Khi xây dựng một ứng dụng thực tiễn, kết quả cuối cùng mà nhà quản lý quan tâm đó là báo cáo. Dữ liệu cuối cùng có thể kết xuất ra các thiết bị máy in, các trình hỗ trợ khác cho phép người dùng in hay trích xuất dữ liệu sang các trình ứng dụng tương thích khác nhau.
Data Report là công cụ làm báo cáo tích hợp trong Visual Basic 6.0. Nó cho phép ta thiết kế báo cáo trên ứng dụng Visual Basic.
Để tạo báo cáo bằng Data Report trước hết phải có cơ sở dữ liệu, có thể tạo bằng Microsoft Access hoặc SQL Server.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thông tin Card Visit – Leaflet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhược điểm là không gợi nhớ và không cho phép chèn mã vào giữa hai mã cũ.
Phương phápmã hóa theo seri: sử dụng một tập hợp theo dãy gọi là seri. Phương pháp này sử dụng một tập hợp theo dãy, Seri được coi như một giấy phép theo mã quy định
Phương pháp mã hóa tổng hợp: kết hợp mã hóa phân cấp với mã hóa liên tiếp
Phương pháp mã hóa ghép nối: phương pháp này chia mã thành nhiều trường, mỗi trường tương ứng với một đặc tính, những liên hệ có thể có giữa những tập hợp con khác nhau với đối tượng được ghép mã. Ưu điểm là nhận diện không nhầm lẫn đối tượng, có khả năng phân tích cao. Có nhiều khả năng kiểm tra thuộc tính. Nhược điểm là khá cồng kềnh vì cần nhiều kí tự, phải chọn những đặc tính ổn định nếu không bộ mã sẽ mất ý nghĩa
Phương pháp mã hóa gợi nhớ: căn cứ vào đặc tính của đối tượng để thực hiện xây dựng mã( Ví dụ như sử dụng viết tắt cái chữ cái đầu để làm mã như : VND, USD..). Ưu điểm là mang tính gợi nhớ cao, có thể mở rộng dễ dàng nhưng nhược điểm là không tiện cho việc phân tích và tổng hợp, dài hơn mã phân cấp
2.2.3 Các công cụ mô hình hóa HTTT
Một số công cụ chính dùng để mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống là sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) và sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD :
Khái niệm BFD: Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống thông tin chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống của chúng ta cần phải làm gì chứ không ra là phải làm như thế nào?
Phân cấp của sơ đồ BFD:
Việc phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh cho phép phân tích viên hệ thống có thể đi từ tổng hợp đến cụ thể, từ tổng quát đến chi tiết. Trên cơ sở đó phân tích viên hệ thống có thể tiến hành theo một trình tự khoa học, có sự phân công mỗi nhóm phụ trách phân tích một mức nào đó. Điều này tạo ra nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm và làm cho quy trình phân cấp không trùng lặp, không nhầm lẫn. Xây dựng sơ đồ là quá trình phân rã, từ một chức năng lớn (ở cấp cao) được phân chia thành những phần thích hợp, nhỏ hơn (ở cấp thấp hơn) theo sơ đồ cấu trúc hình cây.
Quy tắc lập sơ đồ BFD:
+ Tuần tự: ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng.
+ Lựa chọn: khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.
+ Phép lặp: nếu một quá trình được thực hiện hơn một lần thì đánh dấu “*” ở phía trên, góc phải của khối chức năng.
Nếu một quá trình nào đó bị loại khỏi đề án do chưa hợp lý hoặc không đem lại lợi ích thì nên đánh dấu bằng một dòng đậm vào khối chức năng.
Khi các chức năng phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài thì có thể đánh dấu bằng một mũi tên bên lề phải. Nên thêm vào trên đầu của sơ đồ một chú thích ngắn gọn để nhấn mạnh mục đích của chức năng đó (chức năng này ở mức cao nhất).
+ Tên gọi của sơ đồ chức năng cần được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau.
+ Sơ đồ chức năng cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD : là sự biểu diễn bằng sơ đồ sự vận động của dữ liệu và có liên quan đến nguồn, đích, xử lý và kho :
Ký pháp :
Quá trình hoặc chức năng : Nhận hóa đơn
Bán hàng
Dòng dữ liệu
Hóa đơn
Thông tin giao hàng
Tệp hóa đơn
Kho dữ liệu
Tác nhân bên ngoài
Nhà cung cấp
Khách hàng
Tác nhân bên trong
Giao hàng
Xác định NCC
Ghi chú : Các mũi tên liền chỉ dòng thông tin cầu.
Các mũi tên gián đoạn …….. à chỉ dòng thông tin cung.
Trình tự lập sơ đồ luồng dữ liệu :
DFD mức ngữ cảnh :
Trước hết phải xem toàn bộ hệ thống như một tiến trình duy nhất và xác định các đầu cuối. Trong sơ đồ đầu tiên này chỉ có một tiến trình, tên tiến trình này là tên hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có tác dụng xác định quy mô và mục tiêu hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có thể thay thế cho phát biểu về quy mô và mục tiêu hệ thống bằng lời.
DFD mức hệ thống :
DFD mức hệ thống được chi tiết hóa thành các tiến trình gọi là DFD cấp hệ thống. Trong bước này các chức năng chính của hệ thống cùng các luồng dữ liệu vào ra hệ thống theo chức năng được xác định. DFD mức hệ thống thường gồm dưới 10 tiến trình chính.
DFD mức trung gian :
Với mỗi tiến trình ở cấp hệ thống, một DFD được vẽ để chi tiết hóa các chức năng chính. Các tiến trình trong cấp này được đánh số gồm số của tiến trình mẹ theo sau là dấu chấm và số thứ tự các tiến trình con: 1.1, 1.2, 1.3 …
DFD mức trung gian cho phép hiểu rõ các chức năng chính của hệ thống. Hầu hết các kho dữ liệu căn bản của hệ thống xuất hiện ở cấp này.
DFD mức chi tiết :
DFD mức chi tiết tiếp tục chi tiết hóa mỗi tiến trình mức trung gian. Đánh số các tiến trình khởi đầu bằng số của tiến trình mẹ: 1.1.1, 1.1.2 …. Ở cấp này, hầu hết các kho dữ liệu đều xuất hiện, các tiến trình thường đã có thể hiểu rõ chỉ qua các luồng dữ liệu vào ra và tên tiến trình.
2.3 Phương pháp luận về thiết kế HTTT
2.3.1 Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài
Theo Joseph Dusmas thì thiết kế vật lý ngoài một HTTT phải dựa vào 7 nguyên tắc chung sau đây:
1- Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Có nghĩa là, người sử dụng luôn luôn có thể thông báo cho hệ thống những việc cần thực hiện.
2- Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng
3- Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng.
4- Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và phần cứng tạo thành hệ thống.
5- Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình.
6- Giảm tới mức tối thiểu lượng thông tin mà người dùng phải nhớ trong khi sử dụng hệ thống.
7- Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin trên màn hình hoặc trên giấy.
Thiết kế vật lý ngoài yêu cầu phân tích viên phải đặt mình vào vị trí của người sử dụng vì HTTT sẽ được sử dụng bởi những người có hiểu biết ít nhiều về tin học và sẽ thực hiện một công việc nào đó trong một môi trường riêng.
2.3.2 Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình
* Khi thiết kế thông tin ra trên màn hình phải chú ý những điểm sau:
Thông tin ra phải được thiết kế sao cho người sử dụng phải kiểm soát được lượng thông tin ra màn hình. Cần thiết kế thông tin lấp đầy màn hình rồi dừng lại và để người sử dụng chủ động cho tiếp tục hiện thông tin ra hay không? Thiết kế sao cho người sử dụng có thể lùi về trang trước hoặc xem trang sau bằng các phím ( Up, Down, PageUp, PageDown )
Thiết kế viên phải cho phép người sử dụng hạn chế khối lượng thông tin hiện ra trên màn hình
* Khi thiết kế thông tin ra trên màn hình thiết kế viên phải tuân thủ những nguyên tắc thiết kế màn hình như sau:
- Đặt mọi thông tin gắn liền với nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác.
- Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếp đặt các thông tin theo trục trung tâm.
- Nếu đầu ra gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. Việc này giúp cho người sử dụng biết rõ mình đang ở đâu?
- Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, gạch chân và ngắt câu hợp lý.
- Đặt tiêu đề cho mỗi cột, chỉ đặt màu cho những thông tin quan trọng.
- Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc.
- Căn trái các cột văn bản và căn phải các cột số.
- Chỉ tô màu cho những thông tin quan trọng.
2.3.3 Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu
Mục đích của thiết kế màn hình nhập liệu là thiết kế các thủ tục nhập liệu có hiệu quả và giảm thiểu tối đa các sai sót.
Việc thiết kế màn hình nhập liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Khi nhập tài liệu từ một tài liệu gốc, khuôn dạng màn hình phải giống như tài liệu gốc.
- Nên nhóm các trường trên trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, theo trật tự tự nhiên, theo tần số chung, theo chức năng hoặc theo tầm quan trọng.
- Không nhập các thông tin mà hệ thống thông tin có thể truy tìm được từ cơ sở dữ liệu hoặc tính toán được.
- Đặt tên các trường ở trên hoặc trước trường nhập.
- Đặt các giá trị ngầm định cho phù hợp.
- Sử dụng phím tab để chuyển trường nhập.
2.3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa
Xác định các tệp CSDL trên các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế CSDL.
Các bước chi tiết khi thiết kế CSDL từ các thông tin đầu ra :
Bước 1 : Xác định các đầu ra
Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra
Nội dung, khối lượng, tần xuất và nơi nhận của chúng
Bước 2 : Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra
Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra
+ Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách.
+ Đánh dấu các thuộc tính lặp (là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu).
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh (S) là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ những thuộc tính khác.
+ Gạch chân các thuộc khóa cho thông tin đầu ra.
+ Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh ra khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ các thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 1 (1.NF)
Chuẩn hóa 1.NF quy định rằng: Trong mỗi danh sách không được phép chứa những thông tin lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính này ra thành các thuộc tính con (có ý nghĩa dưới góc độ quản lý).
Gắn thêm cho nó 1 tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của các danh sách gốc.
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 2 (2.NF)
Chuẩn hóa 2.NF quy định: Trong mỗi danh sách mỗi thuộc tính phụ thuộc vào toàn bộ khóa chính chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.
Lậy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 3 (3.NF)
Chuẩn hóa 3.NF quy định: Trong mỗi danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y, mà thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X thì phải tách chúng vào hai danh sách chứa quan hệ Z với Y và danh sách chứa quan hệ Y với X.
Mô tả các tệp.
Mỗi danh sách xác định được sau khi chuẩn hóa 3.NF sẽ là một tệp CSDL. Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ CSDL về tệp. Tên tệp viết chữ in hoa, nằm phía bên trên. Các thuộc tính nằm trong ô, thuộc tính khóa có gạch chân,
Bước 3 : Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL.
Từ mỗi đầu ra theo các thực hiện của bước hai sẽ tạo ra rất nhiều danh sách và mỗi danh sách liên quan tới một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách này cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó lại với nhau.
Bước 4 : Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
Xác định số lượng các bản ghi cho từng tệp.
Xác định độ dài cho một thuộc tính. Tính độ dài cho bản ghi.
Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, quan hệ một – nhiều theo chiều mũi tên.
* Một số khái niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL)
- Mỗi bảng (Table) ghi chép dữ liệu về một nhóm phần tử nào đó gọi là thực thể (Entity). Thực thể là một nhóm người, đồ vật, sự kiện, hiện tượng hay khái niệm với các đặc điểm và tính chất cần ghi chép và lưu giữ.
- Mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng mà ta gọi đó là thuộc tính. Mỗi thuộc tính là một yếu tố dữ liệu tách biệt, thường không chia nhỏ được nữa. Các thuộc tính góp phần mô tả thực thể và là những dữ liệu về thực thể mà ta muốn lưu trữ.
- Mỗi bảng có những dòng (Row). Mỗi dòng còn được gọi là một bản ghi (Record) bởi vì nó ghi chép dữ liệu về một cá thể (Instante) tức là một biểu hiện riêng của thực thể.
- Mỗi bảng có những cột (Column). Mỗi cột còn được gọi là một trường (Field). Giao giữa cột và dòng là một ô chứa dữ liệu ghi ghép về một thuộc tính của cá thể trên dòng đó.
- Cơ sở dữ liệu (Database) là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan với nhau.
- Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được gọi là một hệ cơ sở dữ liệu (Database System) hay ngân hàng dữ liệu (Data bank). -
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management Systems) là một hệ thống chương trình máy tính giúp tạo lập, duy trì và sử dụng các hệ cơ sở dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được các công ty phần mềm lập sẵn và bán trên thị trường. Một vài hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng nhất theo mô hình quan hệ là DB2, SQL/DS, Oracle, Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro và Microsoft SQL Server.
2.4 Phương pháp luận về công cụ thực hiện đề tài
2.4.1 Cơ sở dữ liệu Access 2003
Khi thiết kế hệ thống thông tin hay thiết kế phần mềm, việc lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) là rất quan trọng. Đối với lập trình viên mà nói, khi lựa chọn một HQTCSDL để dựa vào đó viết những ứng dụng CSDL (database application), người ta thường chú ý đến khả năng, mức độ tiện dụng và các lĩnh vực chuyên sâu của bản thân HQTCSDL đồng thời chú ý đến tính tương thích của nó với phần cứng hiện có cũng như với các phần mềm mà khách hàng đang thường xuyên sử dụng.
Phiên bản đầu tiên của Access ra đời vào năm 1989. Từ đó đến nay Access đã không ngừng được cải tiến và đã có các phiên bản mang số hiệu 1.0, 1.1, …, 2.0, …, 7.0, Access 95, Access 97, Access 2000 và phiên bản hiện nay được dùng nhiều nhất là Access 2003.
Microsoft Access là một phần trong bộ phần mềm Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, thanh công cụ (toolbar) và các hộp thoại đều rất tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn người dùng máy tính đều đã quen thuộc. Việc trao đổi (nhập/xuất) dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Word, Visual FoxPro, SQL Server, Oracle, HTML, XML… cũng rất thuận tiện.
Access có nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về CSDL. Lập trình viên có thể dùng Access để phát triển 6 kiểu ứng dụng phổ biến nhất đó là:
- Ứng dụng cá nhân.
- Ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ.
- Ứng dụng trong nội bộ từng phòng ban.
- Ứng dụng cho toàn công ty.
- Ứng dụng ở tuyến trước (front-end) cho các CSDL theo mô hình khách/chủ trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
- Ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan (intranet) và mạng Internet.
Microsoft Access 2003 hoạt động tốt trong môi trường của hệ điều hành Windows với các phiên bản 2000, XP hay 2003.
Microsoft Access 2003 là HQTCSDL rất phù hợp cho các bài toán quản lý ở quy mô vừa và nhỏ. Sử dụng Access thực sự đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc tìm kiếm, tổ chức, khai thác và truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu. Khả năng kết nối dữ liệu và công cụ truy vấn mạnh mẽ của Access làm cho việc tìm kiếm và truy xuất thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng. Access có hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng bởi giao diện phần mềm sử dụng icon và các tính năng khác giống hệt bộ Office 2003.
So với các phiên bản trước thì Access 2003 có những tiến bộ vượt bậc. Các thao tác sử dụng đơn giản và giao diện rất thân thiện với người dùng. Điều đặc biệt với người dùng chuyên nghiệp là Access còn cung cấp hệ thống công cụ khá mạnh đi kèm là Development Tools. Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt với những người muốn học cách lập trình một phần mềm quản lý thì đây là con đường ngắn nhất để giải quyết một bài toán quản lý.
Các thành phần chính của một cơ sở dữ liệu Access
- Bảng (Table) :
Là thành phần cơ sở của tập tin cơ sở dữ liệu Access. Nó được dùng để lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu. Vì vậy, các bảng phải là đối tượng đầu tiên được tạo ra trước. Một cơ sở dữ liệu thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau nhằm phản ánh mối liên kết thực sự của các đối tượng dữ liệu ở bên ngoài thế giới thực. Các thành phần của bảng (table) gồm có:
+ Cột (Column) hay trường (Field): nằm trong bảng. Trong một bảng không thể có hai cột trùng tên nhau. Các thuộc tính cơ sở của một trường là: tên trường (field name), kiểu dữ liệu (data type), độ rộng (field size).
+ Dòng (Row): nằm trong bảng. Trong một bảng không thể có hai dòng trùng lặp với nhau về thông tin lưu trữ.
+ Khóa chính (Primary Key): là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải có (không được để trống) và đồng thời phải duy nhất, không được phép trùng lặp (tính duy nhất của dữ liệu). Mặt khác, giá trị dữ liệu của khóa chính xác định duy nhất các giá trị của các trường khác trong cùng một dòng.
+ Khóa ngoại lai (Foreign Key): là một trong nhiều trường trong một bảng đồng thời các trường này là khóa chính của một bảng khác. Do đó, dữ liệu tại các trường này bắt buộc phải tồn tại có trong một bảng khác. Đây được gọi là tính tồn tại của dữ liệu.
- Truy vấn (Query) :
Là công cụ cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL hoặc công cụ truy vấn bằng QBE để thực hiện các truy vấn trích rút, chọn lựa dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xóa) trên các bảng. Query là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trên các bảng. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp các kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng gọi là Dynaset. Dynaset chỉ là bảng kết quả trung gian, không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xóa khi kết thúc truy vấn. Tuy nhiên, có thể sử dụng một Dynaset như một bảng để xây dựng các truy vấn khác.
- Mẫu biểu (Form) :
Form cho phép người sử dụng xây dựng trên các màn hình dùng để cập nhật hoặc xem dữ liệu lưu trong các bảng, ngoài ra cũng cho phép người sử dụng tạo ra các hộp thoại. Form dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện chương trình. Tuy có thể nhập dữ liệu trực tiếp vào các bảng nhưng Form sẽ cung cấp nhiều khả năng nhập dữ liệu thuận tiện hơn rất nhiều như: nhập dữ liệu từ một một danh sách (listbox), nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng thông qua SubForm. Form còn cho phép nhập các giá trị riêng lẻ (không liên quan đến bảng) từ bàn phím. Ngoài ra, Form còn một khả năng quan trọng khác là tổ chức giao diện chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc hệ thống menu chức năng.
- Báo cáo (Report) :
Report cho phép tạo ra các kết xuất từ các cơ sở đã lưu trong các bảng, sau đó sắp xếp và định dạng theo một khuôn dạng cho trước và từ đó có thể xuất báo cáo ra màn hình hoặc máy in. Report là một công cụ tuyệt vời phục vụ việc in ấn, nó cung cấp các khả năng:
+ In dữ liệu dưới dạng bảng.
+ In dữ liệu dưới dạng biểu.
+ Sắp xếp dữ liệu trước khi in.
+ Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp. Cho phép thực hiện các phép toán để nhận dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm. Ngoài ra dữ liệu tổng hợp nhận trên các nhóm còn có thể được đưa vào công thức để xuất ra báo cáo cho nhà quản lý theo một tiêu chí cụ thể nào đó.
+ In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo.
- Lệnh gộp (Macro) :
Macro bao gồm một dãy các hành động (actions) dùng để tự động hóa một loạt các thao tác. Marco thường dùng với biểu mẫu để tổ chức giao diện chương trình. Macro là công cụ cung cấp cho người sử dụng tạo ra các hành động đơn giản trong Microsoft Access như mở form, report, thực hiện một truy vấn…
- Các Module :
Đó là nơi chứa các hàm, thủ tục. Các module sử dụng các hàm và thủ tục để thực hiện một số hành động phức tạp nào đó mà không thể làm bằng Macro hay thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt phức tạp.
2.4.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
Visual Basic là ngôn ngữ lập trình có thể dùng cho Microsoft Access, Microsoft Excel hay là bất cứ thành viên nào trong bộ phần mềm Microsoft Office. Visual Basic là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển các phần mềm ứng dụng. Visual Basic có nhiều tính ưu việt hơn so với các ngôn ngữ khác ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức khi xây dựng ứng dụng. Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan nghĩa là trong khi thiết kế chương trình, ta được nhìn thấy kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là điểm mạnh của Visual Basic so với các ngôn ngữ khác. Trong khi thiết kế, lập trình viên có thể dễ dàng chỉnh sửa màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng. Một trong những tính năng thường được sử dụng của Visual Basic chính là kỹ thuật lập trình truy cập cơ sở dữ liệu.
Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng để xây dựng các trình ứng dụng chạy trong Microsoft Windows. Với Visual Basic người lập trình có thể dùng bộ phận thiết kế màn hình để tạo nên các nội dung cho một cửa sổ, chọn các đối tượng điều khiển (các nút bấm, các listbox v. v...) từ một hộp công cụ (toolbox) và đưa chúng vào trong thiết kế. Sau đó viết các thủ tục cho các đối tượng đó bằng một phiên bản mới của BASIC. Visual Basic ứng dụng phương pháp lập trình hướng sự kiện. Các thủ tục sẽ chạy khi bạn chọn dùng nút bấm hoặc một đôí tượng điều khiển khác. Visual Basic có sự hỗ trợ của OLE 2. 0 và Access 1. 1, do đó dễ dàng hơn trong việc biên soạn một chương trình mặt trước dùng giao diện người máy đồ họa cho một cơ sở dữ liệu. Sau khi đã xây dựng được một trình ứng dụng, lập trình viên có thể dùng Visual Basic Setup Wizard để tạo ra các đĩa cài đặt cho nó.
Ngôn ngữ BASIC là ngôn ngữ lập trình bậc cao dễ sử dụng nhưng bị nhiều phê phán, phù hợp với máy tính cá nhân. Được soạn thảo vào năm 1964, BASIC ( BeginnerWindows All-Purpose Symbolic Instruction Code) là ngôn ngữ thủ tục, nó báo cho máy tính biết phải làm gì theo từng bước.
Các chương trình BASIC chạy trong môi trường tương tác lẫn nhau gồm một chương trình soạn thảo văn bản, một chương trình gỡ rối, và một trình thông dịch để dịch và thực hiện mã nguồn BASIC lần lượt theo từng dòng.
Vì chương trình được xây dựng một cách tương tác, nên cố gắng thay đổi luân phiên và kiểm thử tính toàn vẹn của chương trình theo từng bước của cách thức đó. Quá trình cấu tạo chương trình như vậy có tác dụng hướng dẫn học tập rất tốt.
Gần đây người ta đã biên soạn các chương trình biên dịch để chuyển mã BASIC thành những chương trình có thể chạy độc lập.
BASIC có thể học dễ dàng, nhưng các chương trình này thực hiện chậm. Điều đó làm cho BASIC rất ít được chọn dùng cho các ứng dụng chuyên nghiệp. Các phiên bản mới đã xuất hiện, như QUICK BASIC của Microsoft hoặc Turbo BASIC của Borland, chúng bao gồm các cấu trúc điều khiển hiện đại (gọi là chương trình con - subroutine) và một trình biên dịch. Một số phần mềm thương phẩm (và nhiều chương trình thuộc phần mềm cổ đông) đã được viết bằng BASIC có biên dịch, mặc dù ngôn ngữ C phổ dụng hơn trong lĩnh vực phát triển các chương trình chuyên dụng.
Các kỹ thuật lập trình mới đã trao cho BASIC một sức sống mới. Ví dụ Visual BASIC của Microsoft (được thiết kế cho việc lập trình Windows) đã sử dụng giao diện đồ hoạ và lập trình hướng sự kiện để tạo nên những chương trình ứng dụng đầy ấn tượng
Visual Basic được phát triển dựa trên nền tảng là ngôn ngữ Basic. Quá trình phát triển từ khi ra đời cho đến nay của Visual Basic như sau:
+ Visual Basic 1.0 ra đời vào giữa năm 1991, được phát triển từ Quick Basic.
+ Visual Basic 2.0 được phát hành vào năm 1992 bao gồm kiểu dữ liệu biến thể, xác định trước bằng hằng số true (false) và biến đổi đối tượng. Vào thời điểm này chỉ có VB SQL và ODBC API là phương pháp truy cập dữ liệu mà người dùng có thể dùng.
+ Visual Basic 3.0 ra đời năm 1993 bao gồm nhiều công cụ chuẩn. Những công cụ này cung cấp động cơ truy xuất cơ sở dữ liệu trong một ứng dụng với mã lệnh rất ít. Đi kèm phiên bản này là động cơ cơ sở dữ liệu Jet phiên bản 1.1 (Jet engine). Jet được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33125.doc