Chuyên đề Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008

MỤC LỤC

BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 1

LỜI MỞ ĐẦU. 2

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. 2

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Kết cấu chuyên đề. 3

Chương 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 5

1.1 - Giới thiệu chung về trái phiếu chính phủ. 5

1.1.1 Khái niệm trái phiếu Chính phủ. 5

1.1.2 Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ. 6

1.1.2.1 Độ rủi ro thấp. 6

1.1.2.2 Tính sinh lời thấp. 6

1.1.3. Phân loại trái phiếu chính phủ. 7

1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể phát hành. 7

1.1.3.2 Phân loại theo mục đích phát hành. 8

1.1.3.3 Phân loại theo kỳ hạn. 9

1.1.3.4 Phân loại theo hình thức trả lãi. 9

1.1.3.5 Phân loại theo mức độ bảo đảm thanh toán. 9

1.1.3.6 Phân loại theo hình thức và tiêu thức quản lý. 10

1.1.3.7 Phân loại theo địa bàn phát hành. 10

1.2 – Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển. 10

1.2.1 Đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 10

1.2.1.1 Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương. 10

1.2.1.2 Đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt của Chính phủ. 12

1.2.1.3 Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia của các doanh nghiệp Nhà nước. 14

1.2.2 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. 15

1.2.3 Góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. 15

1.2.4 Góp phần tăng cường vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế 16

vĩ mô. 16

1.3 – Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ. 17

1.3.1 Phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ. 17

1.3.2 Phát hành trái phiếu đầu tư. 18

1.3.3 Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. 18

1.3.4 Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương. 19

1.4 – Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát hành TPCP. 19

1.4.1 Nhu cầu vốn cho ĐTPT kinh tế. 19

1.4.2 Tốc độ phát triển kinh tế. 20

1.4.3 Lạm phát và lãi suất tương lai dự tính. 20

1.4.4 Lợi tức và mức độ rủi ro của các công cụ đầu tư khác ( vàng, bất động sản ) 20

1.4.5 Khả năng sinh lời từ việc mua, bán chuyển nhượng TPCP. 20

1.4.6 Tính thanh khoản của TPCP. 21

Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2008. 22

2.1 - Cơ chế chính sách phát hành TPCP phủ cho đầu tư phát triển ở nước ta. 22

2.1.2 Công tác xây dựng kế hoạch phát hành TPCP. 22

2.1.2 Công tác quản lý phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống KBNN. 22

2.1.2.1 Tổ chức in trái phiếu. 22

2.1.2.2 Phân phối, điều chuyển và thu hồi trái phiếu. 23

2.1.2.3 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý trái phiếu 23

2.1.2.4 Quản lý nguồn thu phát hành trái phiếu và nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. 26

2.2 - Thực trạng của công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2004 – 2008. 27

2.2.1 Khái quát tình hình phát hành TPCP cho đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2004 -2008. 27

2.2.2 Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2004 – 2008. 30

2.2.2.1 Kết quả phát hành trái phiếu GT-TL cho các dự án, công trình trọng điểm Quốc gia. 32

2.2.2.2 Kết quả phát hành công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học. 37

2.2.3 Kết quả của công tác phát hành TPCP theo các phương thức phát hành trái phiếu. 42

2.2.3.1 Phát hành TPCP theo hình thức bán lẻ qua hệ thống KBNN. 46

2.2.3.2 Đấu thầu qua NHNN và TTGDCK. 47

2.2.3.3 Bảo lãnh phát hành. 49

2.3 - Đánh giá tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008. 52

2.3.1 Những mặt tích cực đã đạt được. 52

2.3.1.1 Trái phiếu Chính phủ là công cụ huy động vốn có hiệu quả của Nhà nước. 52

2.3.1.2 Đã thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn. 54

2.3.1.3 Cơ chế phát hành trái phiếu từng bước được cải tiến. 55

2.3.1.4 Hình thức huy động ngày càng đa dạng. 56

2.3.1.5 Đã thiết lập được bộ máy làm công tác phát hành, thanh toán trái phiếu trên địa bàn cả nước. 56

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân. 57

2.3.2.1 Khối lượng vốn huy động cho ĐTPT thông qua hình thức phát hành trái phiếu nhìn chung còn thấp. 57

2.3.2.2 Chưa xây dựng được kế hoạch phát hành mang tính khả thi cao và ổn định trong từng giai đoạn. 57

2.3.2.3 Trái phiếu Chính phủ chưa thực sự đóng vai trò là hàng hoá chủ đạo trên thị trường vốn và vai trò điều hành trên thị trường tiền tệ. 58

2.3.2.4 Cơ chế phát hành trái phiếu chưa hoàn thiện. 59

2.3.2.5 Tính thanh khoản của trái phiếu còn thấp. 60

2.3.2.6 Việc quy định đối tượng phát hành trái phiếu công trình còn bó hẹp. 61

Chương 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 62

3.1 – Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ nay cho tới năm 2015. 62

3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2015. 62

3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta từ nay cho tới năm 2015. 63

3.1.3 Xây dựng lộ trình triển khai công tác phát hành TPCP ở Việt Nam. 66

3.1.3.1 Từ nay tới năm 2010. 66

3.1.3.2 Giai đoạn 2011 – 2015. 66

3.1.3.3.Giai đoạn từ 2015 trở đi. 67

3.2 – Những giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển ở nước ta. 67

3.2.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy. 67

3.2.1.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn và cơ chế phát hành công trái XDTQ. 67

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá phát hành TPCP. 69

3.2.1.3 Thực hiện phân loại các đối tượng đầu tư của Trái phiếu Chính phủ để từ đó có chính sách huy động cụ thể với từng đối tượng đó 70

3.2.1.4 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn. 75

3.2.1.5 Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ và nâng cao kiến thức của công chúng về lĩnh vực huy động vốn. 76

3.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ. 77

3.2.2.1 Hoàn thiện phương thức phát hành TPCP. 77

3.2.2.2. Sớm thành lập các nhà đại lý cấp một trên thị trường sơ cấp 78

3.3.2.3. Cải tiến cơ chế xác định lãi suất TPCP. 79

3.3.2.4. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho thị trường TPCP. 80

KẾT LUẬN. 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng cao Bảng 2.3: Tổng hợp phát hàng trái phiếu GT-TL từ năm 2004-2008. Đơn vị: tỷ đồng/ triệu USD Tỷ giá 15.602 STT Hình thức phát hành Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng cộng Tổng số phát hành (qui đổi) 5033 10585 10348 20276.6 6695 52937.6 Bằng VNĐ 4322.136 10585 10348 20276.6 45531.736 Bằng USD 44358 0 0 44358 1 Phát hành qua KBNN Bằng VNĐ 1203412 1385 0 0 0 1204797 Bằng USD 38858 0 0 0 38858 2 Đấu thầu qua NHNN 5.5 0 0 0 0 5.5 3 Đấu thầu qua TTGDCK 483724 50 1488 6350 555 492167 4 Bảo lãnh phát hành 635 3150 4360 7650 3640 19435 5 BHXH mua 2000 6000 4500 6000 2500 21000 6 Đấu thầu theo lô lớn 296.6 296.6 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam Trong năm 2007, sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, KBNN đã phối hợp với trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện thành công hai đợt phát hành trái phiếu lô lớn theo kỹ thuật phát hành của các nước tiên tiến, nhằm cơ cấu lại thị trường trái phiếu, góp phần nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp, từng bước hình thành đường cong lãi suất chuẩn TPCP, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường chứng khoán. Kỹ thuật phát hành này đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo các nhà đầu tư, khối lượng vốn huy lớn, lãi suất thấp hơn so với các đợt phát hành cùng thời điểm, thể hiện hiệu ứng liên kết, hỗ trợ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, mở ra một trang mới cho sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Bảng 2.4 : Tình hình giải ngân trái phiếu GT-TL từ 2003 đến 2008. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2003+2004 2005 2006 2007 2008 Luỹ kế I. Tổng nguồn vốn TPCP 10066 12834,5 16120,5 26634,1 21134,1 57970,6 Trong đó: Nguồn vốn TPCP còn năm trước chuyển sang 2249,5 5772,5 6357,5 14439,1 28818,6 Số vốn TPCP huy động hàng năm 10066 10585 10348 20276,6 6695 57970,6 II. Tổng kế hoạch vốn TPCP đã phân bổ 10277 8368 12525 17200 22069,6 70389,6 % so với số vốn huy động hàng năm 102% 79% 121% 85% 330% 121% III. Tổng giá trị khối lượng hoàn thành 6671 5599 7212 9684 12582 41748,9 % so với tổng số vốn huy động 66% 53% 70% 48% 188% 72% % so với tổng kê hoạch vốn đã phân bổ 65% 67% 58% 56% 57% 59% IV. Tổng số vốn TPCP thanh toán qua BNNN (bao gồm cả tạm ứng) 7816,5 7062% 9763% 12195% 20529,7 57366,2 % so với tổng số vốn huy động 78% 67% 94% 60% 307% 99% % so với tổng kế hoạch vốn đã phân bổ 76% 84% 78% 71% 93% 81% % so với tổng giá trị khối lượng hoàn thành 117% 126% 135% 126% 163% 137% Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam Về tình hình giải ngân, nhìn chung quản lý sử dụng vốn huy động được từ phát hành TPCP chặt chẽ. Tuy tỷ lệ giải ngân chưa cao nhưng cơ bản đảm bảo nguyên tắc giải ngân 80% khối lượng huy động của năm trước khi đề ra kế hoạch huy động năm sau. 2.2.2.2 Kết quả phát hành công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Kiên cố hoá trường, lớp học là một Chương trình dự án trọng điểm Quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của ngành giáo dục đặc biệt là giáo dục phổ thông và giáo dục tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, bên cạnh tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hoá các trường, lớp học đã đủ tiêu chuẩn, cần đầu tư để xóa tình trạng học 3 ca và phòng học tranh tre nứa lá là một mục tiêu hết sức quan trọng mà Đảng ta đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010: “ Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đào tạo. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Ngân sách Nhà nước tập trung nhiều hơn cho các các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi ...đảm bảo học tập cho con em người có công và gia đình nghèo ...”. Phát hành Công trái giáo dục là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, là hình thức huy động vốn thông qua việc vận động chính trị nhằm động viên các tầng lớp dân cư, các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế trên tinh thần tự nguyện và tùy theo khả năng của mình tích cực tham gia mua công trái, góp phần tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước. Để thực hiện mục tiêu xóa phòng học 3 ca, phòng học tranh tre nứa lá và kiên cố hóa trường học theo Nghị quyết 09/2002/NQ-QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội và Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ, Nghị định số 42/2005/NĐ-CP ngày 29/3/2005 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phát hành 02 đợt Công trái giáo dục theo phương thức bản lẻ qua hệ thống KBNN với tổng khối lượng huy động được 5.396 tỷ đồng trong đó đợt 1 ( từ 5/5 đến hết 23/5/2003) huy động được 2.580 tỷ đồng và đợt 2 (từ 19/5/2005 đến hết 03/6/2005) huy động được 2.816 tỷ đồng, đạt 110% so với kế hoạch được giao (5.396tỷ/4.900 tỷ đồng). Theo Nghị định số 42/2005/NĐ-CP ngày 29/3/2005 của Chính phủ về việc phát hành công trái giáo dục năm 2005, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách có liên quan đến việc phát hành công trái giáo dục. Đến ngày 22/4/2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được gửi đến các Bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình để triển khai kịp thời cuộc vận động phát hành công trái giáo dục từ ngày 19/5/2005 trên phạm vi cả nước. Từ kinh nghiệm của đợt phát hành công trái giáo dục 2003, KBNN đã chủ động phối hợp với Nhà máy In tiền Quốc gia để in và phân phối chứng chỉ kịp thời, với cơ cấu các loại mệnh giá hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời cho các điểm bán công trái có đủ số lượng, chủng loại chứng chỉ cần thiết trước khi phát hành.. Ngày 19/5/2005, hệ thống KBNN đồng loạt tổ chức việc phát hành công trái giáo dục với hàng nghìn bàn phát hành trên phạm vi cả nước. KBNN các tỉnh, thành phố đã bố trí địa điểm và thời gian bán công trái hợp lý, bố trí thêm các bàn bán công trái lưu động tạo thuận lợi nhất cho người mua công trái. Theo số liệu điện báo của 64 tỉnh, thành phố, tổng khối lượng công trái giáo dục đã phát hành tính đến hết ngày 03/6/2005 là 2.803 tỷ đồng; so với kế hoạch ban đầu đạt 187% (2.803 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng); so với tổng mức chỉ tiêu sau khi được Chính phủ bổ sung đạt 104% (2.803 tỷ đồng/2.700 tỷ đồng). Bảng 2.5: Kết quả thực hiện việc phát hành công trái giáo dục so với kế hoạch vận động năm 2005. Đơn vị: Tỷ đồng STT Khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Khu vực dân cư 500 812 162 2 Các tổ chức tín dụng 500 1.550 310 3 Các công ty bảo hiểm 100 185 185 4 Các doanh nghiệp thuộc TW 100 56 56 5 BHXH Việt Nam 300 200 67 TỔNG SỐ 1.500 2.803 187 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam Tính đến ngày 03/6/2005, tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy động từ khu vực dân cư. Trong đó, một số địa phương có thành tích nổi bật (đạt tỷ lệ từ 200% trở lên so với chỉ tiêu kế hoạch hoặc có khối lượng phát hành từ 15 tỷ đồng trở lên) Bảng 2.6: Kết quả thực hiện việc phát hành công trái giáo dục năm 2005 ở một số tỉnh thành trong cả nước. Đơn vị: Tỷ đồng STT Tỉnh, thành phố Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ(%) 1 Bình Phước 4 15,454 386,37 2 Quảng Ninh 8 20,680 258,51 3 Hậu Giang 3 7,042 234,76 4 Bình Định 6 12,938 215,64 5 Quảng Ngãi 3 6,106 203,55 6 An Giang 6 12,074 201,25 7 Hà Nội 100 194,508 194,51 8 TP Hồ Chí Minh 60 94,636 157,73 9 Hải Phòng 16 24,751 154,70 10 Thanh Hóa 16 23,508 146,93 11 Bà Rịa – Vũng Tàu 11 20,370 185,19 12 Hà Tây 12 19,845 165,38 13 Nghệ An 12 17,363 144,70 14 Bình Dương 8 15,818 197,73 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam Đợt phát hành công trái giáo dục 2005 đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được Chính phủ giao (đạt 187% kế hoạch ban đầu và 104% kế hoạch bổ sung) đảm bảo nguồn vốn để thực hiện chương trình xóa bỏ phòng học ca 3, tranh tre, nứa lá, kiên cố hóa trường lớp học. Các địa phương đều hoàn thành kế hoạch từ 100% đến 386%, kể cả những tỉnh kinh tế còn có có khó khăn ở các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn của chương trình được thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng; việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, do đó đã giảm được đến mức thấp nhất hiện tượng thất thoát, tiêu cực đối với các công trình trường học được xây dựng thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học. Theo báo cáo của các địa phương thuộc đối tượng thực hiện chương trình Kiên cố hóa trường lớp học, kết quả huy động các nguồn vốn thực hiện Chương trình đạt được như sau: Tổng số vốn đã huy động để thực hiện chương trình là 9.310 tỷ đồng được chia theo nguồn vốn như sau: Ngân sách Trung ương huy động từ phát hành Công trái giáo dục năm 2003, năm 2005 hỗ trợ các địa phương là 5.223 tỷ đồng (từ nguồn thu phát hành Công trái giáo dục 5.396 tỷ đồng) Ngân sách hàng năm của các địa phương (tỉnh, huyện): 3.174 tỷ đồng Các nguồn vốn khác (huy động các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước...) đóng góp bằng tiền và hiện vật quy đổi ra tiền là 913 tỷ đồng. Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học, xét trên phạm vi cả nước, kết quả đạt được có ý nghĩa về nhiều mặt. Chương trình đã triển khai xây dựng 74.216 phòng học, trong đó: + Thực hiện mục tiêu xóa phòng học 3 ca là: 4.207 phòng; + Thanh toán phòng học tạm thời tranh tre nứa lá là 56.086 phòng; + Thực hiện các mục tiêu khác (thay thế phòng cấp 4 xuống cấp, tách trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu học 2 buổi/ngày là 13.923 phòng). + Số phòng đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 67.053 phòng. Theo số liệu báo cáo tổng hợp của KBNN, tính đến hết tháng 4/2008, tổng số nguồn vốn công trái giáo dục đã giải ngân được 5.589 tỷ đồng, bằng 60,03% so với tổng nguồn vốn huy động (5.589 tỷ/9.310 tỷ đồng), bằng 107,0% so với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ (5.589 tỷ/5.223 tỷ đồng), bằng 103,5% so với nguồn vốn từ công trái giáo dục phát hành năm 2003 và năm 2005 (5.589 tỷ/5.396 tỷ đồng) 2.2.3 Kết quả của công tác phát hành TPCP theo các phương thức phát hành trái phiếu. Chính phủ đã triển khai đồng bộ tất cả các kênh như: bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua NHNN, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành để tăng cường khối lượng vốn huy động vào KBNN. Trong giai đoạn 2004-2008 đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho ĐTPT, kết quả phát hành được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.7: Kết quả phát hành TPCP theo phương thức huy động vốn giai đoạn 2004-2008. Đơn vị: VNĐ – tỷ đồng. USD – triệu USD. STT Kênh huy động Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng cộng 1 Đấu thầu qua NHNN * Bằng VNĐ 18411 20901 21025 9791 18465 88593 * Bằng USD 5.5 0 0 0 0 5.5 2 Đấu thầu qua TTGDCK 1419.4 2235 7885 16207 4292 32038.4 3 Bảo lãnh phát hành 2390 9945 12241 18400 15070 58046 4 Bán lẻ qua KBNN * Bằng VNĐ 5804 7736 2815 0 16355 * Bằng USD 38858 0 0 38858 5 BHXH mua 2000 5500 5000 6000 2500 21000 Tổng cộng * Bằng VNĐ 30024.4 46317 48966 50398 40327 216032.4 * Bằng USD 38863.5 38863.5 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Năm 2007, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, KBNN đã thực hiện thí điểm phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Đây là là phương thức huy động vốn tiên tiến được nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện, lô thứ nhất phát hành ngày 19/3/2007, kỳ hạn 5 năm được 1.000 tỷ đồng và lô thứ 2 ngày 24/7/2007 được 1.570 tỷ đồng. Các đợt phát hành trái phiếu theo lô lớn đã nhận được sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu trúng thầu thấp hơn so với các đợt phát hành khác cùng thời điểm. Trong năm 2008 KBNN có tổ chức phát hành 01 lô nhưng không có kết quả vì thị trường không thuận lợi, lãi suất thị trường năm 2008 có nhiều biến động. Vì vậy KBNN sẽ chủ động nắm bắt diễn biến thị trường TPCP để khi điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi cho phép tiến tới triển khai đấu thầu qua TTGDCK toàn bộ theo lô lớn. So với các nước trong khu vực và các nước phát triển, quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam còn khá khiêm tốn. Tính đến thời điểm 15/10/2007, dư nợ trái phiếu Chính phủ là 114.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,7%/GDP. Trong những năm đầu hoạt động của thị trường chứng khoán, tỷ trọng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt thấp so với tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết (Năm 2000, tỷ lệ này là 0,2%, năm 2001: 3%, năm 2002: 3,2%). Hoạt động giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán chỉ thực sự khởi sắc kể từ năm 2004 đến nay. Bảng 2.8: Giao dịch TPCP trên thị trường chứng khoán 2004 – 2008. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ trọng giá trị giao dịch TPCP/ giá trị giao dịch toàn thị trường 98,3 87,8 57,1 71,7 67,5 Tỷ trọng khối lượng giao dịch TPCP/khối lượng TPCP niêm yết 71,9 61,1 77,1 75,8 69,2 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam – Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Mặc dù giá trị giao dịch trái phiếu có tăng so với trước, nhưng xét về khối lượng và tỷ lệ giao dịch, kết quả trên vẫn còn thấp so với tương quan các nước trong khu vực (Malayxia tỷ lệ giá trị giao dịch TPCP/ khối lượng TPCP niêm yết là 155%, Thái Lan: 170%, Singapore: 192%), trong số trái phiếu niêm yết, giao dịch cũng chỉ tập trung vào một số trái phiếu nhất định. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến thời điểm 30/6/2007, có trên 50% loại trái phiếu Chính phủ niêm yết không có giá tham chiếu do không phát sinh giao dịch. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo ra rất nhiều loại trái phiếu với quy mô nhỏ lưu hành trên thị trường. Sự thiếu thống nhất và chuẩn hoá về hàng hoá đã không đáp ứng được nhu cầu của các định chế tài chính lớn, đồng thời khiến cho nhà đầu tư khó nắm bắt diễn biến giá cả để đưa ra các quyết định đầu tư. Các loại trái phiếu phát hành chưa được đa dạng hoá, chủ yếu vẫn là kỳ hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu vẫn điều hành theo cơ chế lãi suất trần nên chưa phản ánh chính xác quan hệ cung- cầu về vốn, chưa có nhà tạo lập thị trường thực hiện liên tục việc yết giá hai chiều, thị trường thứ cấp hoạt động kém sôi động, chưa tạo ra đường cong lãi suất chuẩn để thị trường tham chiếu,… 2.2.3.1 Phát hành TPCP theo hình thức bán lẻ qua hệ thống KBNN. Bán lẻ TPCP qua hệ thống KBNN là việc các đơn vị Kho bạc trực tiếp bán và thanh toán trái phiếu cho người mua. Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc thường được phát hành theo hình thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá. Hình thức chiết khấu: áp dụng trong trường hợp trái phiếu được phát hành thành từng đợt, thời gian phát hành mỗi đợt không quá hai tháng, có xác định trước thời điểm phát hành và thời điểm kết thúc. Các trái phiếu phát hành trong một đợt có cùng ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán. Hình thức ngang mệnh giá: áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng đợt kéo dài, không xác định trước thời điểm dừng phát hành. Bảng 2.9: Kết quả bán lẻ qua hệ thống KBNN cho ĐTPT giai đoạn 2004 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trái phiếu giao thông thuỷ lợi (USD) 38858 0 0 0 Trái phiếu giao thông thuỷ lợi (VNĐ) 1,203,412 1385 0 0 Công trái giáo dục 0 2816 0 0 Tổng cộng 1242270 4,201 0 0 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam Phát hành TPCP thông qua bán lẻ tại KBNN là phương thức phổ biến ở nước ta vào những năm 90. Tuy nhiên, phương thức này ngày càng bộc lộ những nhược điểm, khối lượng gia tăng không đáng kể, bên cạnh đó chi phí thực hiện cao và thời gian thực hiện kéo dài. Do vậy tính hiệu quả của phương thức là rất thấp. Từ tình hình thực tế qua nhiều năm triển khai thực hiện, KBNN đã trình Bộ và được Bộ đồng ý không triển khai hình thức này kể từ năm 2007 do khối lượng huy động đạt thấp trong khi chi phí huy động cao, qua đó cải cách, đổi mới đáng kể công tác huy động vốn, góp phần thực hiện cải cách hành chính trong hệ thống KBNN. 2.2.3.2 Đấu thầu qua NHNN và TTGDCK. Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất. Đấu thầu tín phiếu Kho bạc được thực hiện qua NHNN và chỉ một số các ngân hàng hay định chế tài chính được phép tham gia đấu thầu. Việc đấu thầu TPCP được thực hiện qua TTGDCK, thành viên tham gia đấu thầu là các công ty chứng khoán, NHTM, quỹ đầu tư….Các nhà đầu tư nhỏ cũng có thể tham gia đấu thầu trái phiếu thông qua các thành viên đấu thầu. TPCP đấu thầu được mua bán và là hàng hoá quan trọng trên thị trường chứng khoán. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng vốn cần huy động và lãi suất chỉ đạo (nếu có). Khối lượng trúng thầu được chọn bắt đầu từ mức lãi suất đặt thầu thấp nhất đến mức lãi suất chỉ đạo (nếu có). Tại mức lãi suất đặt thầu mà khối lượng đặt thầu vượt quá khối lượng cần huy động thì khối lượng trúng thầu được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận giữa khối lượng vốn cần huy động còn lại và khối lượng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Phương thức đấu thầu qua TTGDCK được bắt đầu thực hiện khi có Nghị định 1/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 sau được thay thế bằng Nghị định số 141/2003/NĐ-CP về quy chế phát hành TPCP. Trái phiếu đấu thầu qua TTGDCK có kỳ hạn 2, 3, 5, 7, 10 và 15 năm, trả lãi hàng năm. Bảng 2.10: Kết quả đấu thầu TPCP do KBNN phát hành qua TTGDCK giai đoạn 2004-2008. STT Năm Số phiên đấu thầu (phiên) Khối lượng trúng thầu (tỷ đồng) Lãi suất trúng thầu (%/năm) 1 2004 5 483,72 8,40-8,50 2 2005 1 50 8,75 3 2006 6 1488 8,20-8,40 4 2007 13 6350 7,40-8,50 5 2008 2 555 15-17 Cộng 27 8926,72 Nguồn: Kho bạc Nhà nước Tính đến cuối năm 2008 KBNN đã tổ chức được 112 phiên đấu thầu, huy động được 30619 tỷ đồng. Trong đó, có 27 phiên đấu thầu trái phiếu cho ĐTPT, huy động được 8926,72 tỷ đồng.đây là một con số khiêm tốn so với dự kiến huy động qua kênh này. Nguyên nhân chủ yếu là do: Thành viên tham gia đấu thầu còn ít, chỉ có khoảng 60 đơn vị là thành viên tham gia, mỗi phiên chỉ có khoảng 3 đến 4 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia không đa dạng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và BHXH Việt Nam. Hầu hết các thành viên tham gia đấu thầu không có đủ thông tin về kế hoạch năm, về khối lượng phát hành, thời gian phát hành TPCP. Lãi suất bị khống chế bởi lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định. Trong khi đó, xu hướng thực tế là các thành viên tham gia đấu thầu thường đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất khung của Bộ Tài chính. Thị trường thứ cấp cho giao dịch trái phiếu chưa phát triển. Điều này ảnh hưởng tới tính thanh khoản của trái phiếu, do vậy ảnh hưởng đến sự ưa thích đối với trái phiếu của các thành viên tham gia đấu thầu. 2.2.3.3 Bảo lãnh phát hành. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành TPCP thường được thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức tài chính này giúp nhà phát hành (Chính phủ) thực hiện các công việc có liên quan đến đợt phát hành và được gọi là nhà bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh), được hưởng một khoản phí nhất định cho hoạt động bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành TPCP giúp Chính phủ thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư và có trách nhiệm mua một phần hay toàn bộ TPCP còn lại nếu chưa phân phối hết. Hoạt động bảo lãnh phát hành TPCP thường do một nhóm bảo lãnh gồm các công ty chứng khoán, các NHTM, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư đảm nhiệm. Chính phủ sẽ lựa chọn trong hiệp hội bảo lãnh một công ty có uy tín làm người bảo lãnh chính. Trong một số trường hợp, chính phủ có thể bổ nhiệm thêm 1 hoặc 2 người đồng bảo lãnh chính. Ở các thị trường chứng khoán phát triển có các hình thức bảo lãnh phát hành TPCP phổ biến sau: Bảo lãnh toàn phần, hay còn gọi là cam kết chắc chắn. Người bảo lãnh nhận mua toàn bộ TPCP để bán lại cho các nhà đầu tư hoặc mua lại số trái phiếu bán không hết. Như vậy người bảo lãnh phát hành sẽ phải cam kết chuyển đủ số tiền như dự kiến bán trái phiếu cho Chính phủ. Thông thường thì hình thức này thường được áp dụng cho việc bảo lãnh phát hành TPCP. Bảo lãnh từng phần, là hình thức người bảo lãnh nhận mua một phần ( được quy định trong hợp đồng) số TPCP nếu phân phối không hết. Cố gắng tối đa. Có hai hình thức cố gắng tối đa khác nhau: Người bảo lãnh hoạt động như một đại lý cho người phát hành. Người bảo lãnh sẽ nỗ lực tối đa trong việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhưng nếu bán không hết, người bảo lãnh sẽ được quyền trả lại số trái phiếu còn lại cho nhà phát hành mà không bị chịu phạt. Hình thức này được các tổ chức bảo lãnh ưa thích nhất. Người bảo lãnh cũng phải cố gắng tối đa để phân phối hết số chứng khoán dự kiến. Trường hợp không bán hết, đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ và người bảo lãnh sẽ không được nhận bất kỳ một khoản hoa hồng nào. Thông phương thức bảo lãnh trái phiếu KBNN, Bộ Tài chính đã tạo ra được một khối lượng hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 71 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành TPCP, bao gồm các NHTM, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư. Bảng 2.11: Kết quả phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành giai đoạn 2004 – 2008. Năm Số đợt bảo lãnh Khối lượng phát hành (tỷ đồng) Lãi suất (%/năm) Kỳ hạn 2004 06 635 8,35-8,5 5 2005 13 3150 8,50-8,75 8,80 5 10 2006 12 4860 8,19-8,75 8,36-8,55 5 7 2007 10 7630 7,30 7,60 7,15-7,70 7,30 2 3 5 7 2008 5 3640 9,8-15,50 8,80-15,50 14,20 2 3 5 Cộng 46 19.415 Nguồn: Kho bạc Nhà nước KBNN đã tổ chức được 156 phiên bảo lãnh, huy động được 57515 tỷ đồng, phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn cho NSNN và cho ĐTPT. Trong đó có 46 đợt bảo lãnh cho ĐTPT huy động được 19415 tỷ đồng. Kỳ hạn của Trái phiếu cũng ngày càng đa dạng, năm 2005 chỉ có hai loai kỳ han là 5 năm và 10 năm, đến 2007 đã có thêm Trái phiếu kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 7 năm. Việc đa dạng hóa kỳ hạn Trái phiếu tạo điều kiện đa dạng hóa nhà đầu tư. Đến nay đã có trên 40 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành chủ yếu là ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. Nhìn chung, phát hành theo phương thức bảo lãnh ngày càng được hoàn thiện. Thông qua thị trường bảo lãnh phát hành KBNN có thể tính toán được số lượng cung và cầu trên thị trường với độ chính xác tương đối, theo dõi được sự biến động về lãi suất trên thị trường. Từ đó lập kế hoạch tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh. Tuy nhiên đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành TPCP chưa nhiều, chủ yếu là các NHTM, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Việc phân phối TPCP ra thị trường còn hạn chế. Vì vậy, một khối lượng lớn trái phiếu phát hành qua đấu thầu hay bảo lãnh đã không đến với công chúng mà được giữ lại gần như 100%. Thị trường trái phiếu chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư vì giao dịch trái phiếu đòi hỏi một lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với nhà đầu tư có tổ chức. - Đánh giá tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008. Những mặt tích cực đã đạt được. 2.3.1.1 Trái phiếu Chính phủ là công cụ huy động vốn có hiệu quả của Nhà nước. Trong những năm gần đây, doanh số phát hành trái phiếu cho ĐTPT không ngừng tăng lên, bình quân mỗi năm đạt trên dưới 20.000 tỷ đồng. Kết quả này là một đóng góp rất quan trọng để cân đối nguồn vốn đầu tư cho NSNN hàng năm, giải quyết kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế, đặc biệt là bố trí nguồn vốn cho ĐTPT. Bên cạnh đó việc phát hành trái phiếu công trình có khả năng huy động được khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn, giúp cho các công trình trọng điểm có thể thi công đúng tiến độ, đảm bảo nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Bảng 2.12: Danh mục công trình sử dụng nguồn vốn phát hành TPCP giai đoạn 2003 – 2010. Đơn vị: tỷ đồng STT CÔNG TRÌNH Thời gian khởi công - hoàn thành Tổng mức đầu tư Mức vốn TPCP đầu tư cho công trình Tổng số 46417 42670 I Các công trình giao thông 33588 30330 1 Dự án đường HCM Các công trình tính vào giai đoạn 1 2000-2005 1122 1022 Đường HCM giai đoạn 2 2006-2010 8000 8000 2 Quốc lộ 6 5817 4317 Giai đoạn 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21608.doc
Tài liệu liên quan