100% 350 100% 400 100% Nguồn: Phòng KH&KD B10.Tình hình Nợ quá hạn CTN theo thành phần kinh tế - Năm 2007 do tình hình nền kinh tế ổn định do vậy mà nợ quá hạn của Chi nhánh chi là 50 trđ trong đó khu vực kinh tế nhà nước không có khoản nợ quá hạn nào, khu vực kinh tế tư nhân chiêm 100% trong tổng nợ quá hạn . - Năm 2008 có sự gia tăng đáng kể mức nợ quá hạn tại hai khu vực kinh tế trong đó mức tăng nợ quá hạn trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 14,3% tỷ trọng còn khu vực kinh tế tư nhân giảm xuống là 85,7% tuy nhiên mức nợ quá hạn lại tăng gấp 6 làn so với năm trước. - Năm 2009 mức nợ quá hạn tại khu vực DNTN&CTCP có xu hướng giảm tuy nhiên mức nợ quá hạn của các DNNN lại tăng hơn 2 lần so với năm trước. H5. TÌnh hình Nợ quá hạn năm 2007- 2009. 2.4.6.Phân tích tỷ lệ thu lãi. Lãi thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong thu nhập của ngân hàng.Tình hình thu lãi cũng phản ánh được hoạt động tín dụng của ngân hàng có tốt hay không.Theo nguồn tài liệu từ phòng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ta có bảng thống kê sau: Đv: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng lãi thu trong năm 103.694 182.105 294.737 Lãi thu tín dụng 98.384 175.821 290.674 Lãi thu từ TDCTN 74.928 112.913 219.926 Tỷ trọng lãi thu TDCTN/lãi TD 76,16% 64,22% 75,66% B11. Tỷ lệ thu lãi TDCTN năm 2007- 2009 (Nguồn: Phòng KH&KD) Năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã kiến cho ngân hàng phải tăng cường cung ứng các dịch vụ khác nhằm bù đắp nhứng tổn thất do nền kinh tế khó khăn đem lại vì vậy tỷ trọng của lãi thu được từ hoạt động TDCTN giảm mạnh so với năm 2007.Tuy nhiên trong năm 2008 điểm đáng nổi bật đó là tổng thu lãi tăng 78.411 trđ tương ứng 75,62% so với năm 2007.Năm 2009 mức thu lãi đạt 294.737 trđ trong đó lãi thu từ hoạt động tín dụng là 290.674 trđ, lãi thu từ hoạt động tín dụng CTN là 219.926 trđ tăng so với năm 2008 là 107.013 trđ tăng 94,77%.Kết quả thu được là do nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau thời gian khung hoảng vào nửa đầu quý 3 năm 2009, do vậy nhu cầu vốn tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn kèm theo đó là gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng hơn .Do vậy mà nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng công thương nghiệp tăng rất mạnh so với các năm trước.Tuy vậy tỷ trọng của hoạt động này có giảm chút ít so với năm 2007- đây có thể là chính sách của ban lãnh đạo chi nhánh.Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sau hơn vào nền kinh tế thế giới, hệ quả của nó là những biến cố của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế trong nước.Do vậy ngân hàng không chỉ đơn thuần là chỉ đi vay và cho vay, để giảm thiểu những rủi ro đem lại cần thực hiện việc mở rộng nhiều hình thức đem lại nguồn thu nhập bằng cách cung ứng nhiều loại hình dịch vụ. Điều này không chỉ thu hút thêm nhiều khách hàng tạo thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy vậy nguồn thu từ hoạt động cho vay công thương nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu do đó ngân hàng nên một mặt vẫn duy trì mức tăng trưởng cho vay mặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26088.doc
Tài liệu liên quan