MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 2
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô. 2
1.1.1. Sự hình thành và phát triển chi nhánh Đông Đô. 2
1.1.2. Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được giai đoạn 2004-2009. 5
1.2. Thực trạng công tác phân tích và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án cho vay tại chi nhánh. 8
1.2.1. Khái quát về các dự án vay vốn tại chi nhánh và các rủi ro liên quan. 8
1.2.2. Rủi ro và sự cần thiết đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án cho vay của ngân hàng. 12
1.2.3 . Quy trình đánh giá rủi ro dự án. 13
1.2.4. Phương pháp đánh giá rủi ro dự án. 17
1.2.4.1. Phương pháp định tính. 17
1.2.4.2. Phương pháp định lượng (Phân tích độ nhạy). 20
1.2.4.3. Phương pháp đánh giá theo trình tự. 20
1.2.4.4. Phương pháp dự báo. 21
1.2.5. Nội dung đánh giá rủi ro dự án. 22
1.2.5.1. Đánh giá rủi ro từ phía khách hàng. 22
1.2.5.2. Đánh giá rủi ro dự án đầu tư. 28
1.2.5.3. Đánh giá rủi ro trong biện pháp bảo đảm tiền vay 36
1.2.6. Minh họa qua dự án cụ thể “Dự án thủy điện Hùng Lợi” 37
1.2.6.1. Giới thiệu về khách hàng vay vốn. 37
1.2.6.2. Đánh giá rủi ro khách hàng. 37
1.2.6.3. Giới thiệu về dự án vay vốn. 44
1.2.6.4. Phân tích, đánh giá rủi ro dự án. 45
1.2.6.5. Đánh giá rủi ro trong biện pháp đảm bảo tiền vay 53
1.2.6.6. Nhận xét công tác đánh giá rủi ro “Dự án thủy điện Hùng Lợi ”. 54
1.3. Đánh giá công tác quản lý rủi ro dự án tại chi nhánh 56
1.3.1. Những kết quả đạt được. 56
1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 59
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NHĐT&PT ĐÔNG ĐÔ 62
2.1. Định hướng của NHĐT&PT Đông Đô trong thời gian tới. 62
2.1.1. Định hướng chung đến năm 2015 62
2.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh. 63
2.2. Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án cho vay tại NHĐT&PT Đông Đô. 64
2.2.1. Giải pháp về quy trình, nội dung đánh giá rủi ro. 64
2.2.2. Giải pháp về phương pháp đánh giá rủi ro. 66
2.2.3. Giải pháp về thông tin 71
2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ. 73
2.2.5. Giải pháp cải thiện trang thiết bị, công nghệ. 75
2.3. Kiến nghị. 75
2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan. 75
2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 76
2.3.3. Kiến nghị với NHĐT&PT Đông Đô. 76
2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư. 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khối lượng vốn lớn và nhiều công việc phát sinh mà ít hơn đối với dự án mở rộng năng lực sản xuất. Xác suất xảy ra rủi ro thiếu vốn đối với các dự án vay vốn tại chi nhánh Đông Đô là thấp bởi vì trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro cán bộ ngân hàng rất chú trọng đến cơ cấu các nguồn vốn và tiến độ giải ngân vốn, đây là nhân tố đầu tiên trong thẩm định tài chính dự án của chi nhánh.
+ Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án: Đây là rủi ro quan trọng mà ngân hàng cần phải xem xét. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro do thiếu sót trong thẩm định dự án hoặc do những bất ổn của các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả. Rủi ro này là tổng hợp các loại rủi ro tác động đến dự án làm cho các chỉ tiêu tính toán bị méo mó: doanh thu, chi phí, dẫn đến dòng tiền của dự án thay đổi. Điều đó trực tiếp dẫn đến dự án không có khả năng trả nợ (ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay và lãi).
Đối với chi nhánh Đông Đô, xác suất xảy ra rủi ro này không cao. Tuy rằng có nhiều loại rủi ro tác động lên các dự án nhưng các rủi ro đó ít khi nghiêm trọng để lại hậu quả dự án mất khả năng trả nợ. Có thể thấy điều đó qua kết quả tăng trưởng liên tục của hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua. Trừ trường hợp của công ty Sữa Việt Mỹ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng cao trong năm 2008.
Để đánh giá rủi ro về khả năng trả nợ một cách tổng hợp và khách quan nhất ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy như đã trình bày ở trên.
Rủi ro về môi trường và xã hội:
Bất kỳ một dự án nào thực hiện cũng sẽ sử dụng ít hay nhiều tài nguyên thiên nhiên và có chất thải, tác động tiêu cực đến môi trường và người dân xung quanh. Mục tiêu chung của đầu tư phát triển là nhằm cải thiện đời sống cho xã hội, vậy nếu dự án đó lại gây ra các vấn đề về sinh thái, vấn đề về sức khỏe cho dân cư xung quanh thì cần phân tích các rủi ro đó để ra quyết định đánh đổi hay không và có các phương án hợp lý.
Vậy hầu hết các dự án đều gặp các vấn đề môi trường và xã hội chỉ khác nhau ở mức độ ít hay nhiều. Tuy nhiên các dự án này trước khi xin vay vốn của chi nhánh đã qua đánh giá tác động và phải được sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền, nên xác suất dự án gặp phải rủi ro này mà phải ngừng hoạt động gây nợ xấu là hiếm khi xảy ra.
Để tránh rủi ro này cán bộ rủi ro của ngân hàng cần xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường khách quan và toàn diện; phải đảm bảo rằng báo cáo đó có sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền cơ quan quản lý; chủ đầu tư tuân thủ các quy định về môi trường…
Ngoài ra còn những loại rủi ro khác có thể xảy ra tùy theo từng loại dự án khác nhau.
1.2.5.3. Đánh giá rủi ro trong biện pháp bảo đảm tiền vay
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng. Lý do khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng do thu nhập từ hoạt động giảm sút mạnh. Rủi ro đó có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy, trừ khách hàng có uy tín cao nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của ngân hàng.
Nếu phân loại theo tính chất an toàn thì có hai loại tài sản đảm bảo:
Loại 1: Là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng, hoặc bảo lãnh của bên thứ 3. đảm bảo loại này có thể có giá trị lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của khoản tín dụng tùy thuộc vào dự đoán của ngân hàng về rủi ro. Loại đảm bảo này an toàn cho ngân hàng song gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng trong việc định giá, bảo quản, kéo dài thời gian phân tích tín dụng.
Loại 2: Là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc người vay bán tài sản được hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên đây là loại tài sản hình thành sau khi vốn của ngân hàng đã được giả ngân, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị khác biệt so với giá trị sổ sách. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì phần lớn các tài sản này cũng đều bị giảm giá, khó bán.
Minh họa qua dự án cụ thể “Dự án thủy điện Hùng Lợi”
1.2.6.1. Giới thiệu về khách hàng vay vốn.
- Tên khách hàng: Công ty cổ phần thủy điện Hùng Lợi.
- Địa chỉ: Xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Hoạt động kinh doanh chính:
+ Sản xuất điện
+ Quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, cải tạo các công trình thủy điện;
+ Đầu tư công trình nguồn và lưới;
+ Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị điện;
+ trồng rừng và chăm sóc rừng;
+ Nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
+ Xây dựng nhà các loại;
+ Xây dựng công trình công nghiệp;
+ Xây dựng công trình công nghiệp;
+ Xây dựng công trình thủy lợi;
+ Xây dựng công trình giao thông;
+ Khai thác đá, cát, sỏi;
+ Kinh doanh phát triển điểm du lịch địa phương;
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ.
- Hình thức sở hữu: 14.017.065.591 VNĐ.
1.2.6.2. Đánh giá rủi ro khách hàng.
a. Đánh giá rủi ro từ tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Trong nội dung này ngân hàng sử dụng chủ yếu là phương pháp đánh giá theo trình tự. Trước hết xem xét tổng quát về các thành viên sáng lập công ty, thấy được đây là những công ty lớn có lịch sử hoạt động tốt và có độ tín nhiệm cao; ngân hàng chuyển sang đánh giá chi tiết trên tất cả các nội dung. Kết quả đánh giá cụ thể như sau:
* Về lịch sử hoạt động của khách hàng
Công ty thủy điện Hùng Lợi được thành lập để thực hiện dự án thủy điện Hùng Lợi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1503000067 do sở KH&ĐT tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 25/4/2008.
Các cổ đông sáng lập:
Tên cổ đông sáng lập
Số cổ phần
Tỷ lệ góp vốn
1. Công ty cổ phần sửa chữa nhiệt điện miền bắc
150.000
5%
2. Tổng công ty xây dựng Hà Nội
300.000
10%
3. Công ty cổ phần LiLaMa
390.000
13%
Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc: đã được tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng; Ngành nghề kinh doanh chính: Sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiệu chỉnh cá thiết bị nhà máy điện, lắp đặt chuyển giao công nghệ thiết bị điện, tư vấn quản lý, giám sát dự án
Tổng công ty xây dựng Hà Nội: được sở KH&ĐT thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 17/05/1996; Vốn điều lệ: 1,05 tỷ đồng; Ngành nghề kinh doanh chính: Thi công xây lắp. tông thầu xây lắp cá công trình dân dụng công nghiệp, các công trình đường dây và rạm biến thế điện.
Công ty cổ phần LiLaMa: Giấy chứng nhận kinh doanh số 2103.000149 do sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp; Vốn điều lệ: 70.150.000.000 VNĐ; Ngành nghề kinh doanh chính: Thiết kế điện các công trình công nghiệp và dân dụng, thiết kế dân dụng, thiết kế mặt bằng, biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công lắp đặt máy móc thiết bị, thiết kế tổng mặt bằng, biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công các công trình công nghiệp và dân dụng.
Vậy qua đánh giá về lịch sử ngành nghề hoạt động kinh doanh cho thấy các tổng công ty lớn trên đều có thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp công trình, có liên quan đến việc xây dựng và hoạt động dự án thủy điện, nhất định sẽ có kinh nghiệm trong dự án này.
* Tư cách và năng lực pháp lý
- Hồ sơ pháp lý công ty cổ phần thuỷ điện Hùng Lợi hiện có:
+ Điều lệ công ty cổ phần thủy điện Hùng Lợi
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1503000067 do sở KH&ĐT tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 25/04/2008.
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 5000291728 do cục thuế tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 26/04/2008.
+ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
+ Nghị quyết hội đồng quản trị công ty cổ phần thủy điện Hùng Lợi ngày 18/04/2008 về việc bầu chủ tịch họi đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng.
+ Quyết định số 81/QĐ-HPC-HĐQT ngày 22/08/2008 về ký hợp đồng và các chứng từ với ngân hàng.
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng.
+ giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Vậy có thể nói ngân hàng tránh được rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư bởi vì: Công ty thủy điện Hùng Lợi được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
* Về mô hình tổ chức, bố trí lao động của công ty thủy điện Hùng Lợi.
Công ty được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, mô hình tổ chức theo quy định của luật doanh nghiệp:
- Cổ Đông sáng lập: 3 cổ đông như nêu trên.
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên sau: Nguyễn Hữu Hằng (chủ tịch Hội đồng quản trị); Nguyễn Hồng Tuấn; Bùi Quang Vinh; Mai Trung Huấn; Trần Quảng Đại (giám đốc).
Công ty mới thành lập nên mô hình tổ chức và bố trí lao động nhỏ, gọn gồm Ban quản lý dự án và các phòng liên quan: Phòng dự án, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư, phòng thiết bị. Công ty sẽ bổ sung bố trí lại cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung rủi ro về mô hình tổ chức và bố trí lao động là không đáng kể.
* Về năng lực quản trị điều hành:
Tuy công ty mới được thành lập nhưng các cổ đông sáng lập công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng và ngành điện:
+ Ông Nguyễn Hữu Hằng- chủ tịch hội đồng quản trị đã tốt nghiệp khoa cơ khí chế tạo máy- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là người có nhiều năm công tác tại nhà máy điện Phả Lại. Ông Nguyễn Hữu Hằng từng làm quản đốc phân xưởng cung cấp điện Phả Lại, tỏng giám đốc công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc.
+ Ông Trần Quảng Đại- giám đốc, là cử nhân kinh tế, nhiêu năm công tác tại thủy điện Thác Bà, từng làm tổ trưởng kỹ thuật Ban chuẩn bị sản xuất điện Na Hang.
+ Ông Diệp Hải Bình- Kế toán trưởng, cử nhân kinh tế, đã làm kế toán trưởng từ năm 2006.
Như vậy lãnh đạo công ty là những người có khả năng và nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành dự án, có nghĩa là ngân hàng có thể tin tưởng vào năng lực quản trị điều hành của công ty thủy điện Hùng Lợi.
b. Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Công ty thủy điện Hùng Lợi trong giai đoạn triển khai xây dựng Nhà máy thủy điện Hùng Lợi chưa tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Đánh giá rủi ro trong hoạt động và triển vọng của khách hàng.
Trong nội dung này ngân hàng kết hợp phân tích định tính (bằng mô hình SWOT) và sử dụng phương pháp dự báo (dự báo về nhu cầu sử dụng điện của thị trường, về sản phẩm dịch vụ, về hệ thống kênh phân phối điện lưới quốc gia trong những năm tới ) để thấy được những lợi thế, những điểm yếu, cơ hội, thách thức mà dự án thủy điện sẽ gặp phải.
Điểm mạnh
Điểm yếu
Thị trường
Nhu cầu thị trường về sản phẩm điện là rất cao
Sự độc quyền trong phân phối điện của EVN
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ có tính đặc thù rất cao, chất lượng như nhau nên không tạo lợi thế cũng như gây khó khăn
Kênh phân phối
Đã có thỏa thuận với EVN
Yếu thế trong đàm phán với EVN
Cơ hội
Thách thức
Thị trường
Nhu cầu về điện ngày càng cao
Độc quyền của EVN
Sản phẩm dịch vụ
Chịu sự cạnh tranh về giá của các dự án thủy điện khác
Kênh phân phối
Chỉ có một nhà phân phối
* Về thị trường:
Thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng của mọi loại sản phẩm dịch vụ, bởi vì sản phẩm dịch vụ đó sản xuất ra trước hết là nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thị trường, có tiêu thụ được thì chủ đầu tư mới có doanh thu và thu về lợi nhuận cho mình.
Ở đây thị trường tiêu thụ điện của dự án vừa có những điểm lợi thế, cơ hội trong tương lai và cũng có điểm yếu, thách thức nhất định.
Trước hết ta sẽ phân tích điểm mạnh và cơ hội hay nói chung là những lợi thế về thị trường của dự án: Nhu cầu về điện hiện tại rất cao và ngày càng cao hơn.
Nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5%-8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới (đến 2025) nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15%-17% mỗi năm.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu sử dụng điện năng là rất lớn. Đối với Việt Nam tốc độ tăng nhu cầu điện năng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP (hệ số đàn hồi bằng 2), con số này lớn hơn so với các nước trên thế giới. Mỗi năm nhu cầu tiêu thụ điện tăng trên 15%, trong khi đó công suất của các nhà máy điện chỉ cung cấp 13%/năm, tình trạng thiếu điện thường xuyên xảy ra.
Bảng 1.4: Nhu cầu điện 2006-2010.
Đơn vị: triệu Kwh
Phương án
2006
2007
2008
2009
2010
Nhu cầu toàn quốc
62964
73674
86166
100815
117954
Sản xuất toàn quốc
62046
67616
78208
91145
111308
Thiếu hụt
-900
-6032
-7959
-9670
-6046
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án thủy điện Hương Điền
Trong dài hạn dự báo tiêu thụ điện như bảng sau:
Bảng 1.5: Nhu cầu điện lượng và công suất theo từng giai đoạn
Năm
2005
2010
2015
2020
2025
Nhu cầu điện (tỷ KWh)
53,5
112,7
190,1
294,0
431,7
Công suất sản xuất(MW)
11286
25857
60000
112000
181000
Sản lượng thủy điện(MW)
4198
10211
19874
24148
30548
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án thủy điện Hùng Lợi
Sản lượng điện trên đã bao gồm cả 7500MW thủy điện tích năng và 2650MW nhập khẩu thủy điện từ Lào, Campuchia đến năm 2025.
Tiềm năng kinh tế kỹ thuật của thủy điện nước ta khoảng 20000MW, trong đó công suất của thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2500MW. Do vậy nhu cầu điện là rất lớn so với khả năng cung cấp hiện nay.
Vậy qua đó có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ điện là rất lớn, dự án thủy điện của công ty thủy điện Hùng Lợi sẽ có nhiều lợi thế về thị trường. Cũng có nghĩa là dự án ít có rủi ro về thị trường.
Tuy nhiên điểm yếu của dự án là sự độc quyền phân phối điện của EVN.
Ngành điện tại Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Các công ty sản xuất điện không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà bán cho EVN theo hợp đồng do đó sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất điện là không có. Giá điện mà EVN mua theo giá thỏa thuận với từng nhà máy, thay đổi theo từng mùa vụ. Sau khi mua điện của các nhà máy phát điện, EVN sẽ truyền tải và cung cấp điện đến người tiêu dùng theo biểu giá quy định.
Trong ngành điện có 3 khu chính: Phát điện, truyền tải và hộ tiêu thụ cuối cùng, trong đó khâu truyền tải có truyền tải trung, cao thế và truyền tải hạ thế. Trong đó, EVN chiếm gần 80% thị phần sản xuất điện, độc quyền thị phần truyền tải điện và thị phần phân phối điện.
EVN hiện đang nắm cả sản xuất, điều độ truyền tải, phân phối điện, ai muốn đầu tư vào ngành điện thì phải thỏa thuận giá với EVN. Với tình trạng độc quyền như vậy, dự án sẽ không được cạnh tranh như các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ khác, đây chính là điểm yếu và cũng là thách thức mà dự án thủy điện Hùng Lợi gặp phải. Đây cũng là một rủi ro của dự án. Tuy nhiên đây là rủi ro chung của ngành điện, rủi ro mang tính hệ thống, so với những lợi thế của nhà máy thì việc đầu tư vẫn nên thực hiện.
* Về sản phẩm dịch vụ:
Ngành điện là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm điện của Việt Nam là như nhau đối với tất cả các nhà máy. Điều này không tạo lợi thế cũng như khó khăn cho dự án.
Như chúng ta đều biết rằng một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trước một loạt các đối thủ cạnh tranh là nhờ vào tính đơn chiếc trong sản phẩm dịch vụ. Có nghĩa là sản phẩm phải có đặc tính riêng biệt, những tiện ích mà sản phẩm của đối thủ cạnh tranh không có. Đó chính là điểm mạnh của sản phẩm. Tuy nhiên ở đây, do sản phẩm của dự án là điện, trên thị trường Việt Nam không có sự phân biệt chất lượng điện, không có sự khác biệt nào về chất lượng sản phẩm giữa các dự án điện, hay nói cách khác dự án thủy điện Hùng Lợi không có rủi ro về sản phẩm dịch vụ, không có nguy cơ bị đánh bại vì chất lượng sản phẩm của mình.
Tuy nhiên thách thức đối với dự án thủy điện Hùng Lợi là sản phẩm điện chịu sự cạnh tranh về giá của các dự án khác.
* Về kênh phân phối:
Nếu doanh nghiệp thuộc ngành khác thì kênh phân phối phụ thuộc vào tiềm lực của mỗi doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có mạng lưới phân phối rộng rãi thì hiệu quả bán hàng cao. Chính vì thế các doanh nghiệp phải bố trí mở rộng sao cho mạng lưới phân phối của mình là rộng khắp, tới được người tiêu dùng một cách nhanh, tiện lợi nhất. Đối với ngành điện, EVN là kênh phân phối điện duy nhất trong cả nước do vị trí độc quyền của mình. Đây chính là một điểm mạnh của dự án thủy điện Hùng Lợi. Bởi vì dự án không mất chi phí thiết lập mạng lưới phân phối, chi phí này không phải là nhỏ trong tổng chi phí đối với các doanh nghiệp thuộc ngành khác. Không chỉ là vấn đề chi phí mà các doanh nghiệp phải biết tổ chức mạng lưới đó như thế nào cho hợp lý,…Tất cả những khó khăn đó công ty thủy điện Hùng Lợi đều không phải bố trí. EVN chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm điện.
Tuy nhiên điều này lại là một điểm yếu của dự án. Bởi vì EVN là nhà phân phối duy nhất sản phẩm điện cũng có nghĩa nếu không thỏa thuận được với EVN thì sản phẩm điện sản xuất ra không thể tiêu thụ được. Vì thế, EVN dành lợi thế trong đàm phán, quyền quyết định giá điện thuộc về EVN. Công ty thủy điện Hùng Lợi sẽ gặp yếu thế trong đàm phán giá bán điện cho EVN.
Có một kênh phân phối duy nhất đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với các công ty thủy điện nói chung và với công ty thủy điện Hùng Lợi nói riêng. Nếu trong tương lai EVN gặp khó khăn hoặc bất kỳ vấn đề gì, hay đơn giản là không thỏa thuận được giá với EVN thì công ty sẽ gặp khó khăn lớn trong tiêu thụ sản phẩm của mình.
Kết luận: Bằng phương pháp định tính kết hợp với phân tích dự báo cán bộ rủi ro của ngân hàng cho thấy tuy dự án gặp một số rủi ro khó khăn trên các lĩnh vực thị trường, sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối nhưng dự án vẫn có thế mạnh và cơ hội nhất định nên nói chung dự án có triển vọng lớn. Cụ thể, trong ngắn hạn: nhu cầu hiện tại về điện là rất lớn và đây là dự án thủy điện nhỏ được nhiều ưu đãi của nhà nước, có thể đẩy nhanh tiến độ đi vào thực hiện. Trong dài hạn: dự án có triển vọng phát triển tốt nếu tận dụng được các ưu đãi đầu tư và hoàn thành dự án đúng tiến độ.
d. Đánh giá rủi ro từ quan hệ của công ty với các tổ chức tín dụng.
Bằng phương pháp dự báo mà cụ thể là các số liệu thống kê thu thập thông tin về khách hàng và dự án, cán bộ rủi ro của ngân hàng đã cho thấy được những rủi ro có thể có trong quan hệ giao dịch với khách hàng:
* Quan hệ giao dịch với BIDV:
Hiện nay, công ty mới mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV Tuyên Quang để thực hiện thanh toán chưa sử dụng các dịch vụ khác tại BIDV.
* Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác:
Do đây là công ty triển khai hoạt động lần đầu nên chưa có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng. Vì vậy rủi ro có thể xảy ra là chủ dự án chưa chắc đã đáng tín nhiệm trong quan hệ với BIDV vì ngân hàng chưa đánh giá được độ tín nhiệm của công ty trong quan hệ tín dụng. Tuy nhiên rủi ro này cũng khó xảy ra do các cổ đông sáng lập công ty là những tổng công ty lớn, có uy tín và có tiềm lực tài chính mạnh, quan hệ tín dụng với các tổ chức được đánh giá là đáng tin cậy.
1.2.6.3. Giới thiệu về dự án vay vốn.
Tên dự án: Thủy điện Hùng Lợi ;
Chủ đầu tư: Công ty CP thủy điện Hùng Lợi;
Địa điểm đầu tư: Xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
Tổng công suất thiết kế: 17,5MW;
Mục đích đầu tư: Dự án thủy điện Hùng Lợi có nhiêm vụ chính sản xuất điện hòa vào lưới điện Quốc gia, phục vụ nhu cầu phát triển Kinh tế-Xã hội địa phương và phát điện lên lưới quốc gia.
Hình thức thực hiện: B.O.O trong nước (Xây dựng-Sở hữu-kinh doanh)
Cấp công trình: Công trình cấp III, dự án nhóm B - Công trình năng lượng;
Diện tích đất sử dụng: 275,45 ha;
Tua bin thủy lực: Loại Francis - trục đứng.
- Tổng vốn đầu tư: 391,841 trđ.
- Nguồn vốn:
+ Vốn tự có: 78368 trđ (20%);
+ Vốn vay: 313473 trđ(80%);
Vay BIDV: 62694 trđ (16%);
Vay WB: 2507782 trđ(64%);
- Tiến độ thực hiện dự án: 2 năm kể từ ngày khởi công (dự kiến khởi công quý IV/2009).
1.2.6.4. Phân tích, đánh giá rủi ro dự án.
Hầu hết với các nội dung phân tích rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro thị trường, rủi ro xây dựng hoàn tất, rủi ro về cung cấp, rủi ro về kỹ thuật vận hành, rủi ro tài chính, rủi ro về môi trường xã hội, cán bộ rủi ro sử dụng chủ yếu phương pháp dự báo kết hợp với phương pháp định tính nhằm phân loại rủi ro và đánh giá xác suất xảy ra, mức độ tác động của các rủi ro đó đến hiệu quả dự án và khả năng trả nợ ngân hàng.
Rủi ro về cơ chế chính sách:
Trong nội dung đánh giá rủi ro này cán bộ rủi ro chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo: lấy ý kiến các cán bộ thâm niên, có nhiều kinh nghiệm trong các dự án trước, dự báo cơ chế chính sách và định tính những ảnh hưởng có thể có đối với dự án thủy điện Hùng Lợi.
Như chúng ta đã biết nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư. Theo Luật đầu tư 2005, dự án thủy điện Hùng Lợi vừa thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (sản xuất năng lượng điện), vừa thuộc địa bàn ưu đãi (do dự án xây dựng tại xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh tuyên Quang là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Vì vậy dự án sẽ được hưởng một số ưu đãi: về thuế, được khấu hao tài sản nhanh, ưu đãi về sử dụng đất…theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra ở đây là nếu trong tương lai có những thay đổi quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, hay những thay đổi trong các luật khác có liên quan, dự án sẽ không được hưởng những ưu đãi như trên. Cụ thể:
+ Về thuế trong nước: Hiện tại dự án được hưởng ưu đãi về thuế: miễn thuế 4 năm; giảm thuế 50% trong 9 năm, mức thuế 10% trong 10 năm; thuế tài nguyên 2%; thuế VAT đầu vào 10%. Dự án có thể gặp rủi ro về thuế khi trong chính sách thuế của nhà nước thay đổi: thuế suất ưu đãi cao hơn quy định hiện tại; thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế rút ngắn, tăng thuế VAT trên tất cả các yếu tố đầu vào; hoặc do nguồn tài nguyên nguyên liệu ngày càng khan hiếm mà nhà nước có chính sách tăng thuế tài nguyên ...
+ Về thuế nhập khẩu: Một phần thiết bị của dự án nhập từ Trung quốc, một phần sản xuất lắp ráp tại Việt Nam. Dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư nên được miến thuế nhập khẩu thiết bị theo luật đầu tư 2005. Dự án sẽ mất khoản chi phí lớn cho thuế nhập khẩu nếu chính sách ưu đãi không còn nữa.
+ Chính sách về sử dụng đất: Dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nên hiện tại dự án được miễn giảm tiền thuê đất, giảm thuế sử dụng đất. Nếu trong trong thời gian tới do dân số tăng, quỹ đất xây dựng giảm,… hay do một mục đích quy hoạch nào đó mà chính phủ có chính sách về đất đai thay đổi thì dự án có thể bị đánh thuế sử dụng đất, hay thu hồi đất (trước thời hạn 50 năm theo luật hiện nay đối vơí dự án ưu tiên)…
Các thay đổi trên và một số chính sách khác thay đổi sẽ trực tiếp tác động đến chi phí hàng năm, và vì thế trực tiếp tác động đến lợi nhuận, khả năng trả nợ đúng hạn của dự án, đây là những rủi ro về cơ chế chính sách mà dự án có thể gặp phải trong tương lai.
Nhìn chung rủi ro về cơ chế chính sách hay xảy ra trong điều kiện đất nước đang phát triển có nhiều biến đổi như nước ta. Tuy nhiên đối với dự án thủy điện Hùng Lợi thì xác suất xảy ra các rủi ro này không cao bởi vì ngành điện luôn là ngành ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia, đồng thời phát triển kinh tế vùng khó khăn cũng là một trong những chính sách ưu tiên của chính phủ trong mọi thời đại nhằm giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng kinh tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển toàn diện.
Rủi ro kinh tế vĩ mô:
Kết quả dự báo về điều kiện kinh tế vĩ mô cho thấy các rủi ro có thể xảy ra đối với hiệu quả của dự án.
Dự án thủy điện Hùng Lợi được xây dựng trong 2 năm, bắt đầu từ năm 2009 là thời gian nền kinh tế đang chịu dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007- 2008 vì thế nhiều yểu tố kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả tính toán của dự án.
+ Về lạm phát: tỷ lệ lạm phát là yếu tố có tác động rất lớn đối với các khoản chi phí. Trong quá trình vận hành, do nguyên liệu đầu vào của dự án là nguồn nước thiên nhiên nên lạm phát không ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào mà chỉ ảnh hưởng đến doanh thu (do ảnh hưởng giá mua điện: nhà nước có những chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp với điều kiện kinh tế…). Rủi ro về lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng mạnh trong thời gian thi công dự án, tác động trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu xây dựng công trình. Cụ thể là trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát tăng liên tục và tăng nhanh, điều này làm tăng chi phí, vượt mức chi phí dự kiến và dự án sẽ bị chậm tiến độ do không đủ tiềm lực tài chính.
+ Rủi ro về tỷ giá: Tỷ giá thời điểm tính toán của dự án là VNĐ/USD là 17800. Hiện tại dự án có vay vốn ngân hàng thế giới WB, sản phẩm điện sản xuất ra có thể sẽ xuất khẩu, vì thế bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ giá đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí (chi phí trả lãi ngân hàng ) và doanh thu (do xuất khẩu điện) của dự án. Nếu tỷ giá VNĐ/USD tăng lên thì dự án sẽ gặp bất lợi.
+ Rủi ro về lãi suất: Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với khoản tiền cho dự án thủy điện Hùng Lợi vay. Lãi suất là yếu tố được tính vào chi phí hàng năm của dự án. Vì vậy dự án sẽ gặp rủi ro lãi suất nếu trong tương lai lãi suất ngân hàng tăng lên.
Ngoài ra còn một số rủi ro kinh tế vĩ mô khác nữa cũng tác động đến dự án.
Rủi ro kinh tế vĩ mô là rủi ro hệ thống, xảy ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31214.doc