Dân số trên địa bàn Thành phố Kon Tum gia tăng cùng với nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống con người cũng gia tăng không có giới hạn, những sản phẩm, dịch vụ truyền thống phục vụ cho cuộc sống phải được cải tiến hơn nữa đồng thời sản phẩm, dịch vụ mới ra đời làm cho con người cảm thấy tiện nghi thoải mái hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước về đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, trong thời gian ngắn các công ty SXKD, TMDV-DL đua nhau thành lập. Nhờ chính sách đầu tư nới lỏng, kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư khai thác tốt thông tin trong việc đăng ký kinh doanh, giảm đáng kể thời gian đi lại cho nhà đầu tư và sự thông thoáng của Luật danh nghiệp, nhờ vậy mà doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng cao.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp báo cáo thường niên của BIDV.
Tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc lưu chuyển tiền tệ đáp ứng cho nền kinh tế nên ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô hoạt động vốn điều lệ tăng lên. Đi đôi với tổng tài sản có của ngân hàng đạt 970,415 tỷ đồng (năm 2009) tăng mạnh so với năm 2008 đạt 790,506 tỷ đồng, tăng tương đối 22,76% (tăng tuyệt đối là 179,909 tỷ đồng).
Hoạt động huy động vốn nhàn rỗi cũng không kém, tăng nhanh qua các năm, nguồn vốn ngân hàng huy động ước tính đạt 620,213 tỷ đồng năm 2009 tăng tuyệt đối là 129,648 tỷ đồng, tương đối là 26,42% so với 2008 (năm 2008 là 490,565 tỷ đồng). Nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh như vậy là do năm 2009 NH áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn.
Các hoạt động nói chung đều mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng tổng dư nợ cho vay đạt 935,550 tỷ đồng(năm 2009). Tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao và ổn định qua các năm cụ thể năm 2009 lợi nhuận trước thuế của NH đạt khoảng 11,521 tỷ đồng tăng 2,571 tỷ đồng so với năm 2007 (lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 8,950 tỷ đồng). Lợi nhuận tăng ổn định là căn cứ đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và của BIDV nói riêng. Với đà tăng trưởng kinh tế 5,32%/năm (2009), vượt mức kế hoạch để ra là 5,2%/năm , nền kinh tế Việt nam cần có công cụ đẩy mạnh sự phát triển mọi mặt xã hội, đó là tín dụng ngân hàng. Chính vì thế mà BIDV luôn nhắm đến mục tiêu mở rông thị trường hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng trung gian tài chính của ngân hàng.
Ngoài những nghiệp vụ vốn có của ngân hàng như: hoạt động huy động vốn, cho vay, chiết khấu, thanh toán quốc tế (thực hiện nhờ thu, lập và thông báo L/C xuất-nhập khẩu, chuyển tiền, tài trợ xuất-nhập khẩu), dịch vụ trong mua bán nhà (cho các khách hàng cá nhân), chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc, hùng vốn liên doanh liên kết,…Ngân hàng BIDV còn thực hiện một số dịch vụ mới như hệ thống chuyển tiền quốc tế Western Union.
*Kết quả hoạt động kinh doanh
Mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong một thời gian đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu nhưng vẫn không thể thiếu khi đánh giá qua kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của ngân hàng vào cuối năm để đánh giá tổng thể hoạt động của ngân hàng. Đối với Ngân hàng ĐT&PT Kon Tum, nhờ nỗ lực làm việc của tập thể nhân viên đến nay ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh Đvt: triệu đồng (trđ)
Chỉ tiêu Năm
2007
2008
2009
Mức tăng năm 2009/2008
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Doanh thu
95.540
120.500
125.322
4.822
4%
Chi phí
86.590
108.149
113.801
5.652
5,23%
Lợi nhuận trước thuế
8.950
12.351
11.521
-830
-6,72%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV.
Bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận (LN) của ngân hàng tăng (2007-2008) và giảm năm(2008-2009). Bắt đầu năm 2008, LN ngân hàng giảm là do chi nhánh tăng chi phí tiếp thị sản phẩm ngân hàng, nhận phân bổ chi phí từ hội sở. Riêng trong hai năm 2008 và 2009, LN cao hơn so với năm 2007, cụ thể là lợi nhuận tăng 3401 triệu đồng năm(2008) và 2571 triệu đồng năm(2009). Mức tăng LN này chịu tác động bởi nhân tố doanh thu và chi phí.
*Phân tích doanh thu:
Doanh thu chi nhánh tăng 4.822 triệu đồng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ tăng doanh thu là 4%, do nhiều nguyên nhân:
Ngân hàng cho vay nhiều hơn nên tổng dư nợ cho vay tăng và hoạt động thu lãi cho vay tăng theo.
Bảng 3: Doanh thu các hoạt động của ngân hàng Đvt:trđ
Chỉtiêu Năm
2008
2009
Tỷ trọng / Tổng thu
Năm 2009
Thu về hoạt động tín dụng
116.498
120.347
96%
Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
2.197
2.670
2,13%
Thu về hoạt động khác
Cộng
1.805
2.305
1,85%
Kinh doanh ngoại tệ
375
451
Thu khác
1.430
1.854
Tổng thu
120.500
125.322
100%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh
Từ bảng số liệu trên, doanh thu của chi nhánh tăng chủ yếu là thu trong hoạt động tín dụng chiếm 96% tổng thu, năm vừa qua thu lãi cho vay đạt 120.347 trđ tăng 3,3%, ứng với 3.849 trđ. Do Chi nhánh tăng vốn điều lệ nên có nguồn vốn cho vay mở rộng thị phần rộng khắp, thêm vào đó hạn mục tín dụng của ngân hàng đa dạng về số lượng, khách hàng cũng có uy tín và thiện chí trong vay và trả nợ NH. Tổng dư nợ cho vay năm 2009 có 2,1% là nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu . Vì vậy mà ngân hàng thu được vốn và lãi nhiều hơn.
Những sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay tiêu dung; cấp bảo lãnh. Nhờ chính sách tín dụng thông thoáng, phục vụ tư vấn tận tình của nhân viên mà khách hàng đến với NH nhiều hơn, đủ mọi thành phần kinh tế từ có thu nhập cao đến thu nhập trung bình.
Sự thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng còn chịu ảnh hưởng của chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Kon Tum phân thành nhiều lớp khách hàng để mỗi khách hàng sẽ có chính sách lãi suất riêng, phản ánh đúng điều kiện thực tế của khách hàng trên cơ sở lãi suất thỏa thuận.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hoạt động sản suất kinh doanh (SXKD) được nhà nước khuyến khích, tạo mọi đều kiện để phát triển nền kinh tế trong nước, các doanh nhiệp lần lượt ra đời đa phần là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, đạt hiệu quả sản xuất nên có nhiều khả năng trả nợ NH, vừa có thu nhập trang trãi cho chi phí SXKD, TM-DV (thương mại-dịch vụ) của mình. Riêng đối với cá nhân, khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì mức thu nhập của công nhân viên sẽ khá hơn và có điều kiện để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí bằng nguồn vốn NH, khả năng tìm đến tài trợ từ NH nhiều hơn.
Những vướng mắc từ Luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi bổ sung phù hợp với điều kiện mới, cho phép Ngân hàng tham gia kinh doanh ngoại tệ (thu mua, bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ) cho công dân Việt Nam, du khách nước ngoài có nhu cầu nắm giữ một phần tổng doanh thu của chi nhánh tăng tạo thêm lợi nhuận cho NH.
Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) được triển khai từ năm 2006, sự có mặt của dịch vụ này góp thêm tiếng nói trên thị trường tiền tệ. Mặc dù dịch vụ này triển khai sớm ở hội sở với các hoạt động chính là chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, tín dụng chứng từ,.. được giới kinh doanh, doanh nghiệp biết đến. OCB-BT có thêm dịch vụ này là rất cần thiết vì khi tiến trình tự do hóa, mô hình công ty đa quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) phát triển mạnh thì dòng vốn đầu tư di chuyển theo hai hướng: nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều hơn, đầu tư trong nước mở rộng thị trường khu vực xa hơn là trên toàn cầu. Lúc này, đồng tiền giao dịch không chỉ đơn thuần là một hai hai loại tiền nữa mà là nhiều loại ngoại tệ mạnh khác. Chức năng thanh toán quốc tế phát huy tác dụng mang lại lợi ích cho NH với chi phí thấp nhất, rủi ro nhỏ nhất có như vậy mới phân tán được rủi ro tín dụng trong hoạt động NH.
* Phân tích chi phí:
Doanh thu mà ngân hàng có được phải bỏ ra một phần cho phí nhất định bao gồm chi trong huy động vốn của ngân hàng, khoản chi này lớn nhất trong tổng chi phí. Huy động vốn tăng thì chi phí này tăng theo, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi của khách hàng (Việt Nam đồng và ngoại tệ). Lãi suất huy động của tiền đồng chịu ảnh hưởng lãi suất của đồng đôla Mỹ, khi lãi suất đôla Mỹ tăng thì ngân hàng Trung Ương (NHTW) có chính sách lãi suất huy động bằng tiền đồng tăng để huy động nội tệ ngăn chặn tình trạng đôla hoá khiến đồng tiền trong nước tăng giá hoặc giảm giá quá mạnh so với USD. Lãi suất trong nước luôn chịu tác động của chính sách lãi suất của FED, chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng thay đổi không ngừng, tăng qua các năm, trong năm 2009 chi cho hoạt động huy động vốn là 100.174 triệu đồng (kể cả chi trả lãi cho tiền gửi bằng ngoại tệ đã quy đổi bằng ra nội tệ) tăng 4.500 triệu đồng, tăng tương đối 4,7% (năm 2008 là 95.674 triệu đồng). Các khoản chi khác trong tổng chi như chi hoạt động khác, chi lương công nhân viên, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng theo là đương nhiên nhưng luôn ở mức dưới 10% là hợp lý. Nhìn chung, chi phí cho huy động vốn chiếm 88% trong tổng chi phí của ngân hàng là hơi cao, ngân hàng nên có biện pháp giảm bớt chi phí huy động vốn mà vẫn giữ được khách hàng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chi phí huy động vốn tăng đem lại áp lực làm cho LN của ngân hàng không tăng, tăng ít như phân tích lợi nhận ở trên. Do vậy, giảm chi phí trong thời gian ngắn không dễ dàng thực hiện, thông thường khách hàng rất quan tâm đến tiền lãi mà khách hàng nhận được khi gửi tiền chứ không quan tâm đến những lợi ích khác mà họ được hưởng.
3.2.5. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Kon Tum
3.2.5.1. Môi trường vĩ mô
Những thuận lợi:
Tình hình kinh tế của cả nước tiếp tục ổn định và tăng trưởng tới mức tăng trưởng cao. Cùng với đó, môi trường pháp lý, đặc biệt là môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và từng bước theo định hướng thị trường.
Địa bàn Tây Nguyên được Nhà nước và Chính phủ hết sức quan tâm, tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội, các chủ trương, chính sách của Chính phủ đối với Tây Nguyên tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt của các tỉnh Tây nguyên nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng. Ngoài ra, chính quyền tỉnh quyết tâm đẩy mạnh cải cách nền hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Trong thời gian gần đây, các thành phần kinh tế phi Nhà nước trên địa bàn phát triển mạnh, bao gồm: Kinh tế tư nhân cá thể, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần đặc biệt là số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập theo luật doanh nghiệp ngày càng tăng. Đây là thị trường đầy tiềm năng để thực hiện mục tiêu ngân hàng bán lẻ.
Những khó khăn thách thức:
- Đời sống người dân còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt trong quan hệ thanh toán vẫn còn phổ biến trong các tầng lớp dân cư.
- Công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành còn nhiều mặt bất cập.hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu.
- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh chưa thực sự ổn định, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thực sự ổn định.
- Tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn ngày càng cao, các ngân hàng thường xuyên đưa ra những cơ chế chính sách thông thoáng hơn để thu hút khách hàng nhằm chiếm thị phần. Đặc biệt, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ở hầu hết địa bàn các huyện trong khi Chi nhánh chỉ có thêm hai phòng giao dịch tại địa bàn huyện ĐăkHà và phòng giao dịch Lê Hồng Phong, Chi nhánh Ngân hàng Công thương cũng đang đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều rủi ro, trong khi đó các DNNN đang trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại, từ đó có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng.
- Ngày càng có nhiều các định chế, tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường tài chính ngân hàng như: Các công ty Bảo hiểm, Bưu điện. Bên cạnh đó, còn có các kênh huy động vốn khác trong nền kinh tế như: Trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu…
3.2.5.2. Môi trường vi mô
* Về thuận lợi:
- Chi nhánh tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo trong quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng như sự hỗ trợ phối kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi của các phòng ban tại Hội sở chính
- Việc triển khai thành công dự án Hiện đại hoá trong toàn hệ thống tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại với nhiều tiện ích phù hợp với người dân.
- Tập thể Ban lãnh đạo, CBCNV Chi nhánh là một tập thể trẻ, đoàn kết, có trình độ, lòng nhiệt huyết, yêu ngành, yêu nghề, thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Đây được coi là sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn thử thách.
* Về khó khăn:
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, khả năng tự cân đối nguồn vốn còn thấp, tốc độ tăng trưởng tiền gửi trung, dài hạn còn chậm.
- Đội ngũ CBCNV còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng nhiều, đặc biệt Chi nhánh đang thiếu cán bộ lãnh đạo cấp phòng, nên rất khó khăn trong công tác quản trị điều hành tại Chi nhánh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập từ các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2007- 2009, các báo cáo tài chính.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
3.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
3.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
3.3.2.3. Phương pháp chuyên gia
3.3.2.4 Công cụ xử lý số liệu: bảng tính excell
3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NH phụ thuộc vào uy tín của NH đó. Nếu NH có lượng khách hàng đông đảo và làm ăn có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của NH là khả quan. Hiệu quả đầu tư còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu vốn, NH phải thực sự trở thành người bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ khó khăn với họ… chủ thể vay vốn thực sự xem tín dụng NH là đòn bẩy và tạo được hình ảnh đẹp về NH.
HQTD không những thể hiện bằng con số tuyệt đối về lợi nhuận, để có kết luận chính xác hơn cần có một hệ thống chỉ tiêu sau:
- Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà NH đã giải ngân cho khách hàng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của tín dụng. Quy mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn cho thấy khả năng mở rộng đầu tư TD.
DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ - dư nợ đầu kỳ + DSTN trong kỳ
- Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu thể hiện 1 ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không? Hoạt động việc thu hồi vốn có tốt hay không? Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng.
DSTN trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - dư nợ cuối kỳ + DSCV trong kỳ
- Dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền cho vay mà khách hàng còn nợ ngân hàng cho đến cuối kỳ, chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả của hoạt động cho vay và thu nợ của ngân hàng.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ
- Nợ quá hạn: Trong trường hợp khoản vay đến hạn mà khách hàng không trả nợ và không có bất cứ thông báo gì về nguyên nhân trả nợ chậm so với thời gian thoả thuận trong hợp đồng hoặc không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khoản nợ này sẽ được chuyển thành NQH và áp dụng mức lãi suất NQH.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ số giữa NQH trên tổng dư nợ phản ánh mức độ NQH của khách hàng đối với ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ tổng dư nợ* 100%
- Vòng quay vốn: thể hiện tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.
Vòng quay vốn = Doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân
- Thời gian của một vòng quay: thể hiện số ngày của một vòng quay vốn, thời gian của một vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Thời gian của kỳ phân tích thường là 1 năm(360 ngày)
Thời gian của một vòng quay = Thời gian của kỳ phân tích/ Vòng quay vốn
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ Tổng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn huy động có đáp ứng được nhu cầu cho vay hay không? Chỉ tiêu này còn giúp xác định hiệu quả của 1 đồng vốn huy động.
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV Kon Tum.
4.1.1. Hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố Kon tum
Dân số trên địa bàn Thành phố Kon Tum gia tăng cùng với nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống con người cũng gia tăng không có giới hạn, những sản phẩm, dịch vụ truyền thống phục vụ cho cuộc sống phải được cải tiến hơn nữa đồng thời sản phẩm, dịch vụ mới ra đời làm cho con người cảm thấy tiện nghi thoải mái hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước về đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, trong thời gian ngắn các công ty SXKD, TMDV-DL đua nhau thành lập. Nhờ chính sách đầu tư nới lỏng, kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư khai thác tốt thông tin trong việc đăng ký kinh doanh, giảm đáng kể thời gian đi lại cho nhà đầu tư và sự thông thoáng của Luật danh nghiệp, nhờ vậy mà doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng cao.
Do xã hội phát triển mức sống con người càng cao, nhu cầu gia tăng theo thời gian, khi đó các NHTM chỉ đáp ứng khoảng 50- 60% nguồn vốn cho người dân, vì thế mà nguồn vốn đang rất thiếu thốn, thị trường tín dụng cho các đối tượng còn khá trống trãi chưa cung ứng đầy đủ, kịp thời so với nhu cầu khát vốn của nền kinh tế. Từ những phân tích trên, thị trường thành phố Kon tum là thị trường rất tiềm năng với dân số trung bình trên 430.000 dân, có nhiều cơ hội để Chi nhánh tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh thị trường, đưa sản phẩm của NH mình đến với người tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh với các NHTM khác để vừa mở rộng địa bàn họat động tạo vị thế vững vàng trong nước cũng như trên trường quốc tế.
4.1.2. Hoạt động huy động vốn:
Vai trò là tổ chức tài chính trung gian hoạt động dựa trên nguồn vốn vay mượn trong nền kinh tế, nghiệp vụ tạo nguồn của NH là không thể thiếu trong hoạt động của NH. Có nguồn NH mới thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Nếu không có đầu vào thì không có nguồn để NH cho vay lấy lời đảm bảo hoạt động bên trong. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, vừa qua NH thu được kết quả sau:
Bảng 4: Tóm tắt hoạt động huy động vốn Đvt:trđ
Chỉ tiêu Năm
2008
2009
Mức tăng 2009/2008
Tỷtrọng/NVHĐ năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Tiền gửi thanh toán
152.320
160.520
8.200
5,38%
25,88%
Tiền gửi có kỳ hạn
338.245
459.693
121.448
35,9%
74,11%
Tổng nguồn vốn huy động
490.565
620.213
129.648
26,4%
100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh.
Từ bảng tóm tắt hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động tăng mạnh, tổng nguồn vốn huy động tăng 26,4% trong 2009, hơn năm 2008 là 129.648 trđ. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm do các nguyên nhân sau:
Các cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi có kì hạn chiếm 74,11% trong tổng số, nhiều khách hàng dùng kênh gửi tiết kiệm vì kênh này có rất nhiều thuận lợi cho khách. Thứ nhất là nơi bảo quản tiền an toàn cho khách hàng, ngăn được hư hao mất mát; thứ hai mang lợi nhuận cho khách hàng qua tiền lãi tiết kiệm định kỳ hoặc cuối kỳ. Khách hàng đến gửi tiền thông thường là khách hàng ở tuổi trung niên gửi tiền để dành, tiền hưu trí, hay là tiền nhận được từ người thân ở nước ngoài,..vị trí của NH tiện cho việc đi lại nên dễ dàng huy động được dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ đó, NH sẽ huy động được nhiều tiền hơn phục vụ tốt hơn cho việc cấp tín dụng mà NH đang lo ngại đến nguồn vốn để cho vay.
Nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động mạnh mẽ của lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hai năm trở lại đây ở mức khá cao, các NHTM có tiềm lực tài chính mạnh ra sức hút vốn về phía mình bằng lãi suất ưu đãi, đua ra mức lãi suất hấp dẫn kèm theo là các chương trình khuyến mãi tiền gửi với các giải thưởng lớn gây chú ý cho khách hàng. Trước thực tế đáng lo ngại, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT kon tum chịu rất nhiều sức ép chịu tác động mạnh của chính sách lãi suất của NHNN vừa cạnh tranh với NHTM khác thu vốn về cho ngân hàng.
Tình hình cho vay, thu nợ:
4.1.3.1. Tình hình cho vay:
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Mức tăng năm
2009/2008
Số tiền
Tỷ trọng
Cho vay
ngắn
hạn
Cộng
998.925
1.055.653
1.230.327
174.674
16,55%
VNĐ
948.979
992.314
1.150.356
158.042
15,92%
NT
49.946
63.339
79.971
16.632
26,2%
Cho vay trung và dài hạn
211.404
383.292
279.648
-103.644
-27%
Tổng cho vay
1.210.329
1.438.945
1.509.975
71.030
4,93%
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cho cuộc sống người dân càng được cải thiện và nâng cao, bởi vậy nhu cầu vốn không thể thiếu đối với dân chúng cũng như hầu hết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn . Hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế được xem là nghĩa vụ của NH và quyền lợi của NH.
Bảng 5: Tóm tắt tình tình cho vay và biến động qua các năm Đvt: trđ
Nguồn: Tổng hợp cáo của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Kon tum
Tổng doanh số cho vay gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động, năm 2009, tổng doanh số cho vay của NH đạt 1.509.975 trđ tăng 4,93% so năm 2008(71.030 trđ). Tốc độ tăng giảm so 2008 nhưng tốc độ tăng tín dụng ổn định qua các năm đây là bước khởi sắc cho Chi nhánh, việc ngân hàng chuyển hướng sang phát triển tín dụng bán lẻ là rất đúng đắn.
Doanh số cho vay tăng nhanh từ năm 2007-2009, năm 2007 doanh số chỉ có 1.210.329 trđ, doanh số lần lượt tăng 1.438.945 trđ đến 1.509.975 trđ năm 2009. Tốc độ tăng là do trong hai năm 2008, 2009 thị xã Kon Tum trở thành đô thị loại 3, nhu cầu chi tiêu của người thành phố lớn hơn mức bình thường. Cá nhân thì cần vốn cho tiều dùng, mua sắm, du lịch, mở mang cơ sở phục vụ cho khách trong nước và ngoài nước còn doanh nghiệp thì gia tăng sản xuất nhiều hơn nữa cung cấp đủ hàng hoá dịch vụ cho khách hàng, các hoạt động này góp phần lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng, Vì thế mà tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Kon Tum luôn tăng trưởng dịp này là cơ hội tốt cho khuếch trương thương hiệu của chi nhánh. Hơn nữa, nền kinh tế đang phát triển tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trên 11,45/năm. Tiềm lực kinh tế vững mạnh động lực gia tăng thu nhập từ 678,125 USD ước tính năm 2009 đạt 774 USD/người/năm.
Bảng 6: Tỷ trọng dư nợ cho vay năm 2009
Chỉ tiêu
Năm 2009
Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn
1.230.327
81,48%
Cho vay trung và dài hạn
279.648
18,52%
Tổng doanh số cho vay
1.509.975
100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh
Tín dụng ngắn hạn chiếm 81,48%, phân tán được rủi ro cho ngân hàng, tín dụng này có ưu điểm là lãi suất thấp, vay trong thời hạn dưới 1 năm thích hợp cho đối tượng có thu nhập ổn định có khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Ngân hàng đang tiến tới là ngân hang bán lẻ hang đầu ở Việt Nam. Cuối cùng là cho vay dài hạn, khoản vay này có rủi ro nhất cho ngân hàng, bên cạnh thời hạn cho vay dài chỉ cần biến động nhỏ là NH không thu đủ nợ gốc và lãi cho vay, số tiền cho vay thường là rất lớn dùng tài trợ cho các dự án, công trình khả thi và hoạt động hiệu quả. Quyết định cho vay dự án là NH chấp nhận rủi ro lớn rất nhiều so với vay ngắn và trung hạn.
Tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn năm 2009/2008 là (16,54%) xét về số tuyệt đối thì tăng 174.674 trđ. Nhận định chung về dư nợ cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Kon Tum tăng trưởng cao, mức tăng phản ánh nhu cầu vốn của cư dân là rất cao, do một mặt Chính phủ khuyến khích dân chúng tiêu dùng nhiều bằng cách cho cán bộ công nhân viên làm việc trong một số ngành nghỉ thứ bảy, chủ nhật kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài dành thời gian mua sắm, giải trí kích thích các công ty, xí nghiệp gia tăng số lượng nâng cao chất lượng ngành sản xuất kinh doanh, thương mại-dịch vụ vừa cạnh tranh vừa tăng GDP cho đất nước. Mức lương trung bình các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ điều chỉnh nâng thêm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, còn khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn mà chủ đầu tư cần. Dân cư gia tăng chi tiêu, DN tăng cường SXKD đòi hỏi chi phí lớn rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi hết ngoài nguồn vốn tự có như việc bổ sung vốn kinh doanh. Nguồn vốn này các chủ đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,..đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ trong một chu kỳ SXKD, do vậy, để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi vay thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình SXKD là cần thiết.
Trong vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống cũng vậy, bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập khác nên khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào mà tức thời không có đủ khả năng tài chính trong nhất thời có thể là 12 giờ, 24 giờ, 1 tháng, 3 tháng, ..đến dưới một năm thì khách hàng nghĩ ngay đến ngân hàng.
Trong cho vay ngắn hạn, chi nhánh cho vay chủ yếu là vay tiêu dùng (mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng ,..), vay bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh.
Sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều, giá hàng hóa ngày càng rẻ, chất lượng tốt tạo thời cơ mua sắm tiêu dung cho người dân, bởi vậy nhu cầu vốn ngắn hạn không thể thiếu, dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh tăng nhanh trong năm vừa qua.
Dư nợ bằng Việt Nam Đồng chiếm 97,5%, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng mở rộng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT) như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền bằng ngoại tệ,…
Dư nợ trung và dài hạn có tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ cho vay củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Kon Tum.doc