Luận văn Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây

Mục lục

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các đồ thị vii

1. Mở đầu 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. 4

1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 5

2. Tổng quan tài liệu 6

2.1. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 6

2.2. Vai tr⊸⊸34⊸⊸ của các yếu t⊸⊸39⊸⊸ dinh dưỡng đ⊸⊸39⊸⊸i với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 9

2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 12

2.4. Việc sử dụng phân bón lá đ⊸⊸39⊸⊸i với cây trồng. 28

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 45

3.1. Vật liệu nghiên cứu 45

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 47

3.4. Quy trình kỹ thuật 50

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 51

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 54

4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất đậu tương, hàng hoá ở huyện Chương Mỹ 54

4.1.1. Khái quát đặc điểm vị trí địa lý, khí hậu của khu vực nghiên cứu 54

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: 57

4.1.3. Hiện trạng sản xuất đậu tương ở Chương Mỹ 61

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một s⊸⊸39⊸⊸ chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương gi⊸⊸39⊸⊸ng DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 tại Chương Mỹ tỉnh Hà Tây 67

4.2.1. Thí nghiệm I. ảnh hưởng của một s⊸⊸39⊸⊸ chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương gi⊸⊸39⊸⊸ng DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 67

4.2.2. Thí nghiệm II. ảnh hưởng của một s⊸⊸39⊸⊸ chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương gi⊸⊸39⊸⊸ng DT12 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 104

5. Kết luận và đề nghị 137

Tài liệu tham khảo 139

Phụ lục 105

 

 

doc143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự chuyển biến trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng quy mô và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. - Về đất đai: Hiện trạng tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 22.978 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14.439 ha bằng 62,8%. Với 11.132 ha đát canh tác chủ yếu được bố trí trồng cây lúa nước (997 ha chiếm 89,6%). Bình quân đất canh tác đầu người năm 2003 đạt 45,3m2 và có xu hướng giảm dần do áp lực tăng dân số và phát triển cơ sở hạ tầng. Đây cũng là vấn đề được đặt ra cho lãnh đạo huyện Chương Mỹ trong việc chuyển đỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng: Tăng tỉ trọng GDP toàn huyện, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh các phát triển các loại cây, con có giá trị hàng hoá cao, tăng thu nhập trên 1 ha canh tác phấn đấu năm 2006 đạt mức bình quân 30 triệu đồng/ha. - Về dân số và lao động: Với dân số năm 2006 là 273.379 người và có xu hướng tăng qua các năm với tỉ lệ bình quân 1,6%/năm, Chương Mỹ là một huyện có mật độ dân số khá cao của tỉnh Hà Tây: 1.180 người/km2 (bình quân toàn tỉnh là 1.083 người/km2). Nguồn lao động trong nông thôn huyện Chương Mỹ rất dồi dào với 142.619 lao động năm 2006 và hàng năm có trên 3.000 người bước vào độ tuổi lao động, tạo nên một sức ép rất lớn có nhu cầu việc làm. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số và mới sử dụng hết 70% thời gian. Đặc điểm này đang trở thành vấn đề bức xúc trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Thực tế những năm gần đây, do có sự đa dạng hoá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như đẩy mạnh ngành truyền thống, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi... đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân đang là vấn đề quan tâm giải quyết. - Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của địa phương là một yếu tố rât quan trọng ảnh hưởng đén lớn đén phát triển sản xuất và đời sống của nông dân trong huyện. Chương Mỹ có hệ thống giao thông của đường bộ với tổng chiều dàu của hai tuyến quốc lộ chạy đi qua địa phận của huyện là 32 km. Mấy năm gần đây, tuyến đường trục liên huyện và đường liên xã của một số xã ven thị trấn được nâng cấp rải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên đối với một xã vùng bán sơn địa (phía tây và tây nam của huyện), việc đi lại, lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống đường xá yếu kém. Mặt khác, thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp nên những năm qua huyện đã có sự đầu tư xây dựng nâng cấp nhiều trạm bơm tưới, tiêu phân bổ ở các điểm trọng yếu của huyện với 23 km kênh mương tưới, tiêu đã được kiên cố hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện. - Về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện trong 3 năm 2004 - 2006. Nông nghiệp là nghành sản xuất chiếm vị trí quan trọng nền kinh tế xã hôi của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyền, trong đó trồng trọt được xác định là một trong các ngành mũi nhọn. * Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Chương Mỹ 2004-2006: Những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của huyện liên tục tăng lên. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 bình quân đạt 1.175 tỷ đồng. Qua 3 năm 2004-2006 tốc độ tăng bình quân 12,8%/ năm. Năm 2004 cơ cấu kinh tế của huyện là Nông-Lâm-Thuỷ sản: 34,4%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 42,7%; dịch vụ-du lịch:22,9% và đang chuyển dần theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ở các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ-du lịch, giảm dần ở ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản còn 31,8% năm 2004. Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm một vị trí quan trong, chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất cao lần lượt theo thứ tự các năm, như: Từ 2004 - 2006 là 65,2%; 64,5%; và 62,5.%. Chương Mỹ là một trong số ít huyện của tỉnh Hà Tây đạt chỉ tiêu Nông nghiệp trên 100.000 ngàn tấn, trong đó chủ yếu thóc chiếm trên 95% sản lượng lương thực. Đây là vấn đề cần xem xét trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng địa phương hiện nay với chỉ tiêu bình quân đầu người về lương thực đạt mức cao. Tóm lại huyện Chương Mỹ có những thế mạnh trong phát triển kinh tế đó là; Vị trí địa lý thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, có lực lượng lao động trong nông thôn dồi dào và có xu hướng ngày càng tăng lên. Với vị trí gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn là thành phố Hà Đông và thành phố Hà Nội, Chương Mỹ cần thay đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn, giàu tiềm năng để tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân. 4.1.3. Hiện trạng sản xuất đậu tương ở Chương Mỹ Theo Cục thống kê Hà Tây. Hà Tây có điều kiện ngoại cảnh và đất đai thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở thanh hoá đang còn thấp không ổn định qua các năm và chỉ tập trung ở một số huyện trọng điểm như: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ... Bảng 4.1 Dịên tích, năng suất, sản lượng đậu tương của huyện Chương Mỹ từ năm 2003 đến năm 2006 TT Năm Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 2003 Huyện Chương Mỹ 1518 12,20 1.859 2 2004 " 1788 14,00 2.511 3 2005 " 2262 15,40 3.743 4 2006 " 2742 15,90 4.373 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Chương Mỹ) Diện tích đậu tương từ năm 2003 đến năm 2006 liên tục tăng, từ năm 2003 - 2004 diện tích đậu tương của huyện ít biến động là hơn 1.518 ha, năm 2004 - 2005 diện tích đậu tương của huyện 1.1788-2.262 ha, năm 2005 - 2006 diện tích đậu tương của huyện tăng 2.262 - 2.742 ha. Năng suất 12,20 tạ/ha tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2003, sản lượng 4.373 tấn tăng.2514 tấn so với năm 2003. Theo mục tiêu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005-2010 thì diện tích đậu tương của toàn tỉnh Hà Tây sẽ ổn định trên 10.000 ha, bao gồm: 2.000 ha đậu tương xuân, trên 5.000 ha đậu tương hè thu và 3.000 ha đậu tương đông, trong đó có 2.500 ha đậu tương đông gieo vãi trên đất 2 lúa bằng các giống ngắn ngày. Chương Mỹ là một trong những huyện trong điểm sản xuất đậu tương của tỉnh, có sự gia tăng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2004 diện tích đậu tương 202 ha, tăng 111.9 ha so với năm 2003, sản lượng 217 tấn tăng 113 tấn so với năm 2000. Năm 2006, diện tích đậu tương 322 ha, tăng 120 ha so với năm 2004 và sản lượng 466 tấn tấn tăng 249 tấn so với năm 2003. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của tỉnh, năng suất đậu tương của huyện Chương Mỹ thường thấp hơn so với bình quân trong cả nước và không ổn định qua các năm. Năm 2004, năng suất đậu tương của huyện là 10,7 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha so với năm 2003 và bằng 81,05% năng suất của tỉnh; năm 2006 năng suất 14 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2004, tương đương với năng suất bình quân của tỉnh. Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp huyện Chương Mỹ có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất đậu tương của huyện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là nông dân sử dụng giống không đảm bảo chất lượng, năng suất thấp, ít đầu tư thâm canh và sản xuất chưa đúng quy trình kỹ thuật.(Phòng thống kê, huyện Chương Mỹ) Giống đậu tương được trồng chủ yếu là giống DT12 và DT84, đây là những giống tốt, có tiềm năng năng suất cao, song do công tác chọn và bảo quản giống không tốt nên chất lượng giống không đảm bảo, cách thức chọn và để giống chủ yếu là được tổ chức tại nông hộ, do chính người nông dân tién hành. Thời vụ sản xuất đậu tương ở Chương Mỹ là vụ hè thu và vụ xuân, trong đó năng suất đậu tương thường thấp. Để đánh giá được hiện trạng sản xuất đậu tương, chúng tôi tiến hành điều tra tập quán canh tác của cây đậu tương ở huyên Chương Mỹ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Giống và kĩ thuật trồng đậu tương đang được áp dụng phổ biến tại huyện Chương Mỹ Số TT Biện pháp kĩ thuật Mô tả 1 Thời vụ trồng Trồng từ 25/2-23/3 vụ xuân hè và trồng từ 10/9-15/10 vụ thu đông 2 Mật độ trồng Mật độ hàng cách hàng 20*20cm và cây cách cây 12-15cm theo phương pháp gieo gốc rạ 3 Phân bón - Phân hữu cơ: Chủ yếu những hộ nào nuôi gia súc thì ủ phân, tiên -Phân đạm: Hầu hếtư diện tích trồng đậu tương đều được bón phân đạm từ 3-4 kg/sào, bón thúc chủ yếu vào giai đoạn 3-4 lá, vào gia đoạn ra hoa. - Phân lân hầu như không sử dụng. - Phân Kali: Khoảng 60 % diện tích bón phân kali với lượng từ 2 - 3kg Kali/sào, chủ yếu bón thúc khi làm cỏ đợt I 4 Tưới nước Chủ yếu được tưới vào 3 giai đoạn chính là ra lá, hoa rộ và giai đoạn quả non. 5 Giống Bộ giống đang sử dụng phổ biến ở đây là DT84, DT12, VX 9-3.... 6 Phòng trừ sâu bệnh Phần lớn đậu tương bị sâu cuốn lá ở giai đoạn ra lá và bệnh gỉ sắt ở giai đoạn ra hoa rộ cho đến quả non Qua số liệu ở bảng 4.2 chúng ta thấy rằng tình trạng sản xuất cây đậu tương, các biện pháp kĩ thuật canh tác, các biện pháp kĩ thuật canh tác chưa hợp lí như trồng mật độ thưa, bón phân không đầy đủ và đúng kĩ thuật, phòng trừ sâu bệnh không kịp thời dẫn đén làm giản năng suất so với tiềm năng của giống. Để đánh giá được tình hình sử dụng các loại phân bón lá cho các loại cây trồng nói chung và trên cây đậu tương nói riêng. Qua điều tra tình hình sử dụng bà con đã phun chế phẩm chủ yếu cho cây lúa, cây ngô vào các giai đoạn lúa đẻ nhánh kết hợp khi phun thuốc phòng trừ còn trong cây công nghiệp chủ yếu là cây lạc, cây đậu tương còn được sử dụng hạn chế hơn các cây trồng khác và các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá được nông dân sử dụng chủ yếu là Diệp lục tố, NAB, Antonik, Komic... Bảng 4.3. Tình hình sử dụng các loại phân bón lá cho các loại cây trồng nói chung và trên cây đậu tương nói riêng TT Các loại cây trồng ý kiến của hộ nông dân Thuỷ Xuân Tiên Tân Tiến Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 Cây lúa Cây ngô Cây rau Cây ăn quả Cây công nghiệp 25 20 25 18 11 83,3 66,7 66,7 50,0 36,7 27 23 23 16 10 90,0 76,7 56,0 53,0 33,3 (Nguồn: là do 02 Hợp tác xã: Thuỷ Xuân Tiên và Tân Tiến Chương Mỹ). 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 tại Chương Mỹ tỉnh Hà Tây 4.2.1. Thí nghiệm I. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 4.2.1.1.ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Sự tăng trưởng chiều cao của cây biểu hiện quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống được trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trong đó thân là một bộ phận rất quan trọng của cây trồng nói chung và của đậu tương nói riêng. Thân cây đậu tương không chỉ quyết định chiều cao của cây mà cũng ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh học khác, như: Số lá, số cành, số đốt trên rễ cây, số đốt hữu hiệu... Chiều cao thân chính một mặt phụ thuộc vào bản chất sinh trưởng và bản chất di truyền của giống, mặt khác còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu thời tiết, các kĩ thuật canh tác...) cũng ảnh hưởng lớn đến chiều cao thân chính của cây đậu tương. Việc xác định các biện pháp kĩ thuật để thân cây phát triển tốt ở giai đoạn đầu, tạo sự cân đối ở giai đoạn sau là rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất đậu tương. Bảng 4.4. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính đậu tương giống DT 84 trồng trong vụ thu đông và vụ xuân hè Đơn vị: (cm) NTD Công thức 10/10 20/10 30/10 10/11 30/11 10/12 Vụ thu đông I 10,45 19,40 25,8 31,00c 32,70 33,60 II 15,60 21,12 27,3 33,60ab 34,20 34,90 III 15,83 22,00 28,50 32,60b 36,30 36,70 IV 17,10 23,20 30,20 34,60a 37,20 37,90 V 17,20 24,30 31,00 36,10a 38,00 39,20 Cv(%) 6,21 LSD0.05 0,35 Vụ xuân hè 6/4 16/4 26/4 6/5 16/5 27/5 I 17,80 26,41 35,50 45.31b 49,40 49,40 II 19,01 27,98 37,86 47,58ab 53,58 54,20 III 18,29 28,89 38,32 48,52a 55,03 55,03 IV 18,99 27,00 35,10 47,37ab 51,60 52,00 V 19,37 8,95 36,91 48,55a 54,30 54,40 CV(%) 3,65 LSD0.05 0,12 Vụ thu đông Vụ xuân hè Đồ thị 4.1. Biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao giống đậu tương DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu trình bày ở bảng 4.4 cho thấy ở tất cả các công thức phun chế phẩm dinh dưỡng qua lá đều ở 3 thời kì phân cành, ra hoa và quả non thì đều có chiều cao thân chính tăng hơn hẳn so với công thức đối chứng. Tăng đáng kể nhất là chiều cao thân chính cây đậu tương ở công thức phun Chitosan là 39,20cm. Trong khi đó ở công thức đối chứng cao 33,60cm ở vụ thu đông. Trong vụ xuân hè thân chính cao nhất ở công thức phun chất Kích thích hoạt hoá gen 55,03 cm. Còn ở công thức đối chứng 49,40 cm. Kết quả cho thấy các chế phẩm dinh dưỡng qua lá, có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng trưởng chiều cao của đậu tương giống DT84 và đồ thị 1 cho thấy cùng một chế phẩm dinh dưỡng qua lá xử lí cho cây đậu tương trồng vụ thu đông có chiều cao cây thấp hơn vụ xuân hè. Như vậy, qua bảng 4.4 và đồ thị 4.1 rút ra kết luận: Trên cùng một nền đất, phân bón, chế độ chăm sóc và cùng thời điểm theo dõi, chiều cao cây đậu tương của các công thức phun chế phẩm ở trong 2 vụ luôn có xu hướng cao hơn so với đối chứng. 4.2.1.2. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ ra lá đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Mọi loại cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng để hoàn thành chu kì sống của mình đều phải trải qua các thời kì sinh trưởng và phát triển. Ngay từ khi mới mọc mầm cây đậu tương đã sống nhờ vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong hai lá mầm. Những ngày sau khi xuất hiện lá thật, cây đậu tương bắt đầu chuyển dần sang thời kì sống tự dưỡng.Trong suốt quá trình sống, lá đậu tương có chức năng vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại của cây, là cơ qua hô hấp, quang hợp của cây, trong đó có tới 90 - 95% lương chất khô tích luỹ được là do quang hợp tạo ra. Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp của thực vật. Do đó bộ lá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng suất cho cây trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào thường có tác dụng quan trọng đối với chùm hoa đó trong việc phát triển thành quả. Nếu lá phía dưới bị vàng úa sớm do mật độ quá dày và kém chăm bón, thì chùm quả ở phía dưới bị rụng hoặc lép. Số lượng lá nhiều, lá to, tăng trưởng khoẻ nhất vào thời kì hoa rộ. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh thường biểu hiện ở lá phát triển to rộng mỏng, phẳng xanh tươi. Việc tác động các biện pháp kĩ thuật làm tăng số lá trên cây đậu tương, tạo điều kiện làm tăng diện tích bộ máy quang hợp rất có ý nghĩa. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ ra lá DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè. Kết quả bảng 4.5. cho thấy: Số lá của giống DT 84 ở vụ thu đông dao động từ 8,10 - 8,65 lá, trong vụ xuân hè từ 9,25 - 10,10 lá. Qua thí nghiệm, cho thấy ở các công thức đối chứng có số lá ít hơn so với công thức được phun chế phẩm. Bảng 4.5. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái ra lá đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè. Đơn vị: lá/cây NTD Công thức 10/10 20/10 30/10 10/11 30/11 10/12 Vụ thu đông I 3,10 3,86 5,10 6,00 7,60 8,10 II 3,20 4,24 5,10 6,20 7,60 8,83 III 3,40 4,04 5,36 6,54 7,75 8,57 IV 3,30 4,24 5,36 6,40 7,95 8,56 V 2,95 4,24 5,56 6,52 8,00 8,65 Cv(%) 2,50 LSD0.05 0,34 Vụ xuân hè 6/4 16/4 26/6 6/5 16/5 27/5 I 3,40 4,56 6,00 7,60b 9,12 9,25 II 3,20 4,72 6,20 7,90a 9,80 10,10 III 3,40 4,73 6,54 8,40a 9,95 10,10 IV 3,60 4,80 6,40 8,00ab 9,6 10,00 V 3,40 4,50 6,52 8,30a 9,27 9,67 Cv(%) 4,68 LSD0.05 0,31 Vụ thu đông Vụ xuân hè Đồ thị 4.2. Biểu diễn tốc độ ra lá giống đậu tương DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Sau lần xử lí tiếp theo (10/10 - thời kì hoa rộ) ở vụ thu đông và ở vụ xuân hè (20/4- thời kì hoa rộ) tất cả các công thức được xử lí chế phẩm dinh dưỡng qua lá đều có số lá cao hơn hẳn so với đối chứng. ở vụ thu đông, sau lần xử lí thứ 3 bắt đầu từ ngày theo dõi 1/11/2006 và ở vụ xuân hè từ ngày theo dõi 28/4/2007, cả 2 vụ chúng tôi thấy, chiều cao thân chính tăng nhanh dần từ giai đoạn phân cành cho đến giai đoạn hoa rộ chậm và dần dần ngừng tăng trưởng ở giai đoạn quả non. Sau lần phun chế phẩm này, chúng tôi thấy số lá ở các công thức xử lí chế phẩm dinh dưỡng cao hơn hẳn so với đối chứng trong 2 vụ. Cả vụ thu đông, vụ xuân hè cao nhất đều ở công thức phun Cgitosan đạt lần lượt là 36,10 cm, 48,55 cm. Thấp nhất đều ở công thức đối chứng vụ thu đông đạt 31,00 cm và vụ xuân hè đạt 45,31 cm. Như vậy chế phẩm dinh dưỡng Chitosan có hiệu quả làm tăng hiệu quả chiều cao của giống đậu tương 4.2.1.3. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến khả năng hình thành nốt sần của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ cây đậu tương là hình thành nốt sần, với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium, Japonicum để tạo nên bộ rễ cố định Nitơ và phân tử trong không khí quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của sản xuất đậu tương. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự cố định nitơ không khí của nốt sần có thể đã đáp ứng được 40 - 70% nhu cầu đạm của cây đậu tương. Nhờ thế mà chúng ta đã tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể cho phân đạm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất đậu tương. Sự cố định nitơ được bắt đầu từ tuần thứ 3, thứ 4 sau khi cây mọc, tăng dần và đạt đỉnh cao ở hoa rộ, mỗi nốt sần riêng biệt chỉ hoạt động trong vòng từ 6 đến 7 tuần, do đó mẫu hình cố định nitơ của cây đậu tương là tổng các thời kì hoạt động của hàng loạt nốt sần phát triển trong thời gian ra rễ. Việc thúc đẩy việc tạo thành nốt sần sớm và đầy đủ tạo điều kiện cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt là tiền đề cho năng suất cao. Số lượng NSTS và NSHH phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh trong đó có yếu tó dinh dưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Qua bảng 4.6, chúng tôi thấy: ở các loại chế phẩm đều có số lượng NSTS và NSHH cao hơn so với công thức đối chứng. * ở thời kì phân cành: Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số của giống DT84 ở các công thức xử lí chế phẩm có sự sai khác so với đối chứng. Cao nhất ở công thức II (20,60 nốt / cây) và thấp nhất ở công thức I (10,40 nốt/cây); tỷ lệ hữu hiệu biến động 78,40 - 82,30 %, trong đó công thức: III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 81,78%, tiếp đến là công thức I phun nước lã 80,60 % và công thức IV phun Yogen 78,40 %. Trong vụ xuân hè, nốt sần tổng số ở công thức IV,V không có sự sai khác, cao nhất ở công thức V (14,70 nốt / cây) và thấp nhất ở công thức I (11,30 nốt/cây); tỷ lệ hữu hiệu biến động 73,21 -83,99 %, trong đó công thức: II xử lí chế phẩm PSB có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 83,99% và thấp nhất là công thức I phun nước lã 73,21 %. Bảng 4.6. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự hình thành nốt sần của đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Công thức Thời kì phân cành Thời kì hoa rộ Thời kì quả non NSTS (nốt/cây) NSHH (%) NSTS (nốt/cây) NSHH (%) NSTS (nốt/cây) NSHH (%) Vụ thu đông I 10,40c 80,60 20,80b 81,35 27,60b 80,26 II 20,60a 81,78 26,00a 82,50 35,40a 91,78 III 20,20b 82,30 24,93a 87,79 33,50a 88,98 IV 12,86c 78,40 23,86a 82,79 31,16b 86,72 V 19,00b 81,30 24,83a 85,78 32,40a 85,10 Cv(%) 5,80 4,05 4,18 LSD0.05 3,43 4,02 4,82 Vụ xuân hè I 11,30b 73,21 25,56c 75,67 38,62c 82,11 II 12,95b 83,99 28,12b 79,22 43,12a 91,56 III 13,.01ab 79,98 26,78bc 85,23 42,13b 90,85 IV 13,80a 77,56 33,40a 81,33 42,54ab 85,65 V 14,70a 82,28 33,45a 80,13 45,56a 92,32 Cv(%) 4,35 4,36 4,52 LSD0.05 1,58 3,51 3,20 Ghi chú: nốt sần tổng số: (nốt/cây), nốt sần hữu hiệu (%). * ở thời kì hoa rộ: - Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số ở công thức II, III, IV,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức III là 24,93 (nốt /cây) và có sự sai khác so với đối chứng, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 10,40 (nốt/cây). Tỷ lệ hữu hiệu biến động 81,35 -85,79 %, trong đó công thức: III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. - Trong vụ xuân hè: nốt sần tổng số ở công thức IV,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức V là 33,45 (nốt /cây) và có sự sai khác so với các công thức còn lại, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 10,40 (nốt/cây). Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu trong vụ này biến động 81,35 - 85,79 %, trong đó công thức III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. * ở thời kì quả non: Số lượng nốt sần tổng số tăng nhanh và đạt cực đại ở tất cả các công thức trong cả 2 vụ gieo trồng. - Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số của giống DT84 ở công thức xử lí chế phẩm tăng từ II, III,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức II là 35,40 (nốt /cây), tỷ lệ hữu hiệu 92,32 % và có sự sai khác so với đối chứng, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 27,60 (nốt/cây). Tỷ lệ hữu hiệu biến động 82,11-92,32 %, trong đó công thức II xử lí chế phẩm PSB có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 91,78 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 80,76 %. - Trong vụ xuân hè: công thức II, V có nốt sần tổng số không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức V là 45,56 (nốt /cây) và có sự sai khác so với các công thức còn lại, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 38,62 (nốt/cây), tỷ lệ hữu hiệu biến động 81,35 -85,79 %, trong đó công thức: V xử lí chế phẩm Chitosan vẫn có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. Như vậy các chế phẩm khác nhau ảnh hưởng đến sự tạo thành nốt sần khác nhau trong ở 2 vụ. Nhìn chung ở vụ thu đông và vụ xuân hè thì công thức phun Chitosan (CT V) và công thức phun PensiBao (CTII) có số lượng nốt sần NSTS và NSHH đạt cao nhất. 4.2.1.5. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lí rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Các nghiên cứu cho rằng chỉ số diện tích lá thích hợp ở thời kì ra hoa và làm quả của đậu tương là 3 – 6 m2lá / m2đất. Chỉ số diện tích lá lớn sẽ gây hiện tượng che khuất ánh sáng của các tầng lá, dẫn đến hiệu suất quang hợp giảm, gây vống lốp, ít hoa, ít quả hơn và cho năng suất thấp. Vì thế, chỉ số diện tích lá rất có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thể cây đậu tương. Trong một giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng thì năng suất cây trồng tăng. Do đó, để nâng cao năng suất và chất lượng hạt đậu tương, chúng ta phải tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tôt, có chỉ số diện tích lá phù hợp bằng cách áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè được ghi ở bảng 4.7. * Đối với vụ thu đông - Diện tích lá của giống DT84 trong các thời kì phân cành ở các công thức xử lí chế phẩm có sự sai khác so với công thức đối chứng, trong đó công thức xử lí chế phẩm Chitosan có diện tích lá lớn nhất 5,75 dm2lá/ cây, công thức có diện tích lá nhỏ nhất là công thức đối chứng phun nước lã 2,01 dm2lá/ cây. Bảng 4.7. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của đậu tương giống DT 84 trồng trong vụ thu đông năm 2006 và vụ xuân hè năm 2007 Công Thức Thời kì phân cành Thời kì hoa rộ Thời kì quả non Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) LAI Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) Lai Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) Lai Vụ thu đông I II III IV V 5,02 5,55 5,32 5,27 5,52 2,01b 2,20a 2,13ab 2,11ab 2,21 5,60 7,32 6,35 6,05 7,52 2,24b 2,93a 2,54a 2,42ab 3,01a 9,62 10,45 10,20 9,90 10,15 3,85b 4,18a 4,08a 3,96ab 4,06a CV(%) 3,32 4,87 4,52 LSD0.05 0,35 0,36 0,35 Vụ xuân hè I II III IV V 3,95 4,35 5,77 4,15 5,80 1,58c 1,74a 2,31a 1,66b 2,32a 7,55 10,40 11,05 9,12 10,87 3,02c 4,16a 4,42a 3,65b 4,35a 10,15 11,55 12,52 11,22 11,45 4,06c 4,62a 5,01a 4,49ab 4,58a CV(%) 5,87 4,86 4,36 LSD0.05 4,82 0,34 0,42 - ở thời kì hoa rộ, diện tích lá ở tất cả các công thức đều tăng lên so với thời kì phân cành, trong đó các công thức xử lí chế phẩm đều có diện tích lá cao hơn so với đối chứng. - ở thời quả non, trong thời kì này công thức xử lí chế phẩm đều có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng trong đó từ 0,23 - 0,33 m2lá/ m2 đất. Trong đó, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.thacsi.dau tuong.doc
Tài liệu liên quan