Chuyên đề Phương pháp tính và động thái chỉ só giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN 2

1.2 Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán. 2

1.2.2 Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị 2

1.2.3 Chỉ số giá bình quân Laspeyres 2

1.2.4 Chỉ số giá bình quân Paascher 2

1.2.5 Chỉ số giá bình quân Fisher 2

1.3 Ưu nhược điểm của từng loại quyền số 2

1.4 Phương pháp tính chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam 2

1.5 Nguyên nhân gây ra tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán. 2

1.6 Kỹ thuật trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán. 2

1.6.1 Bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện 2

1.6.2 Thêm cổ phiếu vào rổ đại diện 2

1.6.3 Thay cổ phiếu trong rổ đại diện 2

1.6.4 Tách cổ phiếu trong rổ đại diện 2

1.6.5 Gộp cổ phiếu trong rổ đại diện. 2

1.6.6 Cổ phiếu giao dịch trong ngày không hưởng cổ tức. 2

1.6.7 Thưởng tiền mặt cho cổ đông và thưởng cổ phiếu để tăng vốn 2

1.6.8 Phát hành chứng quyền để tăng vốn 2

1.6.9 Phát hành thêm cổ phiếu đang niêm yết. 2

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI LỢI SUẤT CỦA CHỈ SỐ GIÁ 2

 CHỨNG KHOÁN VN- INDEX

2.2 Biểu đồ chuỗi chỉ số giá chứng khoán VN-Index 2

2.3 Biểu đồ chuỗi lợi suất chỉ số giá chứng khoán R 2

2.4 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test ) 2

2.5 Lược đồ tương quan và mô hình ARIMA của chuỗi R 2

2.6 Ước lượng mô hình ARIMA 2

2.7 Đồ thị phần dư của mô hình ARMA (1,6) của R 2

2.8 Lược đồ tương quan bình phương các phần dư mô hình ARMA(1,6) 2

2.9 Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình ARCH 2

2.10 Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình GARCH 2

2.11 Kiểm định hiệu ứng đòn bẩy với chuỗi lợi suất R 2

2.12 Mô hình Garch M 2

2.13 Mô hình cơ cấu T- Garch ( The component GARCH ) 2

2.14 Mô hình cấu thành đối xứng (ASYMMETRIC COMPONENT) 2

PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHỈ SỐ GIÁ VN – INDEX 2

 TỪ 28/07/2000 ĐẾN 25/04/2006

3.1 Thời kỳ 28/07/2000 đến 25/06/2001 2

3.2 Thời kỳ 25/06/2001 đến 08/03/2002 2

3.3 Thời kỳ 08/03/2002 đến 24/10/2003 2

3.4 Thời kỳ 24/10/2003 đến 01/04/2004 2

3.5 Thời kỳ 01/04/2004 đến 26/08/2005 2

3.6 Thời kỳ 26/08/20065đến 25/04/2006 2

KẾT LUẬN 2

MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ 2

PHỤ LỤC 2

Phụ lục 1. Một vài chỉ số giá chứng khoán trên thế giới 2

 Chỉ số Hangseng (HSI) Hồng Công. 2

 Chỉ số Dow Jone của Mỹ( Dow Jone Average) 2

 Chỉ số NASDAQ của Mỹ 2

 Chỉ số NYSEI của Mỹ 2

 Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản 2

 Chỉ số KOSPI tổng hợp của Hàn Quốc. 2

Phụ lục 2. 10 sự kiện nổi bật trên TTCK Việt Nam năm 2005 2

Phụ lục 3. Các sự kiện trong và ngoài nước. 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp tính và động thái chỉ só giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn và trong dài hạn tại thời điểm (t) là khác nhau một cách có ý nghĩa. Mô hình cấu thành đối xứng (ASYMMETRIC COMPONENT) = 1 nếu < 0 = 0 nếu > 0 Sử dụng EVIEWS ta có: Kết quả cho thấy thống kê Z = 3.605504 với giá trị P_value = 0.0003 giả thiết = 0 bị bác bỏ, ảnh hưởng của cú sốc âm là thực sự có ý nghĩa thống kê. Như vậy sau khi nghiên cứu và ước lượng các mô hình ARCH, GARCH, T-ARCH, E-GARCH, COMPONENT ARCH và ASYMMETRIC COMPONENT ta đã thu được những kết luận có ý nghĩa thực tế quan trọng, trong đó phải kể đến ba kết luận quan trong nhất đó là : Từ kết quả ước lượng mô hình ARMA(1,6) và GARCH(1,2) cho thấy lợi suất trung bình chỉ số giá VN-Index trong một phiên có liên hệ với sự thay đổi trong lợi suất của 1 phiên trước đó ( hệ số của biến AR(1)= 0.375451 dương thực sự và hệ số biến MA(6) =0.206266 dương thật sự ). Nó cho biết R – chuỗi lợi suất của chỉ số giá VN-Index có xu thế tăng theo thời gian. Mức dao động trong lợi suất R của chỉ số giá VN-Index có khác nhau trong các phiên, nó vừa phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất (do hệ số của biến ARCH(1) =0.526262 dương thực sự) vừa phụ thuộc vào mức độ dao động của sự thay đổi này (do hệ số của biến GARCH(1)=0.312174 và GARCH(2)=0.255227 dương thực sự). Từ kết quả ước lượng mô hình cấu thành đối xứng ở trên ta thấy hệ số của biến (RESID<0)*ARCH(1) 0 nên có thể kết luận rằng ảnh hưởng của các cú sốc âm, cú sốc dương lên lợi suất R của chỉ số giá VN-Index là khác nhau hay tồn tại hiệu ứng đòn bẩy đối với lợi suất R của chỉ số giá VN-Index. PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHỈ SỐ GIÁ VN – INDEX TỪ 28/07/2000 ĐẾN 25/04/2006 Một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam trong năm 2000 đó là việc khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (TTGDCK) vào ngày 20/07/2000. Sau đó 8 ngày, ngày 28/07/2000, vào lúc 11 giờ, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện, và được đánh giá là thành công ngoài dự kiến. Có thể nói, đây là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu với nỗ lực nhằm đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, tạo thêm một kênh huy động vốn hữu hiệu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Trên mỗi thị trường đều có một “chỉ số chung” đại diện cho thị trường, nó phản ánh xu thế biến động của cả thị trường đó. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số đó có tên “Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index”. Ở phần 1 và phần 2 của bài viết chúng ta đã nắm bắt được phương pháp tính chỉ số giá VN-Index, các biện pháp trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán và những đặc điểm về bản thân chỉ số giá VN-Index. Ở phần 3 này ta sẽ xem xét động thái của chỉ số giá VN-Index qua các thời kỳ từ khi hình thành cho đến nay. Trong quá trình phân tích thị trường chứng khoán qua 6 thời kỳ, ta thấy được xu thế chủ đạo trong mỗi thời kỳ, những dấu mốc lịch sử quan trọng của chuỗi VN-Index; những điều chỉnh mang tính chiến lược của Ủy ban chứng khoán Nhà nước,… Trong phần 3 ta có sự hỗ trợ của phần mềm MetaStock. Thị trường chứng khoán gần 6 năm hoạt động: Thời kỳ 28/07/2000 đến 25/06/2001 (Từ 100 điểm lên 571.04 điểm) Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, đó là cổ phiếu Công ty Cơ điện lạnh (REE ) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM). Đến phiên giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại cổ phiếu mới được niêm yết, đó là Công ty cổ phần giấy Hải Phòng – HAPACO (HAP); Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Sài Gòn- Transimex (TMS) và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF). Trong giai đoạn này, có một số đặc điểm chính đáng lưu ý sau đây: Biên độ dao động giá được điểu chỉnh: Ở phiên thứ nhất là 5%, đến phiên thứ 2 được điều chỉnh còn 2%, và đến ngày 13/06/2001 biên độ dao động giá là 7%. Lượng “hàng hóa” là cổ phiếu các công ty niêm yết còn quá ít. Nhà đầu tư trên thị trường chưa có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thông tin của các công ty niêm yết nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung thiếu tính minh bạch, tính chính xác và tính kịp thời. Ngày 02/04/2001 ( phiên giao dịch thứ 102) đánh dấu sự kiện, một nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Anh mua được 100 cổ phiếu TMS. Ủy ban chứng khoán Nhà nước quy định biên độ dao động giá chứng khoán là 2%. Hay khi đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư biết chắc chắn rằng vào phiên giao dịch tới họ không thể bị lỗ quá 2% cũng như không thể lãi quá 2% giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ. Do số lượng hàng hóa quá ít ỏi, sự mất cân bằng của cung – cầu quá lớn đã cộng với việc ấn định biên độ dao động giá đã làm cho giá liên tục tăng đạt mức trần . Chỉ số giá VN-Index tăng liên tục và đạt 145.83 điểm tại phiên giao dịch ngày 04/11/2000. Đến 13/6/2001, biên độ dao động giá sẽ là 7%. Đây thật sự là tin "giật gân" cho các nhà đầu tư. Đây là lần mở rộng biên độ đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, việc mở rộng biên độ dao động giá lần này dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Khi biên độ mở rộng, các nhà đầu tư sẽ phải thận trọng và cân nhắc kỹ hơn trước khi ra quyết định mua bán chứng khoán. Điều này rất có thể ảnh hưởng mạnh tới diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán. Một thị trường chứng khoán mà sau gần một năm hoạt động số lượng “hàng hóa” giao dịch trên thị trường vẻn vẹn có 5 cổ phiếu. Điều đó cho thấy sự mất cân bằng về cung-cầu một cách nghiêm trọng. Minh chứng rõ ràng nhất là các phiên giao dịch “khối lượng chào bán với giá thấp nhất là nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng chào mua với giá cao nhất ”. Trong giai đoạn này, đã có những câu chuyện như nhà đầu tư phải xếp hàng dài trước cổng công ty chứng khoán để chờ đến lượt mua chứng khoán, hay phải xếp hàng ở công ty chứng khoán từ tối hôm trước thì hôm sau mới có thể mua được cổ phiếu. Trước tình hình cung thì ít mà cầu lại quá nhiều, các công ty chứng khoán còn tiến hành phát các thẻ mua cho nhà đầu tư, ai may mắn nhận các thẻ 1,2,3 thì có cơ hội được mua cổ phiếu còn kém may mắn hơn thì lại chờ đến phiên sau. Thời kỳ này, ai có tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán thì chắc chắn có lãi. Thông tin trên thị trường là cơ sở quan trọng nhất để nhà đầu tư xem xét, cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư. Thế nhưng, thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu tính minh bạch, trung thực cũng như chưa kịp thời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lại chưa có hiểu biết đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các thông tin về lợi nhuận, chi phí, các chiến lược phát tiển của công ty trong tương lai các chỉ số tài chính EPS, P/E…gần như không được quan tâm bởi các nhà đầu tư cá nhân. Trong thời gian này hầu hết các giao dịch dựa vào “tin đồn”. Do đó, trên thị trường các giao dịch diễn ra chủ yếu theo “hiệu ứng đám đông” hay còn gọi là “hiệu ứng bầy cừu”. Ngày 02 tháng 4 năm 2001 ghi nhận một sự kiện đặc biệt một nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Anh đã mua được 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000đ/cp thông qua Công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu. Dù còn số lượng còn ít ỏi nhưng điều đó đã chứng tỏ thị trường chứng khoán VN bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào biểu đồ phân tích kỹ thuật trên ta thấy: Đường trung bình trượt, một chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi khuynh hướng biến động trong tương lai và sự đảo chiều của khuynh hướng này. Một sự giao nhau của chuỗi VN-Index với đường trung bình trượt hay giữa các đường trung bình trượt với các thời kỳ trễ khác nhau đều cho ta những thông tin cần thiết về khuynh hướng biến động trong tương lai của chuỗi VN-Index. Ở đây, ta sử dụng đường trung bình trượt 8 thời kỳ quan sát và đường trung bình trượt 26 kỳ quan sát. Theo kết quả trên ta thấy, cả hai đường trung bình trượt ngắn hạn và dài hạn đều cho ta thấy xu thế tăng lên nhanh và mạnh của chỉ số giá VN-Index. Tuy có một giai đoạn có chững lại, nhưng nhìn tổng thể là thị trường có xu hướng tăng, điều này báo hiệu rằng trong tương lai giá các loại chứng khoán sẽ còn tăng nữa. Đường chuẩn MACD(6,26) là chỉ báo hữu ích để phân tích những thay đổi bất thường trong khuynh hướng biến động của giá chứng khoán, dự báo một khuynh hướng mới. Nó thể hiện ở sự xuyên chéo của đường MACD(26) với đường tín hiệu thị trường (hay đường MACD(6)). Đường MACD(26) xuyên chéo lên (hoặc chéo xuống). Dấu hiệu của việc bán chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường tín hiệu thị trường và được “xác nhận” khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường số không (Zero Line). Dấu hiệu của việc mua chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường tín hiệu thị trường và được “xác nhận” khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường số không (Zero Line). Có thể nói, mặc dù mới hình thành và phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Tính đến phiên giao dịch thứ 137 vào ngày 25/06/2001 chỉ số giá VN-Index đạt mức kỷ lục 571.04 điểm. Tuy nhiên, hàm chứa trong nó là sự “bất ổn ”của thị trường này. Lúc này đây, công việc của Ủy ban chứng khoán Nhà nước không phải là tăng hay giảm biên độ dao động giá bao nhiêu là vừa mà cần có những tác động ở tầm chiến lược. -Thứ nhất: Cần “Phải tăng ngay cung hàng hoá cho TTCK” Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với các Bộ, Ngành để tăng khối lượng hàng hóa đưa vào giao dịch nhằm làm cân bằng cung – cầu, giảm tình trạng giá cổ phiếu quá đắt so với giá trị thực của công ty niêm yết. Bên cạnh đó cải tiến các chính sách tài chính như: ưu đãi về thuế, lệ phí, các chế độ tài chính đối với hoạt động kinh doanh và môi giới chứng khoán... nhằm tạo điều kiện cho TTCK hoạt động có hiệu quả. - Thứ hai: Tăng cường công tác thông tin, bao gồm : phổ biến kiến thức để công chúng có điều kiện hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Cải thiện tình hình cung cấp thông tin của các công ty niêm yết ra công chúng. Thông tin cần minh bạch, chính xác, đầy đủ và kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, không trung thực. - Thứ ba: phải nhanh chóng hạn chế những khuyết tật, làm cho thị trường chứng khoán trở thành một công cụ đắc lực, quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, hướng tới hoàn chỉnh và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính và các biện pháp cụ thể để khai thác tăng cường tính ưu việt của thị trường chứng khoán. Thời kỳ 25/06/2001 đến 08/03/2002 (Từ 571.04 điểm xuống 182.20 điểm) Ngày 25 tháng 06 năm 2001 đánh dấu mức kỷ lục của chỉ số giá VN-Index từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Vậy nhưng theo đồ thị phân tích trên ta thấy sự xuống dốc không phanh của chỉ số giá VN-Index ở giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân do đâu? Sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ủy ban có thông báo “mỗi nhà đầu tư được mua tối đa 10.000 cổ phiếu/phiên”, trên mỗi cổ phiếu nhà đầu tư chỉ được đặt một lệnh mua với số lượng tối đa là 2.000 đơn vị/phiên. Thông tin về việc khi nhà đầu tư mua chứng khoán thì phải nắm giữ chứng khoán đó và 6 tháng sau mới được phép bán chứng khoán đó trên thị trường chứng khoán. Thị trường vàng, bất động sản, USD tăng giá đã thu hút đầu tư vào lĩnh vực này trong khi TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn. Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá từ 7% về 2% (ngày 10/10/2001). Nhà đầu tư chưa có những hiểu biết chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy là sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã không thành công trong việc "xì hơi quả bóng giá chứng khoán" bằng công cụ biên độ ( tăng từ 2% lên 7% ) có lẽ công cụ khống chế lượng mua cổ phiếu là phương thức “làm dịu ” cơn sốt cổ phiếu này. Thông báo có hiệu lực từ phiên giao dịch ngày 22/6/2001. Như vậy, với 5 loại cổ phiếu đang niêm yết, trong mỗi phiên giao dịch nhà đầu tư có thể đặt 5 lệnh mua với số lượng tổng cộng là 10.000 cổ phiếu, trái với trước đây khi mà nhà đầu tư có thể đặt nhiều lệnh mua cho một loại cổ phiếu với số lượng không giới hạn. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có thông tin về việc phải nắm giữ chứng khoán trong vòng 6 tháng mới được phép tiến hành giao dịch. Có thể nói với một thị trường đang “nóng” thì đây quả là những “gáo nước quá lạnh” Bên cạnh việc phải xác định phải lựa chọn cổ phiếu nào để đầu tư khi biên độ dao động đã là 7% thì nhà đầu tư còn phải cân nhắc đến rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu đó trong 6 tháng tới. Trước những thông tin trên, ngày 27/06/2001 cả 5 loại cổ phiếu được giao dịch tại sàn chứng khoán Tp. HCM đều giảm giá mạnh. Điều này làm cho chỉ số VN-Index lần đầu tiên giảm tới mức 7% trong một phiên giao dịch. Mức giảm kỷ lục thuộc về cổ phiếu HAP với 10.000 đ/cp, sau đó là TMS với 9.000 đ/cp, thấp nhất là SAM với 5.000 đ/cp. Tiếp đến, trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 09/07/2001, trừ HAP, 4 loại cổ phiếu còn lại đều rớt giá trong khoảng 3.500-7.000 đồng. SAM, REE và LAF tiếp tục trên đà trượt dốc. Chỉ số VN-Index lại có thêm một ngày giảm tới gần 7% điểm. Lượng lệnh đặt bán được ghi nhận cao gấp 10 lần lượng lệnh đặt mua, chính là nguyên nhân dẫn tới sự sút giảm giá một cách ồ ạt như trên. Giá giảm khiến các ngân hàng đã bán cổ phiếu cầm cố ra. Trong khi đó thị trường vàng, bất động sản, USD tăng giá đã thu hút đầu tư vào các lĩnh vực này thay vì đầu tư vào cổ phiếu. Thêm vào đó là sự hạn chế trong hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư, tâm lý hoang mang lo sợ bị lỗ vốn đã khiến cho các cổ phiếu được chào bán ồ ạt. Chỉ số giá VN-Index đã liên tục giảm qua các phiên. Đây là phản ứng tất yếu của thị trường đối với những can thiệp trên của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Theo biểu đồ trên ta thấy, cả đường trung bình trượt 8 thời kỳ và đường trung bình trượt 20 thời kỳ đều cho ta thấy sự giảm giá liên tục của các cổ phiếu niêm yết. Đường xu thế cho ta thấy sự giảm giá đó là nhanh và mạnh ( đường xu thế Trenline rất dốc) . Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này theo từ chuyên môn là đang ở thời kỳ “Bear Market”. Đến ngày 5/10/2001 chỉ số giá VN-Index là 203.12 điểm. Tại đây đã có sự tăng giá trở lại của các cổ phiếu niêm yết, điều này làm cho chỉ số giá VN-Index có xu hướng đổi chiều. Sở dĩ có điều này do Ủy ban chứng khoán Nhà nước bắt đầu thấy lo lắng về tình trạng giá cổ phiếu liên tục chạm sàn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động bình thường của công ty niêm yết, công ty chứng khoán. Ủy ban quyết định rút ngắn biên độ giao dịch về 2% thay vì 7%. Ngoài ra trong nội dung sửa đổi Nghị định 48/CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan về việc cho phép cán bộ, công nhân viên của công ty chứng khoán được phép tham gia mua bán chứng khoán. Các thông tin trên đây đã như một cú hích vào thị trường “Bear Market” này. Tóm lại trong giai đoạn này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày càng có những “bước đi lạ” trong quá trình điều tiết thị trường chứng khoán. Thay vì tiếp tục duy trì và ổn định khi thị trường đang tăng trưởng tốt thì Ủy ban lại tìm cách kìm hãm và hạ nhiệt nó. Hơn nữa, dù đã ra đời được gần 2 năm nhưng hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân còn rất hạn chế. Họ không mua cổ phiếu để kỳ vọng công ty niêm yết cổ phiếu đó làm ăn phát đạt để nhận cổ tức mà đa phần là các nhà đầu tư ngắn hạn, vốn ít đầu tư mau bán chứng khoán với mục đích hưởng chênh lệch về giá. Trong khi đó, các thị trường bất động sản, thị trường vàng và thị trường ngoại hối đang rất hấp dẫn. Những bước đi không thật sự đúng đắn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, những thị trường hấp dẫn mới đã khiến nhà đầu tư rút dần ra khỏi thị trường chứng khoán và dần quay lưng lại với thị trường. Đó là một điều tất yếu. Thời kỳ 08/03/2002 đến 24/10/2003 (Từ 182.2 điểm xuống 130.9 điểm) Sau một thời gian các cổ phiếu niêm yết liên tục rớt giá, thị trường tiếp tục đi xuống và có phần trầm lắng. Trong giai đoạn này có các đặc điểm sau: Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tăng (trên 8,2%/năm). Thị trường vàng, thị trường bất động sản ngày càng trở nên hấp dẫn. Đấu thầu hàng trăm tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Nhà đầu tư “đói ” thông tin, các nhà đầu tư đều “tù mù” về biên dao động giá chứng khoán. Kể từ ngày 20/5/2003, Trung tâm giao dịch chứng khoán đã thực hiện giảm lô giao dịch từ 100 cổ phiếu xuống 10 cổ phiếu, áp dụng lệnh ATO (lệnh tại mức giá khớp lệnh), tăng số lần khớp lệnh lên 2 lần/phiên và giảm tỷ lệ ký quỹ xuống 70%. Bộ Tài chính vừa ra quy định, nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra khỏi VN bằng 5% số thu nhập từ thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn này của thị trường chứng khoán Việt Nam được giới phân tích gọi là “thị trường ngủ gật ”. Thật vậy, sau một chuỗi các can thiệp của Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhằm kìm hãm giá các chứng khoán thì dư âm của những tác động đó vẫn kéo dài đến thời kỳ này. Sự “chờ đợi và cầm chừng” bao trùm toàn bộ thị trường. Nhà đầu tư chờ đợi sự điều chỉnh, sửa đổi của Nghị định 48/NĐ-CP đang ở khâu cuối cùng. Nhà đầu tư chờ đợi quyết định cuối cùng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về biên độ dao động giá ( sẽ là 5% hay vẫn giữ 2% như trước đây). Nhà đầu tư Việt Nam chờ đợi động thái của các nhà nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi thị trường chứng khoán đang “ngủ gật” thì các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như cổ phần lại điều chỉnh tăng lãi suất nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Sự biến động của thị trường vàng trong nước và trên phạm vi quốc tế theo chiều hướng tăng nhanh và khá đều cũng tạo nên xu hướng đầu tư mới. Thị trường bất động sản trong nước dù đã có nhiều biện pháp điều chỉnh “hạ sốt” nhưng trên thực tế vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư sở hữu số vốn lớn. Với tính bất ổn và hàm chứa nhiều rủi ro của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà vốn nhỏ, không ưa mạo hiểm cũng đã rút vốn, chia tay thị trường chứng khoán chuyển sang đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Đây là thời kỳ đen tối của thị trường chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu niêm yết liên tục rớt giá, nhiều cỏ phiếu giảm đến 70% giá trị. Sau khi giảm giá, thì các cổ phiếu bị “đóng băng” nhiều cổ phiếu không giao dịch trong nhiều phiên. Vào ngày 24/10/2003,( phiên 244) chỉ số giá VN-Index tụt dốc từ 571.04 điểm ( ngày 25/06/2001) xuống chỉ chỉ còn 130.9 điểm(24/10/2003) Ngày thứ 6 đen tối của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đồ thị phân tích trên cho ta thấy xu thế của thị trường nhìn chung là đi xuống và cầm chừng. Sau một thời gian giảm giá mạnh chỉ số giá VN-Index có một khoảng ngắn phục hồi trước khi tiếp tục giảm giá mạnh hơn. Đồng thời đồ thị cũng cho thấy có những giai đoạn các nhà đầu tư “bán tống bán tháo” cổ phiếu, nhanh chóng rút vốn ra khỏi thị trường. Trong khi mây đen đang bao phủ thị trường cổ phiếu thì thị trường trái phiếu lại rất khởi sắc. Theo thống kê của các công ty chứng khoán, trong tháng 9/2003, thị trường trái phiếu đã sôi động hơn và đang trở thành công cụ tạo vốn cho nền kinh tế. Có tuần lễ chỉ riêng Quỹ Hỗ trợ phát triển đã huy động được gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn 2-15 năm. Thành phố Hồ Chí Minh cũng huy động được 1.200 tỷ đồng trái phiếu đô thị TP. Hồ Chí Minh. Tổng công ty Dầu khí VN cũng phát hành được 300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Kế hoạch bán trái phiếu đô thị TP Hồ Chí Minh trong tháng 9 đợt 1 đã hoàn thành với số tiền huy động được là 1.253 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 1.200 tỷ đồng. HIFU sẽ phát hành đợt 2 trái phiếu đô thị TP. Hồ Chí Minh vào tháng 11/2003 để huy động cho đủ 2.000 tỷ đồng cho ngân sách thành phố. Trong đó, có gần 540 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 8,84%/năm (cố định và trả trước) cùng trên 180 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 9,7%/năm (cố định và trả sau). Các nhà đầu tư Việt Nam vốn luôn “theo chân” các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng trong tình trạng thị trường chứng khoán ảm đạm như thế này, bộ tài Bộ Tài chính ra quy định, nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra khỏi VN bằng 5% số thu nhập từ TTCK VN. Theo giới phân tích, quyết định này không khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào chứng khoán. Cũng theo văn bản trên của Bộ Tài chính (số 4321 TC/TCT), các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp với mức khá cao, trong khi nhà đầu tư và các công ty Việt Nam được miễn khi mới tham gia TTCK. Theo các chuyên gia chứng khoán, trong bối cảnh quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa lớn, cần thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để tăng phần sôi động, văn bản trên là thiếu tính khuyến khích. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vắng bóng các nhà đầu tư có tổ chức Việt Nam lẫn nhà đầu tư nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Nói tóm lại, trong khi của thị trường chứng khoán rất bất ổn thì tăng lãi suất tiết kiệm VNĐ cùng với sự hấp dẫn của các thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối, sự thiếu khuyến khích các cá nhân tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán của bộ tài chính thì việc các nhà đầu tư rút vốn và chia tay với thị trường chứng khoán là một điều dễ hiểu. Vậy Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính cần làm gì để thị trường chứng khoán Việt Nam thoát khỏi tình trạng này. Câu trả lời sẽ có ở phần sau của bài viết. Thời kỳ 24/10/2003 đến 01/04/2004 (Từ 130.9 điểm lên 279.71 điểm) Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam có những thay đổi lớn cả về khung pháp lý và tình hình giao dịch trên thị trường. - Ban hành Nghị định 144/CP, sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng Nghị định này đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành vào cuối tháng 11/2003. Đây là khung pháp lý cao nhất hiện nay về chứng khoán và thị trường chứng khoán, được xem là một bước tiến lớn nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường. - Biên dao động giá chứng khoán là 5%. - Cuối tháng 1/2004, Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) về Bộ Tài chính. - Công bố chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 theo chiến lược này, được Chính phủ phê duyệt trong năm qua, tổng giá trị thị trường chứng khoán đến năm 2005 phải đạt mức 2-3% GDP và 10-15% GDP vào năm 2010. - Tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đã sôi động hơn hẳn năm trước, nhất là sau khi có Quyết định 146 của Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài tại một tổ chức niêm yết từ 20% lên 30%. Đến nay, tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn đều có sự tham gia sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ lệ nắm giữ cao nhất là 30% và thấp nhất 0,31%. - Sự ra đời Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tiên. Đó là Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VFM. Đây là liên doanh giữa Công ty Dragon Capital (chiếm 30% vốn) và Ngân hàng Sacombank (chiếm 70% vốn). Theo kế hoạch, trong đợt đầu, VFM sẽ huy động tối thiểu từ 100 đến 150 tỷ đồng để thành lập quỹ VietFund 1 (VF1). Tiền mà các quỹ huy động được sẽ được đầu tư vào thị trường chứng khoán (tối đa 60%). - Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB) đã chính thức được thành lập trong tháng 12/2003. Việc ra đời hiệp hội này được xem là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, giúp tạo thêm cầu nối cho các công ty chứng khoán cũng như các doanh nghiệp có được tiếng nói chung, tạo thêm sức mạnh cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và niềm tin cho công chúng đầu tư. - Tổ chức tuần lễ chứng khoán. Đây được xem là sự kiện có quy mô tổ chức lớn nhất và dài ngày nhất kể từ khi thị trường chứng khoán mở cửa và đi vào vận hành, đồng thời cũng là nỗ lực kích cầu của cơ quan quản lý. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện này nhiều hoạt động thiết thực đã được tổ chức như tổ chức hội thảo, mở tài khoản có thưởng, miễn giảm phí giao dịch, tặng quà khuyến mãi, tổ chức cho các nhà đầu tư tham quan, tìm hiểu hoạt động của các công ty niêm yết. Nhìn vào đồ thị phân tích trên ta thấy: thị trường chứng khoán đang có xu hướng đi lên nhanh và mạnh. Đường trung bình trượt 8 thời kỳ tại các điểm Break-out có xu hướng vượt lên trên đường trung bình trượt 20 thời kỳ và cắt đường chỉ số giá VN-Index. Khối lượng giao dịch trong giai đoạn này cũng tăng mạnh. Như vậy, sau quãng thời gian thị trường “chờ đợi và cầm chừng” đến nay, với quy định về pháp lý đã rõ ràng, sự ra đời của Nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 48/1988/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã không chỉ tạo nền cho một bộ Luật Chứng khoán tương lai, mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp nhà đầu tư yên tâm tích trữ các loại cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản kém hấp dẫn khi thuế suất lên đến 28%; Thị trường vàng thì giá vàng biến động theo “hình răng cưa” lúc tăng lúc giảm; gửi tiết kiệm thì lãi s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31151.doc
Tài liệu liên quan