Chuyên đề Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2008 6

1.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Tam Nông 6

1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 6

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

1.1.3. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 8

1.1.3.1. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 9

1.1.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 12

1.1.3.3. Các ngành dịch vụ 13

1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 14

1.1.4.1. Theo hướng sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp 14

1.1.4.2. Theo hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn 14

1.1.4.3. Chuyển dịch theo hướng nâng cao giá tri thu nhập trên 01 đơn vị diện tích đất sản xuất 15

1.2. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố và phát triển 16

1.3. Khoa học công nghệ 16

1.4. Đánh giá thành tựu đạt được, một số tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân tồn tại 17

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 -2008 19

2.1. Giới thiệu phân ngành kinh tế quốc dân và đặc điểm phân ngành kinh tế ở huyện Tam Nông 19

2.1.1. Giới thiệu về phân ngành kinh tế quốc dân 19

2.1.2. Đặc điểm phân ngành kinh tế của huyện Tam Nông 20

2.2. Phân tích thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008 20

2.2.1. Phân tích thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện giai đoạn 2001 – 2008 20

2.2.2. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 24

2.2.2.1.Phân tích chung 24

2.2.2.2. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 28

2.2.2.3. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008 37

2.2.2.4. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản 38

2.2.3. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 39

2.2.4. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ - thương mại 47

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TAM NÔNG ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2012 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 53

3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông định hướng đến năm 2012 53

3.2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông định hướng đến năm 2012 55

3.2.1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 55

3.2.1.1. Trồng trọt 55

3.2.1.2. Chăn nuôi 59

3.2.1.3 Lâm nghiệp 61

3.2.1.4.Thủy sản 62

3.2.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 63

3.2.2.1. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 63

3.2.2.2. Xây dựng 66

3.2.3. Ngành thương mại – dịch vụ 66

3.3.Một số kiến nghị 68

KẾT LUẬN 70

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng được bù lại bằng diện tích tăng vụ, sản lượng lương thực tăng từ 16339.6 tấn năm 2001 lên 22758.2 tấn năm 2005 và năm 2008 là 27022.9 tấn(tăng bình quân 0.95%/năm).Nhờ vậy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 tăng lên. + Đối với sản xuất lúa:Cơ cấu các trà lúa, giống lúa có chuyển biến mạnh mẽ, việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất, thâm canh có nhiều tiến bộ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ làm mạ xuân có che phủ nilon.Kỹ thuật thâm canh của người nông dân đã có tiến bộ.Ở vụ Đông xuân, cơ bản xóa bỏ được trà chiêm, trà xuân chính vụ, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn để hạn chế tác động xấu của thời tiết, đến nay trà xuân muộn toàn huyện chiếm trên 56% diện tích.Vụ mùa tăng trà mùa sớm lên 55% tổng diện tích để mở rộng diện tích cây vụ đông, còn lại cấy trà mùa trung, trà mùa muộn cơ bản được xóa bỏ.Vụ đông chú trọng chỉ đạo mở rộng qua các năm, đến nay đã là vụ sản xuất chính, diện tích cây vụ đông từ 1401.5 ha năm 2001 lên 1590.1 ha năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (theo số liệu điều tra năm 2007 huyện đã xây dựng được 43 mô hình, trong đó có 33 mô hình đạt tiêu chí thu nhập cao).Tỷ lệ lúa lai hiện nay đạt 27.1% mặc dù trợ giá giống lúa lai chỉ còn lại 13 khu đặc biệt khó khăn.Diện tích gieo trồng lúa chiếm trên 70% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt toàn huyện, giai đoạn 2005 – 2007 có xu hướng giảm dần từ 4661.5 ha năm 2005 xuống còn 4437.9 ha năm 2007.Năng suất lúa qua các năm đạt tốc độ tăng khá, bình quân giai đoạn 2001 – 2007 tăng 4.27%/năm, năng suất đạt 44 tạ/ha năm 2007.Về sản lượng lúa, giai đoạn 2001 – 2008 tăng bình quân 3.57%/năm, đạt 20905 tấn năm 2008.Cây lúa là cây lương thực chính, việc chuyển đổi cơ cấu giống và các trà lúa,và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất,chất lượng của cây lúa và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực. + Cây ngô là cây lương thực sau lúa, trong những năm gần đây diện tích ngô có xu hướng tăng (tăng bình quân 4.46%/năm giai đoạn 2001 – 2008), đến năm 2008 diện tích ngô đạt 1621.7 ha.Đồng thời cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, cùng với việc đưa nhanh vào sản xuất các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao nên năng suất ngô tăng nhanh từ 29.9 tạ/ha năm 2001 lên 47.1 tạ/ha năm 2008 (bình quân tăng 9.51%/năm) đưa sản lượng ngô toàn huyện từ 3575.3 tấn năm 2001 lên 8167.8 tấn năm 2008 (bình quân tăng 12.53%/năm), trong đó ngô vụ đông chiếm khoảng 75.6% diện tích. Chương trình lương thực thực hiện đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vần còn tồn tại một số những han chế.Việc đầu tư thâm canh không đều, chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật vì vậy chưa phát huy hết ưu thế của giống lúa lai, ngô lai (nhất là lúa lai), đặc biệt là việc cải tạo đất vẫn còn hạn chế, nhiều hộ nông dân còn mang nặng tư tưởng bóc màu đất, lượng phân bón cho cây trồng ít, bón không cân đối, chưa đúng quy trình kĩ thuật gây lãng phí và làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.Cơ cấu mùa vụ chuyển biến chưa triệt để, chưa vững chắc.Vụ Đông xuân tình trạng gieo mạ xuân muộn không che phủ nilon, gieo trước khung lịch khá phổ biến hoặc dung lúa ngắng ngày, thấp cây cấy cho vùng trũng khi nhiệt độ dưới 15 độ C ở nhiều địa phương tại một số xã vẫn còn xảy ra. - Về cây công nghiệp chủ lực:Cây công nghiệp dài ngày như cây sơn, diện tích trồng sơn năm 2008 đạt 467 ha, tăng 339.9 ha so với năm 2001, sản lượng nhựa sơn tăng 2.6 lần (tăng bình quân mỗi năm 23%),giá trị tăng 3.3 lần (tăng bình quân mỗi năm 23%) đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2006 mỗi năm tăng bình quân 34.87% giá trị.Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc và đậu tương diện tích trồng tương đối ổn định trên 900 ha, tuy nhiên do có sự đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật nên sản lượng năm 2008 so với năm 2001 tăng 1.67 lần, giá trị sản lượng tăng 4.2 lần. Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.Đối với sản xuất lúa đã chuyển dịch mạnh cơ cấu các trà lúa:Ở vụ Đông xuân, cơ bản xóa bỏ được trà chiêm, trà xuân chính vụ, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn để hạn chế bất lợi của thời tiết, đến nay trà xuân muộn toàn huyện chiếm trên 74% diện tích; vụ mùa tăng trà mùa sớm và mùa trung để mở rộng cây vụ đông.Vụ đông qua các năm mở rộng , phát triển và được coi là sản xuất chính, diện tích cây vụ đông từ 1401.5 ha năm 2001 lên 1590.1 ha năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.Sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp bước đầu được khởi động và đã xuất hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả cao(theo số liệu điều tra năm 2007 huyện đã xây dựng được 43 mô hình, trong đó có 33 mô hình đạt tiêu chí thu nhập cao). *Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Đi đôi với trồng trọt, chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nông nghiệp của huyện miền núi như Tam Nông.Những năm gần đây ngành chăn nuôi cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, phát triển khá nhanh.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001- 2008 tăng 1.98 lần từ 25.64 tỷ đồng năm 2001 lên 50.826 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp tăng lên từ 29.63% năm 2001 lên 34.82% năm 2008(Bảng 2.7).Chăn nuôi lợn và bò phát triển, chiếm tới trên 53% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.Đặc biệt là những năm sau 2000 tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng lợn hướng nạc phục vụ tiêu dùng nội địa, chăn nuôi bò thịt đã được tập trung chuyển hướng phát triển đàn bò theo hướng đàn bò thịt(lai Zebu, lai sind), chăn nuôi gia cầm đã được phát triển theo hướng giảm dần số hộ, tập trung mở rộng quy mô trang trại gắn với thực hiện triệt để công tác vệ sinh phòng dịch, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, đó là hướng đi tích cực để đẩy nhanh tốc độ ngành chăn nuôi.Năm 2008 tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 50.826 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 34.82%.Năm 2007, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 35.34%, trong đó:chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 59% toàn ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chiếm 16% và sản phẩm chăn nuôi khác chiếm 14%.Số lượng các gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác của huyện đều tăng, nhưng tăng rất chậm.Do mấy năm trở lại đây dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở bò, lợn hoành hành, cộng với thời tiết không thuận lợi rét đậm rét hại nên chăn nuôi kém phát triển.Số trâu, bò hiện có năm 2008 là 19502 con (trong đó trâu chiếm 14.74%, bò chiếm 85.26%), giảm 1424 con so với năm 2007, tổng đàn bò năm 2008 la 16410 con tăng 1.95 lần so với năm 2001 nhưng lại giảm so với năm 2007, đàn trâu giảm do áp dụng tiến bộ kĩ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, đưa máy móc vào sản xuất nên số lượng đại gia súc giảm.Ngày 29-12-2006 Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 948/QĐ-UB về phê duyệt dự án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2006 – 2010.Mục tiêu phấn đấu đến 2010 đàn bò thịt đạt 20000 con, trong đó bò nái nền lai sind đạt 8000 con, chiếm 40% tổng đàn.Sau hơn một năm thực hiện, chương trình chăn nuôi bò thịt đạt những kết quả sau:Đã hình thành vùng chăn nuôi bò thịt ở 14/20 xã, thị trấn, vùng trọng điểm là Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Cổ Tiết, Hương Nộn có số lượng bò đực lai sind là 13 con;930 bò cái lai sind đã được thẩm định, bấm số tai đư vào quả lý lý lịch.Đến ngày 1-4-2007 tổng đàn bò của huyện đã đạt 17675 con, trong đó bò cái lai sind là 2989 con.Số lượng trâu bò giảm không phải là một dấu hiệu xấu mà nó cho thấy sự chuyển dịch kinh tế của huyện, đã đi theo hướng tích cực đó là cơ giới hóa nông nghiệp – nông thôn.Tổng đàn lợn có tăng nhưng tăng ít, năm 2007 là 28062 con, năm 2008 là 28091 con, tỷ trọng lợn nái giảm nhẹ 0.02% và tỷ trọng lợn nuôi lấy thịt tăng lên 0.02%.Số lượng gia cầm năm 2008 giảm 12400 con so với năm 2007, số lượng tổng đàn biến động không lơn nhưng có xu hướng giảm số hộ nuôi và tăng quy mô chăn nuôi trong mỗi hộ.. Về chuyển đổi cơ cấu giống, tỷ lệ lợn ngoại và lợn hướng nạc đạt 16% tổng đàn (năm 2008), đàn lợn nái ngoại chiếm 15.3% tổng đàn lợn nái (năm 2008), tỷ lệ đàn bò lai sind đến năm 2008 đạt 19.2% tăng 3.2 lần so với năm 2001. So với ngành trồng trọt cơ cấu sản xuất trong chăn nuôi thay đổi chậm hơn và không rõ rệt lắm.Chủ yếu là sự thay đổi trong chăn nuôi bò và lợn, xu hướng tăng số lượng và chất lượng đàn bò thit, lợn thịt để đáp ứng nhu cấu tiêu dùng của huyện và các vùng lân cận. *Dịch vụ trong nông nghiệp: Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy giá trị sản xuất dịch vụ trong nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 đã tăng lên 0.6 tỷ đồng, từ 1.45 tỷ đồng năm 2001 lên 2.05 tỷ đồng năm 2008, tốc độ phát triển bình quân là 105.07%/năm.Nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại giảm xuống từ 1.676% năm 2001 xuống còn 1.404% năm 2008.Tam Nông là huyện miền núi, kinh tế còn khó khăn và do đặc thù địa hình đồi núi nên những dịch vụ như làm đất, cày bừa bằng máy móc gần như không áp dụng được, mấy năm trở lại đây, dịch vụ máy vò lúa cũng đã phát triển nhưng chưa đáng kể.Những dịch vụ thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật cũng được chú trọng.Và người dân đã biết tự phòng sâu bệnh cho cây trồng, súc vật thông qua những lớp tập huấn của trạm khuyến nông huyện.Nhìn chung giá trị dịch vụ trong nông nghiệp của huyện tăng lên nhưng tăng chậm do vậy cần có biện pháp nghiên cứu, ứng dụng máy móc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp để dịch vụ phát triển hơn. 2.2.2.3. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008 Giai đoạn 2001 – 2008 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá cố định năm 1994) của huyện đã tăng lên 3.639 tỷ đồng, tăng từ 3.72 tỷ đồng năm 2001 lên 7.359 tỷ đồng năm 2008 (Bảng 2.4), tốc độ phát triển bình quân là 110.24%/năm.Tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng lên, từ 3.889% năm 2001 lên 4.426% năm 2008 (Bảng 2.4).Cơ cấu phát triển lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng phát triển vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh trồng rừng nguyên liệu giấy cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy.Trồng rừng tập trung mới hàng năm tăng từ 154 ha năm 2000 lên 251.5 ha năm 2007, trồng rừng phân tán bình quân 60000-:-80000 cây/năm, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng từ 21% năm 2001 lên 24% năm 2007.Rừng trồng được chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo kế hoạch do vậy phát triển lâm nghiệp đạt kết quả khá. Diện tích rừng hiện có năm 2008 của huyện là 2822 ha.Chủ yếu là trồng cây bạch đàn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng.Bên cạnh đó là các cây keo lai, keo lá chàm và cây lấy gỗ có giá trị khác.Việc bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, không có các vụ cháy lớn xảy ra, các vụ vi phạm lâm luật như mua bán, vận chuyển lâm sản, khai thác rừng, đốt nương làm rẫy trái phép giảm từ 22 vụ năm 200 còn 11 vụ năm 2007.Ngành lâm nghiệp đang phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát huy được ưu thế của huyện miền núi.Nhưng đánh giá một cách triệt để thì ngành lâm nghiệp không có chuyển biến gì lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của giai đoạn 2001 – 2008. 2.2.2.4. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Những năm gần đây phát triển thủy sản có bước tăng trưởng khá.Giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001 – 2008 tăng 2.39 lần, tăng từ 5.4 tỷ đồng năm 2001 lên 12.926 tỷ đồng năm 2008, tăng bình quân 13.28%/năm.Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2001 – 2008 cũng tăng lên, từ 5.65% năm 2001 lên 7.77% năm 2008.Tình hình sản xuất ngành thuỷ sản được biểu thị qua bảng số liệu sau đây: Bảng 2.9. Hiện trạng phát triển thuỷ sản huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.Giá trị sản xuất thủy sản Tỷ đồng Theo giá cố định năm 1994 Tỷ đồng 5.400 8.521 9.090 9.500 9.835 12.180 12.825 12.926 Theo giá hiện hành Tỷ đồng 6.939 8.610 12.539 14.380 18.289 19.038 25.636 34.008 2.Sản lượng thủy sản Tấn 547 873.5 945.3 1134.5 1322.2 1547.4 1678.8 2041.9 Nuôi trồng Tấn 269 570.4 678.1 743.6 620.2 1199.8 1366.8 1887.2 Khai thác Tấn 278 303.1 267.2 390.9 702 347.6 312 154.7 3.Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản % 100 100 100 100 100 100 100 100 Nuôi trồng % 49.18 65.3 71.73 65.54 46.91 77.54 81.42 92.42 Khai thác % 50.82 34.7 28.27 34.46 53.09 22.46 18.58 7.58 Trong cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 49.18 % năm 2001 lên 92.42% năm 2008, tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm từ 50.82% năm 2001 xuống còn 7.58% năm 2008.Sản xuất phát triển gắn với sự thay đổi phương thức sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, bước đầu đưa giống năng suất, chất lượng cao, nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, chép lai 3 máu, rô phi đơn tínhcó thu nhập cao trên đơn vị diện tích.Trên địa bàn huyện đã có 27 trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 49% tổng số trang trại trên địa bàn, trong đó khoảng 19 trang trại có doanh thu trên 50 triệu đồng/năm.Đây là động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển.Như vậy ngành thuỷ sản đã có bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng hàng năm, tỷ trọng sản lượng thuỷ sản cũng đã có sự thay đổi khá nhanh tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện. 2.2.3. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Tam Nông tiếp tục tăng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 29.64%/năm giai đoạn 2001 – 2008, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (giá cố định năm 1994) tăng từ 9.1 tỷ đồng năm 2001 lên 56 tỷ đồng năm 2008 (Bảng 2.10).Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Tam Nông vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp.Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng.Hiện nay, đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Cổ Tiết bước đầu đã thu hút được những dự án đầu tư. Bảng 2.10. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng huyện Tam Nông giai đoạn 2001 - 2008 Đơn vị tính:Tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 9.1 13.24 19.6 25.51 30.08 36.52 46.9 56 1 Khai thác 0.85 1.73 2.22 2.01 2.2 2.34 2.87 3.08 2 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 1.82 2.75 4.45 4.52 4.75 5.39 6.07 7.02 3 Sản xuất sản phẩm dệt may 0.07 0.09 0.14 0.18 0.23 0.25 0.3 0.42 4 Sản xuất trang phục 0.26 0.23 0.21 0.56 0.82 0.98 1.11 1.43 5 Sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa 0.13 0.37 0.71 0.89 1.05 1.24 1.41 2.12 6 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại 2.88 3.21 4.61 6.05 7.73 11.54 14.9 17.75 7 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 0.26 0.55 0.84 0.91 0.82 0.84 0.92 1.01 8 Sửa chữa phương tiện vận tải 0.5 0.52 0.45 0.67 0.94 1.09 1.16 1.23 9 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 2.15 3.58 5.66 7.93 10.17 11.34 16.5 20.02 10 Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác 0.18 0.21 0.33 1.75 1.37 1.51 1.66 1.92 Nguồn:Phòng thống kê huyện Tam Nông Từ các số liệu trên ta có thể tính được bảng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như sau: Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 - 2008 Đơn vị tính:% Thứ tự Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 100 100 100 100 100 100 100 100 1 Khai thác 9.34 13.07 11.33 7.88 7.31 6.41 6.12 5.50 2 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 20.00 20.77 22.7 17.72 15.79 14.76 12.94 12.54 3 Sản xuất sản phẩm dệt may 0.77 0.68 0.71 0.70 0.76 0.68 0.64 0.75 4 Sản xuất trang phục 2.86 1.74 1.07 2.19 2.73 2.68 2.37 2.55 5 Sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa 1.43 2.79 3.62 3.49 3.49 3.39 3.01 3.78 6 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại 31.65 24.25 23.52 23.72 25.70 31.60 31.77 31.7 7 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 2.86 4.15 4.29 3.57 2.73 2.30 1.96 1.8 8 Sửa chữa phương tiện vận tải 5.49 3.93 2.29 2.63 3.12 2.98 2.47 2.19 9 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 23.63 27.04 28.88 31.09 33.81 31.05 35.18 35.75 10 Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác 1.97 1.56 1.59 6.99 4.56 4.15 3.54 3.44 Qua bảng số liệu ta có thể tính được tốc độ tăng của ngành, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khá nhanh, bình quân giai đoạn 2001-2008 là 29.64%/năm.Trong đó, giá trị sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa có tốc độ tăng cao nhất đạt 48.76%/năm.Tiếp đó là giá trị sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đạt 26.86%/năm.Giá trị sản xuất sửa chữa phương tiện vận tải có tốc độ tăng chậm nhất 15.14%/năm.Cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng đã có sự thay đổi.Giá trị sản xuất các ngành đều tăng lên (trừ sản xuất trang phục giảm) nhưng về tỷ trọng thì có ngành tăng lên nhưng có ngành lại giảm xuống.Tỷ trọng ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa, sản xuất giường tủ bàn ghế tăng lên, tỷ trọng ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng từ 23.63% năm 2001 lên 35.75% năm 2008, tỷ trọng một số ngành khác giảm xuống như ngành khai thác giảm từ 9.34% năm 2001 xuống còn 5.50% năm 2008, sửa chữa phương tiện vận tải giảm từ 5.49% năm 2001 xuống còn 2.19% năm 2008.Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như vậy đã có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng những ngành có ưu thế, tận dụng nguồn nguyên vật liệu để sản xuất những sản phẩm như tủ, giường, bàn ghế bằng gỗ.Số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 1910 cơ sở năm 2001 lên 3600 cơ sở năm 2008.Số lượng lao động trong khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 2880 lao động năm 2001 lên 5892 lao động năm 2008.Tỷ trọng lao động tham gia trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 5.60% năm 2001 lên 10.50% năm 2008.Như vậy số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và số lao động tham gia trong lĩnh vực này tăng trưởng chậm. Công nghiệp chế biến phát triển nhanh, trong đó có chế biến gỗ, sản phẩm làm từ gỗ, tre, nứa; tiếp đến là sản phẩm phi kim loại, dệt may, ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại.Công nghiệp khai thác khoáng sản, mỏ đã và đang được huyện chú trọng khai thác.Hiện nay đã có 2 cỏ sở khai thác Caolin và Fenspat với diện tích15.32 ha và nhà xưởng tuyển quặng với diện tích 1620 mét vuông nhà xưởng tại xã Dị Nậu và xã Thọ Văn. Về cơ cấu, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, chiếm gần 92%, công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng trên dưới 8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác lớn.Tuy nhiên do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Tam Nông chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình, cá nhân nên giá trị sản xuất thấp, việc duy trì sản xuất liên tục gặp nhiều khó khăn.Năm 2007, còn 1129 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó hộ sản xuất tư nhân và gia đình có 1105 cơ sở tham gia sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng, khai thác cát, làm đồ mộc, xay sát lương thực thực phẩm, may mặc, rèn, sửa chữa phương tiện vận tải chiếm 93.38%.Tổng số lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2007 là 2839 lao động.Tuy nhiên do quá trình phát triển sản xuất manh mún, thiếu vốn, sản phẩm chất lượng thấp, giá trị không cao nên việc thu hút lao động, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.Về sản phẩm công nghiệp có 11 nhóm sản phẩm chính như sau: Bảng 2.12. Quy mô và tốc độ tăng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu qua một số năm Loại sản phẩm Đơn vị tính 2001 2003 2005 2007 Tốc độ tăng bình quân 2001-2007(%) 1.Khai thác cát 100mét khối 60 77 87 94 7.77 2.Khai thác caolin thô Tấn 50 80 1200 4000 107.58 3.Gạch ngói 1000viên 10121 18789 17532 24640 15.98 4.Say sát lương thực Tấn 21000 24500 32253 38730 10.74 5.Sản xuất đậu phụ Tấn 450 835 940 956 13.38 6.Nấu rượu 1000lít 350 551 620 970 18.52 7.May đo quần áo 1000chiếc 7.4 17.3 20 22 19.91 8.Công cụ cầm tay 1000chiếc 28 34 40 42.5 7.20 9.Giường, tủ, bàn, ghế Sản phẩm 1100 4377 4950 6285 33.71 10.Gỗ xẻ Mét khối 339 631 1125 2925 43.21 11.Đan sọt, rổ, rá Sản phẩm 12000 25000 47000 40245 22.34 Qua số liệu bảng trên ta thấy khai thác caolin thô có tốc độ tăng lớn nhất đạt 107.578%/năm, tiếp đó là gỗ xẻ đạt 43.21%/năm, rồi đến giường, tủ, bàn, ghế đạt 33.71%.Trong 11 sản phẩm công nghiệp chủ yếu thì công cụ cầm tay có tốc độ tăng chậm nhất 7.2%/năm.Một số ngành sản xuất các sản phẩm có đặc điểm không cần phải có những lao động có trình độ cao như may đo quần áo, sản xuất đậu phụ, xay sát lương thực, khai thác cát, caolin, nấu rượunên có thể giải quyết được nhiều việc làm cho người dân trong huyện, nâng cao mức sống của người dân.Giá trị sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng từ 2.15 tỷ đồng năm 2001 lên 20.2 tỷ đồng năm 2008, đồng thời tỷ trọng của ngành cũng tăng lên từ 23.63% năm 2001 lên 35.75% năm 2008, tốc độ tăng sản phẩm đạt 33.71%/năm(giai đoạn 2001 – 2007) tăng từ 1100 sản phẩm năm 2001 lên 6285 sản phẩm năm 2007.Giá trị sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giai đoạn 2001 – 2008 tăng lên từ 0.13 tỷ đồng lên 2.12 tỷ đồng, tỷ trọng ngành sản xuất này cũng tăng lên từ 1.43% năm 2001 lên 3.78% năm 2008, tốc độ tăng một số sản phẩm của ngành cũng tăng nhanh:Gỗ xẻ đạt 43.21%/năm tăng từ 339 mét khối năm 2001 lên 2925 mét khối năm 2007; đan sọt, rổ, rá đạt tốc độ 22.35%/năm tăng từ 12000 sản phẩm năm 2001 lên 40245 sản phẩm năm 2007.Nhìn chung 11 sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện đều có tốc độ phát triển khá, những sản phẩm có ưu thế được chú trọng đầu tư phát triển.Những ngành sản xuất không yêu cầu kĩ thuật, trình độ cao, đơn giản và mang lại hiệu quả kinh tế cao được đẩy mạnh, những ngành cần tay nghề như nghề mộc sản xuất giường, tủ, bàn, ghế ngày càng được chú ý, mở rộng sản xuất.Nhờ vậy cơ cấu ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã thay đổi, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Trong những năm gần đây, việc phát triển khu, cụm công nghiệp cũng đã được đẩy mạnh.Hiện tại trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Trung Hà thuộc xã Hồng Đà, Thượng Nông huyện Tam Nông, xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy, đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích giai đoạn 1 là 126.62 ha.Hiện nay đang quy hoạch giai đoạn 2, tổng diện tích quy hoạch của cả hai giai đoạn là 180 ha.Hiện nay tại khu công nghiệp Trung Hà đã được tỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng.Đã thu hút đầu tư của xây dựng nhà máy bia Sài Gòn – Phú Thọ với diện tích thuê mặt bằng 17.8 ha, Nhà máy giấy Dupex với diện tích thuê mặt bằng 8 ha, Nhà máy sản xuất caolin, fenspat công nghệ cao với diện tích thuê mặt bằng 5 ha, Nhà máy gạch Ceramic với diện tích thuê mặt bằng 6 ha.Dự án khu liên hợp gang thép của công ty TNHH Vạn Lợi, công suất đầu tư 2 giai đoạn 250000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 2000 tỷ đồng, công nghệ nhập khẩu mới 100% của Trung Quốc, doanh thu hàng năm khoảng 6000 tỷ đồng.Hiện nay dự án này đã được Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cùng công ty TNHH Vạn Lợi tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.Năm 2009 này, trên địa bàn huyện có hai nhà máy gạch Tuynel ở xã Hương Nộn và xã Quang Húc, hai nhà máy sản xuất gạch này đã giải quyết được khá nhiều việc làm cho người lao động ở những xã xung quanh. Bên cạnh việc tập trung chú trọng phát triển các khu công nghiệp, các nhà máy, thì việc đầu tư phát triển làng nghề, làng có nghề cũng được quan tâm.Phát triển làng nghề và làng có nghề là một chủ trương lớn của Nhà nước và một trong những hướng đi giúp tạo công ăn việc làm và thu nhậpcho người dân.Năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề mộc Minh Đức – xã Thanh Uyên.Đồng thời hỗ trợ vốn để phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Tam Cường, Dậu Dương, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hóa; phát triển nghề sơn mài truyền thống tại xã Thọ Văn.Nhưng do đây là ngành nghề mới nênviệc triển khai nhân rộng còn nhiều khó khăn. *Đánh giá chung Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện giai đoạn 2001 – 2008 đã có sự phát triển khá, ổn định đã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất tăng lên liên tục, tốc độ tăng hàng năm cao.Cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng có sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2220.doc
Tài liệu liên quan