Chuyên đề Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Diana

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

1.1.3. Sự cần thiết của phân tích tài chính trong nền kinh tế thị trường

1.1.3.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư

1.1.3.3. Đối với người cho vay

1.1.3.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế

1.1.3.5. Các đối tượng khác

1.2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Nhiệm vụ của phân tich tài chính

1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Tài liệu phân tích

a) Bảng cân đối kế toán

b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

d) Thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.3.2. Công cụ phân tích

1.3 CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

1.3.1 Năng lực tài chính

1.3.1.1 Khái niệm

1.3.1.2 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính

A) Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

B) PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

C) PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

D) PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẦM CÙNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

1.3 HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN

1.4 NGHÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG

2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG

II. CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

1. CÔNG TÁC THU HÚT & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

2. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

3. NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT & TINH THẦN CHO CBCNV

PHẦN 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC & CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÒNG BAN

2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN

2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

2.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.3 TỔNG GIÁM ĐỐC

PHẦN 5 : CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.Doanh thu

1.2. Về giá trị sản xuất công nghiệp :

1.3. Về nộp ngân sách nhà nước :

1.4. Về tăng trưởng lợi nhuận

2. THƯƠNG HIỆU

3. KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN

4. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI

PHẦN 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DIANA

I Đánh giá chung về tình hình tài chính tại công ty Diana

1. Đánh giá tổng quát về tài sản và nguồn vốn

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN

PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN

II. Phân tích các tỷ số tài chính

1.Tỷ số về khả năng thanh toán

1.1 Khả năng thanh toán hiện thời

1.2 Khả năng thanh toán nhanh(Kn)

2. TỶ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH

2.1 hệ số nợ

2.2 HỆ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY

3.TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG

3.1 Số vòng quay tồn kho

3.2 Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân 1 ngày

3.3 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

3.4 Hiệu suất sử dụng từng loại tài sản

4. TỶ SỐ VỀ DOANH LỢI

III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

2. Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Diana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu người tiêu dùng trong các năm qua. Công nghệ sản xuất sản phẩm băng vệ sinh (BVS) Diana là công nghệ ép chân không. Ngay từ năm 1997 công nghệ này đã được áp dụng ngay vào sản xuất những gói BVS Diana đầu tiên tại Việt Nam.Với công nghệ này sản phẩm BVS được cách mạng một cách triệt để về độ dày , sản phẩm nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng. Tháng 6/1998 Diana đưa ra thị trường sản phẩm Diana Night dùng cho ban đêm – đây là loại sản phẩm cho đêm đầu tiên tại và duy nhất trên thị trường Việt Nam vào thời điểm đó. Cho đến nay những tính năng của sản phẩm này vẫn chưa có đối thủ nào trên thị trườn vượt qua được. Giữa năm 2000 Phụ nữ Việt Nam thật sự ngạc nhiên bởi công nghệ “ Lớp thấm thông minh “ được ứng dụng vào BVS Diana. Sự cải tiến này đã nhen nhóm xu hướng sử dụng BVS Siêu thấm sau này, đặc biệt là với giá cả phù hợp nên thêm một lần nữa sản phẩm Diana được mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tin dùng. Giữa tháng 7/2001 Công ty tiếp tục tung ra thị trường một sản phẩm thế hệ mới với những tính năng mà cho tới nay chỉ có ở những sản phẩm nhập ngoại hàng đầu – giá cả rất đắt. Trong khi đó được sản xuất tại Việt Nam nên không phải chịu thuế nhập khẩu – do vậy dòng sản phẩm này có mức giá có thể chấp nhận được đã thực sự tạo được 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Năm 2003 đánh dấu một tiến bộ vượt bậc của công ty trong việc áp dụng ký thuật công nghệ mới vào sản xuất BVS dành riêng cho các bà mẹ sau khi sinh. Đây cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam năm 2003. Cho đến nay sản phẩm vẫn luôn dành được sự tin dùng của khách hàng. Công nghệ “màng đáy thoát ẩm” của Italia được công ty Diana áp dụng từ giữa năm 2003 để tạo ra sản phẩm Bỉm trẻ em và tã người lớn như một món quà tri ân dành tặng cho khách hàng. Mỗi năm cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Diana cũng không ngừng cải tiến, áp dụng những khoa học công nghệ mới nhất, tiến tiến nhất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. 1.3 HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 2 ngày 18/10/2002, các thành viên góp vốn vào công ty là : Ông Đỗ Minh Phú 9 tỷ tỷ lệ 45% Bà Trung Thị Lâm Ngọc 11 tỷ tỷ lệ 55% Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 23/04/2007, vốn điều lệ của công ty là 180 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập như sau : Ông Đỗ Minh Phú 4.000.000 cổ phần Ông Đỗ Anh Tú 3.500.000 cổ phần Bà Trung Thị Lâm Ngọc 2.500.000 cổ phần Đến ngày 31/12/2007, danh sách các thành viên góp vốn vào công ty như sau : Ông Đỗ Minh Phú 63.000.000.000 tỷ lệ 35% Ông Đỗ Anh Tú 54.000.000.000 tỷ lệ 30% Bà Trung Thị Lâm Ngọc 45.000.000.000 tỷ lệ 25% Công ty CPCK Thiên Việt 18.000.000.000 tỷ lệ 10% Cộng 180.000.000.000 tỷ lệ 100% 1.4 NGHÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 ngày 24/02/2004, nghành nghề hoạt động của công ty cổ phần Diana bao gồm : Sản xuất kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy để phục vụ vệ sinh tiêu dùng. Sản xuất hàng may công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ. Bán buôn tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: các nghành hàng hóa mỹ phẩm, giấy, băng vệ sinh, may công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ. Đại lý gửi hàng hóa. Sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm. Kinh doanh nhà nghỉ khách sạn. Tuy nhiên hiện nay, công ty chủ yêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng như khăn, tã giấy, băng vệ sinh phụ nữ. Với giá thành hợp lý, tiện lợi, an toàn cho người sử dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người già, phụ nữ và trẻ em trong các Cơ quan, bệnh viện, trường học, gia đình … PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG Hiện nay, đội ngũ công nhân viên công ty Diana rất hùng hậu với tổng số 1.150 người. Cơ cầu lao động: Theo trình độ: 2% Trên đại học 20% Cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề. 25% Đại học 53% Trung học và trình độ khác. Trong đó: 5% Quản lý 64% Sản xuất trực tiếp 30% lao động gián tiếp 1% khác Giám đốc, các phó giám đốc và các trưởng phòng đều sử dụng tốt từ 2->3 ngoại ngữ. Nhiều cán bộ phòng nghiệp vụ bán hàng, mua hàng thông thạo nhiều ngoại ngữ khác nhau. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Có bề dầy trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và người già, luôn tâm huyết gắn bó với công việc. Luôn hăng say nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty cũng có đội ngũ công nhân lành nghề hăng say với công việc, một lòng gắn bó với công ty, luôn sát cánh cùng công ty trong mọi hoàn cảnh khó khăn. 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT Công ty Diana đã gần nhu hội tủ đủ mọi yếu tố để ra nhập vào đội ngũ những công ty tiện nghi vật chất hiện đại, phù hợp với chiến lược phát triển nhanh, có quy mô lâu dài của công ty. Công ty đang sở hữu hệ thống dây truyền máy móc hiện đại, những trang thiết bị sản xuất tiến tiến, phương pháp sản xuất khoa học vào loại bậc nhất hiện nay tại Việt Nam trong nghành sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ en và người già. Trang thiết bị hệ thống máy tính nối mạng các phòng ban, xưởng sản xuất để nâng cao hiệu quả công việc. Những hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại, máy Fax,..rất hiện đại giúp cho việc truy cập và thông tin liên lạc giữa các phòng ban tại văn phòng chính với các văn phòng chi nhánh, hệ thống phân phối trên khắp mọi miền đất nước cũng như các đối tác luôn luôn dễ dàng và tiện lợi. 3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Hệ thống phân phối của công ty được đặt trên 61 tỉnh thành phố trong cả nước.Các sản phẩm BVS Diana và tã giấy Diana cũng đã có mặt trên thị trường quốc tế như : Thái Lan, Malaysia, Philipin, Campuchia…Trong những năm qua nghành sản xuất ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hoạt động cầm chừng và đang dần chuyển sang hình thức kinh doanh khác, trong hoàn cảnh đó công ty đã khắc phục khó khăn, tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đồng thời mở rộng sản xuất. II. CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG 1. CÔNG TÁC THU HÚT & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Tuyển chọn trực tiếp cán bộ quản lý và các sinh viên xuất sắc thông qua các buổi giao lưu với sinh viên tại các trường đại học lớn tại Hà Nội. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân sản xuất liên tục đựợc đào tạo để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao, cũng như công nghệ ngày càng tiên tiến, cho đến đội ngũ cán bộ quản lý theo phong cách chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý. Từ khi thành lập đến nay công ty đã luôn cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn về kế toán, các nghiệp vụ hoặc mời các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước về giảng dậy cho nhân viên. Có thể nói lãnh đạo công ty đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của con người trong mọi hoạt động nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó cùng với sự mỗi ngày một lớn mạnh của Diana đôi ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng chứng tỏ vaoi trò chủ đạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có được. 2. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT Công ty không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản suất. Sản phẩm của Công ty được cải tiến theo công nghệ tiên tiến có kiểu dáng, chất lượng, giá thành ngày càng phù hợp với người tiêu dùng. Trong 5 năm (2004 – 2008), Công ty đã đầu tư hơn 51,1 tỷ đồng để đầu tư mới dây chuyền sản xuất tã giấy cho người già, dây chuyền băng vệ sinh siêu mỏng phục vụ nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng, trang bị phương tiện làm việc cải tạo nhà xưởng nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tháng 5/2008 Công ty đầu tư 25 triệu đô la Mỹ xây dựng nhà máy giấy Tissue tại Bắc Ninh, đây là Nhà máy được trang bị dây chuyền máy móc hiện đại nhất hiện nay của Italia. Đây là nhà máy nằm trong số những nhà máy có công suất lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, thu hút thêm khoảng 500 lao động vào làm việc. Hàng năm đầu tư liên tục mới các dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng thiết bị, năng cao uy tín với khách hàng, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động. 3. NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT & TINH THẦN CHO CBCNV Công ty Cổ phần Diana luôn chú trọng đến việc nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn được hưởng các quyền lợi: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Công đoàn công ty kết hợp với Ban Giám đốc công ty mời trung tâm y tế về khám chữa bệnh định kỳ cho tất cả cán bộ công nhân viên. Hàng năm Công ty thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan du lịch, nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài ra công ty còn tổ chức các hoạt động văn thể mỹ để nâng cao đời sống tinh thần cho tập thể cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ… Mặt khác ban chấp hành công đoàn Công ty thường xuyên tổ chức thăm hỏi các trường hợp anh chị em cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thăm viếng trong các trường hợp hiếu hỉ, tặng quà cho chị em nhân ngày 08/03, ngày 20/10 và các ngày lễ tết. Những anh em làm việc ở những công việc có tính chất độc hại đều có chế độ và đựợc bồi dưỡng. Hơn nữa ban chấp hành Công đoàn Công ty phối hợp với Ban Giám đốc lập quỹ tiết kiệm hàng tháng từ việc tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty để cho các anh chị em cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn vay mà không hề lấy lãi. PHẦN 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC & CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÒNG BAN 4.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐHĐ CĐông BAN KS HĐ QTRI TGĐ P.BÁN HÀNG P. SẢN XUẤT KẾ TOÁN TRƯỞNG PTGĐ (PHỤ TRÁCH TC) PTGD (PHỤ TRÁCH CN HCM) P.HCNS VP TGĐ KH MUA HÀNG CHẤT LƯỢNG IT P.F-MKT PTGĐ (PHỤ TRÁCH NS) HÀNH CHÍNH KHO P. C-MKT P. DỰ ẤN CN HCM 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN 2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, gồm có : Đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ : Thảo luận và thông qua điều lệ công ty, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của công ty, thông qua phương án bộ máy tổ chức quản lý và mạng lưới của công ty, ấn định thù lao và các quyền lợi của hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Đại hội đồng cỏ đông thường niên có nhiệm vụ : Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo của ban kiểm soát, thông qua đề nghị của hội đồng quản trị về quyết toán năm tài chính, phương pháp phân phối, sử dụng lợi nhuận, sử dụng các quỹ. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư năm tài chinh mới.Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu. Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát gây hại cho công ty và cổ đông công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát theo quy định. Quyết định thành lập hay giải thể chi nhánh văn phòng, đại diện công ty. Đại hội cổ đông bất thường : Được triệu tập để giải quyết các trường hợp phát sinh, những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty. Nhiệm vụ của đại hội cổ đông bất thường là : Quyết định xử lý các vấn đề bất thường, bãi, miễn và bầu bổ sung, thay thế thành viên của hội đồng quản trị, kiểm soát viên, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện. Biểu quyết sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, xử lý các vấn đề khẩn cấp khác. 2.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội cổ đông bầu ra, gồm 5 thành viên. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm trước cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp, luật gây thiệt hại cho công ty. 2.3 TỔNG GIÁM ĐỐC Là người có toàn quyền quyết định cao nhất về điều hành công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn phát triển vốn. Xây dựng và trình hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, các quy chế điều hành, quản lý công ty, quy chế tài chính, quy chế lao động tiền lương, quy chế sử dụng lao động .v.v. kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty. Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty. Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện điều hành công ty. 2.4 BAN KIỂM SOÁT Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị, điều hành công ty cổ phần Diana. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa só phiếu tính theo số cổ phần bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiều kín. 2.5 PHÓ GIÁM ĐỐC 1 Quản lý toàn bộ vấn đề tài chính của công ty 2.6 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Quản lý toàn bộ hoạt động của chi nhánh Hồ Chí Minh. 2.7 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 Quản lý toàn bộ hệ thống nhân sự. 2.8 PHÒNG BÁN HÀNG - Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số của ban giám đốc công ty đề ra. - Xây dựng kế hoạch bán hàng và những chương trình xúc tiến bán hàng theo định hướng của công ty. - Khai thác và tìm kiếm nguồn hàng. - Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. - Kết hợp với phòng C.Marketing và Field Marketing thực hiện công tác quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm...Thiết lập và xây dựng hệ thống các kênh phân phối các sản phẩm của Công ty. - Đề xuất ý kiến xây dựng chính sách bán hàng, kế hoạch bán hàng…với ban giám đốc.. - Tham gia xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000. 2.9 PHÒNG KẾ TOÁN Có chức năng nhiệm vụ như sau : Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán. Đôn đốc giám sát tình hình hoạt động tài chính, nắm bắt hoạt động kinh doanh của công ty, của các chi nhánh một cách kịp thời, đầy đủ. Phân tích hoạt động kế toán, tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách về tài chính và tổng giám đốc về khả năng, năng lực tài chính công ty. Xây dựng mô hình hạch toán phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công ty. Phản ánh, ghi chép và giám sát các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty. Nắm bắt đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu, kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ nội dung chứng từ. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản và mẫu sổ sách được nhà nước quy định. Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng hợp và lập các báo cáo kế toán tài chính vào mỗi kỳ kế toán Xây dựng chương trình cho ban lãnh đạo công ty ban hành các quy định về tài chính, kế toán, giá cả. Đó là hướng dẫn tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán của chi nhánh phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Đề xuất với phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, tổng giám đốc xem xét phân bổ các nguồn vốn đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thu hồi công nợ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ tài chính, kế toán nội bộ. Phối hợp có hiệu quả với chi nhánh trên các mặt công tác nghiệp vụ, lập báo cáo tài chính thống kê theo quy định. Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch sản xuât kinh doanh của công ty. 2.10 PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ - Quản lý hành chính, quản lý nhân sự của Công ty. - Thực hiện và giám sát thực hiện các nội quy, chính sách lao động của Công ty. - Quản lý các tài sản trong Công ty. - Tuyển dụng nhân sự và xây dựng chế độ đối với người lao động - Lập kế hoạch nhân sự hàng năm, kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng…Lập và lưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên công ty. - Tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách nhân sự các biện pháp nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. - Làm cầu nối công tác từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban và ngược lại, làm trung tâm thông tin giữa các truyền tin, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến nơi cần thiết một cách kịp thời, chính xác. 2.11 PHÒNG C.MARKETING - Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty. - Xây dựng chiến lược và các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu. - Sáng tạo với hình thức marketing phù hợp với đặc tính thương hiệu. - Lên kế hoạch ngân sách, các chiến lược PR, tổ chức sự kiện. - Đưa tin bài lên Website. 2.12 PHÒNG FIELD MARKETING - Triển khai kế hoạch Marketing từ phòng C.Marketing đưa xuống. - Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảng cáo tại cửa hàng, các chương trình khuyến mại. - Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như : Kênh siêu thị, kênh cửa hàng, đại lý, kênh công sở, kênh bệnh viện… - Cập nhật và đưa ra những phản hồi thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, phối hợp với phòng kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối. Văn phòng tổng giám đốc bao gồm các phòng ban : Phòng kế hoạch mua hàng, Phòng chất lượng sản phẩm và phòng IT. 2.13. PHÒNG KẾ HOẠCH – MUA HÀNG Hoạch định nguồn vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho Kế hoạch Sản xuất – Kinh doanh của Công ty - Trực tiếp tìm kiếm các nguồn vật tư, nguyên vật liệu trong và ngoài nước phục vụ sản xuất. - Trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với khách hàng về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng trình tổng giám đốc xem xét ký kết hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời, đủ và đúng kế hoạch và tiến độ sản xuất của sản xuất. - Thường xuyên đánh giá các nhà cung cấp hiện tại, tìm kiếm các nhà cung cấp mới trên thị trường - Nghiên cứu, thu thập và xử lý các nguồn thông tin liên quan đến thị trường vật tư , nguyên vật liệu và nhà cung cấp, đề xuất với tổng giám đốc những biến động của thị trường để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 2.14 PHÒNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - Kiểm soát kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng toàn công ty. - Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hàng ngày: kiểm tra chất lượng đầu vào(nguyên liệu đưa vào sản xuất) , giám sát chất lượng trên dây chuyền và thành phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2000. - Kiểm tra, đánh giá thông số kỹ thuật mẫu, phân tích mẫu, xác định về yêu cầu chất lượng cho từng loại sản phẩm. - Tìm ra phương pháp tốt nhất để quản lý chất lượng sản phẩm trên dây chuyền nhằm ngăn chặn những sản phẩm lỗi có thể xảy ra . - Kiểm tra những sản phẩm lỗi do phản hồi của khách hàng, phân tích nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục. - Đề xuất các vấn đề cải tiến hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty - Thực hiện thử nghiệm các sản phẩm mới và nghiên cứu các thông số kỹ thuật cho sản phẩm mới. 2.15 PHÒNG IT Quản trị hệ thống mạng máy tính, hệ thống máy chủ của công ty - Sửa chữa, cài đặt phần cứng, phần mềm máy vi tính, thiết bị văn phòng - Đảm bảo hệ thống an ninh mạng, hệ thống phần mềm kế toán, website luôn luôn ổn định. - Hướng dẫn, đào tạo các thành viên trong công ty sử dụng máy tính và các thiết bị văn phòng ( máy phôto, máy in, máy fax…) một các hiệu quả - Xử lý các sự cố máy tính và các thiết bị máy văn phòng. 2.16 PHÒNG DỰ ÁN - Triển khai dự án “Nhà máy giấy Bắc Ninh”( Chi nhánh KCN Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh). Đảm bảo dự án hoạt động đúng tiến độ và phù hợp chính sách hoạt động của công ty và quy định của nhà nước. 2.17 PHÒNG SẢN XUẤT - Lập kế hoạch sản xuất, chu trình sản xuất các sản phẩm, đồng thời kiểm tra giám sát việc sản xuất đó. - Phối hợp với phòng bán hàng, phòng kế toán để kiểm soát lượng hàng còn tồn kho, căn cứ vào đó có kế hoạch sản xuất hợp lý. - Thực hiện sản xuất theo các kế hoạch, các chương trình khuyến mại, các đơn đặt hàng. 2.18 KHO Hệ thống kho dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng hành chính có chức năng và nhiệm vụ như sau : - Quản lý toàn bộ hàng hóa ( nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm và hàng loại) - Xuất và nhập hàng khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ : phiếu xuất hàng hoặc phiếu nhập hàng từ phòng kế toán. - Đảm bảo hệ thống kho luôn có đầy đủ điều kiện để có thể bảo quản hàng hóa tốt nhất. Hệ thống kho phải luôn được trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động. 2.19 CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH Kinh doanh tất cả các loại mặt hàng công ty sản xuất, cập nhật và báo cáo số liệu theo mỗi đơn vị chuyên trách ở tổng công ty. PHẦN 4: CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 272.539.345.262 399.239.642.942 505.181.021.804 907.948.666.612 2 Các khoản giảm trừ Doanh thu 167.855.886 162.915.090 907.515.506 56.016.098.846 3 Doanh thu thuần về bán hàng và c/c DV ( =1 - 2 ) 272.371.489.376 399.076.327.882 504.273.506.298 851.932.567.766 4 Giá vốn hàng bán 194.178.784.798 260.890.130.056 306.773.911.488 530.673.681.826 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và c/c DV ( = 3 - 4 ) 78.192.704.578 138.186197.826 197.499.594.810 321.258.885.940 6 Chi phí tài chính 434.716.138 525.517.042 832.593.482 5.134.746.832 7 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 16.642.621.772 39.095.050.208 38.533.456.746 31.875.992.624 Trong đó : Chi phí lãi vay 16.543.809.384 39.864.712.060 37.409.758.774 31.417.865.836 8 Chi phí bán hàng 20.700.650.000 46.701.276.322 111.861.948.423 144.230.746.156 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 37.961.721.838 49.123.969.398 37.289.851.614 45.313.719.062 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(=5+6-7-8-9) 3.318.427.106 3.791418.940 10.646.931.500 104.973.156.930 11 Thu nhập khác 679.877.890 990.821.830 1.117.357.000 3.243.790.910 12 Chi phí khác 18.889.034 114.602.732 4.476.886 445.876.738 13 Lợi nhuận khác (=11-12) 660.988.856 867.219.098 1.112.880.114 2.797.914.172 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(= 10+13) 3.979.415.962 4.667.638.038 11.759.811.614 107.771.071.102 15 CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 500.228.218 640.905.070 1.895.220.016 13.266.661.436 16 CP thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập (=14-15+16) 3.479.187.744 4.026.732.968 9.864.591.598 94.504.409.666 Đơn vị tính :VNĐ 1.1.Doanh thu Do luôn chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời luôn tìm tòi, cải tiến quy trình công nghiệp và quản lý sản xuất, đầu tư máy móc, thiết bị, chú trọng đến đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ quản lý. Do đó 4 năm qua doanh số công ty luôn được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng ngày càng cao. Năm 2006 thực hiện 272.539.345.262(VNĐ) nhưng năm 2007 đã đạt đến 399.239.242.972(VNĐ) tương đương với tỷ lệ tăng 46.5% tức 126.699.897.710(VNĐ). Năm 2008 tăng 26.5% tức 105.941.778.832 (VNĐ) so với năm 2007 Năm 2009 tăng 79.7% tức 402.767.644.808 (VNĐ) so với năm 2008 1.2. Về giá trị sản xuất công nghiệp : Diana là đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, vì vậy giá trị sản xuất công nghiệp của công ty chiếm 90%-95% doanh thu. Giá trị thực hiện năm 2009 so với năm 2006 tăng 333.1%. 1.3. Về nộp ngân sách nhà nước : Trong những năm qua, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định, không nợ đọng và trốn lậu thuế. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước các năm đều tăng. Năm 2006 công ty nộp ngân sách nhà nước 500.228.218 thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng đến năm 2007số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước của công ty đã là 640.905.070 và năm 2006, 2007 đều tăng lên. Đặc biệt năm 2009 công ty đã nộp ngân sách nhà nước 13.266.661.436 (VNĐ) 1.4. Về tăng trưởng lợi nhuận Lợi nhuận tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Với mức tăng các năm không đều nhau. Năm 2007 tăng 15.7% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 145% so với năm 2007. Và năm 2009 tăng đến 94.504.409.666 tương ứng với mức tăng 858.0% so với năm 2008 đây là một mức tăng 2. THƯƠNG HIỆU Diana đang từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Đến nay công ty đã trở thành một công ty lớn có uy tín trên thị trường, máy móc được trang bị những dây truyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Từ năm 1999 cho đến nay sản phẩm Diana luôn được bình chọn là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Diana.doc
Tài liệu liên quan