MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Đặt vấn đề 1
Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2.1. Trên thế giới. 3
2.1.1. Khái quát chung 3
2.1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phương pháp quy hoạch nông, lâm nghiệp cấp địa phương. 3
2.2. Ở Việt Nam. 4
2.2.1. Một số chính sách quan trọng của Nhà nước có liên quan đến quy hoạch nông, lâm nghiệp cấp xã 5
2.2.2. Quan điểm về quy hoạch cấp xã 6
2.2.3. Các nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cấp xã 6
Chương 3: Mục tiêu, giới hạn, nội dung, phương pháp nghiên cứu 8
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: 8
3.1.1. Mục tiêu tổng quát: 8
3.1.2. Mục tiêu cụ thể: 8
3.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: 8
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu: 8
3.2.2. Giới hạn nghiên cứu: 8
3.3. Nội dung tiến hành: 8
3.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã Phú Minh 8
3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh 9
3.3.3. Phân kỳ kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 9
3.4. Phương pháp nghiên cứu: 9
3.4.1. Thu thập số liệu theo phương pháp kế thừa: 9
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn: 9
3.4.3. Phương pháp điều tra các chuyên đề: 9
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch 10
3.4.5. Phương pháp tính dân số và số hộ trong tương lai 11
3.4.6. Phương pháp phân tích thị trường lâm nông sản 11
3.5. Khung logic nghiên cứu: 12
Chương 4: Kết quả nghiên cứu 14
4.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã 14
4.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Minh 14
4.1.1.1. Lịch sử hình thành xã Phú Minh. 14
4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 15
4.1.1.3. Điều kiện kinh tế 16
4.1.1.4. Điều kiện xã hội 17
4.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp 21
4.1.2.1. Sản xuất lâm nghiệp: 21
4.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp: 21
4.1.2.3. Đánh giá điều kiện cơ bản của xã 23
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã 24
4.1.3.1. Tình hình quản lý đất của xã 24
4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Minh 24
4.1.4. Tình hình sử dụng lâm sản, lương thực và phân tích thị trường nông lâm sản xã. 29
4.1.4.1. Tình hình sử dụng lâm sản của xã. 29
4.1.4.2. Tình hình sản xuất lương thực của xã. 32
4.1.4.3. Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã. 33
4.1.4.4. Phân tích các điều kiện cơ bản của xã liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm, nông nghiệp theo phương pháp SWOT. 34
4.1.4.5. Phương pháp phân tích 5Whys. 35
4.1.5. Dự báo nhu cầu lâm sản, lương thực, xã hội và môi trường của xã trong tương lai. 35
4.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh. 36
4.2.1. Xác định phương hướng, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã. 36
4.2.1.1. Căn cứ xác định: 36
4.2.1.2. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 36
4.2.1.3. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 36
4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất 38
4.2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. 38
4.2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 39
4.2.2.3. Quy hoạch đất phi nông nghiệp. 40
4.2.3. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh. 43
4.2.3.1. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp. 43
4.2.3.2. Quy hoạch biện pháp sản xuất nông nghiệp. 46
4.2.4. Vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Minh 48
4.2.4.1. Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 48
4.2.4.2. Nguồn vốn quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã. 51
4.2.4. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch sử dụng đât lâm, nông nghiệp. 51
4.2.4.1. Dự tính hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính. 51
4.2.4.2. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái. 54
4.2.4.3. Hiệu quả về mặt xã hội. 55
4.2.5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh 56
4.2.5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý. 56
4.2.5.2. Giải pháp về chính sách 57
4.2.5.3. Giải pháp về vốn. 57
4.2.5.4. Giải pháp về kỹ thuật. 58
4.2.5.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông, lâm sản. 58
4.2.5.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. 58
4.3. Kế hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. 59
Chương 5: Kết luận - tồn tại - kiến nghị 61
5.1. Kết luận. 61
5.2. Tồn tại. 61
5.3. Kiến nghị. 62
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn xã.
STT
Hạng mục
Diện tích (ha)
1.
Đất lâm nghiệp có rừng
776,23
1.1.
Rừng tự nhiên (IIA)
42,9
1.1.1.
Rừng sản xuất
36,58
1.1.2.
Rừng phòng hộ
6,32
1.1.3.
Rừng đặc dụng
0
1.2.
Rừng trồng
733,33
1.2.1.
Rừng sản xuất
543,33
1.2.2.
Rừng phòng hộ
190
1.2.3.
Rừng đặc dụng
0
2.
Đất đồi núi chưa sử dụng
873,52
Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp có rừng thì rừng trồng chiếm ưu thế với các loài cây chủ yếu là: Keo, Keo xen Muồng. Đây là những diện tích rừng trồng theo dự án PAM, dự án 747, dự án 661, dự án trồng rừng nguyên liệu, những diện tích này phân bố đều trên toàn diện tích của xã.
Gắn với chủ trương của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã có chủ và cả những diện tích đất đồi núi chưa sử dụng cũng cơ bản có chủ, trong những năm tới diện tích đất trống đó được đưa vào sản xuất với nhiều hình thức khác nhau. hình thành một nền sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc.
Bằng phương pháp lập ÔTC 500m2 và tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: Hvn, D1.3 và số cây, kết quả điều tra được thống kê theo bảng sau:
Biểu 04: Biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng sản xuất:
STT
Loài cây
N/ha (cây)
(cm)
(m)
M/ha
(m3)
(ha)
(m3)
Ghi chú
1.
Keo (2tuổi)
1333
200
Rừng ng.liệu
2.
Keo xen Muồng
2200
190
Rừng p. hộ
Keo (7 tuổi)
1600
10,75
8. 5
102,78
190
Muồng
600
190
3.
Keo (7 tuổi)
2500
11,5
9,54
132,02
343,33
45326.,43
Rừng s. xuất
Từ biểu trên cho thấy, rừng trồng với các loài cây khác nhau, phương thức trồng khác nhau, thì khả năng sinh trưởng của các loại rừng trồng là khác nhau. Trong các loại rừng có trên địa bàn xã thì Keo là có sức sinh trưởng mạnh nhất, có khả năng bảo vệ, cải tạo đất và hiện nay Keo được chọn để trồng nhiều trên địa bàn xã. Mô hình trồng Keo xen với Muồng với mục đích là phòng hộ cũng phần nào mang lại hiệu quả, hình thức này vừa tận dụng tối đa được tiềm năng sẵn có của đất, vừa có tác dụng cải tạo đất. Nhưng thực tế, sức sinh trưởng của Muồng có nhiều hạn chế.
Rừng tự nhiên của xã chiếm một diện tích nhỏ với 42,9 ha, chiếm 1,99%. Trong đó, 36,58 ha rừng sản xuất, 6,32 ha rừng phòng hộ. Trên diện tích rừng phòng hộ tổ thành loài cây rất hạn chế, trữ lượng không đáng kể (trạng thái IIA), với các loài chủ yếu là: Dẻ, Sồi,cùng với lớp cây tái sinh thưa thớt, tuy nhiên khả năng tái sinh của các loài này là rất kém do chúng bị ảnh hưởng bởi cây bụi, dây leo và các hoạt động khai thác chất đốt, lấy cây làm thuốc của người dân trong khu vực. Vì vậy, trong những năm tới cần có biện pháp trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế và phòng hộ nhằm làm tăng độ che phủ của rừng. Còn lại, một phần lớn diện tích rừng tự nhiên (36,58 ha) đã được đưa vào trồng mới thành rừng sản xuất.
Tuy nhiên, do tiềm lực của nhân dân chưa đủ mạnh để chủ động hoàn toàn khai thác thế mạnh của rừng, vì vậy diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều với 873,52 ha. Mặc dù diện tích này đã được giao khoán cho người dân theo Nghị định 02/CP của Chính phủ theo mục đích sử dụng là trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ, nhưng do người dân thiếu vốn, giống và kỹ thuật nên hầu hết diện tích này đều ở trạng thái Ib, cây trồng còn đơn điệu về chủng loại, chưa đi đôi giữa khai thác sử dụng đất với bảo vệ và làm giầu cho đất. Điều đó dẫn đến tình trạng đất đai dần bị thoái hoá, nghèo kiệt dinh dưỡng, xói mòn rửa trôi mạnh và hiệu quả sử dụng đất ngày một suy giảm. Do vậy, để sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, trong những năm tới diện tích đất đồi núi chưa sử dụng cần được đưa vào trồng rừng hoặc chuyển sang trồng cây lâu năm, nhằm phát huy được tiềm năng đất đai và khả năng vốn có của người dân.
b. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 298,81 ha chiếm 13,88% tổng diện tích tự nhiên của xã. Bình quân đất nông nghệp là 1248,16 m2/người. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 198,89 ha, chiếm 66,56% tổng diện tích đất nông nghiệp với diện tích trồng lúa và lúa mầu là 187,09 ha chiếm 8,69% tổng diện tích tự nhiên (ruộng 2 vụ là 50,33 ha; ruộng 1 vụ là 134,78 ha và đất chuyên mạ là 1,98 ha), đất nương rẫy là 2,77 ha và đất trồng cây hàng năm khác là 9,03 ha. Trên diện tích đất nông nghiệp dó chủ yếu trồng các loài cây như: lúa, ngô, khoai, sắn, đây là diện tích trực tiếp sản xuất ra lương thực cho người dân trong xã. Hiện nay, trên địa bàn xã chưa có diện tích cho chăn nuôi.
Diện tích đất vườn tạp là 98,02 ha chiếm 32,8% tổng diện tích đất nông nghiệp, trên đó có nhiều loài cây trồng khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trong tương lai cần được đầu tư, cải tạo để hình thành các vườn cây chuyên canh, có hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1,9 ha, chiếm 0,64% diện tích đất nông nghiệp với đa phần là các ao có quy mô nhỏ của các hộ gia đình dùng để nuôi cá thịt nhằm cung cấp thực phẩm, còn lại là của xóm giao cho nhóm hộ gia đình quản lý. Trong những năm tới cần mở rộng diện tích này để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ của người dân và thị trường lân cận. Mặt khác, diện tích này cũng là nơi dự trữ nước cho các cánh đồng lúa, lúa mầu, góp phần đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất nông nghiệp.
Từ kết quả trên cho thấy, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã hiện nay chưa cao, sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào cây lương thực mà chưa chú ý vào phát triển các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế và hàng hoá như: các loại rau, Đỗ tương, Lạc, cây công nghiệp và một số loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như: Xoài, Hồng xiêm, Dứa,Trong những năm tới cần có những quy hoạch cụ thể nhằm tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của xã, nâng cao đời sống nhân dân và đẩy mạnh mở rộng thị trường nông lâm sản. Để biết được khả năng phát triển của hàng hoá nông lâm sản của xã trên thị trường ta đi vào xem xét tình hình thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã và khu vực.
c. Đất chưa sử dụng.
Hiện nay, trên địa bàn xã diện tích đất chưa sử dụng còn một diện tích lớn 982,14 ha chiếm 45,63% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng với 873,52ha, còn lại là các laọi đất chưa sử dụng khác như: Đất bằng chưa sử dụng, đất có mặt nước chưa sử dụng và đất chưa sử dụng khác.
Nhận xét chung
Từ những kết quả đã phân tích đề tài có những đánh giá chung về tiềm năng đất đai của địa phương và những cơ hội và thách thức trong tương lai với việc sử dụng đất trên địa bàn xã như:
Nhìn chung tiềm năng đất đai phục vụ cho hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp của xã Phú Minh là khá lớn. Ngoài diện tích hiện đang canh tác, xã Phú Minh còn 873,52 ha đất đồi núi, 25,8 ha đất bằng chưa sử dụng, 37,93 ha đất mặt nước và 16,88 ha đất chưa sử dụng khác. đây thực sự là một tiềm năng lớn về đất đai chưa được khai thác sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả của xã Phú Minh. Trong những năm tới diện tích này được đưa vào sử dụng có hiệu quả thì lợi ích mang lại là rất lớn. Phú Minh cần biết tận dụng để phát triển.
4.1.4. Tình hình sử dụng lâm sản, lương thực và phân tích thị trường nông lâm sản xã.
4.1.4.1. Tình hình sử dụng lâm sản của xã.
a. Tình hình sử dụng gỗ, củi của nhân dân trong xã.
Xã Phú Minh với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng gỗ củi của nhân dân trong xã được tiến hành theo nhóm hộ gia đình với 3 nhóm hộ là: Nhóm hộ giầu và khá, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo. Phương pháp tìm hiểu được sử dụng là phương pháp phỏng vấn bán định hướng theo mẫu có sẵn.
Qua điều tra cho thấy, tất cả các hộ gia đình trong thôn đều đã và đang sử dụng gỗ và năng lượng gỗ, củi nhưng mức độ sử dụng từng nhóm hộ là khác nhau.
* Mức độ sử dụng gỗ:
Hiện tại, mức độ khai thác gỗ trong xã là rất nhỏ. Phần lớn các hộ gia đình trong xã chỉ sử dụng gỗ để làm nhà và chuồng trại, không bán ra ngoài do diện tích rừng khai thác được đều là những diện tích được trồng theo các dự án.
Hàng năm, trong xã có 5 hộ tách ra nên nhu cầu về gỗ để xây nhà và công trình phụ là cao. Nhưng hiện nay, người dân đã chuyển từ xây dựng nhà sàn với lượng gỗ rất nhiều sang nhà xây bằng gạch, ngói, chính vì vậy mà lượng gỗ là không đáng kể. Mỗi hộ chỉ cần khoảng 2m3 gỗ cho việc xây nhà mới. Còn đối với những hộ chỉ sửa sang, thay thế một số bộ phận trong gia đình thì lượng gỗ không đáng kể. Trung bình một năm có hai hộ sửa sang nhà cửa và sử dụng hết khoảng 0,5m3. Với lượng gỗ như vậy thì rừng hiện tại có khả năng cung cấp đủ mà không làm ảnh hưởng đến độ tàn che và kết cấu của rừng.
Từ trước đến nay, thì hầu hết nhóm hộ giầu, khá và trung bình sử dụng nhiều gỗ hơn nhóm hộ nghèo do hai nhóm hộ này có khả năng về kinh tế nên khi họ xây dựng nhà cửa thường rộng và đẹp, còn những hộ nghèo thì nhà xây có diện tích nhỏ.
* Mức độ sử dụng năng lượng gỗ, củi
Qua điều tra cho thấy: 100% số hộ trong xã đều sử dụng gỗ, củi trong cuộc sống hàng ngày và mức độ sử dụng là lớn.Trung bình mỗi gia đình sử dụng hết 1,53 m3 củi/1 tháng và trong một năm mỗi gia đình sử dụng hết 18,36 m3 củi. Họ sử dụng năng lượng gỗ, củi vào mục đích đun nấu trong gia đình như: nấu ăn, nấu cám lợn, đun nước, nấu rượu,Trong đó, nấu cám lợn và nấu rượu là cần khối lượng củi nhiều hơn cả. Ngoài năng lượng gỗ, củi, người dân còn tận dụng thêm các sản phẩm nông nghiệp để đun nấu như bẹ ngô, thân ngô, cây sắn nên đã giảm bớt được áp lực đối với rừng. Mặt khác qua điều tra thực tế cho thấy, trên diện tích trồng Keo, lượng cành nhánh vẫn còn khá nhiều, chứng tỏ khả năng cung cấp củi của rừng vẫn rất lớn và lượng củi mà người dân lấy từ rừng còn thấp.
Ngoài ra, một số hộ gia đình còn sử dụng nồi cơm điện, khí biogas nhưng không phải là hoàn toàn thường xuyên. Không phải là người dân trong xã không có khả năng thay thế hay cải tiến hình thức đun nấu mà vì hiện nay nguồn năng lượng củi còn nhiều, rẻ và sẵn có, mặc dù bếp củi rất không tiện lợi, nhưng việc sử dụng nguồn năng lượng củi cũng là một hình thức nhằm giữ gìn bẳn sắc dân tộc. Hơn nữa một số hoạt động như nấu rượu, nấu cám lợn thì không loại nhiên liệu nào có thể thay thế được củi. Nên hầu hết họ vẫn sử dụng củi để đun nấu.
Nguồn cung cấp gỗ, củi hiện nay trong xã chủ yếu là từ rừng trồng, một số ít là từ rừng tự nhiên và đặc biệt là người dân còn tận dụng thêm các sản phẩm từ nông nghiệp. Từ đó cho thấy người dân đã biết tận dụng tối đa các nguồn năng lượng có sẵn và có ý thức trong bảo vệ rừng.
b. Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ.
Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy, lâm sản ngoài gỗ có rất nhiều công dụng đối với đời sống của người dân. Và trên địa bàn xã hiện nay, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ làm nguyên vật liệu xây dựng (mây, tre,), làm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm (măng, nấm, mật ong,), dược liệu (sa nhân, tầm gửi, vối thuốc,), nước uống hàng ngày và các sản phẩm dể bán (lá dong, nứa, ), để làm nước uống hàng ngày trong gia đình, các cụ già thường lên rừng để lấy rất nhiều loại cây về để đun uống và thường gọi là nước “cắng cây”, đây là một thứ nước uống giúp giải nhiệt rất tốt. Nhưng hiện nay, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại xã chưa có quy hoạch cụ thể và chưa khai thác hết tiềm năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ của rừng. Người dân trong xã mới chỉ biết tận dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ nhu cầu của gia đình mình mà chưa biết mở rộng ra ngoài thị trường để tăng thu nhập. Vì vậy, mà thu nhập từ rừng chưa cao, chưa kích thích được người dân tham gia vào nghề rừng, họ chưa biết tận dụng những sản phẩm có thể giúp họ lấy ngắn nuôi dài, giảm bớt chi phí trong sản xuất lâm nghiệp.
Qua điều tra cho thấy, một số loài lâm sản ngoài gỗ thường được nhân dân trong xã sử dụng là:
Bảng thống kê một số loài lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã được nhân dân sử dụng.
STT
Loài cây
STT
Loài cây
STT
Loài cây
STT
Loài cây
1
Luồng
11
Dong riềng
21
Nhân trần
31
Quế
2
Mây
12
Húng quế
22
Ngải cứu
32
Ba gạc
3
Tre gai
13
Kinh giới
23
Nhọ nhồi
33
Hà thủ ô
4
Bương
14
Lá lốt
24
Nhót
34
Gừng
5
Song
15
Măng
25
Sim
35
Sả
6
Nứa
16
Mộc nhĩ
26
Thị rừng
36
Hương nhu
7
Vầu
17
Chuối rừng
27
Trầu không
37
Thẩu tấu
8
Dẻ
18
Rau thơm
28
Dẻ quạt
38
Bồ kết
9
Vối thuốc
19
Mâm xôi
29
Diếp cá
39
Sung
10
Củ mài
20
Mua
30
Xương sông
40
Vả
Qua biểu trên cho thấy: mức độ sử dụng lâm sản ngoài gỗ của nhân dân trong xã khá cao. Trong tương lai để tăng thu nhập cho người dân, sử dụng lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững và có hiệu quả thì xã cần có những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và ngoài thị trường, tăng thu nhập từ rừng, kích thích họ tham gia vào nghề rừng nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của rừng trên địa bàn xã.
4.1.4.2. Tình hình sản xuất lương thực của xã.
Phú Minh là một xã nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên vấn đề lương thực là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã. Và hiện nay trên địa bàn xã, các hoạt động sản xuất tạo ra lương thực là sản xuất nông nghiệp với việc trồng lúa và hoa mầu.
Qua điều tra cho thấy: Diện tích sản xuất lương thực của xã còn nhỏ, chỉ với 187,09 ha. Trong đó, diện tích đất ruộng 1 vụ là 89,85 ha, ruộng 2 vụ là 54,33 ha và chưa có diện tích đất 3 vụ. Với diện tích đó khả năng cung cấp lương thực của xã còn nhiều hạn chế. Bình quân lương thực đầu người của xã hiện nay là 503 kg/người/năm. Trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 11,81%, các hộ đó trong năm còn hiện tượng thiếu ăn trong vài tháng. Chính vì vậy, trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân và có tích luỹ thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu diện tích đất trồng lúa và tận dụng tối đa diện tích đất hiện có để thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt và phương thức canh tác hợp lý.
4.1.4.3. Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã.
Việc tìm hiểu, phân tích và phát triển thị trường nông lâm sản là nhằm mục đích biết được thị trường, giá cả, chủng loại, nhu cầu số lượng sản phẩm, nguồn tiêu thụ, kênh tiêu thụ để từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn của thị trường tại cơ sở để có sự điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại và trong tương lai, tránh rủi ro, nâng cao thu nhập và góp phần vào sự phát triển nền kinh tế địa phương. Đặc biệt là giúp cho quy hoạch sử dụng đất vi mô một cách bền vững.Do sản phẩm của lâm, nông nghiệp có những đặc thù riêng của nó nên việc tìm hiểu, phân tích thị trường nông lâm sản là rất cần thiết.
Và mục đích cuối cùng của việc tìm hiểu, phân tích và phát triển thị trường nông lâm sản là xác định các sản phẩm và để phát triển, mở rộng thị trường nhằm đem lại lợi ích cho nông thôn mà không làm giảm sút các nguồn tài nguyên cơ sở.
Qua quá trình tìm hiểu những thông tin từ người dân và thị trường lân cận cho thấy các sản phẩm lâm, nông nghiệp trong xã tương đối phong phú, cụ thể:
- Sản phẩm nông nghiệp: lúa, ngô, khoai, sắn và một số quả (Quất hồng bì, Nhót, Bưởi, Chuối, Vải,).
- Sản phẩm lâm nghiệp: củi các loài cây trồng (Bạch đàn, Keo, Muồng,), các loại lâm sản ngoài gỗ (lá Dong, Măng, Sa nhân, mật ong, rễ cây một số loài làm thuốc, các loại nấm, Sả,).
Nhìn chung sản phẩm lâm, nông nghiệp bán ra tuy số loại sản phẩm nhiều nhưng số lượng của mỗi loại lại chưa đáng kể và không thường xuyên. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, không kích thích được người dân.
Địa điểm trao đổi hàng hoá nông lâm sản diễn ra tại các khu chợ nhỏ trong huyện như chợ Thầy, chợ Bãi Nai và một số điểm bán nhỏ trong xã. Ngoài ra, còn trao đổi với các vùng lân cận thuộc tỉnh Hà Tây. Trong xã chưa có chợ và các khu trung tâm thương mại nên việc trao đổi hàng hoá thường diễn ra ở nơi xa, thiếu chủ động và không thường xuyên.
Những nguyên nhân trên đã gây ra những hạn chế cho việc lưu thông hàng hoá trong xã. Trong thời gian tới cần có quy hoạch xây dựng các khu chợ và khu trung tâm thương mại trên địa bàn xã để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trao đổi, mua bán hàng hoá và kích thích nền kinh tế phát triển theo hướng đa thành phần, cải thiện đời sống của người dân.
4.1.4.4. Phân tích các điều kiện cơ bản của xã liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm, nông nghiệp theo phương pháp SWOT.
Phương pháp phân tích SWOT được áp dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quản lý và sử dụng đất lâm, nông nghiệp tại xã Phú Minh. Kết quả phân tích được tổng hợp vào biểu sau:
Biểu 05: Phân tích SWOT với chủ đề quản lý và sử dụng đất lâm, nông nghiệp tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Điểm mạnh (S)
Cơ hội (O)
- Xã đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng.
- Các hộ nhận đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm, nông nghiệp, nên đã củng cố lòng tin của nhân dân về quyền làm chủ đất dược giao.
- Người Mường chiếm tới 82% tổng số dân trong xã - đây là một cộng đồng sinh sống lâu đời ở địa phương, kiến thức và kinh nghiệm của họ cao.
- Cán bộ địa chính xã có chuyên môn, được đào tạo chính quy.
- Xã Phú Minh thuộc huyện Kỳ Sơn - nơi có nhà máy hoa quả Sang Nam đang xây dựng.
- Có một phần diện tích thuộc dự án nước sạch CCF chạy qua.
- Thuộc vùng quy hoạch trồng rừng nguyên liệu theo dự án 661.
- Được rất nhiều dự án đầu tư: dự án nuôi ong của Đan Mạch, dự án trồng cây ăn quả của nhà máy Sang Nam.
- Các cấp quản lý rất quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển rừng.
Điểm yếu (W)
Thách thức (T)
- Xã chưa có quy hoạch sản xuất lâm, nông nghiệp đến tận thôn, xóm.
- Dân số có trình độ văn hoá thấp, trình độ canh tác còn lạc hậu.
- Còn xảy ra tranh chấp đất đai
- Chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai. Đất chưa sử dụng còn nhiều.
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt (xóm Mom nằm tách biệt với các xóm khác).
- Chưa có thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm, nông nghiệp trên địa bàn xã.
- Một số chính sách còn chưa được cụ thể hoá để thực hiện với miền núi.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người sản xuất.
- Giao thông đi lại còn khó khăn.
- Lựa chọn được tập đoàn cây trồng, vật nuôi hợp lý.
Qua phân tích cho thấy, việc sử dụng đất lâm, nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng và khai thác hết tiềm năng cơ bản của xã vào trong quá trình sản xuất. Vì vậy mà đời sống của nhân dân còn thấp. Cần có quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho người dân.
4.1.4.5. Phương pháp phân tích 5Whys.
Sau khi đã tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức trong việc quản lý, sử dụng đất, ta cần đi vào nghiên cứu nó nhằm tìm ra nguyên nhân sâu xa của việc sử dụng đất không hiệu quả bằng phương pháp 5Whys và nguyên nhân chính là:
- Chưa có quy hoạch chi tiết về sử dụng đất lâm, nông nghiệp.
- Thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác và sản suất.
- Do địa hình phức tạp, bị chia cắt.
- Chưa khai thác, tận dụng được hết tiềm năng của đất đai tại xã, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.
- Việc chuyển giao kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
- Người dân thiếu vốn để phát triển sản xuất.
- Trình độ dân trí còn thấp.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định.
4.1.5. Dự báo nhu cầu lâm sản, lương thực, xã hội và môi trường của xã trong tương lai.
Cùng với sự gia tăng dân số là hàng loạt các vấn đề như: Nhu cầu lương thực, lâm sản, đất ở, các nhu cầu về mặt xã hội (việc làm, vui chơi, giải trí,) và môi trường. việc dự tính các nhu cầu này là rất cần thiết vì nó giúp cho phương án quy hoạch mang tính khả thi cao và tạo ra sự phát triển bền vững.
Về nhu cầu lâm sản (gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ) thì qua điều tra cho thấy: Hiện nay việc sử dụng lâm sản trên địa bàn xã còn nằm trong giới hạn cung cấp của rừng mặc dù là chưa có quy hoạch cụ thể. Trong những năm tới, nhu cầu này tăng nhưng tăng không đáng kể và khi quy hoạch được thực thi với diện tích rừng là 1649,75ha thì nhu cầu này được đáp ứng tối đa và có tích luỹ là chủ yếu.
Về nhu cầu lương thực: Hiện nay trên địa bàn xã khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực còn nhiều hạn chế. Sản xuất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân, vẫn còn hiện tượng thiếu ăn trong vài tháng (tối thiểu là 1 tháng và tối đa là 5 tháng). Và để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực đến năm 2015 và có tích luỹ thì bình quân lương thực đầu người phải đạt 750kg/người/năm. Vậy tổng lượng lương thực cần là 1909,5 tấn lương thực mỗi năm.
Khi dân số tăng thì số lao động cũng tăng theo. Nếu tỷ lệ tăng dân số giữ vững như hiện nay (0,68%) và tỷ lệ lao động là 50,9% thì diện tích đất ở sẽ tăng lên (1,28 ha) cộng với diện tích do số hộ tách ra mới là 3.5 ha, nhu cầu về việc làm và các dịch vụ văn hoá, giáo dục, y tế cũng tăng theo. Kèm theo nó là các vấn đề về môi trường sinh thái - vấn đề đang được quan tâm chú ý và cũng là vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến người dân sống trong cộng đồng.
Từ những phân tích trên, khoá luận tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh trong giai đoạn 2006 - 2015.
4.2. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Phú Minh.
4.2.1. Xác định phương hướng, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã.
Để xác định phương hướng, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp có những căn cứ
4.2.1.1. Căn cứ xác định:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Điều kiện cơ bản và hiện trạng sử dụng đất đai của xã năm 2005.
- Dự báo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của xã.
4.2.1.2. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển, nâng mức thu nhập của người dân lên trên 5 triệu đồng/năm. Đẩy nhanh nhịp dộ phát triển kinh tế trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất lâm, nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, xoá đói giảm nghèo.
Để đạt được phương hướng trên, cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau:
4.2.1.3. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp.
a. Đối với lâm nghiệp.
- Từ nay đến năm 2015, cần tăng cường đầu tư để đưa diện tích đất đồi núi chưa sử dụng với diện tích là 873,52ha vào phát triển lâm nghiệp bằng việc trồng rừng theo dự án 661 của chính phủ, dự án trồng rừng nguyên liệu của Lâm trường Kỳ Sơn, đưa diện tích đất có rừng trên toàn xã năm 2015 là 1649,75ha.
- Chăm sóc, bảo vệ các diện tích rừng trồng theo dự án 661 và của người dân tự trồng.
- Khoanh nuôi các đồi có cây gỗ tái sinh trạng thái Ic phát triển thành rừng tự nhiên.
- Diện tích rừng tự nhiên cần được đưa vào để khoanh nuôi, bảo vệ, kết hợp với xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung một số loại cây trồng có giá trị kinh tế và phòng hộ nhằm làm tăng độ che phủ và chất lượng của rừng.
- Trồng cây phân tán trong các cơ sở, trường học, đường giao thông nông thôn. Nhằm làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đưa vào khai thác diện tích rừng trồng thuộc dự án rừng nguyên liệu của lâm trường Kỳ Sơn với diện tích 543,33 ha và khai thác Keo trên những diện tích trồng xen với Muồng thuộc dự án rừng phòng hộ nhằm tận dụng củi.
b. Đối với nông nghiệp.
Để khai thác tốt tiềm năng đất nông nghiệp của xã đến năm 2015, cần phải thực hiện tốt một số công việc sau:
* Trồng trọt:
- Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, khai hoang, mở rộng diện tích.
- Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp từ các ô thửa manh mún, phân tán thành các ô thửa liền bờ, liền khoảnh, tạo nên vùng chuyên canh lớn. Tổ chức sản xuất một cách hợp lý để tận dụng tối đa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số gieo trồng để tăng năng suất đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân.
- Chuyển diện tích đất vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây ăn quả.
- Tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.
Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng lương thực đầu người đạt 750 kg/người/năm.
* Chăn nuôi:
- Phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm hiện có, cải tạo giống mới để đảm bảo sức kéo và cung cấp phân bón cho sản xuất lâm, nông nghiệp. Chú trọng tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và thị trường lân cận. Đưa chăn nuôi trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tỷ trọng cao.
- Quy hoạch diện tích đất chăn thả hợp lý.
c. Đối với diện tích đất phi nông nghiệp
Xã cần chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm,), khu dân cư một cách đầy đủ, hợp lý và hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
d. Đối với diện tích đất chưa sử dụng
Cần đưa toàn bộ diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng mới, tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Giảm diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất chưa sử dụng khác đến mức thấp nhất.
4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2388.doc