Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 12

1.1.Tổng quan về lao động 12

1.1.1.Khái niệm về lao động, phân loại lao động 12

1.1.1.1.Khái niệm về lao động của doanh nghiệp 12

1.1.1.2.Phân loại lao động 12

1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lao động 13

1.1.2. Những vấn đề chung về năng suất lao động ( NSLĐ ) 15

1.1.2.1. Khái niệm năng suất và mức năng suất lao động. 15

1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ. 15

1.1.3. Thu nhập và tiền lương của người lao động. 17

1.1.3.1.Khái niệm về thu nhập và tiền lương của người lao động. 17

1.1.3.2.Các nguồn hình thành thu nhập của người lao động: 17

1.2.Một số phương pháp thống kê lao động 18

1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động. 18

1.2.1.1.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng lao động 18

1.2.1.2.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh thời gian lao động 19

1.2.1.3.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ 21

1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động 23

1.2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê 25

1.3.Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 31

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG 32

CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 32

2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty và nguồn tài liệu dùng vào phân tích 32

2.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty. 32

2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt Hà Nội 32

2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 33

2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 37

2.1.1.4.Những kết quả đạt được của công ty 41

2.1.2.Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích. 42

2.2 Phân tích số lượng lao động 43

2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: 43

2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty 44

2.2.3 Phân tích biến động thời vụ của lao động công ty 51

2.3 Phân tích NSLĐ của công ty vận tải hành khách ĐSHN 52

2.4 Phân tích thù lao lao động của công ty 58

2.4.1 Phân tích thống kê tiền lương của lao động. 58

2.4.2 Phân tích thu nhập của lao động 61

2.5. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới kết quả hoạt động kinh doanh. 65

2.5.1. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới doanh thu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. 65

2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới lợi nhuận của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. 70

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 74

3.1. Đánh giá chung về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. 74

3.2. Mục tiêu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trong năm tới. 74

3.3. Kiến nghị. 75

3.4. Giải pháp 76

KẾT LUẬN 78

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp đồ thị Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng kết hợp con số với các hình vẽ, đường nét để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Đồ thị thống kê nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Đặc điểm vận dụng : dùng đồ thị hình cột trong phân tích lao động để nghiên cứu kết cấu và biến động kết cấu của lao động, dùng đồ thị tuyến tính để thấy rõ hơn xu hướng biến động của bậc thợ lao động bình quân của lao động. Phương pháp phân tích bình đẳng trong thu nhập Đường cong Loren là đường thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập. Đặc điểm vận dụng : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty vận tải hành khách ĐSHN để từ đó thấy được thu nhập của lao động có được bình đẳng hay không. Từ đó có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao và cải thiện đời sống của người lao động. 1.3.Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hóa và hành khách là chủ yếu. Mặt khác, công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy, toa xe và cơ sở hạ tầng Do đó, ngoài số lượng lao động là công nhân viên chức, công ty còn có số lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ lực lượng lao động của công ty. Lao động chủ yếu được ban hành theo đội hình cứng, thực hiện theo chế độ ban kíp.Số lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông được đào tạo nghề bài bản theo qui định (tiêu chuẩn nghề) trên 18 tháng đào tạo. Số công nhân viên chức chủ yếu có trình độ đại học. Lao động thường nhàn rỗi vào các mùa vụ như : dịp tết, lễ, mùa thi, dịp hè, Với công nghệ lạc hậu, NSLĐ thấp và thu nhập thấp nên vấn đề lao động được công ty rất quan tâm. Trong thời gian tới, công ty sẽ đưa ra một số chính sách để nâng cao chất lượng lao động và cải thiện thu nhập cho người lao động. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty và nguồn tài liệu dùng vào phân tích 2.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty. 2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt Hà Nội Do yêu cầu phải đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 4/3/2003 về việc ” Thành lập Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam hiện nay”. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại các ngân hàng trong nước,ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty. Tổng công ty có các đơn vị thành viên được hình thành theo sáu khối: khối vận tải, khối hạ tầng, khối xây lắp, khối công nghiệp, khối dịch vụ vật tư, khối trường học. Trong đó, tổ chức khối vận tải đường sắt có sự thay đổi về cơ bản. Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội được thành lập theo quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ ngày 7/7/2003 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tiền thân là Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I. Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I được thành lập ngày 9/2/1989 theo quyết định số 366/QĐ-TCCB-LĐ của bộ giao thông vận tải. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I đã có nhiều đóng góp trong công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách, trở thành đơn vị có uy tín trong ngành đường sắt nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung. Tuy nhiên trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách cả về số lượng và chất lượng phục vụ và để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình hội nhập với đường sắt các nước trong khu vực cũng như quốc tế, mô hình xí nghiệp vận tải liên hợp vận tải đường sắt không còn phù hợp nữa. Trước tình hình đó ngày 7/7/2003 Hội đồng quản trị Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã ban hành quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ về việc thành lập công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Ngày 1/10/2003 công ty chính thức đi vào hoạt động. 2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội là một trong ba công ty vận tải hành khách được hình thành từ việc sắp xếp lại các xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt I, II ,III. Công ty là doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty đường sắt Vịêt Nam, lấy kinh doanh vận tải hành khách làm nòng cốt. Mô hình tổ chức của công ty như sau: SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Hệ thống chính trị Đảng, công đoàn, TN ĐMTX,KTNV-VT, ATVT, QLBVĐT, BVANQP. Các phòng TCCB-LĐ, TCKT-KT,KHĐT,HTQT-PTTT,TKMT,TH Các XN đầu máy: Hà Nội Đà Nẵng Các XN toa xe: Vận dụng toa xe khách Hà Nội Sửa chữa toa xe Hà Nội. Các ga cấp I trực thuộc c.ty: Hà Nội, Huế Các ga cấp 1 trực thuộc xí nghiệp VT Đồng Hới, Vinh. Các XNVTĐS: Yên Lào. Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Hải, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, QTTT, Hải Vân. Theo mô hình này bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban lãnh đạo công ty. Các phong ban tham mưu và các đơn vị. Các xí nghiệp thành viên. Trong đó: Ban lãnh đạo của công ty gồm có: Tổng giám đốc: là người đứng đầu, phụ trách chung chỉ mọi hoạt động của toàn công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam về kết quả kinh doanh của công ty. Các phó tổng giám đốc: là những người giúp việc, tham mưu cho Tổng giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bí thư Đảng uỷ công ty: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đảng bộ, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên xây dựng và đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ điều hành sản xuất vận tải, công tác xây dựng Đảng và tổ chức đoàn thể quần chúng, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn công ty thông qua các văn phòng, các ban chuyên trách của Đảng uỷ công ty. Chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm cùng tổng giám đốc quản lý lao động, giám sát chế độ, chính sách của người lao động, công tác xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động,Cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong toàn công ty thông qua phòng công đoàn công ty và các ban chuyên trách của Công đoàn công ty. Các phòng ban tham mưu: 1.Phòng Kế hoach- Đầu tư 2. Phòng Tài chính-Kế toán - Kiểm thu 3. Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động 4. Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ vận tải 5.Phòng Đầu máy –Toa xe 6. Phòng Hợp tác quốc tế - Phát triển thị trường 7. Phòng An toàn vận tải 8. Phòng Quản lý bán vé điện toán 9. Phòng Thống kê máy tính 10. Phòng Bảo vệ an ninh quốc phòng 11. Phòng Tổng hợp Mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các nội dung công tác, hướng dẫn sản xuất và các hoạt động khác ngoài dây chuyền sản xuất chính. Phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh của công ty. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả và không bị chồng chéo. Các xí nghiệp thành viên: Công ty có 18 đơn vị thành viên trực thuộc có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động trong công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty giao và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bộ máy quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của công ty. Lãnh đạo các đơn vị, các xí nghiệp thành viên là Giám đốc, Trưởng ga hoạt động theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,Tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và trước pháp luật. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI STT TÊN THÀNH VIÊN 1 Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 2 Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng 3 Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 4 Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội 5 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Yên Lào 6 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Vĩnh Phú 7 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Lạng 8 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Hải 9 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Ninh 10 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thanh Hoá 11 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Nghệ Tĩnh 12 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Quảng Bình 13 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thừa Thiên- Quảng Trị 14 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hải Vân 15 Ga Hà Nội 16 Ga Vinh 17 Ga Đồng Hới 18 Ga Huế 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội a. Chức năng của công ty Như trên đã nói, công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Vịêt Nam. Công ty hoạt động theo các quy định được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt và theo quy định của Chính phủ về hoạt động đường sắt. Cụ thể chức năng của công ty như sau: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước và Tổng công ty Đường sằt Việt Nam. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và những thách thức từ cơ chế thị trường. Công ty có thể đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập các xí nghiệp thành viên, các nhà máy. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước giao cho. Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng và nhu cầu của thị trường, kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép. Xây dựng vốn, áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm công đoạn trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của Pháp luật cũng như sự phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Công ty được quyền quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tên sản phẩm công đoạn hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả. Tự huy động vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu. Công ty được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của Pháp luật hoặc vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng Việt Nam trên cơ sở có bảo lãnh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được lập và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư và phát triển và các quỹ khác của Công ty để đầu tư, phát triển theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, thực hiện các hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ đột xuất mà Nhà nước giao. b.Nhiệm vụ của công ty Theo điều lệ Tổ chức và hoạt động của công ty vận tải hành khách Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 1444/QĐ-TCCB- LĐ ngày 30/9/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện nhiệm vụ khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và bao gửi (sau đây gọi tắt là vận tải hành khách); tham gia vận tải hàng hoá, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế. Bảo dưỡng, khám chữa, chỉnh bị và sửa chữa đầu máy, toa xe và cơ sở vật chất kỹ thuật được Tổng công ty giao, tổ chức, quản lý công tác nghiệp vụ chạy tàu trong khu vực, cung cấp đầu máy, toa xe theo kế hoạch của Tổng công ty, dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, đại lý xăng dầu, mỡ nhờn và đại lý bảo hiểm các loại, sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, nước uống và bao bì, kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, hoạt động thể thao và giải trí khác, cho thuê địa điểm, văn phòng phương tiện, thiết bị, kho, bãi, sân chơi thể thao, xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ, mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động của Công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. Tổ chức, triển khai và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành Đường sắt để thực hiện công tác cứu chữa và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Tổng công ty. Nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của Nhà nước do tổng công ty giao (bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác) để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và của Tổng công ty. Tổ chức thống kê, phân tích và báo cáo các mặt hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời về số liệu báo cáo, thống kê. Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, biểu đồ chạy tàu và các kế hoạch khác liên quan của Công ty. Phát hiện những bất hợp lý và đề xuất với Tổng công ty các biện pháp điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên toàn mạng lưới đường sắt, không ngừng nâng cao sản lượng và doanh thu vận tải, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Cùng tham gia với Tổng công ty về các nội dung sau: Xây dựng chiến lược, quy hoach phát triển, phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư lớn về lĩnh vực vận tải Đường sắt, tổ chức điều hành chạy tàu, biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trong công lệnh tốc độ, các hợp đồng vận tải lớn, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân, viên chức, các văn bản của Tổng công ty có liên quan đến lĩnh vực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh vận tải đường sắt và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Tổng công ty. 2.1.1.4.Những kết quả đạt được của công ty Trong những năm vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh của các phương tiện vận tải khác, giá cả thị trường diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá nguyên nhiên, vật liệu liên quan trực tiếp đến vận tải đường sắt ngày càng tăng, cơ sở vật chất của công ty vừa thiếu vừa xuống cấp, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song với tinh thần quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sản lượng và doanh thu, cải thiện một bước đáng kể các mặt đời sống của cán bộ công nhân viên”, ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả các mục tiêu về vận chuyển hành khách, hàng hoá, không ngừng nâng cao doanh thu của công ty cũng như nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Về vận tải hành khách, trong những năm qua do chủ động nắm bắt nhu cầu đi lại của hành khách, công ty đã xây dựng và thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu trên các tuyến trong phạm vi công ty quản lý, chủ động đề xuất kế hoạch chạy thêm tầu, nối thêm xe trên tuyến thống nhất trong các đợt cao điểm như he, tết, lễ hội phục vụ học sinh, sinh viên đi thi nên sản lượng và lượng luân chuyển hành khách đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên mức độ tăng giảm sản lượng là không đều. Về vận tải hàng hoá: trong công tác vận tải hàng hoá, khó khăn lớn nhất đối với ngành đường sắt nói chung và công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội nói riêng là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của các phương tiện vận tải khác. Bên cạnh đó, nguồn hàng không đều và thiếu ổn định cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty. Tuy nhiên, thời gian qua công ty đã chủ động xác định các chân hàng, luồng hàng của các chủ hàng nhỏ, lẻ phân tán thuộc địa bàn công ty quản lý và coi trọng nhiệm vụ dỡ hàng hơn xếp hàng nên công ty đã thường xuyên phối hợp với trung tâm điều hành vận tải và công ty vận tải hàng hoá đường sắt, tổ chức cấp xe, kéo xe kịp thời. Bên cạnh đó, công ty cũnh ban hành các cơ chế khuyến khích xếp dỡ ban đêm, ngày nghỉ để giải phóng toa xe nhanh góp phần rút ngắn thời gian quay vòng xe, tránh đọng dỡ kéo dài. Chỉ đạo vận chuyển hàng quá khổ, giải quyết kịp thời các sự cố về hàng hoá Nhờ những chỉ đạo kịp thời cũng như nỗ lực của cán bộ công nhân viên công tác vận chuyển hàng hoá của công ty trong những năm 2003 – 2008 đã thực hiện tương đối tốt. 2.1.2.Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích. Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hoá và hành khách là chủ yếu, ngoài ra công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy và toa xe,Do đó công ty có rất nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu và thu thập số liệu. Với trình độ của các nhân viên thống kê trong công ty còn ít và đa lĩnh vực như vậy thì thu thập số liệu là vấn đề còn khó khăn và hạn chế của công ty. Trong quá trình học hỏi và nghiên cứu ở công ty, em đã thu thập được : - Số liệu về lao động công ty từ năm 2004-2008 - Số liệu lao động hàng tháng 3 năm 2006,2007,2008. - Số liệu kết cấu lao động của công ty. - Số ngày làm việc thực tế trong năm 2004 và năm 2008 - Số liệu doanh thu và lợi nhuận từ năm 2004 – 2008 - Số liệu về quỹ lương, thu nhập. Với số liệu thu được định hướng phân tích của em như sau: - Phân tích số lượng, kết cấu lao động, biến động thời vụ - Phân tích năng suất lao động và sự ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích thù lao lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập, phân phối thu nhập. - Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2 Phân tích số lượng lao động 2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: Dùng các chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển,để phân tích qui mô lao động. Với số liệu thu thập được ta có bảng tính sau: Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phân tích biến động qui mô lao động của công ty vận tải hành khách trong thời gian 2004 -2008 Chỉ tiêu Năm Số lao động bình quân Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 8727 - - - - - - 2005 8620 -107 -107 0,9877 0,9877 -0,0123 -0,0123 87,27 2006 8578 -42 -149 0,9951 0.9829 -0,0049 -0,0171 86,2 2007 8591 13 -136 1,0015 0,9844 0,0015 -0,0156 85,78 2008 8615 24 -112 1,0028 0,9872 0,0028 -0,0128 85,91 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Qua bảng số liệu trên ta thấy: số lao động của công ty từ năm 2004 -2008 giảm bình quân 28 người. Trong đó, số lao động năm 2004 – 2006 là giảm bình quân 74 người, sau đó từ năm 2006 – 2008 lại tăng bình quân 19 người. Như vậy, số tăng ít hơn số giảm. Số lao động của các năm so với năm 2004 đều giảm. Tốc độ phát triển của lao động qua các năm là 0,11%. Kết quả cho thấy rằng: năm 2004 là năm mà công ty bắt đầu hoạt động theo chế độ mới nên thu hút được đông đảo lao động. Để thấy rõ hơn về sự thay đổi số lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trong 5 năm ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1 : Số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty a. Theo giới tính :được phân theo 2 tiêu thức : - Giới tính nam - Giới tính nữ Bảng 2.2. Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 người % người % người % người % người % Nam 6710 76,89 6566 76,5 6566 76,5 6556 76,3 6495 67,4 Nữ 2017 23,11 2024 23,5 2012 23,5 2035 23,7 2120 32,6 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Như vậy, số lao động nam trong công ty giảm dần từ năm 2004 đến 2008 tức từ 76,89% xuống 67,4%, thay vào đó là số lao động nữ tăng từ 23,11% lên 32,6%. Điều này cho ta thấy được xu hướng lao động nữ tăng còn lao động nam giảm. Để thấy rõ hơn ta quan sát đồ thị sau: Biểu đồ 2.2 : Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 b.Theo độ tuổi : trong công ty, có rất nhiều lao động được rải rác ở độ tuổi từ 20- 60.Dùng phương pháp phân tổ ta có bảng sau: Bảng 2.3: Số liệu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 Đơn vị: người Năm Độ tuổi <= 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 2004 1692 1942 3554 1539 2005 1950 1973 3220 1477 2006 2055 2018 3025 1480 2007 2370 2130 2616 1475 2008 2687 2143 2415 1370 Nguồn : phòng tổ chức cán bộ - lao động Từ số liệu của bảng 2.3 ta tính được kết cấu phần trăm lao động theo độ tuổi với bảng dưới đây Bảng 2.4 : Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm2004-2008. Đơn vị: % Năm Độ tuổi <=30 31-40 41-50 51-60 2004 19,39 22,25 40,72 17,69 2005 22,62 22,89 37,35 17,13 2006 23,96 23,53 35,26 17,25 2007 27,58 24,79 30,45 17,16 2008 31,18 24,87 28,03 15,91 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lao động trong công ty chủ yếu ở độ tuổi 31-40 và 41-50, số lao động <=30tuổi tăng dần qua các năm từ 19,39% lên 31,18%, số lao động từ 51-60 tuổi đang giảm dần từ 17,69% xuống 15,91%. Điều này cho thấy lao động trong công ty đang dần tiến tới lao động trẻ. Biểu đồ 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm 2004-2008 Theo trình độ văn hoá: được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề. Để thấy rõ được trình độ lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội ta xem bảng dưới đây: Bảng 2.5 : Số liệu lao động được chia theo trình độ văn hoá của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 Đơn vị : người Chỉ tiêu Năm Trên đại học đại học Cao đẳng Trung cấp và học nghề. 2004 76 3838 114 4699 2005 80 3865 150 4525 2006 82 3881 185 4721 2007 93 3837 275 4286 2008 99 3645 350 4521 Bảng 2.6 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp và học nghề 2004 0,87 43,98 1,3 53,84 2005 0,93 44,84 1,74 52,49 2006 0,96 45,24 2,15 51,64 2007 1,08 46,76 3,2 47,8 2008 1,16 42,4 4,06 52,48 Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ - lao động Như vậy, qua bảng kết quả ta thấy: số lao động trên đại học tăng lên rõ rệt từ 0,87% năm 2004 lên 1,16 % năm 2008 tức tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 4,15%. Số lao động có trình độ đại học có tăng nhưng đến năm 2008 lại giảm. Có lẽ trong năm 2008 với khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đôi chút tới lao động của công ty.Số lao động có trình độ cao đẳng cũng được cải thiện, tăng từ 1,3% năm 2004 lên 4,06% năm 2008 với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 3,79%. Lao động nghề phổ thông từ năm 2004 đến năm 2007 giảm nhưng năm 2008 lại tăng. Kết quả cho thấy sự chuyển dịch giữa các trình độ văn hoá của lao động chưa rõ rệt. Biểu đồ 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 Qua đồ thị ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trung cấp nghề chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trên đại học đang tăng lên. Theo bậc thợ : là chỉ tiêu mà qua đó chúng ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động. Trong công ty bậc thợ được chia làm 7 bậc. Bảng số liệu sau cho biết số người trong từng bậc thợ: Bảng 2.7 : Số liệu về bậc thợ của lao động trong công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 2004 1250 1430 1320 2965 1630 100 32 2005 1015 1380 1120 2750 1320 850 185 2006 935 1450 1037 2855 1480 680 141 2007 952 1450 1105 2573 1570 750 191 2008 944 1300 1077 2786 1455 770 283 Bảng 2.8:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ giai đoạn năm 2004-2008 Đơn vị :% Chỉ tiêu Năm Bậc thợ 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2373.doc
Tài liệu liên quan