MỤCLỤC
Trang
CHƯƠNG1: MỞĐẦU. 1
1.1 Lý do chọn đềtài.1
1.2 Mụcđích nghiên cứu.1
1.3 Phạmvivàđốitượng nghiên cứu. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2
CHƯƠNG2: CƠSỞLÝTHUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNGTÍNDỤNG. 3
2.1 Kháiniệm, bản chấtvàvaitrò củatín dụng trong nền kinh tế. 3
2.1.1 Kháiniệm. 3
2.1.2 Bản chấttín dụng.3
2.1.3 Vaitrò tín dụng. 3
2.2 Hình thứccho vay. 4
2.3 Nguyên tắcvàđiều kiện cho vay. 4
2.3.1 Nguyên tắc.4
2.3.2 Điều kiện cho vay. 5
2.4 Phương thứccho vay. 6
2.4.1 Cho vay từng lần. 6
2.4.2 Cho vay theo hạn mứctín dụng.6
2.4.3 Cho vay theo dự án đầu tư.7
2.4.4 Cho vay hợp vốn. 7
2.4.5 Cho vay trảgóp. 7
2.4.6 Cho vay theo hạn mứctín dụng dự phòng. 7
2.4.7 Cho vay thông quanghiệp vụ pháthành vàsử dụng thẻtín dụng. 8
2.4.8 Cho vay theo hạn mứcthấu chi. 8
2.5 Cácchỉtiêu đánh giárủiro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh
. 8
2.5.1 Hệsố thu nợ. 8
2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng. 9
2.5.3 Tỷ lệnợquáhạn trên tổng dư nợ. 9
CHƯƠNG3: TỔNGQUANVỀ CHINHÁNHNHNo ANGIANG. 10
3.1 Quátrình hình thành vàhoạtđộng. 10
3.1.1 KháiquátvềNHNo ViệtNam. 10
3.1.2 Chinhánh NHNo An Giang. 10
3.2 Chứcnăng vànhiệmvụ củachinhánh NHNo An Giang. 11
3.2.1 Chứcnăng.11
3.2.2 Nhiệmvụ. 11
3.3 Tổ chứcquản trị. 12
3.3.1 Mốiquan hệbên ngoài. 12
3.3.2 Cơcấu tổ chức. 13
3.3.3 Quản trịnhân sự. 16
3.4 Cácthông tin vềchinhánh ngân hàng. 16
3.4.1 Mạng lướihoạtđộng. 16
3.4.2 Khách hàng vàphân loạikhách hàng doanh nghiệp. 16
3.5 Quy trình cho vay doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 19
3.6 Đánh giákếtquảhoạtđộng củachinhánh trong nămqua. 22
3.6.1 Những thành tích đạtđược. 22
3.6.2 Bàihọckinh nghiệm. 23
3.7 Thuận lợi, khó khăn, định hướng vàmụctiêu năm2006. 23
3.7.1 Thuận lợi, khó khăn.23
3.7.2 Định hướng, mụctiêu vàchỉtiêu năm2006. 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐCDOANHTẠICHINHÁNHNHNo ANGIANG . 25
4.1 Phân tích thựctrạng cho vay doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 25
4.1.1 Phân tích thựctrạng cho vay phân theo thểloại.26
4.1.2 Phân tích thựctrạng cho vay phân theo ngành kinh tế. 28
4.2 Phân tích thựctrạng thu nợdoanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 33
4.2.1 Phân tích thựctrạng thu nợphân theo thểloại. 34
4.2.2 Phân tích thựctrạng cho vay phân theo ngành kinh tế. 35
4.3 Phân tích thựctrạng dư nợdoanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 39
4.3.1 Phân tích thựctrạng dư nợphân theo thểloại. 40
4.3.2 Phân tích thựctrạng dư nợphân theo ngành kinh tế. 42
4.4 Phân tích thựctrạng nợquáhạn doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh.46
4.4.1 Phân tích thựctrạng nợquáhạn phân theo thểloại. 48
4.4.2 Phân tích thựctrạng nợquáhạn phân theo ngành kinh tế.49
4.5 Đánh giárủiro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 51
4.5.1 Hệsố thu nợ. 52
4.5.2 Vòng quay vốn tín dụng. 53
4.5.3 Tỷ lệnợquáhạn trên tổng dư nợ. 54
CHƯƠNG5: MỘT SỐGIẢIPHÁPCHỦYẾUGÓPPHẦNNÂNGCAOHIỆU
QUẢCHOVAYDOANHNGHIỆPNGOÀIQUỐCDOANHTẠICHINHÁNH
NHNo ANGIANG 55
5.1 Vềcông táchuy động vốn. 56
5.2 Vềhoạtđộng cho vay doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh. 56
5.3 Giảipháp hạn chếrủiro trong tín dụng. 58
CHƯƠNGKẾT LUẬNVÀKIẾNNGHỊ.60
Kếtluận . 60
Kiến nghị . 61
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chủ
yếu sau:
- Tiếp tục tăng cường và phát triển hoạt động huy động vốn và sử sụng vốn, kết hợp
hài hòa mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh với phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội địa phương, tích cực tham gia cho vay các chương trình, dự án kinh tế theo các chính
sách đầu tư của tỉnh.
- Đa dạng hóa mạng lưới huy động vốn, quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh mở và
sử dụng tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế và tổ chức khác, góp phần hạ thấp lãi suất
"đầu vào", tăng trưởng nguồn vốn huy động.
- Chú trọng công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên, không ngừng cập nhật
kiến thức, học tập đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường và của khách
hàng.
Một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo
An Giang năm 2006 như sau:
- Tổng vốn huy động: 1.120 tỷ đồng, tăng 22% so năm 2005; trong đó vốn huy động
trong dân cư chiếm tối thiểu là 75% tổng nguồn.
- Tổng dư nợ: 2.850 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2005.
- Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa là 35% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
24
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tối thiểu chiếm 15% tổng thu nghiệp vụ.
- Quỹ thu nhập phấn đấu chênh lệch lãi suất "đầu ra" – "đầu vào" tối thiểu 0,4%, đảm
bảo có lợi nhuận, có tích lũy và thu nhập người lao động từ mức năm 2005 trở lên.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH AN GIANG
4.1 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Với triết lý kinh doanh và cũng là phương châm hành động: "Mang phồn thịnh đến
với khách hàng" nên trong thời gian qua, chi nhánh NHNo An Giang đã không ngừng nổ
lực tìm kiếm các giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn cho các
doanh nghiệp, đóng góp không nhỏ vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ cho
sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh nguồn vốn huy động hàng năm liên tục tăng, tỷ trọng cho vay các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh cũng tăng dần theo xu thế phát triển kinh tế nhiều
thành phần từ 10,08% (năm 2003) lên 15,18% (năm 2004) và 17,87% (năm 2005) với
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 59,33% mỗi năm. Sự thay đổi trong danh mục khách
hàng và tăng trưởng vốn tín dụng cho thành phần kinh tế này đã thực sự góp phần quan
trọng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch nền kinh tế tỉnh nhà phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, tuy các cơ sở ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ
và vừa, vốn tự có tương đối thấp, nhưng số lượng nhiều trong tổng số các loại hình
25
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
doanh nghiệp hiện có vì thế nên doanh số cho vay ở khu vực này cũng tăng theo xu
hướng đó.
Bảng 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
239.58
6 10,08
424.59
6 15,18 666.015 17,87
Tổng doanh số cho vay
2.377.00
0 100
2.797.00
0 100 3.726.000 100
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay – thu nợ - dư nợ
năm 2003 - 2005.
26
Chỉ tiêu
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ năm 2003 đến năm 2005.
239.586 424.596
666.015
2.377.000
2.797.000
3.726.000
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
4.000.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Doanh số
(triệu đồng)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tổng doanh số cho vay
Nếu như năm 2003, doanh số chỉ đạt 239.586 triệu đồng thì sang năm 2004 tăng
185.010 triệu đồng, với tỷ lệ 77,22%; năm 2005 đạt 666.015 triệu đồng, tăng 56,86% so
năm 2004. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy lượng vốn huy động qua các năm luôn tăng
nhanh, do đó chi nhánh đã có thể chủ động trong việc cung cấp vốn nhằm giúp các
doanh nghiệp yên tâm sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề, tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm, hàng hóa cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân An
Giang.
4.1.1 Phân tích thực trạng cho vay phân theo thể loại:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thể loại
Từ năm 2003 đến 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004 với 2003
So sánh
2005 với 2004
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Ngắn
hạn
210.03
3 87,66
392.7
31 92,50
630.28
4 94,64
182.69
8
8
6,99
237.55
3
6
0,49
Trung
hạn
29.55
3 12,34
31.8
65 7,50
35.73
1 5,36
2.31
2
7,82
3.86
6
1
2,13
Tổng số
239.58
6 100
424.5
96 100
666.01
5 100
185.01
0
7
7,22
241.41
9
5
6,86
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ
năm 2003 - 2005.
Thể loại
27
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại
Từ năm 2003 đến năm 2005.
210.033
392.731
630.284
29.553 31.865 35.731
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Doanh số
(triệu đồng)
Ngắn hạn Trung hạn
Do tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn
nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục gia tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng
khá lớn trên tổng doanh số cho vay: năm 2003 đạt 87,66%; đến 2004 là 92,50% và năm
2005 là 94,64%. Trong khi đó, doanh số cho vay trung hạn cũng tăng, nhưng với tỷ
trọng thấp hơn và có xu hướng giảm: năm 2003 chiếm 12,34% trên tổng doanh số cho
vay, năm 2004 con số này lại giảm còn 7,50% và năm 2005 chỉ đạt 5,36%.
Điều này cho thấy, tuy nền kinh tế tỉnh ta những năm qua có nhiều khởi sắc nhưng
trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, các ngành chuyên môn hóa lớn còn ít, khối
lượng hàng hóa trên thị trường chưa nhiều và cơ sở hạ tầng chưa thật sự được cải tiến
đồng bộ. Các dự án, phương án đầu tư - mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy
mô lớn vẫn chưa nhiều và thiếu tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó,
nguốn vốn trung hạn huy động được của chi nhánh chưa nhiều, chủ yếu do lạm phát
chưa được kiềm chế, lòng tin của người dân vào đồng tiền Việt Nam còn có hạn nên
chưa thu hút được lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư và các tổ chức
khác, song song đó lượng vốn phân bổ từ NHNo Trung ương không đủ đáp ứng cho nhu
cầu trên.
Đối tượng cho vay vốn lưu động phần lớn tập trung cho tài trợ thu mua lương thực,
nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành
khác.
28
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
4.1.2 Phân tích thực trạng cho vay phân theo ngành kinh tế:
Trong thời gian qua, tuy tình hình quốc tế, trong nước và trong tỉnh không thuận lợi,
tác động xấu đến môi trường đầu tư, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội như: dịch
SARS, dịch cúm gia cầm hoành hành, nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng đột biến, cá tra,
cá basa bị Hiệp hội Cá da trơn Mỹ kiện bán phá giá khiến "đầu ra" gặp trở ngại nhưng
nền kinh tế An Giang vẫn tiếp tục tăng trưởng khá nhanh, ổn định, năng lực sản xuất
kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên.
Hàng năm, bình quân GDP của tỉnh tăng 9,1% (vượt kế hoạch 0,6%), trong đó khu
vực thương mại - dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 12,2% và
khu vực nông nghiệp tăng 5,2%. Từ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ,
từng bước gắn với thị trường trong nước và quốc tế với giá trị ngành thương mại dịch vụ
chiếm tỷ trọng 50,3%, công nghiệp - xây dựng chiếm 12,1%, nông nghiệp chỉ còn
37,6%. Điều này đã góp phần kích thích các thành phần kinh tế nói chung và các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng không ngừng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
trong sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
Thời gian qua, có thể nói chi nhánh NHNo An Giang đã nắm bắt được xu thế chung
đó và đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Vận dụng
linh hoạt các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, chi nhánh đã tận dụng tối đa nguồn lực tự
có cùng với phần vốn huy động được để không ngừng mở rộng cho vay đến mọi thành
phần, mọi ngành kinh tế nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
29
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Bảng 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế
Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004 với 2003
So sánh
2005 với 2004
Doanh số
Tỷ
trọng Doanh số
Tỷ
trọng Doanh số
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Nông nghiệp 31.897 13,31
4.88
0 1,15 12.080 1,81 -27.017 -84,70 7.200 147,54
Công nghiệp 38.019 15,87
39.02
5 9,19 252.359 37,89 1.006 2,65 213.334 546,66
Xây dựng 96 0,04
120.31
3 28,34 10.400 1,56 120.217 125.226 -109.913 -91,36
Thương nghiệp-
dịch vụ 92.955 38,80
195.92
6 46,14 329.388 49,46 102.971 110,78 133.462 68,12
Thủy sản 400 0,17
9.51
7 2,24 22.383 3,36 9.117 2279 12.866 135,19
Khác 76.219 31,81
54.93
5 12,94 39.405 5,92 -21.284 -27,92 -15.530 -28,27
Tổng số 239.586 100
424.59
6 100 666.015 100 185.010 77,22 241.419 56,86
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay – thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Ngành kinh
tế
30
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc phân theo ngành kinh tế
Từ năm 2003 đến năm 2005.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Xây dựng Thương
nghiệp-
dịch vụ
Thủy sản Khác Ngành
Doanh số
(triệu đồng)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ngành nông nghiệp:
Cho đến nay số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động ở lĩnh vực sản xuất
kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn ít, đa phần tập trung vào các hộ nông dân. Do đó
nhu cầu vay để bổ sung nguồn vốn của các doanh nghiệp cũng thấp. Thêm vào đó, trong
những năm qua thực hiện chủ trương chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh nên tỷ trọng cho
vay ở ngành này có chiều hướng giảm trong cơ cấu ngành nghề: năm 2003 đạt 13,31%,
sang năm 2004 giảm chỉ còn 1,15% và vào năm 2005 tỷ trọng này có tăng, nhưng không
đáng kể 1,81%.
Sở dĩ vốn đầu tư của NHNo năm 2005 tăng do tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh ta
trong năm này gặt hái được nhiều thắng lợi, dịch cúm gia cầm được ngăn chặn, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm và càng ngày những
doanh nghiệp này càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa
học kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ đó các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất và
năng suất gia tăng, lợi nhuận thu được đạt kết quả cao. Vì vậy, mặc dù trong năm này thị
trường vật tư nông nghiệp có biến động: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc tăng
giá khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, nhất là các đơn vị có
nguồn vốn tự có thấp nhưng doanh số cho vay vẫn tăng lên 7.200 triệu đồng so năm
2004 với tốc độ tăng khá lớn 147,54%.
31
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Ngành công nghiệp:
Doanh số cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh
số cho vay tại chi nhánh, trong đó chủ yếu là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực hiện chương trình khuyến công theo chủ trương của tỉnh nhằm nâng cao tỷ trọng
công nghiệp theo hướng CNH - HĐH nên trong 3 năm qua doanh số cho vay ở lĩnh vực
này có sự tăng trưởng. Sản phẩm công nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực như: chế
biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, xay xát gạo, chế biến gỗ, gạch ngói, xi măng
Với doanh số 39.025 triệu đồng năm 2004, tăng 2,65% so năm 2003. Doanh số năm
2005 tăng mạnh hơn cả đạt 252.359 triệu, với tốc độ 561,12% so năm 2004 tập trung
cho vay thời điểm đầu quý IV do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nên người tiêu dùng có
xu hướng sử dụng thực phẩm thủy sản thay thế, nhất là nhu cầu tiêu thụ trong dịp lễ
Giáng sinh và Tết dương lịch, vì thế nên thị trường chế biến thủy sản tăng mạnh cả trong
nước lẫn ngoài nước: châu Á, châu Âu và Mỹ.
Ngành xây dựng:
Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu, với tỷ lệ chưa đến 1% trong doanh số cho vay
ngoài quốc doanh năm 2003 (0,04%) và biến động qua các năm:
Năm 2004, tỷ trọng cho vay ở ngành này tăng lên đáng kể so năm 2003, với số tiền
120.217 triệu đồng, chiếm 28,33% trong cơ cấu, tương ứng tỷ lệ 125.226%. Do số lượng
doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập ở năm này tăng mạnh nên việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng lên tương ứng, bởi lẽ đại bộ phận các doanh nghiệp kết
cấu hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu thốn đầu tư; vì thế, đòi hỏi cần phải có một lượng
vốn tín dụng khá lớn để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết này. Năm 2005, tỷ trọng này giảm
xuống chỉ còn chiếm 1,56% với doanh số đạt 10.400 triệu đồng, thể hiện rõ nét sự đóng
"băng" trong lĩnh vực bất động sản nói chung, ngành xây dựng nói riêng.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ:
Xét trong cơ cấu vốn tín dụng đối với các ngành kinh tế, thương nghiệp - dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
nó luôn tăng trưởng mỗi năm: tăng mạnh nhất là năm 2005 với 329.388 triệu đồng,
chiếm 49,46% trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng 68,12% so
năm 2004; doanh số cho vay năm 2004 cũng tăng 110,78% so năm 2003, do trong năm
này, kinh tế cả nước có nhiều biến động, giá cả một số mặt hàng như vàng, sắt, thép,
xăng dầu và phân bón tăng cao, giá nguyên, vật liệu không ổn định đã phần nào ảnh
hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, tất cả những điều đó khiến cho
các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn cung sản
phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu của tỉnh có phát sinh nhiều trở ngại, sản phẩm cạnh
tranh ngày càng gay gắt với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Vì lẽ đó doanh số cho vay ở
ngành này liên tục tăng qua các năm, với chức năng cùng nhiệm vụ của mình, chi nhánh
NHNo An Giang đã có những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các doanh
nghiệp thực hiện yêu cầu trên để gia tăng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh.
32
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Ngành thủy sản:
Doanh số cho vay các doanh nghiệp thủy sản ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo
An Giang tuy có tăng trưởng trong 3 năm qua, nhưng xét theo cơ cấu ngành kinh tế nó
chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy
mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành thủy sản tiến đến thị trường xuất
khẩu, tăng cường hợp tác, giao thương cùng các nước trong khu vực và trên thế giới với
những mặt hàng chủ lực là cá tra, cá basa.
Năm 2003, doanh số chỉ đạt 0,17% trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài
quốc doanh với số tiền 400 triệu đồng; sang năm 2004, tỷ trọng này tăng rõ rệt, nhưng
vẫn còn rất nhỏ 2,24%, tương ứng 9.517 triệu đồng; năm 2005 là 22.383 triệu, tăng
135,18% so năm 2004 và chiếm tỷ trọng 3,36% tổng doanh số cho vay phân theo ngành
kinh tế.
Ngành khác :
Ngoài những ngành đã phân tích trên, cơ cấu phân bổ vốn tín dụng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo còn có những lĩnh vực sau: giao thông
vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc... gọi chung là ngành khác.
Tình hình cho vay ở các khâu này trong 3 năm qua có suy giảm cả về số lượng lẫn tỷ
trọng, do trong thời gian này chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay các ngành kinh tế
trọng điểm của tỉnh, cụ thể: năm 2003, doanh số cho vay 72.619 triệu đồng, chiếm
30,81% trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh; sang năm 2004,
doanh số chỉ còn 54.935 triệu đồng, giảm 21.284 triệu, tương ứng 27,92%; đến năm
2005 lại tiếp tục giảm còn 39.045 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,92% đứng sau ngành
công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ.
Qua phân tích thực trạng ba năm cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi
nhánh NHNo An Giang theo nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau cho thấy tuy doanh số
cho vay ở một số ngành có vài biến động do ảnh hưởng tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh cũng như cả nước thường xuyên thay đổi và do những đặc điểm, hạn chế riêng có
của chi nhánh Nhưng nhìn chung, vốn tín dụng đầu tư cho hầu hết các ngành kinh tế
đều tăng, phần sụt giảm không đáng kể, dẫn đến doanh số cho vay ở khu vực này gia
tăng liên tục phù hợp với sự tăng lên của nguồn vốn.
Điều đó chứng tỏ, hoạt động cho vay tại chi nhánh được quan tâm và cải thiện từng
bước, tiếp cận ngày càng sâu rộng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Song,
nếu xét về thể loại thì doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn chưa phù
hợp với yêu cầu đầu tư phát triển theo chiều sâu để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ
thuật, mở rộng sản xuất
33
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
4.2. Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào, bởi hoạt động
chính của ngân hàng là "đi vay để cho vay" nên nguồn vốn luôn phải được bảo tồn và
phát triển. Khi các chủ thể kinh tế tham gia sử dụng vốn của ngân hàng để phục vụ cho
sản xuất, kinh doanh thì phải có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng. Thông qua đó
ngân hàng có thể trang trải những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, hoàn trả
gốc và lãi cho vốn huy động và đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy để phát triển kỹ thuật,
nghiệp vụ ngân hàng. Cho vay là một hoạt động chứa nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có
thể được hoàn trả đúng hoặc không đúng kỳ hạn, vì thế công tác thu hồi nợ luôn đóng
vai trò quan trọng và được các ngân hàng đặt lên hàng đầu.
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 212.121 10,96 383.328 14,19 555.880 16,86
Tổng doanh số
thu nợ 1.935.000 100 2.701.000 100 3.297.000 100
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay – thu nợ - dư nợ
năm 2003 – 2005.
Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ năm 2003 đến năm 2005.
212.121 383.328
555.880
1.935.000
2.701.000
3.297.000
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Doanh số
(triệu đồng)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tổng doanh số thu nợ
Loại hình
34
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
Qua bảng trên cho thấy tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các
năm liên tục tăng. Nếu như năm 2003 đạt 212.121 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,96% thì
đến năm 2004 doanh số này tăng 171.207 triệu đồng, với tốc độ 80,71%; năm 2005 là
172.552 triệu đồng, tăng 45,01% so năm 2004 và chiếm 16,86% tổng doanh số thu nợ
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh
Đạt được thắng lợi đó là cả một quá trình nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân
viên chi nhánh, từng bước khắc phục những khó khăn, nhược điểm cùng nhiều hạn chế
trong lĩnh vực này, ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn chính sách khách hàng. Đối với
các doanh nghiệp, những năm qua chi nhánh NHNo An Giang không chỉ đơn thuần là
đơn vị cho vay để lấy lãi mà còn là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá
trình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
4.2.1 Phân tích thực trạng thu nợ phân theo thể loại:
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thể loại
Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Thể
loại
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004 với 2003
So sánh
2005 với 2004
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Ngắn
hạn
191.73
5 90,38
357.2
69 93,20
530.33
4 95,40
165.53
4
86,
33
173.06
5
4
8,44
Trung
hạn
20.38
6 9,62
26.0
59 6,80
25,54
6 4,60
5.67
3
2
7,83 -513 -1,97
Tổng
số
212.12
1 100
383.3
28 100
555.88
0 100
171.20
7
80,
71
172.55
2
4
5,01
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ
năm 2003 - 2005.
Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại
Từ năm 2003 đến năm 2005.
35
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm
191.735
357.269
530.334
20.386 26.059 25.546
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Doanh số
(triệu đồng)
Ngắn hạn Trung hạn
Thu nợ ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành quả
tích cực. Doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng doanh số thu nợ. Với 357.269 triệu đồng doanh số thu nợ năm 2004, tăng 165.534
triệu đồng so năm 2003, tương ứng tỷ lệ 86,33% và chiếm tỷ trọng là 93,20% tổng
doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh; năm 2005, đạt 530.334 triệu đồng,
tăng 48,44% so năm 2004, chiếm tỷ trọng 95,40%.
Kết quả trên có được là nhờ sự phối hợp khá chặt chẽ giữa chi nhánh NHNo với các
doanh nghiệp trong công tác cho vay, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó,
doanh số thu nợ trung hạn cũng có tăng, nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn và có chiều
hướng giảm trong năm 2005. Tuy vậy sự sụt giảm này không đáng kể chỉ bằng 1,97%
với số tiền là 513 triệu đồng so năm 2004.
4.2.2 Phân tích thực trạng thu nợ phân theo ngành kinh tế:
Thời gian qua, mặc dù phải đối phó với những vấn đề “nóng” như dịch cúm gia cầm,
giá xăng dầu tăng cao, hạn hán kéo dài, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng chủ lực của
An Giang gặp nhiều khó khăn... nhưng tỉnh ta đã vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội chủ yếu đã đề ra, điểm nổi bật là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã đi vào
chiều sâu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập. Tất cả những điều đó, một mặt đã tạo thuận
lợi trong công tác cho vay của chi nhánh NHNo An Giang, mặt khác việc sử dụng vốn
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đạt hiệu quả hơn, do đó thu nợ của ngân
hàng cũng thuận lợi hơn.
36
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo ngành kinh tế
Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004 với 2003
So sánh
2005 với 2004
Doanh số
Tỷ
trọng Doanh số
Tỷ
trọng Doanh số
Tỷ
trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Nông nghiệp 26.845 12,66
1.66
0 0,43 6.450 1,16 -25.185 -93,82 4.790 288,55
Công nghiệp 37.053 17,47
33.78
5 8,81 171.371 30,83 -3.268 -8,82 137.586 407,24
Xây dựng 1.496 0,71
70
0 0,18 3.000 0,54 -796 -53 2.300 328,57
Thương nghiệp-
dịch vụ 61.058 28,78
270.81
7 70,65 313.348 56,37 209.759 343,54 42.531 15,70
Thủy sản 2.000 0,94 - - 17.400 3,13 - - - -
Khác 83.669 39,44
76.36
6 19,92 44.311 7,97 -7.303 -8,73 -32.055 -41,98
Tổng số 212.121 100
383.32
8 100 555.880 100 171.207 80,71 172.552 45,01
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
SVTH: Lê Thị Thùy Liên 37
Ngành
kinh tế
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo ngành kinh tế
Từ năm 2003 đến năm 2005.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Xây dựng Thương
nghiệp-
dịch vụ
Thủy sản Khác Ngành
Doanh số
(triệu đồng)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ngành nông nghiệp:
Cùng với sự biến động của doanh số cho vay, tình hình thu nợ ngành nông nghiệp
trong 3 năm qua cũng gặt gái được kết quả tương đối cao.
Năm 2003, doanh số thu nợ đạt 26.845 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,66%, đứng thứ
tư trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh; sang năm 2004, chỉ đạt
1.660 triệu đồng, chiếm 0,43% và giảm 25.185 triệu đồng so năm 2003, với tỷ lệ
93,82%; và năm 2005 là 6.450 triệu, chiếm tỷ trọng 1,16%, tăng 4.790 triệu so năm
2004, với tốc độ tăng 288,55%.
Ngành công nghiệp:
Năm 2004, doanh số thu nợ đạt 33.785 triệu đồng, giảm 3.268 triệu, tương ứng tỷ lệ
8,82% so năm 2003 và chiếm tỷ trọng 8,81%; sang năm 2005, tình hình này được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1124.pdf