Chuyên đề Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP Bank

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG , RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường . 3

1.1.1 Khái niệm NHTM : 3

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại . 3

1.1.2.1 NHTM là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế 4

1.1.2.2 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán trong nền kinh tế. 4

1.1.2.3. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế : 5

1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cấu nói giũa nền tài chính trong nước và nền tài chính quốc tế. 5

1.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại. 5

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 5

1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn : 6

1.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác 7

1.1.4 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thưong mại. 8

1.1.4.1 Khái niệm : 8

1.1.4.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng : 9

1.1.4.3 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với NHTM: 10

1.1.4.4. Các loại hình tín dụng của Ngân hàng thương mại : 11

1.2Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại . 13

1.2.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng : 13

1.2.1.1Khái niệm 13

1.2.1.2. Bản chất 14

1.2.2Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 14

1.2.2.1 Những nguyên nhân bất khả kháng: 15

1.2.2.2 Những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay ; 16

1.2.2.3 Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng : 17

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 18

1.3.1Các chỉ tiêu đo lường và phản ánh rủi ro tín dụng 18

1.3.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 20

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 23

1.3.3.1 Các nguyên tắc cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. 23

1.3.2.2 Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề . 31

1.3.3 Vài nét về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Uỷ ban Basel. 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 37

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 37

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank 37

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 37

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động: 39

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank qua các chỉ tiêu tài chính – kinh tế: 40

2.1.4 Các hoạt động nghiệp vụ chính 44

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. 44

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng: 47

2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh khác. 49

2.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 53

2.2.1 Những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 53

2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 55

2.2.3.1 Thành tựu đạt được : 55

2.2.3.2 Những hạn chế trong công tác phòng ngừa , xử lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VP Bank. 61

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK 64

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank trong thời gian tới . 64

3.1.1. Định hướng phát triển chung 64

3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng 65

3.2.1.1 Năng lực điều hành của cán bộ ban lãnh đạo ngân hàng 65

3.2.1.2.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng 66

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 67

3.2.3.Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng 68

3.2.3.1.Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố. 68

3.2.3.2.Bảo lãnh 70

3.2.3.3.Thực hiện bảo hiểm tín dụng 71

3.2.4.Xử lý món vay có vấn đề 72

3.2.5.Mở rộng cạnh tranh 73

3.2.5.1.Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro 73

3.2.5.2.Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng 73

3.2.5.3.Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng 74

3.3.Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP VP Bank. 76

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP VP Bank 76

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 77

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ : 78

KẾT LUẬN 80

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP Bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và giám sát rủi ro . Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là đặc điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào . Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm những hoạt động sau : - Hiểu về những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. - Đo lường rủi ro ( sử dụng VAR* …) , phân tích rủi ro ( phân tích danh mục tài sản , phân tích khả năng chịu đựng cực điểm , đặc thù của danh mục tài sản ) - Kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng (đề xuất hạn múc tín dụng, giám sát việc tuân thủ hạn mức tín dụng ) - Báo cáo về rủi ro tín dụng . Theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất về quản trị rủi ro tín dụng , NHTM cần đáp ứng các yêu cầu được thể hiện dưới dạng câu hỏi sau : Thứ nhất , nhận biết và truyền đạt thông tin : các thành viên hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ngân hàng có nhân biết đựơc các rủi ro tín dụng và các lợi ích trong hoạt động tài chính của ngân hàng không ? Ngân hàng đã xây dựng được một khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thông ti tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của ngân hàng chưa ? Các báo cáo cho cấp quản lý hiện tại có cho phép truyền đạt thông ti về rủi ro hiệu quả chưa ? Thứ hai, tổ chức quản trị rủi ro : Cơ cấu tổ chức cua ngân hàng có phù hợp thực hiển kiểm soát và quản trị rủi ro không ? Các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường tín dụng , hoạt động , pháp lý và công nghệ có phù hợp không? Đã có đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trính và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp chưa ? Thứ ba , phương pháp đo lường rủi ro : Công nghệ đo lường rủi ro hiện đang áp dụng có phù hợp không ? Đã đo lường một cách hợp lý chưa ? Có thể đo lường được độ nhạy cảm về thu nhập và vốn trong tình huống “ chắc chắn xảy ra “ hoặc “ tình huống xấu nhất” chưa ? Các khoản thất thoát do rủi ro gây ra được tổng hợp như thế nào ? Thứ tư, các quy trình và kiểm soát quản trị rủi ro: Các chính sách, quy trình hiện tại có đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro của ngân hàng là phù hựp với mục tiêu , chiến lược , nhiệm vụ của ngân hàng không? Các chính sách quy trình đã đủ giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm năng chưa ? Hạn mức tín dụng áp dụng đảm bảo rằng các khoản thất thoát là phù hợp với mức rủi ro có thể chấp nhận được của ngân hàng không? Theo Uỷ ban Basel , gần đây , cơ cấu tổ chức của NHTM có sự thay đổi nhắm thực hiện tốt hơn quản trị rủi ro , trong đó , có các nhà chuyên môn về rủi ro tín dụng nhằm đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng .Quy tắc vể quan trị rủi ro tín dụng 9 tháng 9/ 2000 ) của Uỷ ban Basel quy định đối với Hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiẹm phê duyệt và định kỳ em xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng . Ban giám đốc có trách nhiệm thục hiện chiến lược rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách và quy trình để xác định , đo lường , theo dõi và kiẻm soát rủi ro tín dụng . Các ngân hàng phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ sản phẩm và hoạt động của ngân hàng . Mỗi NHTM cần phải giữ được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu như NHTM đưa ra một mức lãi suất quá cao đối với một khoản cho vay thì kết quả là khách hàng đó sẽ tìm đến NHTM khác và như vậy , NHTM đó đã đánh mất khách hàng . Ngược lại , nếu như NHTM đưa ra một mức lãi suất quá thấp thì chính NHTM đó lại phải chịu lỗ . Công tác quản trị rủi ro đòi hỏi mỗi NHTM phải xây dựng cho mình mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận được đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM .Các NHTM cần đánh giá rủi ro để quyết định những rủi ro nào ngân hàng có thể kiểm soát được . Đối với những rủi ro tín dụng mà ngân hàng không thể kiểm soát được , ngân hàng phải đánh giá xem có chấp nhận được những rủi ro này hay không , mức độ giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng mong muốn đạt được thông qua quá trình kiểm soát. từ đó quyết định phù hợp. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng phải được thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro .Trong quản trị rủi ro tín dụng các NHTM cần thực hiện quản trị với toàn bộ danh mục tín dụng . Trong quản trị rủi ro tín dụng , các ngân hàng cần thực hiện quản trị rủi ro đối với toàn bộ danh mục tín dụng . Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác.Trong khi quản trị rủi ro tín dụng câ kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng . Việc giám sát chất lượng tín dụng giúp cho NHTM có được cái nhìn tổng quát vê rủi ro tín dụng , từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục khách hàng , ngành nghề , khu vực …. Trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm rủi ro . CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank) đựoc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm .Ngân hàng bắt đàu hoạt động tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ -UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Chức năng hoạt động chủ yếu của VP Bank bao gồm : huy động vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư: cho vay vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng ; Kinh doanh ngoại hối ; chiết khấu thương phiếu , trái phiếu và các chứng từ có giá khác : cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam . Vốn điều lệ ban đần của ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VND. sau đó do nhu cầu vốn phát triển , theo thời gian VP Bank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ .Đến tháng 8 / 2006 vốn điều lệ của VP Bank đạt 500 tỷ VNĐ . Đến tháng 9/2006 , VP Bank nhận được chấp thuận của NHNN cho phếp bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một ngân hàng lớn nhất Singapore , theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên treen 750 tỷ VNĐ . Tiếp theo đó ,vào thang 7/2007,vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 1500 tỷ VND Trong suốt quá trình hình thành và phát triển VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô , tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn .Cuối năm 1993 , Thống đốc NHNN chấp nhận cho VP Bank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh . Tháng 11/1994 , VP Bank được phép mở thêm chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995 . được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng . Trong năm 2004 , NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VP Bank mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là chi nhánh Hà Nội trên cơ cở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở ;Chi nhánh Huế ; chi nhánh Sài Gòn . Trong năm 2005 , VP Bank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm mộ số Chi nhánh nữa, đó là : Chi nhánh Cần Thơ , Chi nhánh Quảng Ninh , Chi nhánh Vĩnh Phúc ;Chi nhánh Thanh Xuân ; Chi nhánh Cầu Giấy ; Chi nhánh Thăng Long ; Chi nhánh Tân Phú ;Chi nhánh Bắc Giang . Cũng trong năm 2005 , NHNN đã chấp nhận cho VP Bank được nâng cấp một số phòng giao dịch lên thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo , Phòng Giao dịch Giảng Võ , Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng , Phòng Giao dịch Chương Dương.trong năm 2006 VP Bank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính cuả Ngân hàng ) và Phòng Giao dịch Đông Ba ( trực thuộc chi nhánh Huế ) , Phòng Giao dịch Bách Khoa , Phòng Giao dịch Tràng An ( trực thuộc chi nhánh Hà Nội ) Phòng giao dịch Tân Bình ( trực thuộc chi nhánh Sài Gòn ) , hòng Giao dịch Khánh Hội ( trực thuộc chu nhánh Hồ Chí Minh ) , Phòng Giao dịch Cẩm Phả ( trực thuộc chi nhánh Quảng Ninh ) , Phòng Giao dich Phạm Văn đồng ( trực thuộc chi nhánh Thăng Long ) , Phòng giao dịch Hưng Lợi ( trực thuộc chi nhánh Cần Thơ ) .Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dich trên đây , trong năm 2006 , VP Bank cũng mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản Lý Nợ và khai thác tài sản ; Công ty Chứng khoán .Tính đến tháng 8 năm 2006 , hệ thống VP Bank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có : Hội sở chính tại Hà Nội , 21 chi nhánh va 16 phòng giao dịch tại các tỉnh , thành hố lớn của đát nước. Năm 2007 , VP Bank tiếp tục mở thêm các chi nhánh mới tại Hà Nội , Vinh , Thanh Hoá , Nam Định , Nha Trang , Bình Dương , Đồng Nai , Kiên Giang và các hòng giao dịch , nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch .Đến cuối năm 2007 VP Bank đã co 90 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh , thành phố trên cr nước. Sốlương nhân viên trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2600 người , trong đó phần lớn là các cán bộ , nhân viên có trình độ đại học và trên đại học ( chiếm 87% ) . Nhận thức dược chất lượng đội ngx nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng , giúp cho VP Bank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh , nhất là trong giai đoạn đày thử thách sắp tới khi Việt Nam bươc vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy , Những năm vừa qua VP Bank luôn quan tam chất lượng công tác quản trị nhân sự . Đại hội cổ đông năm 2006 được tổ chức vào cuối 3/2007 một lần nữa , VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chién lược ngân hàng bán lẻ . Phấn đáu trong một vài năm tới trỏ thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và năm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đàu các Ngân hàng TMCP trong cả nước. 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dung khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ - Huy động nguồn vốn từ nước ngoài. - Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank qua các chỉ tiêu tài chính – kinh tế: * Kết quả kinh doanh. Đơn vị: Triệu VND Kết quả kinh doanh (trong năm) 2006 2005 2004 2003 2002 2001 Tổng thu nhập hoạt động 995.003 470.226 286.170 187.325 93.562 85.899 Tổng chi phí hoạt động (838.195) (394.017) (226.092) (114.497) (72.998) (83.985) Lợi nhuận trước thuế 156.808 76.209 60.078 42.828 20.564 1.914 *Các chỉ tiêu về tài sản Đơn vị: Triệu VND Các chỉ tiêu về tài sản (đến 31/12) 2006 2005 2004 2003 2002 2001 Tổng tài sản có 10.159.301 6.645.307 4.149.288 2.491.867 1.476.468 1.292.696 Tiền huy động 9.065.159 5.645.307 3.872.813 2.192.945 1.183.074 921.750 Cho vay 5.031.190 3.014.209 1.865.364 1.525.212 1.103.426 852.910 Vốn cổ phần 765.160 309.386 198.409 174.900 174.900 174.900 Năm 2004 là một năm VPBank đã rất thành công trong việc vận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh và đạt được những thánh tựu rất đáng tự hào, đó là: tổng tài sản có đạt 4.149 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2003: lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng rủi ro đạt trên 60 tỷ đồng, tăng 39,5% so với năm 2003, các chỉ tiêu hoạt động khác như nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay…đều đạt mức tăng trưởng cao. Bộ máy quản trị điều hành tiếp tục được ổn định và phát triển vững mạnh, phúc lợi dành cho cán bộ nhân viên đã không ngừng được nâng cao. Mạng lưới không ngừng được mở rộng với việc mở thêm 17 chi nhánh và các phòng giao dịch mới. Năm 2005 tiếp tục ghi dấu ấn thành công của VPBank trên thị trường tài chính ngân hàng. Điều đó được khẳng đính qua những con số tính đến 31/12/2005 như sau: + Tổng tài sản: trên 6.000tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2004 + Vốn điều lệ: 310 tỷ đồng + Tổng nguồn vốn huy động: hơn 5.645 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2004. + Dư nợ tín dụng: 3.014 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2004 + Tỷ lệ nợ xấu: 0.75% + Lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng rủi ro: 83.32 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2004. + Tổng số cán bộ công nhân viên: 782 người + Mạng lưới hoạt động: 31 điểm giao dịch. Năm 2006, các chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau: + Tổng tài sản: gần 10.200 tỷ đồng, stăng 67% so với năm 2005 + Vốn điều lệ: 750 tỷ đồng, tăng 442 tỷ đồng so với năm 2005 + Tổng nguồn vốn huy động: hơn 9.065 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2005. + Tổng dư nợ: hơn 5.000 tỷ đồng, tắng 67% so với năm 2005 + Tỷ lệ xợ xấu: 0,58%, có sự giảm đi đáng kể so với năm 2005. Tỷ lệ này gần như là thấp nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần. + Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro: 169.430 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005. + Tổng số cán bộ công nhân viên: 1.325 người + Mạng lưới hoạt động: 47 chi nhánh và phòng giao dịch, tắng 16 điểm giáo dích so với năm 2005 Năm 2006 là một năm có nhiều sự đột phá với một loại scác hoạt động mang tính chất nền tảng cho sự đổi mới, phát triển của VPBank. Tháng 02/2006, VPBank đã chính thức chuyển về trụ sở mới tại số 4 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, đây là một trong những vị trí đẹp nhất tại Hà Nội. Vào tháng 3/2006, VPBank ký thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân háng OCBC – một ngân hàng hàng đầu Singapore. Tháng 4/2006, mua hệ thống phần mềm Core Banking (T24) của hãng Temenos (Thúy Sỹ), nhà cung cấp công nghệ phần mềm ngân hàng hàng đầu thế giới. Song song đó, VPBank đã đầu tư trang bị máy móc thiết bị công nghệ cao và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để chuẩn bị cho sự ra đời nhiều sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao. Ngoài ra, VPBank cũng đã thành lập 2 công ty hoạt động trực thuộc, đó là công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) và công ty chứng khoán VPBank (VPBS). Những kết quả bước đầu đạt được đáng khích lệ của VPBank AMC và VPBS cho phép ban lãnh đạo VPBank tin tưởng vào hướng đi đúng đắn này. Bước sang năm 2007, VPBank xác định đây là một năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc, khẳng định đắng cấp và vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với nhiều kế hoạch như: Hợp tác bước đầu với đối tác chiến lược là ngân hàng OCBC – một ngân hàng hàng đầu Singapore; mua hệ thống công nghệ ngân hàng lõi hiện đại; tăng mạnh vốn điều lệ để cuối năm đạt trên 1.500 tỷ đồng; mở rộng mạng lưới hoạt động đến các địa bàn khác trong cả nước và thành lập một số công ty hoạt động trực thuộc ngân hàng…để xây dựng VPBank thành một tập đoàn Tài chính – Ngân hàng mạnh trong tương lai gần. Ngày 8/1/2007, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) thông báo tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Theo VPBank, việc nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng là điều kiện để ngân hàng này mở rộng quy mô mạng lưới, đầu stư công nghệ, cơ sở hạ tầng…để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao năng lực cánh tranh. Trong 6 tháng đầu năm VPBank tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh doanh tốt, đạt được kế hoạch đề ra. Tổng tài sản của VPBank đến cuối tháng 6 năm 2007 đạt trên 12.000 tỷ đồng. Hoạt động huy động vốn và tín dụng đều tăng trưởng khá, tổng số dư huy động toàn hệ thống đã vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ đồng từ tháng 4/2007. Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro thu được sau 6 tháng đạt 140tỷ đồng . VPBank cho biết các chỉ tiêu hoạt động cơ bản trong năm 2007 đều đạt và được mức kế hoạch. Tổng tài sản VPBank đạt 20.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt gần 15.500 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt hơn 13.000 tỷ đồng và lợi nhuấn trước thuế đạt 313 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với năm 2006). Với chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động để cung cấp dịch vụ tốt hơn đối với khách hàng, trong 7 tháng đầu năm 2007 VPBank đã khai trương thêm 11 chi nhánh cấp I tại các tỉnh thành trên cả nước, đó là: CN Nha Trang, CN Thanh Hóa, CN Nghệ An, CN Đồng Nai, CN Nam Định, CN Quảng Bình, CN Hải Dương, CN Ngô Quyền, CN Phú Thọ, CN Kiên Giang, CN Long An, ngoài ra VPBank còn khai trương hàng loạt các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh. Tính đến nay VPBank đã đứng vị trí thứ 4 về mạng lưới trong hệ thống các Ngân hàng TMCP với 86 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hiện VPBank đã có 130 chi nhánh và điếm giao dích tại các tỉnh thành trên cả nước, thuộc top 5 các ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất tại Việt Nam. Một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, không ngừng trao dồi kiến thức để hoàn thiện và làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ VPBank đang là yếu tố nội lực quan trọng giúp VPBank phát triển lành mạnh, vươn cánh tay xa hơn nữa ra thị trường và khẳng định vững chắc vị thế của mình. Cho đến ngày hôm nay, VPBank đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của VP Bank đang ngày càng phong phú, đa dạng. Bằng mọi cách tiếp cận, VPBank đã đến được gần hơn với người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức,…và trở thành người bạn thân thiết, một địa chỉ tin cậy của cá nhân, của doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tính đến cuối tháng 6/2007 tổng số nhân viên của VPBank lên hơn 2.000 người và VPBank vẫn đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh chuẩn bị thành lập. Hầu hết các nhân viên được tiếp nhận vào làm việc tại VPBank đều qua quá trình thi tuyển, phỏng vấn kỹ càng, trình độ đầu vào đảm bảo, ý thức được yêu cầu của công việc và mong muốn được cùng phát triển với VPBank, thu hút nhân viên từ rất nhiều các ngân hàng khác về với VP Bank 2.1.4 Các hoạt động nghiệp vụ chính 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhánh tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư sũng như từ khú vực liên Ngân hàng đều đước VPBank khai thác triệt để. Huy động vốn là một hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm strong năm 2004. Trong khu vực dân cư, VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt trong dịp cuối năm 2004, VPBank còn đưa ra hình thức huy động mới: "tiết kiệm VNĐ được bù trượt giá USD". Sản phẩm này đáp ứng được tấm lý của khách hàng e ngại sự mất giá của VNĐ so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi suất cao của tiền VNĐ. Nhờ vậy, kết quả huy động vốn đạt được khá cao. Trong khu vực liên ngân hàng, trong năm 2004, VPBank tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các Ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên đã thu được nguồn lợi đáng kể từ thị trường này. Kết quả đến năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 3.872 tỷ đồng, tăng 75% so với thực hiện năm 2003, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt 1.541 tỷ đồng, tăng 49% so với thực hiện năm 2003. Huy động trên thị trường liên ngân hàng được trên 2.000 tỷ đồng, tăng 112% so với thực hiện năm 2003. Nhìn chung, các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn. Trong năm 2005, Hoạt động huy động vốn được VPBank đặc biệt quan tâm. Do đó, các hoạt động huy động vốn từ khú vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều đợc chú trọng khai thác triệt để. Trong lĩnh vực huy động tiền gửi từ khu vực dân cư, năm 2005 VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình (chương trình "VPBank gửi tài lộc đầu xuân", chương trình "tiếp nối niềm vui", chương trình "vui cùng sinh nhật VPBank"). Đầu tháng 3/2005, VPBank đã đưa ra một hình thức huy động vốn "tiết kiệm VNĐ được đảm bảo bằng USD). Thêm vào đó, việc VPBank mở thêm 10 chi nhánh mới trong năm 2005, kèm theo các chương trình khuyến mại riêng cho khách hàng nhân dịp khai trương cũng đã thu hút rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tắng gần 2.000 tỷ đồng (tương đướng tắng 74%) so với năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm đ 2.704 tỷ đồng, vượt kế hoạch 22%, tăng 1.200 tỷ đồng (tương đương tăng 75%) so với năm 2004. Riêng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đạt trên 2.428 tỷ đồng, vượt kế hoạch 6%, tăng 21% so với năm 2004. Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2005, cuộc cháy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diến ra rất mạnh. Năm 2006, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà biệt thự, cắn hộ chung cư cao cấp, ô tô…thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Tình hình huy động vốn của VPBank được cụ thể theo các số liệu sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 5.638,001 100% 9.065,194 100% 15.355 100% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 4.397,641 83% 7.252,155 78% 12243,65 80% Trung, dài hạn 1.240,360 17% 1.813,039 22% 3111,35 20% Phân theo cơ cấu Huy động thị trườngI 3.209,771 48% 5.678,458 57% 12.941 63% Huy động thị trườngII 2.398,230 52% 3.386,736 43% 2.414 37% Bảng: Tình hình huy động vốn của VPBank năm 2004 – 2006 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Năm 2004 là năm tình hình đầu tư trong nước có phần chững lại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khủng hoảng, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Đối với VPBank, tuy trong điều kiện khó khăn nhưng bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị, quảng bá hình ảnh của VPBank nên cũng đạt được mưc tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan: - Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 2.155 tỉ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2003. - Dư nợ cho vay đạt 1.865,4 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2003. - Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 94,8 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2003. Năm 2004 là năm VPBank đạt được thành công ngoài dự kiến trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Nợ qúa hạn của VPBank đã giảm từ 13,2% vào cuối năm 2003 xuống còn 0,5% và cuối năm 2004. Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn giữ vững theo phương châm "bảo thủ", không phát triển nóng bỏng cách nới lỏn điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng năm 2006. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 đạt 3.193 tỷ đồng, tăng 1.78 tỷ đồng (tương đương 82%) so với năm2004. Dư nợ tín dụn toàn hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3.014 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng gần 1200 tỷ đồng (tương đương tăng 62%) so với năm 2004. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và quy chế của VPBank chỉ ở mức 0,75% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt Nam. Vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tựu của hoạt động tín dụng, vào năm 2006 doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 2.681 tỷ đồng (tương đương tăng 68%) so với năm 2005. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5.031 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 2.017 tỷ đồng (tương đương tăng gần 67%) so với năm 2006. Trong 6 tháng đầu năm 2007 của CN VPBank trên toàn hệ thống vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2007 đạt 7.837 tỷ đồng, tăng 2.806 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng hơn gấp đôi dư nợ tín dụng của hệ thống cùng kỳ năm ngoái, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 7.447 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 4.270 tỷ đồng chiếm 54% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 6 là 0,43%. Một số CN đó vượt kế hoạch tăng dư nợ cả năm 2007, đú là: CN Thăng Long vượt kế hoạch 27%, CN Bắc Giang vượt kế hoạch 8%. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33113.doc
Tài liệu liên quan