Chuyên đề Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay

Phần Mở Đầu 1

Chương I: Những vấn đề chung về giá, chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng 3

I. Những vấn đề chung về giá 3

1. Giá và chức năng của giá 3

1.1. Khái niệm giá cả 3

1.2. Chức năng của giá 3

2. Các loại giá ở Việt Nam hiện nay 4

a. Giá tiêu dùng (giá tiêu dùng cuối cùng) 5

b. Giá bán sản phẩm của người sản xuất (giá sản xuất) 5

c. Giá bán vật tư cho sản xuất (giá sử dụng trung gian) 5

d. Giá cước vận tải hàng hoá 5

e. Giá xuất, nhập khẩu 5

f. Giá vàng và ngoại tệ 6

II. Chỉ số giá 6

1. Khái niệm chỉ số giá và hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam hiện nay 6

1.1. Khái niệm chỉ số giá cả 6

1.2. Hệ thống chỉ số giá hiện nay 6

2. Ý nghĩa của chỉ số giá 8

2.1. Trong lĩnh vực vi mô 8

2.2. Trong lĩnh vực vĩ mô 9

3. Các phương pháp tính chỉ số giá 10

3.1. Chỉ số giá phát triển 10

3.2. Chỉ số giá không gian 15

III. Chỉ số giá tiêu dùng 17

1. Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng 17

2. Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng 17

Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay 20

I. Một số vấn đề trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng 20

1. Phạm vi mặt hàng 20

1.1. Mặt hàng đại diện 20

1.2. Cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng 21

1.3. Danh mục hàng hoá và dịch vụ thống kê giá tiêu dùng 21

2. Điều tra thu thập giá 33

2.1. Chọn danh mục mặt hàng tại các Tỉnh/ Thành phố 33

2.2. Mạng lưới điều tra giá 34

2.3. Số lượng khu vực, điểm điều tra 35

2.4. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng 36

2.5. Thời gian điều tra giá 38

II. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay 46

1. Xác định bảng giá kỳ gốc cố định 47

2. Xác định bảng quyền số cố định 47

3. Tính chỉ số giá tiêu dùng 48

3.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng cấp tỉnh/ thành phố 48

3.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các vùng kinh tế và cả nước 55

Chương III: Vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 cho Thành phố Hà Nội. 56

I. Tính chỉ số giá tiêu dùng Thành phố Hà Nội 56

1. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 so với gốc cố định 56

2. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 so với gốc bất kỳ 69

2.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 so với tháng trước 70

2.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 so với cùng kỳ năm trước 74

3. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 78

3.1 Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 so với gốc cố định 78

3.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng so với năm trước 80

II. Phương pháp Tính chỉ số giá tiêu dùng vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước 82

1. Chỉ số giá tiêu dùng Vùng Đồng Bằng Sông Hồng 82

2. Chỉ số giá tiêu dùng cả nước 82

Kết luận 84

Danh mục tài liệu tham khảo 85

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho người lớn)… b. Không chọn các nhóm mặt hàng ngoài danh mục chuẩn của cả nước 2.2. Mạng lưới điều tra giá Việc thu thập giá theo danh mục trên được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các Tỉnh/ thành phố trên cả nước; bao gồm các khu vực điều tra và các điểm điều tra Trong đó: 2.2.1. Khu vực điều tra: Gồm chợ và các khu vực tập trung buôn bán của các tỉnh/ thành phố - Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chọn các khu vực điều tra ở cả thành thị và nông thôn. Các khu vực điều tra này phải có đủ các mặt hàng và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng của địa phương để cung cấp giá cho việc tính chỉ số giá tiêu dùng khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh, thành phố - Đối với những thành phố trực thuộc trung ương, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở các quận, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện - Những tỉnh còn lại, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở thành phố, thị xã của tỉnh; khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện 2.2.2. Khu vực điều tra: Là sạp hàng, quầy hàng, cửa hàng bán lẻ hàng hoá hoặc cửa hiệu dịch vụ; là văn phòng quản lý giao thông, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh doanh du lịch, thể dục, thể thao, giải trí…có địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các thành phần kinh tế. Điểm điều tra được chọn trong khu vực điều tra Cần định kỳ xem xét lại các điểm điều tra giá để đảm bảo thu thập đủ số lượng, đúng chất lượng, quy cách phẩm cấp các loại hàng hoá dịch vụ đã quy định tại các điểm Giá của các loại hàng hoá và dịch vụ qua các kì điều tra cần được thu thập tại các điểm điều tra cố định. Trường hợp một số mặt hàng tươi sống không có quầy hàng cố định thì điều tra viên chu ý lấy giá trong khu vực cố định tập trung hai loại hàng đó Đối với mỗi khu vực điều tra: mỗi mặt hàng thuộc nhóm lương thực- thực phẩm được điều tra ít nhất tại 3 điểm điều tra, các mặt hàng dịch vụ chỉ cần điều tra tại 1 điểm điều tra, các mặt hàng khác được điều tra tại ít nhất 2 điểm điều tra. 2.3. Số lượng khu vực, điểm điều tra * Số lượng các khu vực điều tra quy định như sau: - Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chọn 6 khu vực điều tra - Các tỉnh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chọn 2 khu vực điều tra - Các tỉnh, thành phố còn lại chọn từ 3-5 khu vực điều tra * Số điểm điều tra, điều tra viên quy định như sau: - Tuỳ theo tình hình cụ thể và số lượng, loại mặt hàng điều tra,số người bán hầng tại từng khu vực để xác định số điểm điều tra cần thiết trong mỗi khu vực - Đối với các mặt hàng thường có sự khác nhau về giá ( do có thể mặc cả) cần chọn số điểm điều tra nhiều hơn so với những mặt hàng giá tương đối ổn định.Ví dụ: nhóm hàng lương thực- thực phẩm cần chọn nhiều điểm điều tra hơn nhóm báo chí vì giá báo chí thường ổn định - Mỗi điều tra viên thu thập giá của khoảng 100 mặt hàng, số kỳ điều tra/ tháng cho mỗi loại mặt hàng đã được quy định cụ thể - Mỗi khu vực điều tra thành thị ( chợ hoặc khu phố tập trung kinh doanh…) cần 3-4 điều tra viên, mỗi khu vực điều tra nông thôn ( chợ huyện) cần 2-3 điều tra viên - Trên cơ sở các nguyên tắc trên, các điều tra viên sẽ được phân bổ cụ thể cho các tỉnh/ thành phố * Chú ý chọn các khu vực điều tra ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn và bố trí điều tra viên sao cho đảm bảo thu thập đủ giá của các mặt hàng theo danh mục của địa phương 2.4. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng Để có chỉ số giá tiêu dùng phản ánh đúng mức độ biến động của giá cả trên thị trường, việc thu thập giá đóng vai trò rất qua trọng. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, phương pháp điều tra giá đã được xác định là điều tra trực tiếp, do các điều tra viên ở các tỉnh/ thành phố thực hiện. Cách làm như sau: - Căn cứ vào danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh/ thành phố để chọn khu vực, điểm điều tra và phân công cho từng điều tra viên cần thu thập giá các mặt hàng và dịch vụ cụ thể - Tại mỗi điểm điều tra, điều tra viên trực tiếp theo dõi, quan sát ghi chép giá hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng thực trả tiền, ghi vào sổ trung gian hoặc ghi trực tiếp vào biểu điều tra - Khi điều tra giá cần chú ý kết hợp quan sát, hỏi cả người mua và người bán, chú ý đến các trường hợp người bán hàng luôn nói giá cao, khách hàng mặc cả … - Nếu mặt hàng nào tập quán mua bán của địa phương khác với đơn vị tính quy định trong danh mục, điều tra viên cần quy đổi lại theo đơn vị chuẩn cho thống nhất - Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép trong sổ trung gian để ghi vào biểu điều tra hoặc kiểm tra lại lại biểu điều tra đã ghi và nộp cho cục thống kê địa phương vào ngày hôm sau - Thời gian thích hợp để lấy giá là lúc buôn bán diễn ra bình thường nhất trong ngày. Thời gian đến các điểm điều tra phải được quy định thống nhất giữa các kì điều tra - Trong thời gian hàng hoá và dịch vụ không phát sinh trong kì điều tra do tính thời vụ hoặc lý do nào khác( hàng kém phẩm chất, lỗi mốt, thay đổi mẫu mã … ) cần ghi rõ để cơ quan thống kê xử lý - Nếu kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao, giá thu thập được sẽ phản ánh cả sự tăng giá thuần tuý và sự tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đột biến. Trong trường hợp này cần kết hợp quan sát, lấy giá ngày trước và sau thời điểm quy định để đưa ra mức giá trong kỳ phản ánh đúng xu hướng, loại trừ bớt ảnh hưởng của các yếu tố đột biến Ví dụ: Kỳ 3 tháng 2 ( ngày 15/2) là ngày 30 Tết Nguyên đán, cần quan sát và tham khảo thêm giá ngày 28-29 tết ( 13-24/2) để đưa ra mức giá kỳ 3 hợp lý, giảm bớt tính chất đột biến do nhu cầu mua tăng quá cao vào 30 tết. 2.5. Thời gian điều tra giá Theo quy định chung mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập giá, vào các ngày sau đây: + Kỳ 1 vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo + Kỳ 2 vào ngày 05 tháng báo cáo + Kỳ 3 vào ngày 15 tháng báo cáo Tuy nhiên, do sự biến động giá theo thời gian của các mặt hàng có khác nhau nên để giảm bớt khối lượng công việc thu thập giá, đã có quy định giảm bớt kỳ điều tra cho một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá và một số mặt hàng giá ít thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn - Theo đó: Chỉ còn 92 mặt hàng, dịch vụ thu thập 3 kỳ/ tháng; 286 mặt hàng, dịch vụ thu thập một kỳ/ tháng, một số mặt hàng chỉ thu thập giá khi Nhà nước có điều chỉnh giá - Quy định thời điểm thu thập giá: Những mặt hàng chỉ thu thập giá 1kỳ/ tháng thu thập giá vào kỳ 3( ngày 15 tháng báo cáo). Những mặt hàng Nhà nước quản lý thu thập giá của ngày điều chỉnh, sau đó tính lại giá bình quân tháng theo số ngày trong tháng 2.6. Kiểm tra và xử lý phiếu điều tra Sau khi tiếp nhận phiếu điều tra từ điều tra viên, các Cục Thống Kê cần kiểm tra kỹ và xử lý những vấn đề đã ghi trong mục ghi chú của phiếu điều tra. - Kiểm tra giá thu thập có đúng qui định là giá bán lẻ cho người tiêu dùng ( Kể cả thuế VAT) hay không? - Kiểm tra đơn vị tính giá của các loại hàng hóa, dịch vụ xem có đúng quy định của danh mục chuẩn hay không? - Kiểm tra kỹ số liệu và các ghi chú trong phiếu điều tra va xử lý bằng phương pháp phù hợp, theo qui định, trước khi nhập tin tính chỉ số giá. - Phiếu kỳ điều tra nào cần xử lý và nhập tin ngay cho kỳ đó. Sau đay là cách xử lý những trường hợp đặc biệt nhất: * Trường hợp 1: Kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết( ví dụ 29, 30 Tết Nguyên Đán) - Những dịp này, thường hay xảy ra trường hợp giá cả một số mặt hàng tăng cao đột biến ở một thời điểm, sau đó có thể lại hạ bớt ngay. Trong trường hợp này, theo quy định, điều tra viên phải kết hợp quan sát chung thị trường, lấy thêm giá ở một vài thời điểm, hoặc lấy giá ngày trước đó để tham khảo và đưa ra mức giá trung bình trong những ngày đó. Tuy nhiên, khi kiểm tra phiếu điều tra, nếu phát hiện thấy mức giá ghi trong phiếu quá cao( mà không ghi chú) thì cán bộ thống kê phải xử lý như sau: - Hỏi lại điều tra viên về thời điểm lấy giá, đồng thời hỏi giá của một số thời điểm khác, hoặc mấy ngày trước đó; kết hợp kinh nghiệm và nhận xét của bản thân để xác định mức giá trung bình trong những ngày đó và ghi vào phiếu( số điều chỉnh cần ghi bằng mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số cũ); khi nhập tin sẽ nhập theo số ghi bút đỏ. * Trường hợp 2: Mức giá của một mặt hàng nào đó tăng quá cao hoặc quá thấp co với kỳ trước, nhưng trong phiếu không có ghi chú Khi đó, cần xử lý như sau: + Hỏi lại điều tra viên một số câu hỏi sau đây: 1/ Thời diểm lấy giá trong ngày có giống như kỳ trước hay không? 2/ Có lấy giá tại cùng điểm điều tra so với kỳ trước hay không? 3/ Chất lượng mặt hàng có thay đổi gì không? - Nếu câu trả lời của điều tra viên cho câu hỏi 1, 2 là “ có”, câu hỏi 3 là “ không”- có nghĩa là mức giá ghi trong phiếu điều tra là đúng, phản ánh giá tăng hoặc giảm thuần tuý, không chịu sự tác động của các yếu tố khác. - Nếu câu trả lời của điều tra viên cho câu hỏi 1 là “ không” có nghĩa là thời điểm lấy giá trong ngày giữa hai kỳ điều tra có thể đã khác nhau - Nếu điều tra viên trả lời cho câu hỏi 2 là “ không ” có nghĩa là có thể xảy ra những vân đề liên quan đến điểm điều tra như: cửa hàng, quầy hàng đóng cửa tạm thời, vĩnh viễn hoặc chuyển địa điểm ..., khi đó cần tham khảo cách xử lý trong trường hợp 3 dưới đây: - Nếu điều tra viên trả lời cho câu hỏi 3 là “ có” có nghĩa là chất lượng hàng hóa đã thay đổi; khi đó cần tham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 5 dưới đây * Trường hợp 3: Mặt hàng không xuất hiện tạm thời Một số mặt hàng thuộc danh mục điều tra tạm thời không xuất hiện trong một khoảng thời gian nào đó vì cấc lý do sau: + Hết mùa vụ + Tại thời điểm điều tra, cửa hàng đóng cửa tạm thời, hoặc hàng chưa về kịp + Không có hàng hoá đó do dịch bệnh ( cúm gà) + Tạm ngừng sản xuất hoặc hoạt động do mất điện( đối với hoạt động dịch vụ) + Giá cao hoặc thấp tạm thời do đầu vụ, cuối vụ... Cách xử lý là: dùng phương pháp “ gán giá”- có nghĩa là do mặt hàng tạm thời không xuất hiện nên không thu thập được giá, do đó, để có số liệu của kỳ điều tra, cán bộ thống kê phải tính một mức giá tạm thời và gán cho mặt hàng đó. Cụ thể như sau: - Trước hết tính chỉ số giá tháng báo cáo so với tháng trước của nhóm cấp 4 ( Nhưng không có sự tham gia của mặt hàng đó). Lấy mức giá tháng trước của mặt hàng đó nhân với chỉ số giá nhóm cấp 4 vừa tính. Dùng kết quả tính được gán cho mặt hàng đó trong kỳ điều tra ( điền mức giá mới vào phiếu điều tra- ghi bằng bút mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số cũ)- Giá mới( ghi bằng bút đỏ) sẽ được nhập tin để tính chỉ số. - Nếu nhóm cấp 4 chỉ có 2 mặt hàng, có thể lấy ngay chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước của mặt hàng còn lại để tính mức gia mới cho mặt hàng kia Phương pháp “ gán giá” sẽ thay thế cho phương pháp “ giá chờ” đã được sử dụng để xử lý các trường hợp tương tự trong các “Phương án” trước đây. * Trường hợp 4: Mặt hàng biến mất Một số mặt hàng trong danh mục điều tra có thể biến mất hẳn ( haykhông tồn tại vĩnh viễn) vì các lý do sau: + Người sản xuất nhừng sản xuất, hoặc đỏi mẫu mã, điều chỉnh quy cách, phẩm cấp, đưa ra sản phẩm mới; + Cửa hàng(điểm điều tra) ngừng kinh doanh hoặc chuyển mặt hàng kinh doanh do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó qua giảm sút... Trong trường hợp này cần tiến hành thay thế các mặt hàng cũ của danh mục điều tra bằng một mặt hàng mới. Cách chọn mặt hàng thay thế như sau: + Chọn mặt hàng cùng nhóm cấp 4 có đặc tính, quy cách phẩm cấp tương đối giống mặt hàng cũ; + Có khả năng tồn tại lâu trên thị trường; + Có xu hướng tiêu thụ mạnh và phổ biến trên thị trường Cách tính và đưa mức giá của mặt hàng thay thế vào tính chỉ số như sau: + Trường hợp a: mặt hàng cũ và mặt hàng mới có một thời gian cùng xuất hiện trên thị trường. Ví dụ: Giả sử nhóm hàng Y có 3 mặt hàng đại diện A, B, C được thu thập giá thường xuyên. Đến tháng 3/ 2006 mặt hnàg A biến mất hẳn trên thị trường, thay vào đó mặt hàng D mới xuất hiện. Khi đó cách thay thế như sau: Mã số Nhóm, mặt hàng Giá tiêu dùng Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước(%) T1 T2 T3 T2 T3 0520101 Nhóm Y 05201011 Mặt hàng A 7,00 8,00 114,29 05201012 Mặt hàng B 3,00 4,00 5,00 133,33 - 05201013 Mặt hàng C 8,00 9,00 10,00 112,50 111,11 05201014 Mặt hàng D ... 10,50 11,00 - 104,76 Tính chỉ số của A-C 120,04 Tính chỉ số của B-D 113,62 Khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/2006, cần phải thu thập giá của mặt hàng D trong hai tháng 2 và 3/2006, giả sử mức giá tháng 2 và 3/ 2006 của mặt hàng D là 10,5 và 11,0. Chỉ số giá tháng 3/2006 nhóm Y sẽ Khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/ 2006 sẽ tính như sau: IP = = 113,62 Phương pháp này được gọi là “phương pháp gối đầu” + Trường hợp b: Mặt hàng cũ và mặt hàng mới không có một khoảng thời gian nào cùng xuất hiện trên thị trường Cũng ví dụ trên: tháng 3/2005, trên thị trường có mặt hàng D, mặt hàng A biến mất hẳn, khi đó cách thay thế như sau: Mã số Nhóm, mặt hàng Giá tiêu dùng Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước(%) T1 T2 T3 T2 T3 0520101 Nhóm Y 05201011 Mặt hàng A 7,00 8,00 114,29 - 05201012 Mặt hàng B 3,00 4,00 5,00 133,33 125,00 05201013 Mặt hàng C 8,00 9,00 10,00 112,50 111,11 05201014 Mặt hàng D ... 11,00 - Tính chỉ số của A-C 120,04 Tính chỉ số của B-D 118,06 Trước hết cần tính lại giá của mặt hàng D tháng 2/2006 theo các bước sau đây: Bước 1: Tính chỉ số giá tháng 3/2006 so với tháng 2/2006 của nhóm Y từ hai mặt hàng B và c như sau: IP = = 118,06 Bước 2: Giá mặt hàng D tháng 2/2006 , chỉ số giá nhóm Y sẽ được tính bình thường từ 3 mặt hàng B, C, D. * Trường hợp 5: Giá của một mặt hàng, dịch vụ giảm do người bán chủ động hạ giá Có thể xảy ra hai trường hợp: a/ Hàng hoá vẫn còn nguyên chất lượng ( không phải là hàng đã kém phẩm chất, hư hỏng...) nhưng người bán chủ động hạ giá chung cho mọi đối tượng mua hàng vì một lý do gì đó. Sau thời gian đó, sản phẩm có thể được bán trở lại với giá bình thường. b/ Người bán hạ giá do hàng hoá đã bị hư hỏng, kém chất lượng hoặc lỗi mốt ...( Thực chất trường hợp này có thể coi là một mặt hàng khác) Cách xử lý: Đối với hai trường hợp trên, cách xử lý của điều tra viên là như nhau, cụ thể lấy giá thực tế tại thời điểm điều tra của mặt hàng đó để điền vào phiếu điều tra ; đồng thời, trong cột ghi chú, ghi rõ lý do Tuy nhiên, cách xử lý cuả cán bộ thống kê giá để đưa vào tính chỉ số lại khác nhau Trường hợp a: Sử dụng ngay giá đã thu thập được để tính vào chỉ số. Trường hợp b: Không sử dụng giá đã thu thập, mà phải dùng phương pháp “ gán giá”. Kỳ sau lựa chọn mặt hàng khác để thay thế. Bởi vì hàng hoá đã hư hỏng , kém chất lượng có nghĩa là hàng hoá đó không đảm bảo quy cách phẩm cấp như danh mục quy định, nên không so sánh được với mặt hàng cũ, hơn nữa, người tiêu dùng sẽ mua rất ít. Hàng lỗi mốt cũng có thể coi là một trường hợp đặc biệt của loại này, vì mặc dù chất lượng hàng hoá còn nguyên, nhưng người tiêu dùng không còn ưa chuộng, đã chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác. * Trường hợp 6: Người bán hàng chủ động giảm giá cho một số khách hàng đặc biệt theo các hình thức như khuyến mại cho người mua nhiều, phát thể ưu tiên giảm giá cho khách hàng thân thuộc Cách xử lý: Trường hợp này quy định không lấy giá bán cho những đối tượng đặc biệt kể trên, mà vẫn lấy giá bán phổ biến, bình thường của sản phẩm đó. * Trường hợp 7: Đối với một số mặt hàng có giá trị lớn, có nhiều phụ kiện bán kèm theo Một số mặt hàng có giá tri lớn như ôtô, máy tính...: Khi bán thường kèm theo một sô phụ kiện tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, vì thế giá của người mua phải trả cho sản phẩm sẽ khác nhau. Ngoài ra những mặt hàng này dù có báo giá hay niêm yết giá , nhưng người mua vẫn mặc cả được. Trong những trường hợp này, cán bộ thống kê cần hướng dẫn và kiểm tra mức giá do điều tra viên thu thập, nhằm đảm bảo đó là giá của sản phẩm chuẩn ( Không tính những phụ kiện do khách hàng lựa chon thêm, hoặc phần khuyến mãi của cửa hàng) * Trường hợp 8: Giá điện Điện là một mặt hàng quan trọng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên giá bán lẻ điện tiêu dùng có những điểm đặc biệt, không giống như hàng hóa tiêu dùng khác. Đó là, giá bán lẻ điện do Nhà Nước quản lý và chia thành nhiều mức giá khác nhau. Vì vậy giá thực tế cho 1 kwh điện tiêu thụ của người dân hàng tháng có khác nhau tuỳ theo lượng tiêu thụ nhiều hay ít. Ở nông thôn, điện tiêu dùng cũng được bán theo mộy số hình thức khác nhau.Một số nơi, hình thức bán được áp dụng như ở thành thị, một số nơi khác, điện lại được bán qua các hợp tác xã. Vì vậy, việc tính giá điện tiêu dùng được quy định như sau: + Ở thành thị: hàng tháng, điều tra viên phải đến Sở Điện Lực( hoặc chi nhánh điện) để thu thập số liệu về cơ cấu tiêu dùng điện của dân cư. Sau đó tính bình quân gia quyền giữa tháng và lượng tiêu thụ của từng mức + Ở nông thôn: Nếu nơi nào hình thức bán điện như thành thị thì tính như trên. Nơi nào bán điện qua hợp tác xã thì điều tra viên thu thập giá bán thực tế tại hợp tác xã đã được chọn làm điểm điều tra. * Trường hợp 9: Giá nước máy Phương thức bán nước máy cho tiêu dùng của người dân ở thành thị cũng tương tự như phương thức bán điện. Vì vậy, cách tính giá tiêu dùng thực tế bình quân của một nước /tháng cũng tương tự như tính giá điện. Tóm lại, cần ghi nhớ những quy định cơ bản sau đây: - Giá cần thu thập phải là giá thực tế mà người mua phải trả người bán cho một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ đã mua( bao gồm cả thuế VAT) - Giá của các loại hàng hóa dịch vụ được thu thập là giá thực tế tại thời điểm điều tra (trừ một số trường hợp như đã nêu trong phần trên) - Kiểm tra kĩ phiếu điều tra và xử lý đúng quy định cho từng nguyên nhân biến động giá cả là nhiệm vụ rất quan trọng của Cục Thống Kê trước khi tính chỉ số giá tiêu dùng. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng( rổ hàng hóa và dịch vụ đại diện) với quyền số là cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình Chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, cho từng tỉnh/ thành phố và cả nước ( bao gồm chỉ số của khu vực thành thị,nông thôn, chỉ số chung của từng tỉnh/ thành phố, các vùng kinh tế và cả nước) Trong điều kiện về vật chất kỹ thuật, nguồn kinh phí hiện nay và cũng phù hợp với phương pháp của nhiều nước, chỉ số giá tiêu dùng của nước ta được tính theo công thức Laspeyres- với quyền số và giá gốc kỳ gốc là năm 2000 và sẽ cố định khoảng 5 năm Để tính chỉ số giá tiêu dùng/ tháng cần thực hiện các bước sau đây: - Lập bảng giá kỳ gốc ( năm 2005) - Lập bảng quyền số cố định kỳ gốc ( năm 2005) - Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện - Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực ( thành thị, nông thôn) của các tỉnh, thành phố - Tính chỉ số giá cấp tỉnh/ thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả tỉnh - Tính chỉ số giá cấp vùng kinh tế theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả vùng - Tính chỉ số giá cả nước theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả nước 1. Xác định bảng giá kỳ gốc cố định Bảng giá kỳ gốc năm 2005 của các tỉnh, thành phố được lập riêng cho hai khu vực thành thị, nông thôn và được cố định để sử dụng 4-5 năm Nguồn số liệu và cách lập bảng giá kỳ gốc: Bảng giá kỳ gốc của từng tỉnh, thành phố là bảng giá bình quân năm 2005 của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo danh mục được các tỉnh/ thành phố tổng hợp từ báo cáo “ Giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của 12 tháng trong năm 2005, của từng khu vực thành thị và nông thôn; trong đó, giá bình quân cả năm của mỗi mặt hàng được tính từ giá của các điểm điều tra theo từng khu vực thành thị và nông thôn, bằng phương pháp bình quân số học giản đơn 2. Xác định bảng quyền số cố định Quyền số năm 2005 được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng và được cố định khoảng 5 năm, được tính từ cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình với các nguồn số liệu sau đây: - Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2004 do Tổng cục Thống Kê thực hiện - Kết quả “ Điều tra bổ sung về chi tiêu hộ gia đình tại 20 tỉnh năm 2005” do Tổng Cục Thống Kê thực hiện năm 2005 Bảng quyền số cố định gồm hai phần: Quyền số ngang và quyền số dọc. - Quyền số dọc: Là tỷ trọng từng nhóm hàng so với tổng chi bình quân nhân khẩu/ năm của từng khu vực thành thị, nông thôn và cả tỉnh, tính theo tỷ lệ phần chục nghìn ( 0/10000) - Quyền số ngang: Tỷ trọng tiêu dùng của từng khu vực thành thị, nông thôn so với cả tỉnh, thành phố, chỉ tính cho các nhóm hàng cấp cơ sở ( cấp 4- mã 5 chữ số) 3. Tính chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng được tính cho mỗi tỉnh/ thành phố và cả nước trên cơ sở chỉ số giá của hai khu vực thành thị và nông thôn Chỉ số giá của mỗi tỉnh/ thành phố được tính theo các bước sau đây: - Tính giá bình quân từng kỳ điều tra cho khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh/ thành phố Tính giá bình quân tháng cho khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh/ thành phố Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng cho khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh/thành phố. 3.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng cấp tỉnh/ thành phố 3.1.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực thành thị và nông thôn Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điều tra của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện của một kỳ( ngày) điều tra, được tổng hợp từ các biểu điều tra do các điểm gửi về, theo công thức tổng quát như sau: (11) Trong đó: : là giá bình quân kỳ điều tra k của mặt hàng j : là giá cá thể của mặt hàng j phát sinh tại điểm điều tra d của kỳ điều tra k m: là số điểm điều tra của mặt hàng j ở kỳ điều tra Cụ thể là: Giá bình quân của mặt hàng j trong kỳ điều tra k được tính bằng phương pháp bình quân số học giản đơn của các mặt hàng j tại các điểm điều tra quy định. Ví dụ: Tính giá bình quân của một số mặt hàng và dịch vụ đại diện sau: Mặt hàng Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Giá bình quân 1 2 3 4 5 6 8 -Gạo trắng - Vải bông … 3500 9500 … 3450 9200 … 3520 - … 3300 - … 3400 - … 3434 9350 … Theo ví dụ trên: Giá gạo bình quân = Giá vải bông bình quân = 3.1.2. Tính giá bình quân tháng các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị Giá bình quân tháng khu vực nông thôn và thành thị được tính theo công thức tổng quát sau: (12) Trong đó: : là giá bình quân tháng của khu vực thành thị( nông thôn) của mặt hàng j : là giá bình quân kỳ điều tra của khu vực thành thị( nông thôn) của mặt hàng j tại các kỳ điều tra trong tháng n: là số kỳ điều tra của mặt hàng j trong tháng Cụ thể là: Giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện được tính bằng phương pháp bình quân số học giản đơn của giá các mặt hàng, dịch vụ đại diện của các kỳ điều tra Ví dụ: Tình giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ của khu vực thành thị như sau: Mặt hàng Bquân kỳ 1 Bquân kỳ 2 Bquân kỳ 3 Bquân tháng 1 2 3 4 5 - Gạo trắng - Vải bông 3434 - 3450 - 3430 9350 3438 9350 Giá gạo bình quân tháng = đ/ kg Giá vải bông bình quân tháng = đ/ kg Cách tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ của khu vực nông thôn làm tương tự. 3.1.3. Tính giá bình quân tháng cho cả Tỉnh/ thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện Công thức tổng quát: (13) Trong đó: : là giá bình quân tháng cả tỉnh của mặt hàng j : là giá cá thể của mặt hàng j phát sinh tại điểm điều tra d r: là số điểm điều tra của hai khu vực nông thôn, thành thị của mặt hàng j cả tháng 3.1.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng( riêng cho từng khu vực nông thôn và thành thị) a. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc cố định theo trình tự sau: + Bước 1: Tính chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện của hai khu vực theo công thức sau đây: (14) Trong đó: : là chỉ số cá thể của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j ở kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0 : là giá bình quân tháng của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j của khu vực thàng thị hoặc nông thôn : là giá bình quân của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j ở kỳ gốc cố định 0 của khu vực thành thị hoặc nông thôn Cụ thể là: Lấy giá bình quân tháng báo cáo đã được thu thập chia cho giá kỳ gốc nhân với 100 cho từng mặt hàng và dịch vụ đại diện + Bước 2: Tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 của hai khu vực thành thị và nông thôn: Chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm cấp 4 của hai khu vực thành thị và nông thôn được tính theo công thức tổng quát sau: (15) Trong đó: : là chỉ số nhóm cấp 4 : là chỉ số giá cá thể của các mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j trong nhóm cấp 4 cần tính y: là số mặt hàng đại diện tham gia tính chỉ số nhóm cấp 4 Cụ thể là: Lấy chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở trên để tính chỉ số giá nhóm cấp 4 theo phương pháp bình quân số học giản đơn. + Bước 3:Tính chỉ số giá nhóm cấp 3, cấp 2, cấp 1 và chỉ số giá chung so với kỳ gốc của từng khu vực thành thị và nông thôn: Áp dụng công thức tổng quát sau đây: Ip = (16) Trong đó: Ip: là chỉ số nhóm cần tính : là chỉ số nhóm cấp dưới của nhóm cần tính : là quyền số cố định của nhóm cấp dưới của nhóm cần tính Cụ thể là: - Tính chỉ số giá n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay.DOC
Tài liệu liên quan