Chuyên đề Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010

Phú Thọ được đành giá là tỉnh có tiềm năng du lịchvời khu di tích Đền Hùng nổi tiếng,khu du lịch Đầm Ao Châu,rừng nguyên sinh Xuân Sơn .Những năm gần đay khách sạn nhà hàng phát triển nhanh,GDP chiếm tỷ trọng lớn từ 5,9% năm 1996 tăng lên 7,62% trong năm 2000.Năm 1999 doanh thu từ hai lĩnh vực trên chiếm 84% tổng doanh thu về du lịch .

Thời gian qua khách du lịch đền Phú Thọ chủ yếu bắng đường bộ từ Hà Nội với mục đích là buôn bán,thăm quan,quá cảnh Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đến thăm Phú Thọ dao động trên dưới một ngày .Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ chủ yếu từ Hà Nội ,Hải Phòng,Quảng Ninh mục đích là thăm đền chùa,tham ra các lễ hội truyền thống .

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước hết giữ gìn , tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng , tiến tới phát triển trung tâm du lịch Việt Trì - Đền Hùng để từng bước đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh vào năm 2000 . II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1996-2000. 1.Thực trạng về quy mô và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ . Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 1996-2000 cho thấy .Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm tỷ trọng nông nghiệp. Bảng 1:Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1996-2000. Đơn vị :% Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 công nghiệp xây dựng 31.5 33.2 35.0 36.0 36.3 nông ,lâm nghiệp 34.9 33.1 31.6 30.4 29.7 dịch vụ 33.6 33.7 33.4 33.6 34.0 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Bảng 2: Quy mô ngành kinh tế (theo GDP) ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 1996-2000 Đơn vị :triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 GDP 2.554.331 2.836.559 3.132.093 3.405.345 3.822.924 công nghiệp xây dựng 805.138 940.850 1.096.711 1.219.751 1.395.589 nông,lâm nghiệp 892.298 939.490 989.262 1.045001 1.142.114 dịch vụ 856.895 955.916 1.046.120 1.140.590 1.285.221 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Qua số liệu của 2 bảng : -Ngành công nghiệp : tỷ trọng ngành công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần ,từ31.5% năm 1996 tăng lên 36.6% năm 2000,tong đó tăng nhanh là các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng .quy mô của ngành này cũng tăng đều qua các năm - Ngành nông nghiệp : Xu hướng giảm nhanh tỷ trọng là đặc điểm rõ nét của công nghiệp trong giai đoạn này ,từ 34.9% năm 1999 giảm xuống còn 29.7% năm 2000 .Nguyên nhân chính là tỷ trọng ngành trống trọt giảm nhanh.tuy nhiêm nhìn váo bảng 2 ta tháy quy mô của ngành này lại có xu hướng tăng lên. - Ngành dịch vụ: Trong giai đoạn này ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối ổn định ,có xu hướng tăng nhưng chậm từ 33.6% năm 1996 lên 34%năm 2000.cùng cới xu hướng đó thì quy mô của ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng ở mức chậm .Lý do chính là do ngành này chủ yếu phục vụ sự phát triển của hai ngành trên ,sự gia tăng của ngành này phụ thuộc vào sự gia tăng của hai ngành trên. Dưới góc độ đóng góp vào GDP của các ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn này phù hợp vời xu hướng chung của nền kinh tế cả nước hiện nay,tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm . 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1996-2000. 2.1. Những thành tựu đã đạt được . Giai đoạn 1996-2000, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi sướng và lãnh đạo, cùng với xu thế của cả nước ,của sự phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường, công nghiệp Phú Thọ đã có bước phát triển những thành tựu như sau: - Cho đến nay công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đẫ chiếm tỷ trọng lờn hơn sản xuất nông ,lâm nghiệp và dịch vụ .Công nghiệp Phú Thọ đã tạo ra cơ sở ban đầu để trong thời gian tới xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp -nông ,lâm nghiệp -dịch vụ. Bảng 3 :Cơ cấu gia trị sản xuất các ngành công nghiệp cấp II. Đơn vị :% 1996 1997 1998 1999 2000 Ngành 100 100 100 100 100 công nghiệp khai thác mỏ 2.3 2.1 1.8 1.5 1.5 công nghiệp chế biến 97.4 97.1 97.7 98.1 98.1 sản xuất ,phân phối nước 0.3 0.8 0.5 0.4 0.4 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Bảng 4:Quy mô giá trị sản xuất các ngành công nghiệp cấp II (giá 1994). Đơn vị :triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 công nghiệp khai thác mỏ 43.139 45.854 43.337 42.119 50.246 công nghiệp chế biến 1.850.778 2.132.304 2.406.895 2.777.337 3.193.776 sản xuất ,phân phối nước 5.671 17.755 13.067 12.508 11.954 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ - Bảng 3 và 4 trên đây đã cho thấy thực trạng của vấn đề này là, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ,ngành công nghiệp hoá chất-phân bón cũng có xu hướng tăng lên .Trong khi đó ,các ngành công nghiệp chế biến và ngành sản xuất vật liệu xây dựng có chiều hướng giảm tỷ trọng .Mặc dù vậy ,sự giảm sút của các ngành này theo chiều hướng tích cực ;hàng loạt các công ty của các khối ngành này phải giải thể do hoạt động kém hiệu quả hoặc chuyển sang các sản phẩm khác phù hợp hơn.Sự thay thế chuyển hướng vào các sản phẩm mới đang từng bước được khẳng định sẽ góp phần quan trọng và nâng cao vai trò,vị trí của các của các ngành này . - Trong thời gian qua công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển các nhóm ngành chủ yếu : Ngành công nghiệp hoá chất -phân bón :Giai đoạn này ,ngành có xu hướng tăng tỷ trọng .Các ngành tăng nhanh trong nhóm này là ngành sản xuất hoá chất ,sản xuất phân bón;mặc dù như ở trên đã thấy ngành khai khoáng có xu hướng giảm tỷ trọng (nguyên nhân chủ yếu là do các khoáng chất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp không còn được khai thác ồ ạt như trước ,đồng thời một số mỏ cạn trữ lượng hoặc phải đóng cửa vì các lý do xã hội khác). Đặc biệt,trong nhóm ngành này,ngành công nghiệp sản xuất phân bón với việc tận dụng các lợi thế cho ra đời hàng loạt các sản phẩm hoá chất mới như sản phẩm chất tẩy rửa,các loại hoá chất xử lý môi trường, các loại thuốc trừ sâu,trừ cỏ,kích thích sinh trưởng của cây trồng…càng ngày càng làm tăng tỷ trọng cũng như vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế của tỉnh. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Ngành này có xu hướng giảm tỷ trọng trong khối ngành công nghiệp ,nhưng trong nội bộ ngành này lại có nhiều xu hướng khác nhau: Nếu như ngành chế biến thực phẩm có xu hướng tăng thì các ngành như chế biến lương thực, chế biến gỗ có xu hướng giảm. Trong thời gian này một số sản phẩm mới đã được chế biến tại tỉnh như mì chính( liên doanh mi won), liên doanh đóng hộp, đường rượu, bia… Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Mặc dù có sự giảm nhanh tỷ trọng của hai ngành sản xuất là xi măng và vôi. Ngành sản xuất gạch, đá ốp lát, tấm lợp vệ sinh, que hàn khung nhôm, vật liệu nhựa thay gỗ…phát triển khá nhanh, đặc biệt các sản phẩm từ đá vôi có tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu: Tỷ trọng ngành này đặc biệt tăng nhanh do quy mô mở rộng của các công ty dệt may giầy da và một số đáng kể các mặt hàng truyền thống được khôi phục để phục vụ cho xuất khẩu. Mặt khác, ngành này có nguồn nhân lực dồi dào,giá nhân công rẻ là những nhân tố thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ngành mới chỉ đang phát triển ở hình thức nhận ra công sản xuất là chính. Song sự ra tăng nhanh về số lượng của các cơ sở sản xuất thời gian qua cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai. Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát triển cả về số cơ sở sản xuất, lao động, doanh thu và nộp ngân sách. Năm 2000, số cơ sở tăng 26,6%,lao động tăng 18%,nộp ngân sách tăng 67,1% so với năm 1996. Sản xuất đa dạng, phong phú gồm khoảng 50 nghề với hàng trăm mặt hàng truyền thống độc đáo như sản xuất chiếu tre, đũa gỗ, mành chúc, mành gỗ, que diêm, xeo giấy mỏng, bao bì…Một số làng nghề tiếp tục được khôi phục và phát triển đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân địa phương và xuất khẩu. Với vị trí và vai trò rất quan trọng cùng với sự chuyển dịch tương đối hợp lý như trên, sản xuất công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã từng bước nâng cao năng lực sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm thời gian qua đã đóng góp từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh, thu hút trên 53 nghìn lao động, góp phần giải quyết việc làm và các chính sách xã hội cho người lao động. Trong3 năm 1997-2000, tổng vốn đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị trên 800 tỷ đồng, chiếm khoảng 53% tổng số đầu tư toàn tỉnh, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 467 tỷ đồng, doanh nghiệp do tỉnh quản lý 196 tỷ đồng, ngoài quốc doanh 43,1 tỷ đồng vàđầu tư nước ngoài 94,2 tỷ đồng. Đây thực sự là những điều kiện quan trọng cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp một cách hợp lý hơn trong giai đoạn tới. 2.2. Những khó khăn còn tồn tại Mặc dù ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo đúng hướng đề ra và đã đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội cuả tỉnh. Song giai đoạn này đã nổi lên một số tồn taị và yếu kém . Cơ sở vật chất kỹ thuật ,trình độ công nghệ còn yếu kém,lạc hậu;sản phẩm có tính cạnh tranh thấp ,đặc biệt là còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ttrình độ quản lý ,tay nghề trang bị cho người lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu ; Chưa có sự gắn kết giữa các cơ sở sản xuất trên cùng một lãnh thổ ,chưa gắn lợi ích giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với lợi ích người sản xuất nguyên liệu . Công nghiệp Phú Thọ đang đứng trước sức ép và sự cạnh tranh gay gắt của công nghiệp các tỉnh ,các vùng trong cả nước trong tiến trình chung CNH-HĐH đất nước ,đòi hỏi phải cạnh tranh để vươn lên …Việc giải quyết vấn đề này trên cơ sở những gì đã được chính là những nhân tố cơ bản để tạo nên một cơ cấu công nghiệp hoàn thiện hơn trong tổng thể nền kinh tế cuả tỉnh trong giai đoạn mới . 3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông,lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1996-2000. 3.1. Những thành tựu đã đạt được . Giai đoạn 1996-2000,nông nghiệp của Phú Thọ đã có bước phát triển toàn diện,theo chiều hướng sản xuất hàng hoá,tăng giá trị trên một đơn vị diện tích,tăng thu nhập cho hộ nông dân.Thời kỳ này giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp tăng 5,6%/năm,thu ngân sách chiếm khoảng 27% nguồn thu ngân sách trong toàn tỉnh …Để có được những đánh giá sâu rộng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn này,chúng ta lần lượt xem xét từng ngành cụ thể. Ngành trồng trọt: Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( giá năm1994 ) Đơn vị:% 1996 1997 1998 1999 2000 tổng số 100 100 100 100 100 câylương thực 57,2 61,7 60,7 62,0 63,1 câycông ghiệp ngắn ngày 4,6 4,4 4,7 5,0 5,4 cây công nghiệp lâu năm 4,8 5,1 6,2 4,9 5,0 cây ăn quả 17,4 18,6 15,6 17,4 15,9 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Từ những số liệu của bảng 4 cho thấy sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ yếu trong ngành trồng trọt qui mô của ngành trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực ) ngày càng được mở rộng từ 615.199 triệu đồng tăng lên 919.288 triệu đồng năm 2000. Sau khi tái lập tỉnh, bình quân lương thực đầu người rất thấp, chỉ bằng 48-50% mức bình quân chung của cả nước tuy nhiên từ đó đến nay, sản lương thực của tỉnh tăng trưởng với tốc độ nhanh và vững chắc.Năm 99 tăng 66,7% so với năm 90 và tăng 32,8% so với năm 96. Sản lượng lương thực tăng 73,7 nghìn tấn,nâng bình quân lương thực đầu người từ 190 kg/người/năm, năm 1997 lên 253 kg/người/năm năm 2000.Dưới góc độ sử dụng đất cho thấy, diện tích gieo trồng cây lương thực thời gian qua ít biến động diện tích lúa có xu hướng giảm,song diện tích cây ngô lại tăng,diện tích rau xanh có xu hướng tăng. Đối với những cây công nghiệp ngắn ngày diện tích tăng, giảm bất thường.Trong khi đó diện tích các loại cây ăn quả có xu hướng tăng lên.Hiện trạng này có thể lý giải là trong giai đoạn này tiếp tục diễn ra sự lựa chọn cơ cấu cây trôngf cho phù hợp hơn với điều kiện của tỉnh. Tuy vậy, vẫn có thể thấy được xu hướng sử dụng đất cho cây công nghiệp và cây ăn quả tăng mặc dù xu hướng này chưa thực sự rõ nét. Ngành trồng trọt hiện nay phát triển một số cây trồng chủ yếu: + Cây lương thực: Chủ yếu là lúa, ngô, khoai lang, sắn. Khi đi sâu phân tích thực trạng chuyển dịch của từng loại cây cho thấy cây lương thực giữ một vị trí trọng yếu trong ngành trồng trọt của tỉnh. Mặc dù diện tích có xu hướng giảm nhưng do năng xuất nâng lên cùng với thực hiện thâm canh gối vụ làm cho sản lượng lương thực qui thóc tiếp tục tăng lên. Bảng6: Năng xuất và sản lượng của các loại cây lương thực chính. Chỉ tiêu đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng sản lượng quy thóc 1000 tấn 241 275 280,4 320,7 363,4 Lúa sản lượng 1000 tấn 177,8 204,6 216,1 240,7 282,3 năng suất tạ/ha 29,05 29,26 30,66 35,85 39,39 Ngô sản lượng 1000 tấn 23,8 33,9 31,6 44,8 42,4 năng suất tạ/ha 22,57 25,89 24,70 27,80 26,10 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Kết quả trên cho thấy diện tích cây lương thực diện tích cây lúa trung bình hàng năm biến động từ 67-69 nghìn ha,năng xuất và sản lương tăng với tốc độ nhanh.Năng xuất lúa năm 2000 tăng 35,6% so với năm 96 và tăng 9,9% năm 99 lúa là cây lương thực chủ yếu chiếm 68-72% diện tích cây lương thực, về diện tích năm 1999 tăng 122,9% so với năm 1990 và tăng 25,9% so với năm 1998, đặc biệt ngô vụ đông tăng nhanh. + Cây công nghiệp ngắn ngày: Chủ yếu là cây lạc,đậu tương,mía.Đối với cây mía bước đầu hình thành vùng tập chung cung cấp nguyên liệu cho chế biến đường ngoài mía còn có lạc đậu tương trung bình 6,5-7,2 ngàn ha, năm 1999 đạt 8,9 ngàn ha, năng xuất 0,8-1,1 tấn/ha, sản lượng 9,5 ngàn tấn. + Cây công nghiệp lâu năm ( chủ yếu là cây chè ): Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây chè được trồng từ lâu đời ở Phú Thọ.Năm 2000,tổng diện tích chè chiếm 93,3% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm, tăng 17,7% so với năm 90 và tăng 11% so với năm 96 Phú Thọ xác định chè là cây kinh tế mũi nhọn vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị xuất khẩu,chè còn là cây xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đồi. Một ssố công ty chè đạt năng xuất trung bình từ 70-80 tạ/ha có nơi trên phạm vi 15-20 ha với giống mới được đầu tư đúng mức hàng năm đã đạt 100-150 tạ/ha. Hàng năm xuất khẩu 3-4 nghìn tấn chè khô ( chủ yếu là chè đen ) kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7 triệu USD. + Cây ăn quả :Cùng với những biểu hiện ban đầu về xu hướng chuyển dịch và khả năng lợi thế của tỉnh xác định một số loại cây ăn quả chính có diện tích trồng ngày càng gia tăng,năng xuất chất lượng được nâng cao.Năm 1999, diện tích cây ăn quả chủ yếu 6,4 ngàn ha.Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, hồng, nhãn, bưởi, vải đã tạo nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành chế biến hoa quả, đồ uống hoạt động và phát triển . Với đặc điểm địa hình của một tỉnh miền núi còn nhiều đất trống đồi núi trọc là điều kiện để tỉnh tiếp tục mở rộng việc phát triển các cây công nghiệp có lợi thế mà cụ thể là cây chế và cây nguyên liệu giấy.Mở ra một hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đầy chuyển vọng trên địa bàn tỉnh ,nó góp phần xoá đói giảm nghèo,tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân,góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc,giảm ô nhiễm và cải thiện môi trướng sinh thái. Ngành chăn nuôi. Bảng 7: Thực trạng đàn trâu, bò ,lợn của tỉnh giai đoạn 1996-2000 Đơn vị:1000 con 1996 1997 1998 1999 2000 Trâu 85,8 84,9 86,2 87,6 87,4 Bò 94,1 98,5 99,6 100,1 100,5 Lợn 376,1 385,8 398,6 420,6 549,3 Nguồn :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là bò,lợn và gia cầm Qua các năm phát triển về quy mô đầu con.Tổng đàn trâu tăng từ 85,8 nghìn con năm 1996 lên 87,4 nghìn con 2000;Tổng đàn bò tăn từ 94,1 nghìn con năm 1996lên 100,5 nghìn con năm 2000,tỷ lệ bò lai sind đạt 9-10%,đàn lợn tăng từ 376,1 nghìn con 1996 lên 549,3 nghìn con năm 2000cùng vời hàng triệu con gia cầm.Giá trị sản lượng chăn nuôi những năm gần đây chiềm khoảng 26% so vời giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.Sản phẩm chăn nuôi của tỉnh đã tham ra xuất khẩu,năm cao nhất đạt 500 tấn.Thời gian qua,ngành chăn nuôi đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo đàn bò,nâng cao tầm vóc và trọng lượng ,cải tạo đàn lợn hướng nạc với tỷ lệ thịt nạc cao mạnh dạn đưa các giống gia cầm và năng xuất thịt cao vào sản xuất . Đã từng bướchình thành được khu vực chăn nuôi chủ yếu đối với đàn lợn tập chung vào ba khu vực là huyện Thanh Sơn ,Lâm Thao và Sông Thao.Riêng ở ba klhu vực này đã chiếm 40% tổng đàn lợn của tỉnh;Đàn trâu ở Thanh Sơn ,Yên Lập,Đoạn Hùng chiếm 58% tổng đàn trâu toàn tỉnh;đàn bò phân bố đồng đều hơn ở các khu vực trong tỉnh . Đàn gia cầm của tỉnh thoì gian này có nhiều sự chuyển đổi về giống,phương thức nuôi thả ;Đàn gia cầm thời kỳ này tăn nhanh,trong đó gà vẫn là con vật nuôi chủ yếu đây là loại gia cầm được khoanh nuôi trong tỉnh theo mô hình trại gà đen lại hiệu quả kinh tế cao . Ngành nuôi trồng thuỷ sản được coi là ngành có tiềm năng phát triển của tỉnh vì giện tích mặt nước là rất lớn diện tích nuôi trồng năm 2000 là 4000 nghìn ha chủ yều là nuôi cá lồng (390 hộ vời 529 lồng).Nhìn chung năng suất cá còn thấp chủ yếu là nuôi quanh cảnh ). Ngành lâm nghiệp. Đến năm 1999 diệt tích rừng tăng so với năm1990 là 2,68 lần trong đó rừng tự nhiên tăng 2,17 lần ,rừng trồng tăng 3,48 lần độ che phủ bằng rừng từ 12,2% năm 1990 lên 32,8% năm 1999 .Trữ lượng rừng năm 1999 so vời năm 1990 tăng 25,4%.Trồng rừng hàng năm đạt bình quân trên dưới 4000 ha rừng tập trung và 1000-1600 được trú trọng . Bảng 8:Thực trạng lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1996-2000. 1996 1997 1998 1999 2000 Trồng rừng tập trung 3,78 5,3 3,65 3,57 4,1 +rừng phong hộ 1,9 3,8 2,1 1,5 1,0 +rừng nguyên liệu 1,8 1,6 1,6 2,1 3,1 Chăm sóc rừng trồng 2,9 5,6 9,3 10,3 10,1 Khoanh nuôi ,bảo vệ rừng tự nhiên 19,5 16,0 19,8 24,1 32,0 Nguồn :Cục thống kê tỉnh Phú Thọ Kết quả đạt được ở trên do những năm gần đây lâm nghiệp được trú trọng đầu tư ,thông qua các trương trình 327,264,lâm nghiệp xã hội …đã thúc đẩy vồn rừng phát triển.Các biện pháp lâm sinh (trồng chăm sóc rừng khoanh nuôi tái sinh …)được xuác tiến.Sản xuất lâm nghiệp đã áp dụng phương thức nông,lâm kết hợp ;Rừng tự nhiên được khoán bảo vệ tời hộ gia đình và đóng của rừng để tái sinh rừng Đi đôi với phát triển rừng là giao đất khoán bảo vệ rừng được đẩy mạnh góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển vốn rừng Vùng nguyên liệu giấy đã được hình thành.Theo số liệu điều tra hiện có 17.286 ha rừng nguyên liệu giấy.Hàng năm cung cấp 4-5 ngàn nguyên liệu giấy đáp ứng 2-3% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy giấy Bãi Bằng.Phú Thọ là tỉnh đầu tiên có phong trào trồng rừng thâm canh,từ năm 1990 đến nay phong trào trồng rừng phát triển tương đối khá,tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi trọc tính đến năm 1999 đạt 32,8%,tăng 1,6 lần so vời năm 1990 trở về trước . 3.2. Những khó khăn còn tồn tại . + Với Phú Thọ thì nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất chính nhưng điểm xuất phát còn rất thấp chưa đầu tư đúng mức,cơ sở hạ tầng đã xuống cấp,cơ sở nghiên cứu chưa ứng dụng (trạm ,trại nông lâm thuỷ …)chưa được trang bị đông bộ phù hợp . + Kinh tế nông nghiệp ,nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa phát triển chậm sx còn mang nặng tính tự cung tự cấp ,chưa tạo ra vùng sản xuất tập chung quy mô chất lượng cao cũng như việc chế biến và xuất khẩu + Cán bộ ngành nông ngư nghiệp không ít nhưng thiếu cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật giỏi + Đầu ra của nông lâm sản không ổn định + Phối kết hợp giữa sản xuất ,chế biến tiêu thụ chưa nhịp nhàng + Thiếu thông tin cập nhật . + Phát triển vùng trong tình trạng của các tỉnh bạn là thách thức giữa yêu cầu ngày cáng tăng cao về số lượng (do sức ép dân số )và chất lượng sản phẩm mà thị trường ngoài và trong nước đòi hỏi với khả năng đáp ứng còn hạn chế . 4. Ngành dịch vụ. Giai đoạn 1996-2000,ngành dịch vụ đã phát triển phong phú và đa dạng,thích ứng với cơ chế thi trường,phục vụ tốt hơn nhu cấu của xã hội.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng từ 30,5% so năm 96. Trong các ngành dịch vụ chủ yếu là thương mại ,dịch vụ sửa chữa và kinh doanh tài sản (GDP chiếm từ 44-48%),Những năm gần đây khác sạn nàh hàng,vận tải kho bãi và thông tin liên lạc phát triển nhanh,GDP chiếm tỷ trọng lớn (khách sạn nhà hàng 7,62%;vận tải thông tin liên lạc 9,9%,tỷ lệ tương ứng năm 1999 là 5.9% và 7.4%). 4.1. Ngành thương mại . Những thành tựu đã đạt được . Thời gian qua,cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong tỉnh ,ngành thương mại Phú Thọ đã có sự phát triển đáng khích lệ.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của tỉnh có xu hướng tăng.Năm 1996 là 10456,7 tỷ đồng đã tăng lên 1.900 tỷ đồng năm 2000.Co cấu các thành phấn kinh tế tham ra vào thi trường có sựu thay đổi đáng kể . Bảng9: Cơ cấu tổng mức bán lẻ Đơn vị :% 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng mức bán lẻ 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 38,9 27,5 21.4 20.9 17.4 Kinh tế tập thể 0.7 0.64 0.61 0.13 0.1 Kinh tế tư nhân 60.1 68.3 75.1 74.2 77.7 Kinh tế hỗn hợp - 3.6 2.9 4.7 4.8 Nguồn :Cục thồng kê tỉnh Phú Thọ Kinh tế nhà nước có tỷ trọng ngày càng giảm xuống (năm 1990 chiếm 53,2%;năm 2000 còn ở mức 17,4%).Thương nghiệp tập thể bị tan rã ,vai trò của hợp tác xã mua bán trên thị trường rất mờ nhạt (năm 2000,thương nghiệp tập thể chỉ còn 0.1%,thương nghiệp tư nhân cá thể ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lượng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh là:Nhu cầu vật tư nguyên liệu,thiết bị ,máy móc của thị trường nhằm phục vụ phần lớn cho sản xuất nông,lâm nghiệp và công nghiệp hoá chất,giấy,phân bón Nguồn cung cấp lại không phải trong tỉnh mà được nhập từ các tỉnh khác vào hoặc là nhập ở nước ngoài .Các mặt hàng thông thường như lương thực,thực phẩm ,muối giầu hoả,vải ,giấy,đồ dùng trong gia đình thường chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu hàng hoá bán buôn bán lẻ trong tỉnh.Các mặt hàng cao cấp thông thường thì tập trung tiêu thụ ở thành phố, thị xã,thị trấn. Còn các mặt hàng thông thường thì nông thôn là thị trường tiêu thụ chính. Thời gian qua, các mặt hàng của Phú Thọ xuất khẩu ra nước ngoài là chè,giầy thể thao,hàng may mặc,dệt, da, mành tre trúc, gỗ,thịt đông lạnh. Bảng 19: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 1996-2000 Mặt hàng Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 chè 1000tấn 4,0 5,7 5,9 6,0 6,5 Giầy thể thao 1000đôi 551 411 500 700 Hàng may dệt da Triệu usd 2,0 5,3 6,5 5,6 7,5 Mành tre trúc gỗ Triệu usd 0,2 0,25 0,8 0,51 0,5 Thịt đông lạnh Tấn 171 400 150 260 800 Ngưồn : sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Qua bảng 10 cho thấy các mật hàng xuất khẩu của Phú Thọ mặc dù còn nhỏ bé nhưng cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mở rộng thị trường làm ăn của các doanh nghiệp trong tỉnh. Các mặt hàng đưa ra khỏi tỉnh:chủ yếu là chè, hoa quả,rượi bia,đường,vải, giày thể thao,phân lân,cát sỏi.Thị trường tiêu thụ phần lớn ở trong nước và mọt số mặt hàng tham gia xuất khẩu.Các mặt hàng cung cấp cho Phú Thọ chủ yếu là xăng dầu,sắt,thép,phân bón,thuốc trừ sâu,nguyên liệu giấy, than… và các hàng hoá tiêu dùng cùng một số tỉnh lân cận một phần nhỏ được nhập từ nước ngoài . Những khó khăn và tồn tại: Những năm qua, thương mại đã có nhiều cố gắng vươn lên và đã đạt nhưng thành tựu nhất định.Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế xã hội tỉnh. Tuy nhiên thương mại vẫn còn một số tồn tại yếu kém nhưng: Quy mô còn nhỏ bé,cơ sở vật chất còn yếu,lạc hậu thiếu kinh nghiệm kinh doanh tiếp thị. Tỉnh Phú Thọ nằm trên vùng giao lưu hàng hoá Hà Nội- Lào Cai- Vân Nam Trung Quốc. Nên thường tràn ngập hàng hoá các nơi khác sản xuất gây cảm giác dư thừa và sẵn có sản phẩm tiêu dùng không cần phải sản xuất ,khi đặt vấn đề sản xuất đầu tư bị ức chế bởi hiện tượng thị trường nội tỉnh đã bị hàng hoángoài tỉnh và hàng hoả Trung Quốc chiếm thị phần. Điều đó đã hạn chế rất nhiều đến sản xuất trong tỉnh và ảnh hưởng đến thương mại. Mặt khác, xuất nhập khẩu trong thời gian qua chưa ngắn với sản xuất nhất là cơ sở có nhu cầu nhập nguyên liệu lớn, chưa tiếp cận được thị trường ngoài nước,chưa chủ động tạo ra được nuồn hàng xuất khẩu có khối lượng lớn ở dạng nguyên liệu ,giá thấp ,kiểu dáng quy cách chưa cao. Hàng nhập khẩu chủ yếu là chạy theo thị trường ,hàng tiêu dùng không vì tái tạo và phát triển hàng xuất khẩu .Thiết bị nhập khẩu theo phương thức chậm trả chưa phat huy được tác dụng ,thậm trí không đảm bảo công nghiệp tiên tiến . Các doanh nghiệp,kinh doanh xuất khẩu phân tán,nhỏ bé không đử sức làm xuất khẩu,nhập khẩu.Thị trường đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh,bộ máy quản lý năng lực cán bộ không đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường . 4.2 Ngành du lịch. Những thành tựu đã đạt được. Phú Thọ được đành giá là tỉnh có tiềm năng du lịchvời khu di tích Đền Hùng nổi tiếng,khu du lịch Đầm Ao Châu,rừng nguyên sinh Xuân Sơn .Những năm gần đay khách sạn nhà hàng phát triển nhanh,GDP chiếm tỷ trọng lớn từ 5,9% năm 1996 tăng lên 7,62% trong năm 2000.Năm 1999 doanh thu từ hai lĩnh vực trên chiếm 84% tổng doanh thu về du lịch . Thời gian qua khách du lịch đền Phú Thọ chủ yếu bắng đường bộ từ Hà Nội với mục đích là buôn bán,thăm quan,quá cảnh …Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đến thăm Phú Thọ dao động trên dưới một ngày .Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ chủ yếu từ Hà Nội ,Hải Phòng,Quảng Ninh …mục đích là thăm đền chùa,tham ra các lễ hội truyền thống . Bảng 11: Khách du lịch do các đơn vị lưu trú phục vụ Đơn vị: lượt khách 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 41551 33697 38864 50666 69509 Khách quốc tế 1715 1882 2042 1046 1455 Khách nội địa 39826 31815 36882 49620 68054 Nguồn : S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100236.doc
Tài liệu liên quan