MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1. 3
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản. 3
1.1.2.2. Cho vay 5
1.1.2.3. Các hoạt động khác. 8
1.2. Cho vay tiêu dùng. 8
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng. 8
1.2.2. Khái niệm. 9
1.2.3. Đặc điểm. 9
1.2.3.1.Số lượng các món vay lớn nhưng giá trị mỗi món vay nhỏ. 9
1.2.3.2. Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao. 10
1.2.3.3. Chi phí cho vay tiêu dùng cao. 11
1.2.3.4. Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao. 11
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng. 11
1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. 11
1.2.4.2. Căn cứ theo phương thức tài trợ. 13
1.2.4.3. Căn cứ vào mục đích khoản vay. 15
1.2.5. Quy trình cho vay tiêu dùng. 15
1.2.6. Các nguồn tài trợ cho vay tiêu dùng. 20
Chương 2. 23
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI QUỐC DOANH (VPB) CHI NHÁNH THANH XUÂN. 23
2.1. Tổng quan về VPBank. 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 24
2.1.3. Môi trường hoạt động kinh doanh. 29
2.1.3.1. Môi trường kinh tế. 29
2.1.3.2. Môi trường pháp lý. 29
2.1.3.3. Môi trường tự nhiên. 30
2.1.4. kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của VPBank Thanh Xuân. 30
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank. 32
2.2.1. Điều kiện cho vay tiêu dùng tại VPBank. 32
2.2.2.Mức cho vay. 32
2.2.3. Thời hạn cho vay. 33
2.2.4. Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi. 34
2.2.5. Phương thức hoàn trả. 34
2.2.6. Hồ sơ vay vốn. 35
2.2.7. Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân. 35
2.2.8. Những mặt thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân. 41
Chương 3. 49
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK THANH XUÂN 49
3.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. 49
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân. 50
3.2.1. Về sản phẩm. 50
3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động vay tiêu dùng. 50
3.2.1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng. 51
3.2.1.3. Phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mới. 52
3.2.2. Về thị trường. 53
3.2.2.1. Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng. 53
3.2.1.2. Phát triển thương hiệu VPBank. 53
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 54
3.2.1.4. Nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tại VPBank Thanh Xuân. 55
3.2.1.5. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần VPBank Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng mở cho khách hàng vay một tài khoản cho vay để hạch toán tiền vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa có tài khoản cho vay).
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng vay theo các cách sau:
- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng.
- Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tài ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tièn gửi của khách hàng.
- Phát bằng tiền mặt.
* Thu nợ.
Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ khi đến hạn ngân hàng có thể xử lý theo bốn trường hợp sau:
Thứ nhất, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành theo quyết định só 1627/2001/QĐ-NHNN Việt Nam thì thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành của NHNN Việt Nam thì lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cùng loại cho vay.
Thứ ba, nếu không có các thoả thuận trên thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ.
Nếu ba trường hợp trên hai bên không thoả thuận để giải quyết được, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
*Lãi tiền vay.
Việc tính lãi tiền vay và thu lãi được tiến hành hàng tháng. Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Trường hợ khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng có thể xem xét giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng vay tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân hàng cho vay.
1.2.6. Các nguồn tài trợ cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng là một đang là một thị trường rất tiềm năng. Có nhiều tổ chức kinh tế tài trợ cho người tiêu dùng như: các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh…Trong đó ngân hàng thương mại có vai trò khá quan trọng trong tài trợ tiêu dùng. Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cũng khá đa dạng: cho vay mua xe ô tô, mua nhà, du học, đồ dùng, thiết bị gia định… Ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là một loại hình tài sản khá phổ biến, có khả năng sinh lời cao cho ngân hàng. Nguồn thực hiện tài trợ cho vay tiêu dùng bao gồm nguồn vốn huy động và nguồn tự có.
+ Nguồn vốn huy động: Ngân hàng có thể tài trợ cho vay tiêu dùng thông qua việc huy động tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia định, các tổ chức tín dụng… hoặc có thể đi vay ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng khác, vay thông qua thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu)
+ Nguồn vốn tự có: tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần ,các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu của tư nhân.
Nguồn vốn tự có này có thể bổ sung trong quá trình hoạt động. Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể tăng vốn tự có bằng nhiều cách khác nhau:
- Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hợ không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn tự có bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào vân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu.
- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng qui mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị,hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn tự có do Ngân hàng Nhà Nước qui định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn tự có lớn vào lúc cần thiết.
Ngoài ra nguồn vốn tự có của ngân hàng còn bao gồm;
- Các quĩ: Ngân hàng có nhiều quĩ. Mỗi quĩ có mục đích riêng. Trước tiên là quĩ dự phòng tổn thất.Quĩ này được trích lập hàng năm và được tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quĩ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn vốn dưới tác động của lạm phát. Quĩ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tuỳ theo qui định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quĩ phúc lợi, quĩ khen thường,quĩ giám đốc…Các quĩ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Tuy nhiên một số quĩ không thể sử dụng lâu dài.
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thường mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận của vốn tự có do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
Chương 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI QUỐC DOANH (VPB) CHI NHÁNH THANH XUÂN.
2.1. Tổng quan về VPBank.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 theo giấy phép thành lập số 0042/GP-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Dịch vụ Thanh toán quốc tế.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác.
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, trong quá trình hoạt động và phát triển VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo QĐ số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN. Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN-HAN7 của ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý I năm 2005, theo công văn chấp thuận số 134/NHNN-HAN7 ngày 25/02/2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank nâng vốn điều lệ lên 143,7 tỷ đồng. Ngày 31/3/2006, VPBank đã tổ chức Đại hội cổ đông 2005 thông qua kế hoach tăng vốn điều lệ của VPBank lên 500 tỷ VND trước ngày 30/4/2006, theo đó, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng và sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ. đến tháng 6?2007 VPBank có mức vốn điều lệ là 750 Tỷ VND, tổng tài sản hơn 12 ngàn tỷ đồng. Hiện nay VPBank có mức vốn điều lệ là 1500 tỷ VND, và dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ VND.
Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch gồm có: Hội sỏ chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch. Ngày 17/2/2006 VPBank đã chính thức khai trương hội sở thuộc sở hữu của chính Ngân hàng tại số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội.
VPBank Thanh Xuân là chi nhánh cấp II của NHTMCP VPBank được NHNN cho phép thành lập trong năm 2005, chi nhánh cấp I là VPBank Thăng Long.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của VPBank.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị
Ban TGĐ
HỘI SỞ
Các chi nhánh cấp I
Các phòng ban
Các chi nhánh cấp II
Phòng giao dịch
Ban kiếm soát
Hội đồng TD
Hội đồng ALCO
Trong đó:
Đại hội cổ đông giống như một công ty cổ phần, Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông biểu quyết, là cơ quan có quyết định cao nhất trong ngân hàng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát xem xét và xử lý vi của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng, quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán tại Điều lệ ngân hàng, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.
Hội đồng quản trị là cơ quản lý ngân hàng, có quyền nhân danh ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét, phê duyệt các quyết định cấp tín dụng với các hạn mức tín dụng.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính , thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ký kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, quyết định và kiến nghị lên Đại hội cổ động.
Cơ cấu phòng ban trong mỗi chi nhánh cấp I bao gồm:
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chức năng kiểm tra chủ yếu của phòng này là kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ các nghiệp vụ phát sinh để kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót trong hoạt động kinh doanh bảo đảm an toàn hiệu quả.
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O doanh nghiệp): Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hướng dẫn khách hàng, thu thập thông tin và tổ chức theo dõi sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng đồng thời có chức năng kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân): Có các chức năng nhiệm vụ sau: Hướng dẫn triển khai, thực hiện các sản phẩm dịch vụ cá nhân thống nhất trong toàn chi nhánh, lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay, cho vay và kiểm tra tín dụng cá nhân của chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc, chỉ đạo đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn chi nhánh, đề xuất đìều chỉnh quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh hoạt động.
Phòng thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản cầm cố, thế chấp kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực trong việc định giá tài sản cầm cố thế chấp cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho ngân hàng, lập các hợp đồng thế chấp cầm cố bảo đảm nợ vay và thực hiện công chứng, định kỳ đánh giá lại tài sản cầm cố thế chấp, thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các tài sản cầm cố thế chấp và có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để bảo đảm an toàn tín dụng.
Phòng giao dịch kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng như chào đón, giới thiệu, tư vấn, tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, tiền huy động vốn của ngân hàng, thu đổi ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn, quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch khách hàng.
Phòng thu hồi nợ: lập kế hoạch và thực hiện thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt, liên hệ với các cơ quan, toà án, viện kiểm soát, phòng thi hành án, công an, luật sư… trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh. Tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do phòng A/O cá nhân và A/O doanh nghiệp chuyển lên, thẩm định, đề xuất các ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho chi nhánh.
Phòng kế toán ngân quỹ: tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung trong ngân hàng, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối: thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế như tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh toán séc…định kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế và kiều hối trong toàn chi nhánh.
Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh: có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban của ngân hàng để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, công tác văn thư, hành chính, lễ tân, đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn.
Các tổ chức đoàn thể: Các chi nhánh lớn tập lập các chi bộ riêng, các chi bộ hoạt động độc lập theo đảng bộ địa phương. Không có đảng bộ của toàn VPBank. Tại Hà Nội chi bộ do tổng giám đốc làm Bí thư chi bộ. Hàng năm khuyến khích kết nạp thêm Đảng viên mới. Tại Hội sở và mỗi chi nhánh đều có tổ chức Công đoàn. Công đoàn Hội sở đã ký kết thoả ước lao động tập thể với đại diện người sử dụng lao động. Công đoàn hoạt động bằng kinh phí được giữ lại, kinh phí hỗ trợ thêm từ ngân hàng và nguồn khác (cổ tức, hoa hồng bảo hiểm…). Các chi nhánh đều có đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, thực hiện các hoạt động khác do VPBank và tổ chức đoàn phát động.
VPBank chi nhánh Thanh Xuân là một chi nhánh cấp II của NHTMCP VPBank được. Cơ cấu tổ chức của VPBank Thanh Xuân gồm có một giám đốc, phòng tín dụng và phòng giao dịch kho quỹ. Phòng tín dụng gồm có 7 cán bộ nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng tín dụng và 7 nhân viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Phòng giao dịch gồm có 8 cán bộ nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng giao dịch, 6 giao dịch viên và 1 thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ như, chào đón khách hàng, giới thiệu, tư vấn, nhận tiền gửi, huy động vốn, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn,quản lý các loại tài khoản trong giao dịch khách hàng.
2.1.3. Môi trường hoạt động kinh doanh.
2.1.3.1. Môi trường kinh tế.
Trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta bị chi phối mạnh bởi chính sách kinh tế của Nhà nước, vì vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho các tổ chức kinh tế trong nước. Sau khi đổi mới, đất nước ta đi theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ở mức độ vừa phải, và vẫn có những yếu tố thị trường tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế trong nước. Đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngoài sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế trong nước còn sự cạnh tranh với các tổ chức kinh tế nước ngoài, trong đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Vì vậy các tổ chức kinh tế nói chung, ngân hàng VPBank nói riêng cần phải gia tăng sức cạnh tranh của mình bằng việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động, đổi mới công nghệ đã lạc hậu.. về phía Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế phát triển.
2.1.3.2. Môi trường pháp lý.
Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp pháp cho các thành phần kinh tế. Nó chính là hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế. Môi trường pháp lý ở Việt Nam còn yếu, hành lang pháp lý thiếu rõ ràng, ý thức chấp hành pháp luật còn kém. Yêu cầu được đặt ra là phải có sự thống nhất và phù hợp giữa các bộ luật, các văn bản pháp quy để tạo lên sự chặt chẽ có hiệu lực của pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ tạo nên kẽ hở để kẻ xấu có thể lơi dụng khai thác hay tạo nên các mâu thuẫn,làm mất đi tính hiệu lực của pháp luật hoặc gây lên khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật phát sinh.
Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật, ngân hàng phải nắm được quy định trong rất nhiều các lĩnh vực, phải quan tâm đến nhiều vấn đề mà vấn đề quan trọng hàng đầu đối với ngân hàng đó là hồ sơ pháp lý.
2.1.3.3. Môi trường tự nhiên.
Có thể nói rằng yếu tố tự nhiên ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng nhất là các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, xuất khẩu…Ở nước ta những năm gần đây thường xảy ra hàng loạt các cơn bão lũ lụt lớn ở miền Trung, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước… gây thiệt hại rất lớn đến đời sồng của bà con nông dân, mùa màng bị phá huỷ và Nhà nước phải thực hiện các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ hàng ngàn tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm khắc phục hậu quả thiên tai và khôi phục, phát triển các hoạt động của ngân hàng.
2.1.4. kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của VPBank Thanh Xuân.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thanh Xuân từ năm 2005 đến 2007.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng thu nhập thuần
4,328.9
6,523.56
9,110.18
Trong đó:
Thu nhập lãi thuần
3,742.2
5,844.24
8,336.36
Thu nhập thuần từ phí và hoa hồng DV
526.29
595.65
688.09
Thu lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ
-12.6
-12.71
-16.24
Thu nhập từ các hoạt động khác
72.96
96.38
101.97
Chi phí hoạt động
1,342.1
1,429.44
1,904.95
Lợi nhuận trước thuế và DPRR
2986.8
5,094.12
7,205.23
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng của VPBank Thanh Xuân năm 2007 tăng 46,94% so với năm 2006 và tăng 141,24% so với năm 2005.
Biểu 2.1. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro
Để đạt được những kết quả trên là nhờ vào rất nhiều yếu tố như sự cố gẵng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin mới vào quá trình hoạt động…
VPBank Thanh Xuân đã đưa ra được quy trình tín dụng chặt chẽ,gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn bằng những biện pháp khác nhau nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống. Điều đó chứng tỏ rủi ro tín dụng đã được giảm thiểu, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, trẻ trung, năng động, nhiệt tình với tác phong làm việc chuyên nghiệp đã tạo được niềm tin ở khách hàng, giúp duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.
2.2.1. Điều kiện cho vay tiêu dùng tại VPBank.
- Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc trụ sở chính tại những địa bàn mà VPBank đặt trụ sở hoặc chi nhánh. Ngoài ra, ngân hàng cũng mở rộng đối tượng tới những khách hàng có hộ khẩu thường trú ở những vung lân cận.
- Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vu dân sự.
- Khách hàng có bản giải trình mục đích vay rõ ràng và có nguồn trả nợ chức chắn, có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.
- Khách hàng phải có tài sản bảo đảm theo quy định hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là: Bất động sản, chứng từ có giá hoặc tài sản được hình thành từ vốn vay.
- Khách hàng phải có khả năng trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Chấp hành các quy định về tín dụng của Nhà nước, thể lệ cho vay và các quy định liên quan của VPBank.
2.2.2.Mức cho vay.
* Đối với khách hàng vay tiền mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà.
- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản nhà cửa, căn hộ: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm.
- Trường hợp đảm bảo bằng nền nhà theo đất đã được quy hoạch: mức tối đa bằng 60% giá trị tài sản bảo đảm.
- Trường hợp đảm bảo bằng chứng từ có giá như sổ tiết kiệm của VPBank, của các ngân hàng quốc doanh, kỳ phiếu, trái phiếu của kho bạc nhà nước hoặc của các ngân hàng quốc doanh: mức cho vay tối đa bằng 95% giá trị của các chứng từ có giá trên.
- Các trường hợp khác do VPBank quyết định nếu xét thấy khoản vay an toàn.
* Đối với khách hàng vay tiền mua ô tô.
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe.
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác mức cho vay tối đa là 90% giá mua xe và tỷ lệ tiền vay tính trên giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định sau:
+ Đối với bất động sản: tỷ lệ tiền vay tối đa là 55% giá trị tài sản bảo đảm do VPBank định giá.
+ Đối với chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các TCTD quốc doanh phát hành: tỷ lệ tiền vay tối đa là 90% giá trị tài sản bảo đảm.
+ Đối với thẻ tiết kiệm hoặc tiền gửi do chính VPBank phát hành: không quy định mức tối đa.
+ Đối với cổ phiếu, thẻ tiết kiệm do các NHTM cổ phần phát hành hoặc các trường hợp đặc biệt khác do ban tín dụng/Hội đồng tín dụng quyết định.
2.2.3. Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào mực đích vay vốn, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng và được quy định như sau:
* Đối với khách hàng mua nhà-xây dựng-sửa chữa nhà.
- vay trả góp mua nhà: tối đa 10 năm.
- vay trả góp mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ , hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng câp nhà: tối đa 5 năm.
* Đối với khách hàng vay tiền mua ô tô.
- Đối với trường hợp khách hàng dùng chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa không quá 4 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách, hoặc xe đã qua sử dụng… thì thời hạn cho vay tối đa không quá 3 năm.
- Đối với trường hợp khách hàng vay sử dụng tài sản khác không phải là chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa là 6 năm đối với xe mới 100% và 5 năm đối với xe đã qua sử dụng.
2.2.4. Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi.
- Lãi suất cho vay: áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ, tuỳ theo thời hạn cho vay:
+ Lãi suất cố định ( nếu thời hạn cho vay không quá 12 tháng)
+ Lãi suất thả nổi ( nếu thời hạn cho vay quá 12 tháng).
Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định cụ thể đối với từng món vay.
- Phương thức tính lãi: tiền lãi vay trả góp được trả hàng tháng và tính theo dư nợ thực tế.
2.2.5. Phương thức hoàn trả.
Mức trả nợ của khách hàng được tính theo 2 cách sau:
* Theo dự nợ thực tế.
- Nợ gốc trả từng kỳ: khách hàng có thể trả nợ theo từng tháng, từng quý, hoặc theo thời gian nhất định tuỳ thuộc vào nguồn thu của mình.
- Nợ lãi phải trả: Khách hàng có nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. Khoản nợ lãi hàng tháng được tính như sau:
Nợ lãi = Dự nợ còn lại x Lãi suất vay x Số ngày tính lãi / 30
* Theo sự nợ ban đầu.
Mức trả hàng tháng ( bao gồm cả gốc và lãi ) được tính như sau:
[Nợ gốc + ( Nợ gốc x Lãi suất x Thời hạn vay] / Thời hạn vay
2.2.6. Hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn với hình thức vay trả góp phục vụ tiêu dùng gồm:
- Giấy đề nghĩ vay vốn và phương án trả nợ ( theo mẫu của VPBank)
- Giấy CMND, sổ hộ khẩu của người vay và của vợ (chồng)_ người vay.
- Hồ sơ sở hữu tài sản bảo đảm.
- Các văn bản liên quan đên mục đích vay như : hợp đồng mua nhà, giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán xe…
- Các văn bản chứng minh nguồn trả nợ.
2.2.7. Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.
Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại VPBank do phòng phục khách hàng cá nhân ( A/O cá nhân) thực hiện. Khách hàng là những cá nhân có nhu cầu vay vốn Ngân hàng để phục vụ tiêu dùng như: mua , sửa chữa nhà; mua ô tô; đồ dùng trong gia đình; du học…
Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank gồm 8 bước sau:
Sơ đồ 2.2. quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank
1. Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
2. Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn. NV A/O CN làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ KH.
3. Thẩm định hồ sơ.
- NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phong thẩm định TSBĐ.
- NV A/O CN tự tiến hành thẩm định chung về khách hàng.
Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình
4. NV A/O CN tập hợp hồ sơ trình Ban TD/ Hội đồng tín dụng.
- Tờ trình thẩm định TSBĐ
- Tờ trình của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần VPBank Thanh Xuân.docx