Chuyên đề Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNN 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 3

1.1.1.Thị trường tài chính 3

1.1.2. Vai trò của các trung gian tài chính 9

1.1.3. Đặc điểm của Thị trường tài chính Việt nam 10

1.2. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 13

1.2.1.Khái niệm về Công ty tài chính 13

1.2.2.Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính 15

1.2.3. Các công ty tài chính ở Việt Nam 16

1.3. NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 23

1.3.1. Đầu tư chứng khoán 23

1.3.1.1. Phân tích và định giá chứng khoán 23

1.3.1.2.Thiết lập danh mục đầu tư 30

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động đầu tư chứng khoán 33

1.3.2.1.Điều kiện khách quan 33

1.3.2.2.Điều kiện chủ quan 34

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 37

CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 37

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 37

2.1.1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ 37

2.1.2.Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành 40

2.1.3. Bộ máy quản lý 41

2.1.4.Các phòng ban chức năng 41

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ TRONG NHỮNG NĂM QUA 44

2.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 49

2.3.1. Quy trình đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam 49

2.3.2. Quy chế đầu tư chứng khoán 54

2.4. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 61

2.4.1. Kết quả 61

2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân 64

2.4.2.1 Hạn chế 64

2.4.2.2.Nguyên nhân 66

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 69

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 69

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành Công nghiệp tàu thuỷ đến năm 2010 69

3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ 71

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 73

3.2.1.Một số giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam 73

3.2.2.Kiến nghị với công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam 81

3.2.3.Kiến nghị với UBCKNN 83

Kết luận 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuận nếu như muốn tồn tại và phát triển. Tuy thế, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hoạt động của công ty, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, khi đánh giá chất lượng của công ty cần kết hợp với nhiều chỉ tiêu lợi nhuận khác như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ, tỷ suất lợi nhuận trên tổn tài sản, hay trên tổng doanh thu...... Mục tiêu chiến lược phát triển của công ty tài chính Mục tiêu phát triển của công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty. Nghiệp vụ đầu tư thực sự mang lại hiệu quả sẽ tiếp tục được công ty tạo điều kiện để phát triển cả về nhân tố nguồn vốn lẫn con người. Một kết quả đầu tư chứng khoán có hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn cho công ty sẽ được chú ý tăng cường vốn đầu tư, mở rộng nghiệp vụ hỗ trợ hoặc tăng cường cơ sở vật chất cũng như con người. Các công ty tài chính thay vì cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, họ tìm cách phát huy tối đa lợi thế để chiếm lĩnh thị trường những nơi mà các ngân hàng chưa vươn tới hay bỏ qua. Hầu hết hiện nay các ngân hàng đều thành lập ra các công ty chứng khoán chuyên kinh doanh về chứng khoán, họ có đầy đủ các nghiệp vụ hỗ trợ, được tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do đó họ có lợi thế hơn so với các công ty tài chính. Tuy nhiên, xét về lâu dài công ty tài chính cũng sẽ sớm thành lập các công ty chứng khoán cho riêng mình vì đây là mảng kinh doanh hấp dẫn, đòi hỏi tính chuyên nghịêp cao. Trong tương lai hoạt động đầu tư chứng khoán sẽ có nhiều thuận lợi. Điều kiện về nhân sự Nhân tố con người trong bất cứ một đơn vị nào luôn được đặt lên hàng đầu, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Đầu tư chứng khoán đòi hỏi người đầu tư phải có rất nhiều phẩm chất: tính cẩn thận, tính quyết đoán bên cạnh đó phải nắm vững các kiến thức đầu tư chứng khoán có khả năng phân tích....đồng thời phải nắm được các thay đổi trong thị trường, trong hệ thống pháp luật. Để hoạt động đầu tư được hiệu quả đòi hỏi công ty phải chú trọng tới công tác tuyển dụng cán bộ, một đội ngũ nhân viên với nền tảng kiến thức tốt, tác phong làm việc nhanh nhẹn, năng động, đoàn kết sẽ là chìa khoá cho sự thành công trong hoạt động đầu tư. Tóm lại, qua những phần đã trình bày ở trên chúng ta đã có thể hình dung được về công ty tài chính, đặc điểm, vị trí cũng như những điểm khác biệt của nó với các trung gian tài chính khác. Qua trên chúng ta cũng đã hình dung được những nét cơ bản về đầu tư chứng khoán, cách thức phân tích, quản lý danh mục, cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty tài chính trong hoạt động đầu tư vào thị trường này. Chương II sẽ đi sâu vào Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ cho chúng ta một cái nhìn sát thực hơn về hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính trên thị trường tài chính. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 2.1.1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, do Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu và quyết định các hình thức tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 26/12/1997 của Quốc hội và Nghị định số 79/2002/NĐCP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ được thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ/BGTVT ngày 19/12/1998 của Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động theo Giấy phép do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp số 04/GP-NHNN ngày 16/03/2000. Nội dung và địa bàn hoạt động của VFC được thực hiện theo Quyết định số 90/2000/QĐ-NHNN5 ngày 16/03/2000. Cho tới nay, sau gần 5 năm hoạt động, Công ty đã tăng đựoc mức vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 120 tỷ VNĐ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu và liên tiếp đạt hiệu quả trong vài năm liền. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã có những bước tiến đáng kể: xác lập được vị trí, vai trò và uy tín của một trung gian tài chính và đầu tư tài chính trong hệ thống các tổ chức tài chính tiền tệ tín dụng Việt Nam, góp phần vào tiến trình phát triển nhanh, mạnh của ngành Công nghiệp Tàu thủy. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản khác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thành lập Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001. Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ được thành lập với chức năng của một định chế trung gian tài chính trong Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với vai trò là : Đơn vị huy động và thu hút các nguồn vốn dưới các hình thức của tổ chức tín dụng. Đơn vị tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng. Đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư lập dự án. Đơn cung ứng các dịch vụ ngân hàng tài chính. Với các vai trò nêu trên, Công ty đã triển khai những hoạt động chính như : Huy động vốn dưới các hình thức như nhận tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, các định chế tài chính trong và ngoài nước nhằm mục đích đầu tư, cho vay vào các dự án đầu tư phát triển và các phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Nghiệp vụ tín dụng : Cho vay; chiết khấu; tái chiết khấu; bảo lãnh; cho thuê tài chính và cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nghiệp vụ mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ : Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và duy trì tại đó số dư bình quân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Công ty còn cung cấp các dịch vụ về ngân quỹ như thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Các nghiệp vụ khác : Công ty tài chính còn thực hiện chức năng tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính, thu xếp các nguồn vốn cho các dự án và phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; góp vốn mua cổ phần, đầu tư vào các dự án, các tổ chức tín dụng khác; kinh doanh vàng bạc đá quý, thực hiện dịch vụ kiều hối; tham gia thị trường tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, hướng tới xây dựng một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, Công ty còn phát triển thêm một số sản phẩm tài chính ngân hàng khác như : Các dịch vụ ngân quỹ, kiều hối & chuyển trả tiền nhanh quốc tế Western Union; đại lý chuyển đổi ngoại tệ; bảo lãnh trong nước và chiết khấu các giấy tờ có giá; tư vấn lập dự án; tư vấn thu xếp vốn cho các dự án; các dịch vụ tài chính khác. Mặc dù vậy, với vai trò là một tổ chức tài chính, Công ty đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng như bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê, tư vấn cổ phần hoá, và các nghiệp vụ tín dụng khác…Đây là những sản phẩm mang tính chất của một tổ chức tài chính hiện đại đang trong quá trình được công ty nghiên cứu và triển khai. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Nguồn vốn Phßng nguån vèn Phòng Tín dụng đầu tư Phßng TÝn dông ®Çu t­ Phòng Hợp tác quốc tế Phßng Hîp t¸c quèc tÕ Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng hành chính quản trị Phòng Giao dịch ngân quỹ Phòng tài chính kế toán Phòng kiểm toán nội bộ Phòng Công nghệ thông tin Phòng tư vấn Công ty Tư vấn đầu tư và Dịch vụ Tài chính (V.IBC) 2.1.3. Bộ máy quản lý - Giám đốc Công ty: lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các Công ty con, trực thuộc. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban sau: Phòng Tài chính kế toán Phòng Nguồn vốn Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kiểm toán nội bộ. - Các Phó Giám đốc: mỗi Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trên một số lĩnh vực hoạt động và trực tiếp quản lý một số phòng ban nghiệp vụ. + Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi công tác và trực tiếp quản lý các phòng sau: Phòng Tư vấn Phòng Kinh doanh Phòng Công nghệ thông tin + Phó Giám đốc phụ trách hành chính và đối ngoại, trực tiếp quản lý các phòng sau: Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Hành chính quản trị + Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh tín dụng, trực tiếp quản lý các phòng sau: Phòng Tín dụng đầu tư Phòng Giao dịch Ngân quỹ 2.1.4.Các phòng ban chức năng Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ hiện có tổng số cán bộ công nhân viên là 52 người với 11 phòng ban chức năng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để xử lý công việc của Công ty. Phòng kế hoạch - tổng hợp: xây dựng và trình Lãnh đạo Công ty chương trình công tác hàng năm và định kỳ của Công ty. Thông báo, theo dõi và đôn đốc các phòng liên quan triển khai chương trình công tác năm. Bố trí chương trình làm việc của lãnh đạo Công ty. Tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty và hoạt động liên quan Tổng Công ty. Tiếp nhận và trình Giám đốc xử lý các văn bản giấy tờ, công văn; quản lý lưu trữ công văn, con dấu Công ty. Thực hiện các công tác về tổ chức nhân sự của Công ty. Phòng Tài chính Kế toán: tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, cân đối ngân quỹ, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty hàng quý, hàng năm. Lập và cung cấp đầy đủ kịp thời các báo cáo tài chính - kế toán và các tài liệu khác liên quan cho Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty và các cơ quan quản lý theo đúng chế độ và quy định hiện hành. Phòng Giao dịch Ngân quỹ: mở và quản lý tài khoản của khách hàng tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm bằng nội, ngoại tệ. Phát hành, đại lý phát hành các giấy tờ có giá theo quy định của NHNN. Chuyển đổi, đại lý chuyển đổi, mua bán ngoại tệ tiền mặt. Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ, quản lý tài sản, chứng từ cầm cố thế chấp, giấy tờ có giá và một số nghiệp vụ khác. Phòng Tín dụng Đầu tư: xây dựng và tổ chức hoạt động kinh doanh tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất. Thực hiện các nghiệp vụ và quy trình tín dụng theo đúng quy định pháp luật. Phòng Nguồn vốn: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện huy động và thu hút mọi nguồn vốn dưới nhiều hình thức để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch, phương thức cung ứng vốn đáp ứng cho từng dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Duy trì và mở rộng quan hệ với các Tổ chức tín dụng trong nước, hỗ trợ khách hàng thực hiện dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu. Phòng Hợp tác quốc tế: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại của Công ty, các vấn đề về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng, thu hút nguồn vốn nước ngoài từ các tổ chức quốc tế. Thương thảo, dự thảo các hợp đồng vay vốn, nhận tài trợ từ các tổ chức nước ngoài. Phòng kinh doanh: đề xuất, tổng hợp ý kiến chương trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện trong Công ty Tài chính, các văn bản pháp lý của Nhà nước, Chính phủ, NHNN liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản, hợp đồng kinh tế, hợp tác kinh doanh. Rà soát và hệ thống hoá các văn bản pháp luật, tư vấn pháp luật về các vấn đề liên quan đến tài chính, tín dụng. Thực hiện các hoạt động đầu tư khác như góp vốn ngắn hạn trên cơ sở hợp đồng, kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần với các tổ chức, cá nhân. Phòng tư vấn: thực hiện các hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, thu xếp vốn cho các dự án do Công ty thực hiện. Lập, quản lý dự án và phát triển các nghiệp vu tư vấn tài chính theo định hướng của Công ty. Phòng Kiểm toán nội bộ: xây dựng nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng. Triển khai thực hiện các kế hoạch định kỳ và đột xuất về kiểm toán nội bộ. Kiểm toán việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phòng Công nghệ thông tin: quản trị mạng và hệ thống mạng toàn Công ty. Đánh giá và lựa chọn phần mềm tin học, tiếp nhận chương trình tin học của toàn Công ty. Bảo trì bảo dưỡng, giải quyết sự cố, sửa chữa thay thế các thiết bị phần cứng, phần mềm trong phạm vi hệ thống thông tin tại Công ty. Xây dựng, triển khai phương án bảo vệ an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin của các phòng ban nghiệp vụ. Phòng Hành chính quản trị: Phụ trách về các vấn đề hành chính của Công ty: tiếp khách, khánh tiết, trang trí phục vụ các cuộc họp, hội nghị. Quản lý kỷ luật lao động, nghỉ ngơi trong Công ty. Quản lý hệ thống điện thoại, điện báo, quản lý công tác bảo vệ an ninh trong phạm vi cơ quan, bố trí phương tiện vận tải. Thực hiện việc cải tạo, sửa chữa các công trình thiết bị thuộc trụ sở Công ty. 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ TRONG NHỮNG NĂM QUA Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000 đến nay. Quá trình hoạt động trong 5 năm qua, mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn và trở ngại về năng lực tài chính, khả năng nguồn vốn còn hạn hẹp, luôn phải cạnh tranh trên thị trường tài chính tín dụng nhưng Công ty đã đạt được những kết quả nhất định, thiết lập được vị trí, vai trò và uy tín của một trung gian tài chính trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với tư cách là một người đảm nhận tài chính cho cả tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ trong nước đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch Tổng sản lượng 454.905 882.000 1.128.000 920000 2.150.000 233,7% Doanh thu 10.762 28.115 70.000 55.000 115.300 209,6% Lợi nhuận 447 774 1.100 2.000 5.200 260% Thu nhập lao động bình quân/tháng 1,280 1,9 2,2 2,2 2,7 123% Bảng 2: Tình hình lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 I- Tổng thu nhập 5.608 10.762 28.115 70.000 115.730 II- Tổng chi phí 5.517 10.315 27.340 68.900 110.508 III- Lợi nhuận trước thuế 91 447 774 1100 5222 IV- Lợi nhuận sau thuế 91 303 527 759 3603,18 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ ) Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được minh họa cụ thể qua các biểu đồ sau : TriÖu ®ång N¨m TriÖu ®ång N¨m Hoạt động tín dụng: Trong quy định công ty tài chính được hoạt động trên các lĩnh vực tương tự như ngân hàng, trừ hoạt động mở tài khoản thanh toán và huy động tiền gửi ngắn hạn. Trong các hoạt động của mình, thì hoạt động tín dụng là hoạt động có doanh số cao nhất và đem lại khoản thu nhập cao nhất cho VFC. Tổng doanh số cho vay ngắn, trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2005, phòng tín dụng - đầu tư 1 và 2 đã mở rộng thêm 24 khách hàng, trong đó 13 khách hàng là cá nhân( cho vay tiêu dùng), 07 khách hàng là đơn vị thành viên ngoài Tổng Công ty, nâng tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Tổng công ty là 131 khách hàng. Qui trình nghiệp vụ cho vay ngày càng được hoàn htiện hơn, đảm bảo đầy đủ các bước kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, không thể nợ quá hạn phát sinh. Đặc biệt, trong năm 2005, phòng Tín dụng - Đầu tư 1 và 2 đã thực hiện tốt việc giao ngân các khoản vay của khách hàng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ phát hành ra thị trường Quốc tế. Đa dạng hoá nghiệp vụ bảo lãnh; bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành. Ngoài ra, phòng tín dụng - đầu tư 2 đã bắt đầu triển khai hoạt động bao thanh toán, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng của Tổng Công ty Tài chính. Về hoạt động huy động vốn Ngành Công nghiệp Tàu thủy là một ngành cơ khí đặc thù đang chiếm lĩnh cơ hội phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các chủng loại tàu đang được đóng mới kéo theo hàng loạt các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã và đang nhận được những hợp đồng lớn cung cấp tàu vận tải các loại cho các chủ tàu Quốc tế như đóng tàu xuất khẩu sang Singapore, Hồng Kông, Nhật, Pháp (du thuyền, khách sạn nổi). Sau khi thực hiện thành công một số sản phẩm trọng điểm, trong đó có các sản phẩm tàu thuỷ xuất khẩu, khẳng định được chất lượng Quốc tế với giá cả cạnh tranh, trong những tháng đầu năm 2003, 2004 Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã liên tiếp nhận được các đơn hàng đóng tàu xuất khẩu với tổng trị giá gần 01 tỷ USD cho các chủ tàu đến từ Vương Quốc Anh, Hy Lạp, Thổ nhĩ kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt, việc ký kết các hợp đồng với tập đoàn hàng hải của Anh trị giá hàng trăm triệu USD đóng mới seri tàu 53.000 tấn và 75.000 tấn là một bước đột phá của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam trong 8 năm hoạt động. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài như vậy, việc huy động một lượng vốn khổng lồ để đảm bảo yêu cầu của sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Một trong những giải pháp huy động vốn của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam là tăng khả năng vốn đầu tư, vốn kinh doanh thông qua kênh dẫn vốn của Công ty Tài chính. Trong hơn năm năm qua, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã có quan hệ giao dịch với 20 tổ chức Ngân hàng và tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như thu hút tiền gửi dân cư bằng nội, ngoại tệ; tiếp nhận vốn uỷ thác, đồng tài trợ; đặc biệt là thu hút vốn qua việc phát hành Trái phiếu của tổ chức tín dụng Nhà nước, nâng cao uy tín trên thị tường tài chính. Đặc biệt, tháng 11/2005. Công ty Tài chính đã được Tổng Công ty uỷ thác quản lý và sử dụng 750 triệu USD từ nguồn phát hành trái phiếu Quốc tế của chính phủ cho Tổng Công ty vay lại thông qua Bộ tài chính. Bảng 3: Tình hình huy động vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 - Tiền gửi của các TCTD 2.498 8.786 45.382 117.521 369,2 - Vay các tổ chức tín dụng 58.904 44.028 88.092 221.461 410,8 - Tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư 96 677 29.605 79.230 189.232 - Vốn nhận uỷ thác đầu tư từ các TCTD 204.716 283.965 331.561 895.385 1558.4 - Phát hành chứng từ có giá (Trái phiếu) 50.000 100.000 - Vốn nhà nước cấp (vốn điều lệ) 35.000 40.000 50.000 95.000 140.000 Tổng cộng: 301.214 377.456 644.640 1.408.597 2.767.632 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ ) Trong tổng nguồn vốn của Công ty tài chính thì nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư chiếm tỷ lệ lớn, sau đó đến vay các tổ chức tín dụng, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và dân cư tăng trưởng cao thể hiện uy tín của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ tăng rõ rệt. Do việc huy động nguồn vốn trên thị trường tài chính còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chủ động, việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tìm kiếm và đánh giá các nguồn vốn của xã hội có khả năng thu hút là hết sức cần thiết. Công ty nghiên cứu thị trường và đã thực hiện thành công việc phát hành Trái phiếu của một tổ chức tín dụng cũng như là một Công ty Tài chính đầu tiên trong số năm Công ty Tài chính trong Tổng Công ty khơi thông được kênh dẫn vốn quan trọng này. Vào quí IV năm 2003, Công ty phát hành 50 tỷ đồng và trong Quí II năm 2004, Công ty phát hành Trái phiếu thành công với tổng mệnh giá 100 tỷ đồng. 2.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.3.1. Quy trình đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam Quy trình lập danh mục đầu tư Thu thập thông tin Phòng Kinh doanh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu thập thông tin liên quan: Các thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin cổ phần hoá... Các thông tin cơ bản liên quan đến thị trường chứng khoán và biến động giá chứng khoán. Lập Danh mục đầu tư Phòng Kinh doanh lập Danh mục đầu tư theo các nội dung chính: Tỷ trọng đầu tư của danh mục phân theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết. Trình và phê duyệt Danh mục đầu tư Trưởng phòng Kinh doanh lập tờ trình Danh mục đầu tư gửi phòng Kế hoạch tổng hợp để làm đầu mối lấy ý kiến các thành viên Ban chứng khoán. Phòng Kế hoạch tổng hợp gửi tờ trình Danh mục đầu tư cho các thành viên Ban chứng khoán xin ý kiến thẩm định. Các thành viên Ban chứng khoán phải đưa ra ý kiến chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình Danh mục đầu tư. Các ý kiến của thành viên Ban chứng khoán được Phòng Kế hoạch tổng hợp lập thành biên bản gửi Tổng giám đốc xem xét và ra quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của tất cả các thành viên Ban chứng khoán và có đầy đủ chữ ký của các thành viên Ban chứng khoán. Bản gốc Danh mục đầu tư đã được Tổng giám đốc phê duyệt được lưu tại phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch tổng hợp lưu bản phô tô. Điều chỉnh Danh mục đầu tư Danh mục đầu tư có thể được điều chỉnh khi có những biến động của thị trường hoặc theo tình hình kinh doanh chứng khoán của Công ty. Căn cứ kết quả đầu tư dự kiến của Danh mục đầu tư theo giá thị trường hoặc dự báo biến động của thị trường, phòng Kinh doanh lập Danh mục đầu tư điều chỉnh khi cần thiết theo các bước nêu trên. Quy trình đầu tư chứng khoán chưa niêm yết Thu thập thông tin Phòng Kinh doanh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu thập thông tin liên quan: Các thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin cổ phần hoá... Các thông tin cơ bản liên quan đến thị trường chứng khoán và biến động giá chứng khoán. Các Thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, điều lệ, công bố thông tin, phương án cổ phần hoá... (nếu có). Lập Phương án đầu tư Trên cơ sở danh mục đầu tư và thông tin thị trường, Trưởng phòng Kinh doanh chỉ đạo cán bộ lập phương án mua/ bán chứng khoán làm cơ sở quyết định đầu tư với các nội dung sau: Những thông tin cơ bản về doanh nghiệp: địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh... Phân tích cơ bản về doanh nghiệp: các chỉ số tài chính cơ bản, thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, các rủi ro trong kinh doanh, tính thanh khoản, khả năng chi trả cổ tức... Phân tích về kế hoạch đầu tư: khối lượng dự kiến, giá dự kiến, thời gian đầu tư dự kiến...(đối với Phướng án bán chứng khoán đã đầu tư cần phân tích thêm lợi nhuận đạt được trên chi phí đã đầu tư). Trình và phê duyệt phương án đầu tư Cán bộ kinh doanh lập Tờ trình đầu tư chứng khoán trình Trưởng phòng kinh doanh phê duyệt, sau đó gửi phòng Kế hoạch tổng hợp. Phòng Kế hoạch tổng hợp gửi Tờ trình đầu tư chứng khoán tới các thành viên Ban chứng khoán xin ý kiến thẩm định. Các thành viên Ban chứng khoán phải đưa ra ý kiến chậm nhất 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình đầu tư chứng khoán. Các ý kiến góp ý của thành viên Ban chứng khoán được phòng Kế hoạch tổng hợp lập thành biên bản và gửi Tổng giám đốc xem xét và quyết định mua/bán chứng khoán. Bản gốc Phương án đầu tư được Tổng giám đốc phê duyệt được lưu tại phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Kinh doanh lưu bản phô tô. Thực hiện đầu tư Trên cơ sở Phương án đầu tư chứng khoán được duyệt, Trưởng phòng kinh doanh chỉ đạo cán bộ kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ mua bán chứng khoán theo các nội dung: - Ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán: Phòng Kinh doanh chuẩn bị dự thảo hợp đồng và các giấy tờ cần thiết để trình Tổng giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký kết hợp đồng. Hợp đồng gốc được lưu tại Phòng Kinh doanh và Phòng kế toán tài chính.Trong trường hợp mua chứng khoán bằng hình thức tham dự đấu giá, phòng Kinh doanh chuẩn bị các tài liệu cần thiết như giấy uỷ quyền đăng ký hoặc tham dự đấu giá, đăng ký tham dự đấu giá, tham dự buổi đấu giá và đặt lệnh mua chứng khoán. - Chuyển/ nhận tiền tạm ứng (khi mua/ bán chứng khoán) theo điều khoản của hợp đồng mua/ bán chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (khi tham dự đấu giá). Khi thực hiện chuyển tiền tạm ứng, phòng Kinh doanh phối hợp với phòng Nguồn vốn và phòng Tài chính kế toán thực hiện việc chyển tiền tạm ứng hoặc tiền đặt cọc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan