Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3

1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 4

II. HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU 5

1. Khái niệm 5

2. Đặc điểm 6

2.1. Chủ thể 6

2.2. Đối tượng hợp đồng 7

2.3. Đồng tiền thanh toán 7

2.4. Luật áp dụng 7

3. Nguồn luật Điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 8

3.1. Luật quốc gia 8

3.2. Điều ước quốc tế 10

3.3. Tập quán thương mại quốc tế 11

3.4. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 12

III. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 12

1. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 12

1.1. Nguyên tắc giao kết 12

1.2. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 13

2. Điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng xuất nhập khẩu 14

2.1. Chủ thể của hợp đồng 14

2.2. Hình thức hợp đồng 14

2.3. Đối tượng hợp đồng 15

2.4. Nội dung của hợp đồng 15

2.4.1. Tên hàng 16

2.4.2. Số lượng 16

2.4.3. Qui cách, chất lượng 16

2.5.4. Giá cả 16

2.5.5. Phương thức thanh toán 17

2.5.6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng 17

3. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 17

3.1. Nguyên tắc thực hiện 17

3.2. Nội dung thực hiện 18

3.2.1. Xin giấy phép xuất nhập khẩu 18

3.2.2. Mở tín dụng thư (thông thường là L/C nếu hợp đồng qui định) 18

3.2.3. Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hóa 18

3.2.4. Thủ tục hải quan 19

3.2.5. Giao nhận hàng và kiểm tra hàng hóa 19

3.2.4. Thanh toán 20

4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu 21

4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 21

4.2. Các hình thức trách nhiệm 21

4.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 21

4.2.2. Phạt vi phạm 22

4.2.3. Bồi thường thiệt hại 22

4.2.4. Hủy hợp đồng 22

4.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm 23

4.2.1. Trường hợp bất khả kháng 23

4.2.2. Lỗi của bên kia hoặc của bên thứ ba 23

4.2.3. Trường hợp do hai bên thỏa thuận 24

5. Giải quyết tranh chấp 24

5.1. Giải quyết tranh chấp do thương lượng giữa các bên 24

5.2. Giải quyết tranh chấp do hòa giải 24

5.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 25

5.4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại Toà án 25

Chương II: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27

I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27

1. Địa vị pháp lý 27

1.1. Một số thông tin chủ yếu về Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến 27

1.1.1. Tổng quan về hợp tác xã 27

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 27

1.2.Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã 28

1.2.1. Chức năng 28

1.2.2. Nhiệm vụ 28

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của hợp tác xã 28

1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28

1.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 29

3. Vấn đề về lao động và tiền lương 30

3.1. Tình hình lao động 30

3.2. Hợp đồng lao động 31

3.3. Hợp đồng lao động 31

4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã 32

4.1. Bảng cân đối kế toán 32

4.2. Bảng cân đối tài khoản 33

4.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 34

II. VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 35

1. Các hình thức hợp đồng 35

1.1. Hợp đồng lao động 35

1.2. Hợp đồng kinh tế 35

1.3. Hợp đồng dân sự 36

2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 36

2.1. Chủ thể hợp đồng 36

2.2. Hình thức hợp đồng 37

2.3. Đối tượng hợp đồng 38

2.4. Nội dung hợp đồng 38

3. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại hợp tác xã 39

4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 40

Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 41

I. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 41

1. Đánh giá chung 41

2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến 42

2.1. Thuận lợi 42

2.1.1. Về phía nhà nước 43

2.1.2. Về phía hợp tác xã 43

2.2. Khó khăn 44

2.2.1. Về phía nhà nước 44

2.2.2. Về phía hợp tác xã 44

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 45

1. Về phía nhà nước 45

1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu 45

1.1.1. Hoàn thiện chính sách nhập khẩu 45

1.1.2. Thủ tục hải quan 46

1.1.3. Hạn ngạch và giấy phép kinh doanh 46

1.1.4. Ký kết và gia nhập các Điều ước quốc tế về Thương mại 47

1.2. Các giải pháp khác 47

1.2.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế 47

1.2.2. Về chính sách xúc tiến thương mại 47

2. Về phía hợp tác xã 48

2.1. Vấn đề nhân sự 48

2.2. Tăng cường hệ thống tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường 48

2.3. Về quá trình đàm phán 48

2.4. Về vấn đề ký kết hợp đồng 49

2.5. Về vấn đề thực hiện hợp đồng 50

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

docx58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhận với ga, cảng kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng qúi, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, Điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng nếu cơ quan vận tải không giao những tài liệu đó. Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày to axe chở hàng về sân ga giao nhận. Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản chi phí về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu. Theo dõi giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản về đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát hàng hóa và giải quyết trong phạm vi những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận. 3.2.4. Thanh toán Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên tham gia hợp đồng chấp nhận thanh toán theo các phương thức sau: Phương thức chuyển tiền (Remittance): Người mua thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán. Loại này ít được dùng trong thanh toán quốc tế, vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account): Được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ tiền mua hàng hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment): Là người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức tín dụng chứng từ: Là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã qui định và mọi Điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ. Phương thức uỷ thác thu mua (Authority to Purchase - A/P): Là do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ. Thư bảo đảm tiền (Letter of Guarantee - L/C): Ngân hàng bên mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là “ thư bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên qui định. 4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu 4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm Muốn kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không, cần phải xem xét các yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp đồng. Có thiệt hại thực tế về tài sản. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế. 4.2. Các hình thức trách nhiệm 4.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng Theo Điều 297 luật Thương mại Việt Nam 2005 qui định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu mọi chi phí phát sinh”. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng chủng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có, có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Điều này được qui định giống với trong công ước Viên. 4.2.2. Phạt vi phạm Theo Điều 300 luật Thương mại: “Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ trường hợp miễn trách nhiệm qui định tại Điều 294 của bộ luật này”. Quyền đòi tiền phạt vi phạm phát sinh do các hành vi: Không thực hiện hợp đồng. Thực hiện không đúng hợp đồng. 4.2.3. Bồi thường thiệt hại Theo Điều 302 luật Thương mại Việt Nam 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”. Điều 303 của bộ luật này cũng qui định căn cứ để bồi thường thiệt hại: Có hành vi vi phạm hợp đồng. Có thiệt hại thực tế. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. 4.2.4. Hủy hợp đồng Đây là chế tài nặng nhất khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà không thể dung hòa được, hợp đồng đã giao kết không thể thực hiện được do hành vi vi phạm gây ra. Nội dung này được qui định ở các Điều 49 khoản 1a, 1b; Điều 64 khoản 1a, 1b; Điều 25 của công ước Viên cũng như ở Điều 312 luật Thương mại Việt Nam 2005. Hậu quả pháp lý do hủy hợp đồng gây ra (Điều 314 luật này): Hợp đồng không có hiêu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định của luật này. 4.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm Văn bản số 421 của Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế, một bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được rằng: Do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên thực hiện. Bên đó không thể lường trước một cách hợp lý trở ngại đó. Bên đó không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý các trở ngại đó. Việc miễn trách nhiệm cho một bên hợp đồng được qui định rất cụ thể tại Điều 79 công ước Viên 1980. Theo Điều 296 luật Thương mại Việt Nam 2005, có ba trường hợp miễn trách: Trường hợp bất khả kháng. Lỗi của bên kia (trái chủ) hoặc bên thứ ba. Các trường hợp miễn trách do hai bên thỏa thuận. 4.2.1. Trường hợp bất khả kháng Là những sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn và dự kiến của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng, khi sự kiện đó xảy ra dù đã làm hết khả năng của mình nhưng vẫn không thể khắc phục được. 4.2.2. Lỗi của bên kia hoặc của bên thứ ba Nếu lỗi trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây nên sự vi phạm hợp đồng của thụ trái thì thụ trái được miễn trách nhiệm. Trong trường hợp này, để được miễn trách nhiệm, thụ trái phải chứng minh được lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng của mình. Lỗi của người thứ ba: Khi lỗi của người thứ ba là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm cũng được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được điều đó là thực tế. 4.2.3. Trường hợp do hai bên thỏa thuận Bên vi phạm sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hợp đồng qui định được miễn trách nhiệm, hoặc do các bên thống nhất thỏa thuận. 5. Giải quyết tranh chấp Theo Điều 317 luật Thương mại Việt Nam 2005: “Hình thức giải quyết tranh chấp có các hình thức như sau: Thương lượng giữa các bên. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Giải quyết tại Trọng tài hoặc tòa án.” 5.1. Giải quyết tranh chấp do thương lượng giữa các bên Khi phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ với nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ. Thương lượng được tiến hành độc lập hoặc cùng với quá trình tố tụng tại Trọng tài hoặc tòa án. Đối với thương lượng độc lập: Kết quả thương lượng coi như một thỏa thuận mới về tranh chấp, các bên phải thi hành tự nguyện. 5.2. Giải quyết tranh chấp do hòa giải Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên đạt được một sự thỏa thuận. Hòa giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được một sự thỏa thuận. Hiệu lực của hòa giải chỉ giống như một điều khoản của hợp đồng ràng buộc các bên. Khi hai bên không thể giải quyết những bất đồng của mình bằng thương lượng hay hòa giải thì theo thỏa thuận của hợp đồng sẽ đưa ra Trọng tài hay tòa án giải quyết. 5.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài Văn bản áp dụng: Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định hợp đồng có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Trọng tài thương mại có ba đặc điểm: Phải có sự thỏa thuận của các bên việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài. Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài sẽ đưa ra một bên quyết định, sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên. Các quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua mọi thủ tục tư pháp. Sau khi nhận được phán quyết của trọng tài, các bên thường tự nguyện thi hành vì nhiều lý do: Muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài vì biết rằng ít có khả năng để tòa án xem xét và thay đổi lại quyết định của trọng tài. Hiệu quả cuối cùng của trọng tài là phán quyết trọng tài thì phải thi hành tại nước có tài sản để thi hành của bên thua. Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt hơn sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Việt Nam tại Việt Nam. 5.4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại Toà án Văn bản áp dụng: Luật Thương mại 2005, luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2003, bộ luật tố tụng dân sự năm 2005. Tòa án không có thẩm quyền xét xử đương nhiên đối với một tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương vì một trong các bên đương sự là người nước ngoài đối với bên kia. Tòa án chỉ có quyền giải quyết khi trong hợp đồng các bên thỏa thuận giao cho tòa án giải quyết chứ không giao cho Trọng tài. Mặt khác, trong điều ước quốc tế cũng không qui định giao cho Trọng tài giải quyết. Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp điều ước quốc tế có liên quan qui định giao tranh chấp cho tòa án giải quyết. Như vậy, muốn kiện tới tòa nào thì người đi kiện phải căn cứ vào hợp đồng và điều ước quốc tế có liên quan. Khi kiện tới tòa án cần lưu ý: Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật áp dụng cho hợp đồng và theo thủ tục tư pháp của nước mà tòa án mang quốc tịch. Xác định đúng thẩm quyền về người và thẩm quyền về việc của tòa án định chọn đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Việc xác định đúng thẩm quyền về người thường là điểm yếu của phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Phương án tốt nhất là kiện ở nơi mà tòa án có thể tìm thấy được bị đơn. Hiệu lực thi hành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, tính khách quan của tòa án được chọn đối với người nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí. Đối với phần lớn các nước trên thế giới, bản án của tòa án một nước chỉ được tòa án nước khác cho thi hành trên lãnh thổ quốc gia đó khi hai nước có hiệp định chung về vấn đề đó. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án không được ưa chuộng vì những khó khăn do thủ tục tư pháp ở tòa án mang lại, mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng tòa án lại mang tính công khai, không đảm bảo được bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, chưa có điều ước quốc tế nào về công nhận và thi hành bản án của tòa án giải quyết các tranh chấp mang tính quốc tế như: Công ước NewYork 1958 đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Các nước có thể đưa ra những căn cứ để không công nhận bản án của tòa án nước ngoài. Do vậy áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng Trọng tài vẫn được ưa chuộng và phổ biến nhất. Chương II THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 1. Địa vị pháp lý 1.1. Một số thông tin chủ yếu về Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến 1.1.1. Tổng quan về hợp tác xã Tên đầy đủ: Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến. Tên giao dịch quốc tế: QUYET TIEN inductrial cooperative. Trụ sở chính: Địa chỉ: Số 170 phố Lò Đúc, phường Đông Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84 4) 9714291 Fax: (84 4) 9718665 Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến được ra đời theo quyết định số 10/CN-HBT ngày 08/01/1998 do UBND quận Hai Bà Trưng cấp. Vốn điều lệ: 1,135,000,000 đồng (một tỷ một trăm ba mươi nhăm triệu đồng) với ba cổ đông sáng lập. Chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Phi Hằng. 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất chai nhựa, vành xe đạp, xe máy, mạ niken, đồ mộc, nước tinh lọc. May mặc xuất khẩu. Buôn bán nguyên vật liệu về ngành nhựa và may mặc. Đại lý ký gửi, gia công khung nhôm sắt, buôn bán tư liệu tiêu dùng, sắt xây dựng, nhà hàng ăn uống, sản xuất và mua bán hàng dệt may xuất khẩu. Buôn bán điện dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vận tải, hành khách, hàng hóa, buôn bán kinh doanh, tư vấn bất động sản, cho thuê kho chứa hàng, văn phòng làm việc, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. 1.2.Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã 1.2.1. Chức năng Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự điều chỉnh của nhà nước. 1.2.2. Nhiệm vụ Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến có những nhiệm vụ sau: Thực hiện các ngành nghề sản xuất đã đăng ký trong điều lệ của hợp tác xã nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài chính theo qui định của pháp luật. Sử dụng và phát triển nguồn vốn có hiệu quả, phát triển mạng lưới kinh doanh. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trong ban quản trị và ban kiểm soát cũng như các xã viên trong hợp tác xã. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các xã viên cũng như các lao động đang làm việc trong hợp tác xã. Phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Cung cấp các thông tin về sản phẩm và tính trung thực của các thông tin khi bán hàng cho khách hàng. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của hợp tác xã 1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của HTX Công nghiệp Quyết Tiến được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban chủ nhiệm Khối hành chính Khối phân xưởng Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán FX ép phun FX thổi chai FX cơ khí 1.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Ban chủ nhiệm: Ban chủ nhiệm hợp tác xã gồm có bốn người, một chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm và một kiểm soát viên. Ban chủ nhiệm là bộ phận phải chịu trách nhiệm cao nhất trong hợp tác xã về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho hợp tác xã đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể xã viên cũng như người lao động trong hợp tác xã. Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật sản xuất sản phẩm đồng thời là người trực tiếp điều hành các phân xưởng và phó chủ nhiệm phụ trách mảng kinh doanh thương mại điều hành và quản lý khối phòng ban. Họ thay mặt chủ nhiệm tổ chức quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã thong qua việc giám sát phòng ban, phân xưởng. Phó chủ nhiệm là người giúp việc cho chủ nhiệm có nhiệm vụ cố vấn, tham mưu cho chủ nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ vạch ra kế hoạch sản xuất và các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời phòng kinh doanh cũng có trách nhiệm theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận bán hàng ghi chép, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận này tập hợp hóa đơn bán hàng, cuối ngày giao cho phòng kế toán để ghi sổ. Ngoài việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng kinh doanh còn trực tiếp kinh doanh các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành nhựa và ngành may mặc, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thương mại. Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thường xuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động. Do mô hình hợp tác xã còn nhỏ nên phòng kỹ thuật kiêm thêm nhiệm vụ phụ trách các công việc tuyển chọn lao động, giải quyết các chế độ lao động, phụ trách về hành chính và một số công việc có liên quan khác. Phòng này gồm tổ bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hợp tác xã. Phòng kế toán: Phòng kế toán có năm người, có chức năng tổ chức, theo dõi tình hình tài chính của hợp tác xã. Bảo đảm kế hoạch đúng đắn, theo dõi sát sao sự vận động tiền – hàng của hợp tác xã. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ thanh toán lương, thưởng, chi trả cổ tức cho xã viên và các cổ đông, giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Khối phân xưởng: được chia làm ba phân xưởng: hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng ép phun, phân xưởng sản xuất thổi chai và phân xưởng cơ khí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng theo đúng tên gọi của mình. Riêng phân xưởng cơ khí là phân xưởng có chức năng bổ trợ cho hai phân xưởng ép phun và phân xưởng thổi chai. Cụ thể phân xưởng cơ khí sửa chữa khuôn mẫu, thay thế những chi tiết nhỏ bị hỏng trong quá trình sản xuất. Việc phân cấp quản lý từ trên xuống đã tạo điều kiện cho các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp giúp cho phân xưởng sản xuất hoạt động liên tục, không gián đoạn, đạt hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh `doanh của hợp tác xã. 3. Vấn đề về lao động và tiền lương 3.1. Tình hình lao động Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến hiện có tất cả là 35 lao động. Trong đó có 9 xã viên chính thức, số còn lại là làm việc theo hợp đồng. Cơ cấu lao động của hợp tác xã được phân bổ như sau: có bốn xã viên được bầu vào ban quản trị, năm xã viên còn lại cùng với số lao động được phân bổ vào hai khối hành chính và khối phân xưởng. 3.2. Hợp đồng lao động Tất cả các lao động hoạt động trong hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến (gọi chung là xã viên) đều được ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể theo đúng qui định của luật lao động. Trong điều lệ của hợp tác xã có qui định rõ ràng và cụ thể về các đối tượng có thể trở thành xã viên trong hợp tác xã. Trong đó qui định về các nhân, hộ gia đình, cán bộ công chức, pháp nhân. Hiện tại ở hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến có xã viên ở hai loại hình là cá nhân và hộ gia đình. Có hai loại hợp đồng lao động được ký kết ở hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến, đó là hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không có thời hạn. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn thong thường là được ký kết với các lao động có tính thời vụ. Ví dụ: Khi cần hàng may mặc xuất khẩu ra nước ngoài, hợp tác xã thuê lao động về may mặc trong vòng từ một tháng đến ba tháng, sau khi thực hiện xong việc sản xuất hàng hoá thì kết thúc hợp đồng (đương nhiên ở đây đều được ký kết dưới 36 tháng). 3.3. Hợp đồng lao động Về vấn đề tiền lương, điều lệ hợp tác xã qui định trả công theo tháng, trả công theo sản phẩm, trả công theo hiệu quả kinh doanh, trả công đối với các chức danh, Trưởng Ban kiểm trị, thành viên Ban quản trị, Trưởng ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, cán bộ chuyên trách môn, lao động khác của hợp tác xã, nguyên tắc trả công khác. Như vậy, có thể thấy hợp tác xã qui định các hình thức trả công theo đúng qui định của pháp luật lao về lao động. Cụ thể theo đúng tinh thần qui định tại điều 58 và điều 59 của Bộ luật Lao động hiện hành. Ngoài tiền lương cơ bản mà người lao động được nhận, hợp tác xã còn qui định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động như sau: Đối với người lao động làm thêm giờ vào các ngày bình thường trong tuần, họ được trả thêm 150% lương cơ bản. Đối với người lao động làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần mà họ được nghỉ, thì hợp tác xã trả thêm 200% lương cơ bản. Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, hợp tác xã trả thêm 300% lương cơ bản. Đối với người lao động làm thêm giờ vào ca đêm, hợp tác xã trả thêm 30% tiền lương tính theo lương cơ bản hoặc tiền lương của công việc đang làm ban ngày. Hình thức xử lý lỗ và chia lãi được thực hiện như sau: Xử lý lỗ: Nếu thiệt hại của Hợp tác xã do xã viên gây ra thì xã viên đó phải bồi thường cho họp tác xã theo qui định của Đại hội xã viên. Nếu khoản lỗ của hợp tác xã do nguyên nhân khách quan gây ra thì được trừ vào các quĩ dự phòng hoặc lấy lãi của năm sau bù hay trừ vào các quĩ của Hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì trừ vào vốn góp của xã viên do Đại hội quyết định. Chia lãi: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của Hợp tác xã được phân phối như sau: Trả bù các khoản lỗ năm trước (nếu có), theo qui định của pháp luật về thuế. Trích lập các quĩ của Hợp tác xã và chia lãi theo vốn góp của xã viên, công sức đóng góp. Phần còn lại chia theo mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã. Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh nhu cầu tích lũy để phát triển hợp tác xã. Đại hội xã viên quyết định tỷ lệ phân phối lãi hàng năm. 4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã 4.1. Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN Mã số Năm 2004 Năm 2005 Số đầu kỳ Số cuối kỳ Số đầu kỳ Số cuối kỳ 1 2 3 4 5 6 I-TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 5,832,960,706 7,938,506,903 7,938,506,903 8,341,432,967 1. Tiền mặt tại quĩ 110 140,944,543 52,789,851 52,789,851 209,497,856 2. Tiền gửi ngân hàng 111 4,151,978 22,592,175 22,592,175 38,173,592 3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 113 71,192,080 4. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 113 5. Phải thu của khách hàng 114 1,728,315,039 2,214,161,689 2,214,161,689 2,035,023,587 6. Các khoản phải thu khác 115 2,886,313,551 7. Dự phòng phải thu khó đòi 116 8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 117 689,287,395 973,635,733 973,635,733 304,234,064 9. Hàng tồn kho 118 3,270,261,751 4,629,471,766 4,629,471,766 2,767,044,478 10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 119 11. Tài sản lưu động khác 120 45,855,689 45,855,689 29,953,759 II-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 835,487,521 805,570,549 805,570,549 1,171,109,322 1. Tài sản cố định 210 Nguyên giá 211 1,763,736,718 1,960,388,146 1,960,388,146 2,417,513,098 Giá trị hao mòn lũy kế 212 (928,249,197) (1,154,817,597) (1,154,817,597) (1,416,574,345) 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 213 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 214 4. Chi phí xây dựng cơ bản 215 5. Chi phí trả trước dài hạn 216 170,170,569 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 6,668,448,227 8,744,077,452 8,744,077,452 10,929,116,634 NGUỒN VỐN Mã số Năm 2004 Năm 2005 Số đầu kỳ Số cuối kỳ Số đầu kỳ Số cuối kỳ 1 2 3 4 3 4 I-NỢ PHẢI TRẢ 300 5,445,707,152 7,499,077,551 7,499,077,551 8,289,490,177 1. Nợ ngắn hạn 310 5,445,707,152 7,499,077,551 Vay ngắn hạn 311 4,094,594,984 6,996,448,425 6,996,448,425 6,437,670,605 Phải trả cho người bán 312 1,180,489,917 246,016,000 246,016,000 1,588,734,573 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 313 (2,782,749) (6,471,873) (6,471,873) Phải trả người lao động 314 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315 173,405,000 263,084,999 263,084,999 263,084,999 2. Nợ dài hạn 316 0 0 Vay dài hạn 317 Nợ dài hạn 318 II-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1,222,741,075 1,244,999,901 1,244,999,901 2,639,626,457 1. Nguồn vốn kinh doanh 410 1,172,489,251 1,172,489,251 1,172,489,251 1,119,816,497 Góp vốn 411 Thặng dư vốn 413 Vốn khác 413 1,416,574,345 2. Lợi nhuận tích lũy 414 50,251,824 72,510,650 72,510,650 103,235,615 3. Cổ phiếu mua lại 415 4. Chênh lệch tỷ giá 416 5. Các quĩ của doanh nghiệp 417 Quĩ khen thưởng, phúc lợi 418 6. Lợi nhuận chưa phân phối 419 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 6,668,448,227 8,744,077,452 8,744,077,452 10,929,116,634 4.2. Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối tài khoản năm 2004 MH Tên tài khoản Dư đầu kỳ Phát sinh Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 140,944,543 9,425,211,073 9,513,365,765 52,789,851 112 Tiền gửi ngân hàng 4,151,978 8,628,000,314 8,609,560,117 22,592,175 131 Phải thu khách hàng 1,728,315,039 4,919,354,553 4,433,507,903 2,214,161,689 133 Thuế GTGT 689,287,395 631,498,754 347,150,416 973,635,733 142 Chi phí trả trước 46,144,167 288,478 45,855,689 152 Nguyên vật liệu 1,827,689,882 5,397,377,698 4,024,099,920 3,200,967,660 153 Công cụ dụng cụ 22,682,850 22,682

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.docx
Tài liệu liên quan