Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

3

1.1. Khái quát về Công ty chứng khoán 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mô hình tổ chức của Công ty chứng khoán

3

1.1.1.1. Khái niệm 3

1.1.1.2. Đặc điểm 3

1.1.1.3. Mô hình tổ chức của Công ty chứng khoán 6

1.1.2. Vai trò của Công ty chứng khoán 8

1.1.2.1. Đối với thị trường chứng khoán 9

1.1.2.2. Đối với nhà đầu tư 9

1.1.2.3. Đối với các tổ chức phát hành 9

1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường 10

1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Công ty chứng khoán 10

1.1.3.1. Môi giới chứng khoán 10

1.1.3.2. Tự doanh chứng khoán 10

1.1.3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 12

1.1.3.4. Hoạt động tư vấn TCDN và đầu tư chứng khoán 14

1.1.3.5. Các hoạt động phụ trợ 16

1.2. Hoạt động tư vấn TCDN của Công ty chứng khoán 17

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động tư vấn TCDN của công ty chứng khoán

 

17

1.2.1.1. Khái niệm 17

1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn TCDN 22

1.2.2. Vai trò của hoạt động tư vấn TCDN 23

1.2.3. Quy trình của hoạt động tư vấn TCDN 24

1.2.4. Phát triển hoạt động tư vấn TCDN tại Công ty chứng khoán

25

1.2.4.1. Khái niệm 25

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá 26

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động tư vấn TCDN của công ty chứng khoán 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (TSC)

31

2.1. Khái quát về TSC

31

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

32

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

34

2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của TSC

40

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của TSC

40

2.1.4.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

40

2.1.5.2. Kết quả kinh doanh chủ yếu của TSC

41

2.2. Thực trạng tư vấn TCDN tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

43

 

2.3. Đánh giá thực trạng tư vấn TCDN tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

 

49

2.3.1. Kết quả

49

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

50

2.3.2.1. Hạn chế

50

2.3.2.2. Nguyên nhân

 

52

2.3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan 52

2.3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TCDN TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

55

3.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

55

3.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

57

3.2.1. Mục tiêu phát triển

57

3.2.2. Chiến lược phát triển

58

3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn TCDN tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

59

3.3.1. Nâng cao chất lượng tư vấn 59

3.3.2. Phát triển đồng bộ các hoạt động của TSC 59

3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực 60

3.3.4. Nâng cao quy mô vốn 61

3.3.5. Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện và hợp lý 61

3.3.6. Kế hoạch hoá hoạt động Marketting 62

3.3.7. Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật 63

3.3.8. Tận dụng mối quan hệ với MB 63

3.4. Kiến nghị

64

3.4.1. Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 64

3.4.2. UBCKNN 66

3.4.3. Hiệp hội đầu tư chứng khoán 67

3.4.4. Sở GDCK Tp HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội 68

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

MỤC LỤC 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kiến thức, khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhân tố con người là nhân tố quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động này. Nhân viên tư vấn phải có giấy phép hành nghề tư vấn với các yêu cầu cao hơn những người chỉ làm môi giới thông thường. Khi mà trình độ dân trí của công chúng càng ngày càng được nâng lên thì yêu cầu của họ đối với công ty chứng khoán cũng tăng lên. Họ đòi hỏi những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi vì chỉ có như thế công ty chứng khoán mới có động lực để phát triển. Rõ ràng, để thõa mãn được nhu cầu của khách hàng công ty chứng khoán phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên có năng lực toàn diện. Đối với các nhân viên tư vấn thu hút được khách hàng đến với mình đã khó thì “ giữ chân họ “ còn khó hơn. Quyết định cuối cùng thuộc về khách hàng nhưng chắc chắn là những lời khuyên hay khuyến nghị của nhà tư vấn phải đóng góp một phần không nhỏ trong quyết định của họ. Cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống thông tin Về thông tin, hoạt động tư vấn phụ thuộc nhiều vào khối lượng thông tin mà công ty chứng khoán thu thập được bởi vì trên cơ sơ có các thông tin thì họ mới có thể tiến hành nghiên cứu, phân tích được. So với các hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh, … thì điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuât đối với hoạt động tư vấn không yêu cầu lớn bằng. Với nghiệp vụ này, nhân viên tư vấn cần có các phương tiện, máy móc nhằm hỗ trợ cho họ trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, công ty chứng khoán luôn cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật có như vậy họ mới có thể tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác một mặt là phục vụ cho công việc tư vấn, mặt khác nâng cao uy tín của công ty. Sự phát triển của các hoạt động khác Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán có mối liên hệ với tất cả các hoạt động khác. Khi mọi hoạt động của công ty chứng khoán đều ổn định và giữ những vai trò nhất định trong toàn bộ hoạt động công ty thì các hoạt động này sẽ tác động đến hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Trong đó, hoạt động môi giới, marketting và hoạt động tư vấn đầu tư tác động rất nhiều đến sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đó có thể là tác động tạo điều kiện thuận lợi cũng có thể là hạn chế đến tư vấn tài chính doanh nghiệp. Nếu như hoạt động môi giới và marketting hoạt động tốt, thu hút nhiều nhà đầu tư đến với công ty chứng khoán thì quy mô tư vấn cũng tăng lên. Bên cạnh đó, tư vấn đầu tư vừa tạo ra được một mạng lưới khách hàng rộng lớn vừa tạo ra uy tín cho công ty Quy trình Bộ phận tư vấn luôn luôn phải xác định được quy trình hoạt động của mình như thế nào. Nhìn chung thì quy trình của các hoạt động càng đơn giản, ngắn gọn mà vẫn đảm bảo được các hoạt động hiệu quả thì quy trình đó càng tốt. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước. Đây là yếu tố tác động trực tiếp các đến hoạt động của công ty chứng khoán. Khung pháp lý và các chính sách của Nhà nước tạo khuôn khổ cho các hoạt động của công ty chứng khoán, tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Vì đặc thù của hoạt động tư vấn chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm về lợi ích của khách hàng và công ty chứng khoán, dễ xảy ra tranh chấp, khiếu nại, do đó, cần phải có những quy định pháp lý chặt chẽ, hai bên phải thực hiện đúng quy định. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo cơ sở cho mọi hoạt động của công ty chứng khoán phát triển, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi thị trường phát triển sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, bởi lúc này việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế qua kênh này sẽ chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức phát hành sẽ rất cần đến các hoạt động tư vấn như tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết...Hơn nữa khi thị trường phát triển các công ty chứng khoán sẽ được đầu tư tốt hơn về công nghệ, kỹ thuật, trình độ vì vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty chứng khoán nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn. Tóm tắt chương 1, hết chương này chuyên đề đã phân tích khái quát về công ty chứng khoán với các hoạt động của nó, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đang được tiến hành tại các công ty. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ đóng góp vào doanh thu của công ty chứng khoán mà còn có vai trò quan trọng đối với kết quả kinh doanh của khách hàng và sự vận hành của thị trường chứng khoán. Chuyên đề cũng đi sâu khảo sát các điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán. Tại Việt Nam, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào, đóng góp vào doanh thu của công ty chứng khoán là bao nhiêu, các điều kiện để phát triển hoạt động này ra sao? Chúng ta sẽ làm rõ những nội dung này ở Chương 2 khi tìm hiểu về thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG T Ư VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Thông tin vắn tắt về công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Tên giao dịch: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Tên giao dịch tiếng anh: THANG LONG SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Vốn điều lệ: 250 tỷ Tổng tài sản: Trên 600 tỷ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 13.5%(Năm 2005), 28%(Năm 2006) và >35%(Năm 2007) Thị phần dịch vụ tư vấn: 6% (Công ty luôn nằm trong top những công ty chứng khoán có thị phần cao nhất trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt gần 8 năm hoạt động của thị trường) Tổng số nhân viên: 270 người (Tính đến quý I năm 2008) Số chi nhánh/văn phòng giao dịch: 6 Cơ cấu sở hữu: Cổ phần hóa từ cuối năm 2007 Trụ sở chính: Tầng 6 tòa nhà Toserco 273 Kim Mã, Hà Nội 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC) là một trong 6 công ty chứng khoán tiên phong trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được thành lập vào tháng 5/2000 theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).Với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng, công ty bước đầu đi vào thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn và lưu ký chứng khoán. Mục đích hoạt động của TSC nhằm phát triển kinh doanh chứng khoán, cung cấp bộ sản phẩm Ngân hàng – chứng khoán cho các khách hàng của MB, đồng thời thu hút thêm khách hàng đầu tư chứng khoán sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đến tháng 3 năm 2003, công ty đã khai trương chi nhánh đầu tiên – phòng giao dịch tại số 02 Tôn Đức Thắng,Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 2003 công ty tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng và kinh doanh đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam, đến cuối tháng 5 năm 2006, TSC đã tăng vốn điều lệ lần 2 lên 80 tỷ đồng, tiếp đó vào ngày 20 tháng 07 năm 2006, trụ sở mới của công ty và phòng giao dịch của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân đội (MB) chính thức được khai trương đưa vào hoạt động với tổng diện tích 420m2 tại Tầng 6, tòa nhà Toserco, số 273 Kim Mã, Hà Nội. Bên cạnh đó, việc tiếp tục duy trì phòng giao dịch tại số 14C Lý Nam Đế, Hà Nội đã giúp công ty có tổng cộng 3 phòng giao dịch, nhờ đó gia tăng cả về chất và lượng dịch vụ, phục vụ tốt nhu cầu của các nhà đầu tư. Trụ sở mới của TSC có nhiều ưu điểm như có sàn giao dịch hiện đại, cảnh quan đẹp, có phòng Call-Centre, thêm vào đó phòng giao dịch này lại được đặt ở trung tâm thành phố... Với ưu thế là một công ty thành viên của MB, ngay tại sàn giao dịch mới này đã được bố trí một phòng giao dịch của MB phục vụ cho các nhu cầu về tài chính, tín dụng của nhà đầu tư. Đây là lợi thế quan trọng của TSC mà không phải công ty chứng khoán nào cũng có được. Việc thành lập và đưa vào hoạt động trụ sở mới này là một phần trong kế hoạch tăng năng lực cạnh tranh và cung cấp dịch vụ của TSC với phương châm xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ tiêu chuẩn với chất lượng đảm bảo. Với số vốn điều lệ tăng gần 200% (80 tỷ), với số nhân viên làm việc tăng gấp đôi  so với năm 2005, TSC tự hào cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho các nhà đầu tư như ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức, repo cổ phiếu, trái phiếu, hỗ trợ đấu giá, hỗ trợ mua cổ phiếu, và cùng với MB cung cấp các dịch vụ tín dụng như cho vay cầm cố chứng khoán, bảo chứng, bảo lãnh đặt lệnh v.v.. Đến tháng 12 năm 2006, TSC đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lần thứ 3 lên 120 tỷ đồng. Năm 2007, Công ty đã tăng vốn điều lệ lần thư tư từ 120 tỷ lên 250 tỷ đồng Năm 2007, Công ty đã là một trong 8 đơn vị đủ tiêu chuẩn được UBCKNN, Sở GDCK Tp HCM cho phép tham gia vào đợt thử nghiệm nhập lệnh từ xa đầu tiên của Sở. Cũng trong năm này, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng . Đầu năm 2008, TSC đã được UBCKNN chấp thuận cho được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long. Trong đợt này, TSC tiến hành tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010, TSC sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của TSC tại miền Bắc Phòng ban Theo giới tính Theo trình độ Nam Nữ Trên ĐH Đại học Trung cấp Ban giám đốc 4 0 4 0 0 Phòng Phân tích đầu tư 7 3 6 4 0 Phòng kế hoạch tổng hợp 3 7 2 6 2 Phòng Marketting 1 4 2 3 0 Phòng Khách hàng nước ngoài 0 4 1 3 0 Phòng IT 7 3 4 6 0 Phòng lưu ký 0 7 1 6 0 Phòng dịch vụ tài chính 0 7 2 5 0 Phòng tư vấn 1 6 1 6 0 Phòng kế toán tài chính 0 7 1 6 0 Phòng giao dịch (4 phòng GD) 20 48 10 38 20 Ban đấu giá 1 2 1 1 1 Ban pháp chế 1 3 1 2 1 Ban dự án 0 2 1 1 0 (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCPCK Thăng Long ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT BAN PHÁP CHẾ BAN DỰ ÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ CHI NHÁNH PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG LƯU KÝ PHÒNG TƯ VẤN PHÒNG IT BAN ĐẤU GIÁ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÒNG MARKETING PHÒNG KHNN PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG LƯU KÝ PHÒNG TƯ VẤN PHÒNG KẾ TOÁN 2.1.2.2. Bộ máy hoạt động Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các công việc cơ bản như sau: Thực hiện các công việc hành chính và quản trị văn phòng. Hỗ trợ tổ chức và thực hiện công tác chuẩn bị cho các dịp lễ, các sự kiện của Công ty. Thực hiện công tác quản lý về nhân sự (tuyển dụng, quản lý và đào tạo nhân viên) . Xây dựng, duy trì và cập nhật thường xuyên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và hoạt động của công ty. Rà soát toàn bộ hoạt động của các bộ phận chức năng nhằm đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Cơ cấu nhân sự: gồm 10 người: 7 nữ, 3 nam Phòng phân tích đầu tư Thực hiện việc tổ chức và triển khai các hoạt động đầu tư theo đúng kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn. Phối hợp các phòng, bộ phận liên quan trong Công ty tham gia xây dựng hoặc thực hiện các hoạt động tác nghiệp khác. Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư theo quy trình nghiệp vụ và kế hoạch đã được Ban lãnh đạo phê duyệt. Thu nhập, tổ chức, xây dựng và quản lý một cách hệ thống thông tin về doanh nghiệp. Thực hiện và duy trì chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ theo quy định của Công ty. Bên cạnh đó, phòng này còn tham gia nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của công ty. Cơ cấu nhân sự: gồm 10 người: 7 nam, 3 nữ Phòng khách hàng nước ngoài Phòng khách hàng nước ngoài mới được tách ra từ phòng Marketing và Phát triển kinh doanh khi công ty chuyển thành công ty cổ phần. Nghiệp vụ của phòng này tương tự như Phòng Marketing và phát triển kinh doanh nhưng đối tượng khách hàng hướng tới của phòng là các đối tác, khách hàng nước ngoài. Cơ cấu nhân sự: gồm 4 nhân viên nữ Phòng Marketing và Phát triển kinh doanh Các công việc chính của phòng này bao gồm: Xây dựng chương trình hành động đối nội, đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh của TSC trên thị trường trong nước và quốc tế. Hỗ trợ việc lập kế hoạch và triển khai các dự án kinh doanh theo quyết định của Hội đồng Đầu tư. Phối hợp với các phòng chuyên môn để duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác trong nước và quốc tế. Cơ cấu nhân sự: gồm 5 người: 4 nữ, 1 nam Phòng IT Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý số liệu dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu cho toàn công ty. Nghiên cứu, nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của công ty. Xây dựng, duy trì và phát triển trang web của Công ty. Cơ cấu nhân sự: gồm 10 người: 7 nam, 3 nữ Phòng dịch vụ tài chính Quản lý tài sản Nợ, quản lý và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả tối ưu. Quản lý rủi ro về thanh khoản, rủi ro về lãi suất… Thực hiện các nghiệp vụ thu xếp vốn cho công ty và khách hàng. Thiết lập, xây dựng hạn mức tín dụng cùng với các tổ chức tài chính. Xây dựng, phát triển và quản lý mảng khách hàng là các tổ chức tài chính tín dụng và phi tín dụng. Quản lý trạng thái đầu tư dài hạn Cơ cấu nhân sự: gồm 7 nhân viên nữ Phòng Lưu ký Phòng lưu ký sẽ quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng, đại diện cho khách hàng tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Cơ cấu nhân sự: gồm 7 nhân viên nữ Phòng tư vấn Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn bao gồm 2 nhóm chính là tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Cụ thể, phòng này thực hiện các nghiệp vụ như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn IPO, tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn định giá và thẩm định đầu tư, tư vấn bảo lãnh phát hành … Xây dựng và phát triển và quản lý mạng lưới khách hàng gồm các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân. Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Xây dựng các báo cáo nghiên cứu thị trường, báo cáo phân tích phục vụ công việc tư vấn cho khách hàng cũng như phục vụ các mục đích kinh doanh của Công ty. Cơ cấu nhân sự: gồm 7 người: 6 nữ, 1 nam. Phòng giao dịch Hiện tại, TSC có 4 Phòng giao dịch, mỗi phòng giao dịch sẽ có 2 bộ phận: Bộ phận Giao dịch và bộ phận Thanh toán Nghiệp vụ chung của mỗi phòng giao dịch: Lập và quản lý tài khoản cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức Tư vấn, môi giới đầu tư. Phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện các dịch vụ tài chính hỗ trợ. Giao dịch chứng khoán bao gồm mua bán chứng khoán; cầm cố chứng khoán; … Xây dựng, và củng cố quan hệ với nhà đầu tư. Các phòng giao dịch của công ty: - Phòng giao dịch Kim Mã: gồm 24 người: 15 nữ, 9 nam - Phòng giao dịch Lý Nam Đế: gồm 17 người: 12 nữ, 5 nam - Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng: gồm 13 người: 11 nữ, 2 nam - Phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt: gồm 14 người: 10 nữ, 4 nam Ngoài ra còn các phòng, ban như Phòng kế toán tài chính, Ban đấu giá, Ban pháp chế, Ban dự án… Mối quan hệ giữa các phòng, ban Các phòng, ban của công ty tuy hoạt động độc lập trên từng nghiệp vụ nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của TSC Công ty cổ phần chứng khoán Thăng long là Công ty chứng khoán thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định Các nghiệp vụ chính Môi giới chứng khoán Tư vấn Tự doanh Bảo lãnh phát hành Lưu ký Các nghiệp vụ khác REPO cổ phiếu, trái phiếu Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 2.1.4.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam Đầu năm 2007 là một năm sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có phần kém bùng nổ như giai đoạn trước đó (cuối năm 2006). Trong giai đoạn này, hoạt động của các CTCK trên thị trường hầu như là đều có lãi. Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 và sang Quý I năm 2008 chỉ số Vn-Index đi xuống và kết thúc Quý I năm 2008 ở mức gần 500 điểm. Và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn trên cả Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh lẫn Trung tâm giao dịch Hà Nội. Điều này đã tạo nên một giai đoạn ảm đạm của Thị trường chứng khoán Việt Nam, gây ra những tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư và cả kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của TSC Bảng doanh thu, lợi nhuận của TSC qua các năm (Đơn vị : tỷ VNĐ) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 0.657 1.287 6.348 10.782 45.116 100.215 Lợi nhuận ròng 0.445 (0.564) 4.533 6.903 35.514 68.418 Sau gần 8 năm đi vào hoạt động và phát triển, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đã có những bước phát triển vượt bậc. Doanh thu và lợi nhuận của công ty hàng năm tăng cao. Mặc dù khi thị trường trầm lắng trong năm 2003, 2004, nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Năm 2003 doanh thu của công ty là 1,287 tỷ đồng, lỗ hơn 500 triệu. Tuy nhiên năm 2004 doanh thu của công ty đã lên tới hơn 6.3 tỷ đồng trong đó lợi nhuận ròng là hơn 4.5 tỷ. Tổng tài sản của công ty là khoảng 46 tỷ và năm 2003 công ty cũng thực hiện tăng vốn điều lệ lần 1 từ 9 tỷ lên 43 tỷ. Năm 2005 và 2006 công ty đã có những bước phát triển lớn cùng với sự phát triển của thị trường. Năm 2005 doanh thu của công ty là 10.7 tỷ trong đó lợi nhuận ròng là gần 7 tỷ. Năm 2006 là một năm kinh doanh rất thành công của TSC khi đạt 43.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (năm 2005 chỉ tiêu này là 6,903 tỷ đồng). Năm 2007 lại là năm thành công của TSC khi chỉ riêng quý I/2007, lợi nhuận trước thuế của TSC đã đạt 40 tỷ đồng, trong khi đó chỉ tiêu cả năm 2007 là 60 tỷ đồng. Cả năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ đạt hơn gần 90 tỷ. Bên cạnh dó, công ty đã được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng và đã là một trong 8 đơn vị đủ tiêu chuẩn tham gia vào đợt thử nghiệm nhập lệnh từ xa đầu tiên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Công ty đã liên tục có những bước tăng trưởng về qui mô. Biểu hiện: Giữa năm 2006 công ty cũng thực hiện tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ và tháng 12 năm 2006 công ty một lần nữa tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ. Năm 2007, vốn điều lệ được tăng lên 250 tỷ và sắp tới sẽ tăng lên 300 tỷ. Dự kiến đến 2010 vốn điều lệ của công ty sẽ là 1000 tỷ. Hình 2.2: Tình hình tài chính của công ty qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng ) 0 50 100 150 200 250 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần Lợi nhuận ròng Vốn thực góp Vốn chủ sở hữu (Nguồn : Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long) Về các mảng doanh thu của công ty, tỷ trọng doanh thu của bộ phận tư vấn tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược của mình và bộ phận tư vấn của công ty cũng ngày càng phát triển , hoàn thiện hơn trong nghiệp vụ của mình. Nghiệp vụ tự doanh là nghiệp vụ đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Điều này thể hiện sự hiệu quả của bộ phận phân tích đầu tư. Năm 2006 tỷ trọng của nghiệp vụ tự doanh chiếm 56.39 % ,năm 2007 tỷ trọng này là 54.30 %. Tỷ trọng doanh thu của bộ phận tư vấn đầu tư có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, đây chỉ là giảm về tỷ trọng, số tương đối, còn về doanh thu của nghiệp vụ tư vấn đầu tư vẫn tăng. Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu năm 2006 và 2007 (Nguồn : Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long) Sau gần 8 năm hoạt động, công ty cổ phần chứng khóan Thăng Long luôn tự hào là công ty luôn giữ vị trí trong Top 5 công ty có thị phần lớn nhất trong hoạt động tư vấn và môi giới. 2.2. Thực trạng tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Cùng với sự hình thành và phát triển của TSC, hoạt động tư vấn là một trong những hoạt động cơ bản nhất và lâu đời nhất. Ngay từ khi mới thành lập TSC đã xác định vươn lên là một công ty chứng khoán hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và môi giới. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại TSC, công ty đã có sự đầu tư kỹ lưỡng về cả mặt chất lượng và số lượng, cả về phương tiện vật chất kỹ thuật tới yếu tố con người, trong đó yếu tố con người được đặc biệt coi trọng. TSC đã có sự quan tâm đến khách hàng rất nhiều. TSC luôn coi mỗi khách hàng là một người thân trong gia đình TSC, do vậy giữa khách hàng và công ty luôn có một sợi dây gắn kết lâu bền. Để phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì Công ty đang có những chiến lược phát triển nhanh hơn nữa trong lĩnh vực tư vấn như: Không ngừng nghiên cứu, áp dụng những phần mềm khoa học mới tốt hơn, chất lượng hơn; Tạo điều kiện để nhân viên tư vấn có thể tham gia những khóa học về chứng khoán nhằm nâng cao trình độ tay nghề của mình; Tạo sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các mảng hoạt động khác với hoạt động tư vấn nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. TSC cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, khảo sát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp, mua và sáp nhập công ty, bán và giải thể công ty. Ngoài ra TSC còn cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành cổ phiếu ra công chúng, bao gồm cả các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa thông tin tài chính ra đại chúng. TSC cung cấp dịch vụ tư vấn cho những doanh nghiệp đang có giá thị trường thấp hơn giá trị thực thông qua dịch vụ tư vấn thẩm định đánh giá chiến lược phát triển, phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển của công ty, nâng cao giá trị cổ phiếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển trước mắt cũng như đảm bảo tính tăng trưởng lâu dài. Thế mạnh của TSC trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn là sự kết hợp kinh nghiệm và tri thức nghiệp vụ của thị trường Quốc tế với văn hoá và thực tiễn kinh doanh Việt nam. Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong các tổ chức tài chính nước ngoài, với mạng lưới quan hệ cộng tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế và các chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau, TSC có khả năng tổ chức được đội ngũ thực hiện với tính chuyên nghiệp cho ra những sản phẩm dịch vụ đạt chuẩn quốc tế và chi phí dịch vụ hợp lý. Sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của TSC gồm có: Tư vấn cổ phần hóa TSC sẽ tham gia ngay từ giai đoạn đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến lược cổ phần hoá, chiến lược tài chính công ty, và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, thương thuyết để tiến hành cổ phần hoá và đấu giá cổ phiếu ra công chúng. Ngoài ra TSC còn có mối quan hệ với mạng lưới những nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Hiện thị phần môi giới của TSC chiếm trên 30% tổng giao dịch thị trường, và trên 70% nhà đầu tư nước ngoài. Với mạng lưới quan hệ rộng lớn đó, TSC có khả năng tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng cho doanh nghiệp, giúp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài qua phương thức đấu giá hoặc bảo lãnh phát hành. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp thành công và là lợi thế cạnh tranh của công ty. Tư vấn Cổ phần hoá của TSC sẽ trợ giúp doanh nghiệp theo các bước sau: Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá TSC  sẽ cùng với doanh nghiệp thẩm định và rà soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình cổ phần hoá bao gồm cả việc trình bày đả thông tư tưởng và tổ chức hội thảo về tiến trình cổ phần hóa Công ty cho công nhân viên.   Tư vấn và lập đề án cổ phần TSC tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 3-5 năm sau cổ phần hoá, phương án vốn cho kế hoạch đầu tư và phát triển sau cổ phần hoá.   TSC cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án xắp xếp và bán cổ phần cho người lao động và phương án đào tạo lại và xử lý lao động dôi dư.  Xác định giá trị doanh nghiệp Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh sau Cổ phần hoá được lập, cùng với các số liệu kế toán đã được kiểm toán, đội ngũ chuyên viên của TSC sẽ giúp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.  Ngoài ra, nhóm tư vấn và phân tích tài chính doanh nghiệp còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định giá trị hoạt động của doanh nghiệp để có thể lên kế hoạch và phương án vốn ngay từ khi bắt đầu cổ phần hoá và phát hành lần đầu ra công chúng.   Tư vấn đấu giá ra công chúng Đội ngũ của TSC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định các bước cần tiến hành trong việc đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Công việc bao gồm xây dựng Bản cáo bạch cho Công ty cổ phần nhằm giúp doanh nghiệp trong việc giới thiệu về mình cho nhà đầu tư, tổ chức thăm dò nhà đầu tư để xác định mức độ quan tâm và giá có thể phát hành, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức giới thiệu công ty với công chúng và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp giải thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.DOC
Tài liệu liên quan