Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại Ngân hàng thương mại công thương chi nhánh Đà nẵng

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHO VAY MUA NHÀ; XÂY DỰNG SỬA CHỮ NHÀ Ở TẠI NHTM

I Ngân hàng thương mại

1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại

2. Chức năng của NHTM

3. Đặc điểm của NHTM

4. Nghiệp vụ của NHTM

4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ )

4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (Tài sản Có)

4.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng

II Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng

III Nghiệp vụ cho vay mua nhà của Ngân hàng thương mại

1 Khái niệm

2 Mục đích cho vay mua nhà; xây dựng & sửa chữanhà ở của NHTM

3 Đặc điểm của cho vay; xây dựng & sửa chữa của NHTM

4 Đối tượng, phương thức và điều kiện cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM

4.1 Đối tượng cho vay

4.2 Phương thức cho vay

4.3 Điều kiện cho vay

5 Các nguyên tắc trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM

IV Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM

1 Phân tích theo mục đích sử dụng

2 Phân tích theo thời hạn vay

3 Phân tích theo hình thức đảm bảo

4 Phân tích theo đối tượng cho vay

V Những chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM

1 Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

2 Chỉ tiêu về nợ xấu

3 Tỷ lệ nợ xấu

VI Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà của NHTM.

1 Sự tăng trưởng về dân số

2 Thu nhập của dân cư

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

4 Dự kiến quy hoạch

5 Thị trường

6 Thiên tai

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY MUA NHÀ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

I Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng

1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng

2 Một số kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010

2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010

2.2 Tình hình cho vay chung của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010

II. Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng qua hai năm 2009-2010

1 Tình hình chung về cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại chi nhánh

2 Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại chi nhánh

2.1 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo mục đích sử dụng vốn

2.2 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo thời hạn vay

2.4 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo hình thức bảo đảm

2.5 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo đối tượng

III Đánh giá về những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động cho vay mua nhà tại NHCT - Chi nhánh Đà Nẵng

1 Kết quả đạt được

1.1 Đối với xã hội

1.2 Đối với chi nhánh ngân hàng

2 Hạn chế và nguyên nhân

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY MUA NHÀ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

1 Định hướng phát triển cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới

1 Hoạt động huy động vốn

2 Hoạt động cho vay

2 Những khó khăn và thuận lợi trong cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng

1 Đánh giá chung

2 Những thuận lợi

3 Những khó khăn

3 Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng

3.1 Biện pháp tăng cường huy động vốn

3.2 Biện pháp mở rộng cho vay mua nhà

3.3 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng

4 Một số kiến nghị

4.1 Một số kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan Nhà Nước và bộ ngành

4.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

4.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

KẾT LUẬN

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại Ngân hàng thương mại công thương chi nhánh Đà nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam và ngoại tệ. + Cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài. + Cho vay trả góp. + Cho vay tiêu dùng. + Chiết khấu chứng từ, giấy tờ có giá. - Đầu tư - Bảo lãnh, tái bảo lãnh - Dịch vụ thẻ + Phát hành, thanh toán ATM. + Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card. - Dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. - Dịch vụ khác: đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩm định dự án, thu chi hộ ngân quỹ, giữ hộ tài sản quý. 1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh NHCT ĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển ngày càng cao. Hiện nay chi nhánh có các phòng ban được bố trí theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý như sau: Riêng phòng khách hàng cá nhân có 8 phòng giao dịch cấp 2 gồm: - PGD Sơn Trà - PGD Lê Duẩn - PGD Hùng Vương 2 - PGD Cẩm Lệ - PGD Trưng Nữ Vương - PGD Trần Cao Vân - PGD Siêu Thị Bài Thơ - PGD Núi Thành Sơ đồ tổ chức BAN GIÁM ĐỐC P. Tổ chức hành chính P. Khách hàng doanh nghiệp P. Tiền tệ kho quỹ P. Kế toán giao dịch P. Tổng hợp P. Khách hàng cá nhân P. Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Các P. Giao dịch cấp 1 Các P. Giao dịch cấp 2 P. Kiểm soát nội bộ P. Thông tin điện toán Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.2.4 Nhiệm vụ quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban: Nhiệm vụ của ban giám đốc. - Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHTMCPCT Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng tổ chức hành chính. - Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành mặt kinh doanh, các hoạt động của phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, điều hành các phòng giao dịch, quản lý tiền gửi dân cư, kế toán hành chính, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh khi giám đốc ủy quyền. Nhiệm vụ của các phòng ban. - Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng thu – chi tiền của khách hàng. - Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh… - Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng cá nhân. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. - Phòng giao dịch: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, mở và quản lý các tài khoản cho khách hàng. - Phòng quản lý rủi ro nợ có vấn đề: Thực hiện chức nang quản lý các rủi ro tín dụng cho ngân hàng, kiểm tra giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn… - Phòng tổng hợp: Tổng hợp các số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ ngân hàng. - Phòng thông tin điện toán: Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi nhánh, khai thác các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng. - Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, họp tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của ngân hàng. 2. Một số kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010 Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong vài năm trở lại đây. Hoạt động của tất cả các doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn, trong đó ngân hàng không phải là ngoại lệ. Trong tình hình khó khăn chung đó Ngân hàng TMCP Công thương Chi Nhánh Đà Nẵng dù có gặp phải những khó khăn thử thách, sự giảm sút của một số khoản mục nhưng cũng đã hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ do Ngân hàng Công thương Việt Nam đề ra và có những kết quả đáng khen ngợi. Sau đây là một số kết quả đạt được: 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010 Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề, là cơ sở tạo nguồn vốn cho các hoạt động khác và là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hang. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TĐ (%) 1.TG doanh nghiệp 536.119 41,75 685.714 42,93 149.595 27,90 2.TG dân cư 734.122 51,17 897.158 56,16 163.036 22,21 3.TG vốn chuyên dùng 13.873 1,08 14.566 0,91 693 5,00 Tổng vốn huy động 1.284.114 100 1.597.438 100 313.324 24,40 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2009 là 1.284.114 triệu đồng, năm 2010 là 1.597.438 triệu đồng, như vậy trong năm 2010 mức huy động tăng hơn so với năm 2009 là 313.324 triệu đồng, tương đương với mức tăng là 24,40%. Qua đó ta thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đang có xu hướng phát triển tốt, có được kết quả này là do chi nhánh luôn tạo ra hình ảnh tốt đẹp về mình, chi nhánh có trụ sở khang trang lại được đặt ở vị trí thuận lợi, lại có đội ngũ nhân viên cởi mở nhiệt tình trong giao dịch. Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gửi tiền vào chi nhánh ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó mức huy động của năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là do NHNN ban hành chính sách tăng tường huy động vốn, tăng vốn điều lệ trong năm 2010. Trong bảng số liệu ta thấy tiền gửi của dân cư là chiếm tỷ trong cao nhất, cụ thể năm 2009 mức huy động của tiền gửi dân cư là 734.122 triệu đồng chiếm 51,17% tổng số vốn huy động của cả năm. Có kết quả này là do đa số người dân thấy lãi suất tiền gửi cao nên đã gửi tiền của mình vào nhằm tìm kiếm lợi nhuận. 2.2 Tình hình cho vay chung của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010. Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của chi nhánh. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn để mua nhà; xây dựng, sửa chữa nhà ở không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của tỉnh mà cả đối với bản thân chi nhánh, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn vì vậy chi nhánh cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được rủi ro. Tình hình cho vay chung của Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Tình hình cho vay chung của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010 ĐVT : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TĐ (%) 1.Doanh số cho vay 2.959.435 100 4.428.187 100 1.468.752 49.63 - Ngắn hạn 1.909.132 65,51 2.981.055 67.32 1.071.923 56.15 - Trung dài hạn 1.050.303 35,49 1.447.132 32.68 396.829 37.78 2. Doanh số thu nợ 2.597.760 100 3.947.932 100 1.350.172 51.97 - Ngắn hạn 1.675.815 65 2.657.748 67 981.933 58.59 - Trung dài hạn 921.945 35 1.290.184 33 368.239 39.94 3.Dư nợ bình quân 1.466.002 100 1.887.164 100 421.162 28.73 - Ngắn hạn 985.823 67,24 1.233.647 65,37 247.824 25,14 - Trung dài hạn 480.179 32,76 653.517 34,63 173.338 36,98 4.Nợ quá hạn 6.784 100 3.910 100 - 2.874 - 42.36 - Ngắn hạn 4.059 59,81 2.418 61,84 -1.641 -40,42 - Trung dài hạn 2.725 40,19 1.492 38,16 -1.233 -45,25 5. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,46 0,21 - Ngắn hạn 0,41 - Trung dài hạn (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân - Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2010 doanh số cho vay đạt 4.428.187 triệu đồng, năm 2009 là 2.959.435 triệu đồng, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.468.752 triệu đồng, với tốc độ tăng là 49,63%. Điều này cho ta thấy được rằng mặc dù trong năm 2010 tình hình kinh tế có nhiều biến động, sự điều chỉnh liên tục mức lãi suất của hệ thống ngân hàng, nhưng doanh số cho vay của NHCT – Đà Nẵng vẫn tăng cao so với năm 2009. Vì với nhu cầu phát triển hiện nay của thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Vì thế mà nhu cầu vay vốn để phục vụ nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng của người dân cũng tăng lên. Bên cạnh đó kết quả này có được là do chi nhánh thực hiện linh hoạt cơ chế điều hành lãi suất, đa dạng hóa các hình thức và mục tiêu cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cụ thể trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng so với cho vay trung dài hạn. Trong năm 2009 là 1.909.132 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,51% trong tổng doanh số cho vay, năm 2010 là 2.981.055 triệu trồng, chiếm tỷ trọng 67,32% trong tổng doanh số cho vay của năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.071.932 triệu đồng với tốc độ tăng là 56,61%. Còn đối với cho vay trung và dài hạn năm 2010 tăng 396.829 triệu đồng so với năm 2009 tức là tăng 37,78%. Tuy không chiếm tỷ trọng nhiều trong doanh số cho vay nhưng năm 2010 doanh số cho cay trung dài hạn cũng đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, sau quá trình hội nhập, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn là rất lớn Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng khá cao. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn. Điều này chứng tỏ được tốc độ vòng quay vốn nhanh, thuận lợi cho việc cung ứng vốn nhanh và kịp thời của NHCT – Đà Nẵng. Doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể trong năm 2009 là 2.597.760 triệu đồng, năm 2010 là 3.947.932 triệu đồng, tức là năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 1.350.172 triệu đồng với tốc độ tăng là 51,97%. Đối với các khoản nợ vay ngắn hạn, thời hạn trả nợ là 1 năm nên khi đến hạn trả nợ phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng và khâu thu nợ của CBTD. Cụ thể trong năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.675.815 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 981.933 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58,59%. Còn đối với các khoản nợ trung và dài hạn thường được giải ngân lần cuối cùng mới tính đến thời gian thu hồi nợ, vì vậy tại thời điểm này có những khoản nợ mới được giải ngân không thể thu hồi được nợ nên doanh số thu nợ vẫn còn ở mức thấp, năm 2009 là 921.945 triệu đồng, năm 2010 là 1.290.184 triệu đồng. Doanh số thu hồi nợ qua 2 năm cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 39,94%. Sở dĩ chi nhánh đạt được kết quả thu nợ như vậy là nhờ sự cố gắng rất lớn của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - công nhân viên trong việc ra sức thu hồi các khoản vay. Dư nợ bình quân phản ánh số tiền mà ngân hàng đầu tư cho vay. Dư nợ cho vay bao gồm nợ trong hạn hoặc nợ đã được gia hạn và nợ quá hạn. Dư nợ và doanh số cho vay là hai chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng cao qua 2 năm, điều đó chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển hơn. Cụ thể năm 2010 dư nợ bình quân của ngân hàng là 1.887.164 triệu đồng, tăng cao so với năm 2009 là 421.162 triệu đồng, với tốc độ tăng là 28,73%. Chất lượng tín dụng cũng được đánh giá thông qua chỉ số nợ quá hạn của ngân hàng. 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTMCP và các ngân hàng liên doanh trên địa bàn thành phố đã khiến cho việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, về lãi suất cũng như các thủ tục cho vay đơn giản, các ưu đãi về dịch vụ ngân hàng để nhằm thu hút khách hàng. Hoạt động kinh doanh của NHCT – Đà Nẵng cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách thức cạnh tranh hiện nay. Với sự chỉ đạo cụ thể và linh hoạt của ban lãnh đạo NHCT – Đà Nẵng cùng với sự cố gắng nổ lực của cán bộ nhân viên NHCT – Đà Nẵng trong hai năm qua nên ngân hàng cũng đã có những bước tăng trưởng và phát triển hơn so với năm cũ. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để có cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và từ đó có thể đưa ra những giải pháp để khắc phục các mặt yếu kém, phát huy những thế mạnh của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Sau đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Thu nhập 303.413 100 318.711 100 15.298 5,04 Thu hoạt động tín dụng 253.062 83,41 272.359 85,46 19.297 7,63 Thu dịch vụ ngân hàng 24.341 8,02 21.309 6,69 -3.032 -12,46 Thu ngoài tín dụng 19.120 6,30 17.012 5,31 -2.108 -11,03 Thu từ hoạt động khác 6.890 2,27 8.031 2,52 1.141 16,56 Chi Phí 285.094 100 263.718 82,75 -21.376 -7,50 Chi phí trả lãi tiền gửi 245.942 86,27 224.153 70,33 -21.789 -8,86 Chi phí kinh doanh khác 4.894 1,72 4.750 1,49 -144 -8,94 Chi phí chung 21.765 7,63 23.756 7,45 1.991 9,15 Chi phí khác 12.493 4,38 11.059 3,47 -1.434 -11,48 Lợi nhuận hạch toán trước thuế 50.319 100 54.993 17,25 4.674 9,29 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân - Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu nhập năm 2010 là 318.711 triệu đồng, tăng 15.298 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 5,04%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 2 năm 2009 – 2010. Cụ thể trong năm 2009 thu từ hoạt động tín dụng là 253.062 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,41% , năm 2010 là 272.359 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 85,46%, tốc độ tăng hơn so với năm 2010 là 7,63%. Về chi phí cũng giảm xuống đáng kể, năm 2010 là 263.718 triệu đồng giảm hơn so với năm 2009 là 21.376 triệu đồng với tốc độ giảm là 7,50%. Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1997, tính đến nay đã đi vào hoạt động được 14 năm, và chi nhánh đã đạt được lợi nhuận đáng kể và tăng dần qua những năm tiếp theo. Điều này cho thấy Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã và đang hoạt độngkinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận qua từng năm và thực hiện khá tốt nhiệm vụ do HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao cho. II. Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chửa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng trong 2 năm 2009 – 2010. 1 Tình hình chung về cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi nhánh. Thành phố Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng và thế mạnh về mọi mặt cần phải phát huy trong tiến trình phát triển và hội nhập xu thế quốc tế. Các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, mức sống ngày càng tăng. Cơ sở hạ tầng phát triển manh mẽ: Khu công nghiệp, nhà máy, căn hộ cao cấp, resort… Các khu mua sắm, đô thị lần lượt mọc lên làm bộ mặt thành phố ngày càng đẹp hơn, nhuc ầu nhà ở ngày càng thực sự cần thiết. Nhu cầu mua nhà; xây dựng và sửa chửa nhà ở tăng cao, tuy nhiên để thực hiện điều đó thì phải có đủ tiền, giá trị khoản vay lớn nên không phải lúc nào người dân cũng có đủ để thực hiện. Cho vay tiêu dùng nói chung là cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở nói riêng là một thì trường rất rộng và đầy tiềm năng. Nhận thấy được điều này nên NHCT đã đẩy mạng các sản phẩm hấp dẫn để thúc đẩy và đáp ứng kịp thời nhu cầu về nhà ở cho người dân. Điều này không những mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn thúc đẩy tốc độ phát triển đô thị, đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch đô thị, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo ổn định cho đời sống của người dân. Sau đây là bảng tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHCT – Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: Bảng 4: Tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010. ĐVT : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 36.692 100 55.795 100 19.103 52,06 Mua nhà 21.820 59,47 34.415 61,68 12.595 57,75 Xây dựng nhà ở 14.872 40,53 21.380 38,32 6.508 43,76 Sửa chữa nhà Doanh số trả nợ 27.854 100 43.034 100 15.180 54,5 Mua nhà 24.382 55,22 32.678 66,64 8.296 34,03 Xây dựng nhà ở 12.472 44,78 14.356 33,36 1.884 15,11 Sửa chữa nhà Dư nợ bình quân 31.949 100 45.806 100 13.857 43,37 Mua nhà 18.727 58,62 31.481 68,73 12.754 68,10 Xây dựng nhà ở 13.222 41,38 14.325 31,27 1.103 8,34 Sửa chữa nhà (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân - Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở năm 2009 là 39.692 triệu đồng, năm 2010 là 55.795 triệu đồng. Như vậy 2010 cao hơn 2009 là 19.103 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 52,06%. Chỉ số này cho thấy việc đáp ứng nhu cầu mua nhà trong năm 2010 tăng lên là 57,75% ứng với số tiền là 12.595 triệu đồng và nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở trong năm 2010 tăng 43,76% với mức tăng tương ứng là 6.508 triệu đồng. Kết quả này có được là do các thủ tục của ngân hàng khá đơn giản và linh hoạt. Lãi suất và thời hạn trả nợ hợp lý. Bên cạnh đó là công tác truyền thông tiếp thị được nâng cao. Doanh số trả nợ cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở năm trong 2 năm 2009 – 2010 cũng tăng lên 15.180 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 54,5% Dư nợ bình quân trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở năm 2010 cũng tăng 43,37% so với năm 2009 tương ứng với 13.857 triệu đồng. 2. Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng trong 2 năm 2009 – 2010. 2.1 Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở theo mục đích sử dụng vốn. Phân tích theo mục đích sử dụng vốn để biết rõ nhu cầu của khách hàng theo từng lĩnh vực khác nhau, để có kế hoạch phát triển phù hợp hơn cho hoạt động cho vày. Hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHCT – Đà Nẵng cũng khá khả quan. Để nắm rõ hơn, ta sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động theo từng tiêu thức khác khau để từ đó có thể phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt còn thiết sót trong hoạt động cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở. Bảng 5: Tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh theo mục đích sử dụng vốn trong 2 năm 2009 – 2010. ĐVT : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 36.692 55.795 19.103 Mua nhà; XD & SC 14.872 100 21.380 100 6.508 43,76 Mua nhà 12.732 85,61 17.955 83,98 5.223 41,02 XD & SC 2.140 14,39 3.425 16,02 1.285 60,05 Doanh số trả nợ 27.854 43.034 15.180 Mua nhà; XD & SC 12.472 100 14.356 100 1.884 15,11 Mua nhà 10.640 85,31 11.820 82,33 1.180 11,09 XD & SC 1.832 14,69 2.536 17,67 704 38,43 Dư nợ bình quân 31.949 45.806 13.857 Mua nhà; XD & SC 13.222 100 14.325 100 1.103 8,34 Mua nhà 10.3477 78,48 11.140 77,77 763 7,35 XD & SC 2.845 21,52 3.182 22,23 340 11,95 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân - Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên, các chỉ tiêu trong năm 2010 đều tăng hơn so với năm 2009. Cụ thể doanh số mua nhà năm 2009 là 12.723 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 85,61% doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà. Năm 2010 doanh số cho vay mua nhà là 17,955 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,98%. Tăng hơn so với năm 2009 là 5.223 triệu đồng. Trong năm vừa qua, nhu cầu mua nhà nhà tăng cao rõ rệt. Sự phát triển nhanh chóng của thành phố Đà Nẵng đã góp phần nâng cao đời sống của người dân làm cho nhu cầu về nhà ở của họ cũng tăng cao. Doanh số thu nợ của năm 2010 cũng tăng cao hơn năm 2009, tăng 1.884 triệu đồng ứng với tỷ lệ 15,11%. Trong đó mua nhà tăng 11,09%, xây dựng và sửa chữa nhà tăng 38,43%. Dư nợ bình quân cũng biến động nhiều, cho vay mua nhà tăng 7,35%, xây dựng và sửa chữa nhà tăng 11,95% Qua phân tích ta thấy được công tác thu nợ của ngân hàng cũng khá đảm bảo, những khoản nợ đến hạn được cán bộ tín dụng theo dõi đôn đốc khách hàng trả kịp thời. 2.2 Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà theo thời hạn vay trong 2 năm 2009 – 2010. Các ngân hàng thường chia thời hạn vay thành các tiêu thức: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Xác định đúng thời gian sẽ giúp cho ngân hàng thu được nợ đúng hạn, giảm được rủi ro. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, nếu thời hạn quá ngắn khách hàng không đủ khả năng trả nợ sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc xác định thời hạn cho vay một cách hợp lý, đúng đắn là điều rất cần thiết trong nghiệp vụ cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở. Ta đi vào phân tích bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh theo thời hạn vay vốn trong 2 năm 2009 – 2010. ĐVT : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 36.692 55.795 19.103 Mua nhà; XD & SC 14.872 100 21.380 100 6.508 43,76 Ngắn hạn 3.400 22,86 6.050 28,30 2.650 77,94 Trung và dài hạn 11.472 77,14 15.330 71,70 3.858 33,63 Doanh số trả nợ 27.854 43.034 15.180 Mua nhà; XD & SC 12.472 100 14.356 100 1.884 15,11 Ngắn hạn 3.832 30,72 4.706 32,78 874 22,81 Trung và dài hạn 8.640 69,28 9.650 67,22 1.010 11,69 Dư nợ bình quân 31.949 45.806 13.857 Mua nhà; XD & SC 13.222 100 14.325 100 1.103 8,34 Ngắn hạn 4.772 36,09 5.193 36,25 421 8,32 Trung và dài hạn 8.450 63,91 9.132 63,75 682 8,07 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân - Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng) Thành phố Đà Nẵng là thành phố tiềm năng nhất khu vực miền Trung, là nơi thu hút đông đảo các thành phần kinh tế, mức sống người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho cuộc sống cũng như kinh doanh là không thể thiếu. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn. Để thấy rõ hơn về biến động này ta sẽ phân tích từng loại cho cụ thể hơn. Đối với cho vay ngắn hạn: trong năm 2009 tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 3.400 triệu đồng chiếm tỷ lên 22,86%. Đến năm 2010 là 6.050 triệu đồng chiếm tỷ lệ 28,30%. Năm 2010 đã tăng hơn so với năm 2009 với tỷ lệ 77,94% tương ứng với 2.650 triệu đồng. Đối với cho vay trung và dài hạn: Năm 2010 tăng hớn năm 2009 là 3.858 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,63%. Doanh số tăng lên là do nhu cầu về nhà ở của người dân tăng. Bên cạnh đó là tình hình nhà đất tại Đà Nẵng đã bắt đầu sôi động trở lại. Nhìn chung doanh số cho vay đạt kết quả cao, trong đó cho vay trung và dài hạn cao hơn vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ cũng tăng lên rõ rệt, năm 2010 tăng 1.884 triệu đồng so với năm 2009. Đối với cho vay ngắn hạn tăng từ 3.832 triệu đồng năm 2009 lên 4.706 triệu đồng năm 2020 với tốc độ tăng là 22,81%. Những khoản vay ngắn hạn thường đến cuối năm là đến hạn trả nên nó phụ thuộc vào khâu thu nợ của CBTD và kết quả kinh doanh của người đi vay . Đối với cho vay trung và dài hạn năm 2009 tư 8.640 triệu đồng lên 9.650 triệu đồng, với tốc độ tăng là 11,69%. Những món nợ trung và dài hạn thường được giãi ngân lần cuối cùng mới tính đến thời gian thu hồi nợ, vì vậy tại thời điể này có những khoản nợ dài hạn mới giải ngân không thể thu hồi được nên doanh số thu hồi nợ còn thấp. Dư nợ cho vay phản ánh số tiền ngân hàng đầu tư cho vay. Dư nợ cho vay bao gồm nợ trong hạn hoặc hạn nợ đã được gia hạn và nợ quá hạn. Dư nợ cùng với doanh số cho vay là hai chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. Nhìn chung dư nợ của ngân hàng đều tăng qua 2 năm, điều đó chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Dư nợ ngắn hạn tăng 421 triệu đồng, với tốc độ tăng 8,82%. Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng lên 682 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,07%. 2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà theo hình thức đảm bảo trong 2 năm 2009 – 2010. Hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại NHCT – Đà Nẵng chiếm tỷ trọng không cao, vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết đối tượng mà ngân hàng hướng đến để cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở là những người có thu nhập đều đặn. Vì cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở có mức độ rủi ro cao. Hoạt động cho vay xây dựng và sữa chửa nhà ở là một hình thức cho vay mang l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmua_nha_9615.doc
Tài liệu liên quan