Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG VPBANK. 3

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. 3

1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng VPBank. 3

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6

1.2.1. Cơ cấu tổ chức 6

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban VPBank Kinh Đô 8

1.2.2.1 Phòng Giao dịch- Kho quỹ 8

1.2.2.2 Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp 10

1.2.2.3.Phòng phục vụ khách hàng cá nhân 11

1.2.2.4 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Ban tín dụng 12

1.2.2.5.Phòng thẩm định tài sản đảm bảo 14

1.2.2.6. Phòng thanh toán quốc tế 15

1.3.1 Một số hoạt động chủ yếu của VPBank Kinh Đô 16

1.3.1.1. Nhận tiền gửi 16

1.3.1.2. Cho vay 16

1.3.1.3. Bảo lãnh 17

1.3.1.4. Các sản phẩm thanh toán 17

1.3.1.5. Các sản phẩm ngoại hối 18

1.2 Lý luận về đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng 18

1.2.1 Sự cần thiết phải thực hiện đánh giá rủi ro trong công tác thẩm đinh dự án xin vay vốn tại ngân hàng 18

1.2.2 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án 19

1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư 21

1.2.2.2 Rủi ro dự án đầu tư 24

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng (hay rủi ro cho vay) 27

1.3 Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại VPBank 30

1.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm đinh dự án xin vay vốn tại ngân hàng 30

1.3.2 Phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro 32

1.3.2.1 Phương pháp định tính 33

1.3.2.2 Phương pháp định lượng 36

1.4.2.2 Rủi ro của dự án đầu tư 42

1.5 Nhận xét công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng 47

1.5.1 Những kết quả đạt được 47

1.5.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 51

CHUƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐÀU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG VPBANK. 53

2.1 Định hướng của Ngân hàng VPBank trong thời gian tới 53

2.1.1 Về vốn và nguồn vốn 55

2.1.2 Về công tác thẩm đinh dự án 56

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng VPBank 58

2.2.1 Tư vấn cho các dự án trong quá trình hoạt động 58

2.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ đánh giá rủi ro 59

2.2.3 Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 61

2.2.4 Đa dạng hóa công tác đánh giá rủi ro 64

2.2.5 Giải pháp về chất lượng trang thiết bị ngân hàng 66

2.2.6 Giải pháp về xử lý nợ khó đòi 66

2.2.7 Nâng cao chất lượng thông tin trong đánh giá rủi ro 67

2.2.8 Lập phương án ngăn ngừa (khắc phục) rủi ro 69

2.3 Một số kiến nghị 70

2.3.1 Đề xuất với các Bộ, ngành liên quan 70

2.3.2 Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước 72

2.3.3 Đề xuất với Ngân hàng VPBank 73

KẾT LUẬN 74

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.: Các quyền dùng bảo đảm tiền vay gồm có: quyền tác giả, quyền sở hữu, quyền đòi nợ, quyền được hưởng lợi tức, quyền mua trước cổ phần, quyền thế chấp… Trên thực tế thực hiện bảo đảm tiền vay bằng cá quyền không phổ biến lắm và biện pháp này phải được sự hướng dẫn của Tổng Giám đốc hoặc người có thẩm quyền. + Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của thứ ba: Trong tín dụng đối với bảo đảm tiền vay của bên thứ ba sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ cầm cố, cán bộ tín dụng cần phải đánh giá các rủi ro sau: rủi ro về năng lực pháp lý, về tài chính, về uy tín của bên thứ ba và các rủi ro khác có thể xảy ra. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ bởi nguyên nhân chủ quan mà còn bởi các nhân tố bất khả kháng. Nguyên nhân bất khả kháng tác động làm người vay mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, sự thay đổi về chính sách kinh tế đột ngột, sắc thuế mới… vượt quá những dự đoán của bản thân doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá ban đầu. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra tuy không hoàn toàn khi nào cũng bất lợi và không phải lúc nào cũng vượt quá sự đánh giá của doanh nghiệp, song trong nhiều trường hợp, người vay bị tổn thất ảnh hưởng không nhỏ dến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đó lợi nhuận của Ngân hàng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân thứ hai thuộc về chủ quan người vay, xuất phát từ trình độ yếu kém trong quản lý, dự đoán kinh doanh do đó không đánh giá chính xác được sự thay đổi của môi trường dẫn đến kết quả kinh doanh không như dự kiến và ảnh hưởng đến trả lãi và gốc vay Ngân hàng. Cũng xuất phát từ kỳ vọng đạt được lợi nhuận cao, khách hàng sẵn sàng mạo hiểm tìm mọi thủ đoạn để đạt được muc đích như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Tuy nhiên cũng có trường hợp, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với ý chiếm dụng vốn ngân hàng càng lâu càng tốt. Nguyên nhân thứ ba là ở chính bản thân Ngân hàng, do công tác cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hay làm không đến nơi đến chốn, hay cố ý làm sai…Một phần cũng do họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều vùng khác nhau nên cũng không thể nắm rõ hết được. Hơn nữa, trong môi trường làm việc liên quan nhiều đến tiền bạc ngay bản thân họ cũng có lúc không tránh khỏi cám dỗ, tiếp tay cho khách hàng. Như vậy nguyên nhân rủi ro là do cả trình độ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. 1.3 Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại VPBank 1.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm đinh dự án xin vay vốn tại ngân hàng Nói chung quy trình đánh giá rủi ro thông thường đều tuân thủ theo logic sau: Sơ đồ 3: Quy trình quản trị rủi ro nói chung Nhận diện rủi ro Phân tích, đánh giá rủi ro Quản trị rủi ro Khi cho vay các dự án đầu tư ngân hàng chịu tác động của ba loại rủi ro bao gồm: rủi ro từ phía bản thân khách hàng (chủ đầu tư), rủi ro sẵn có từ phía dự án đầu tư và rủi ro tín dụng. Ba loại rủi ro này có liên hệ mật thiết với nhau, khi tiến hành đánh giá phải xem xét cả ba, không được bỏ qua hay xem nhẹ bất cứ yếu tố nào, đồng thời một trong ba nội dung không đảm bảo tin cậy thì dự án sẽ không được chấp nhận. Sơ đồ 4: Các loại rủi ro của dự án xin vay vốn Thẩm định rủi ro Các quyết định cấp tín dụng Thẩm định rủi ro từ phía khách hàng Thẩm định rủi ro dư án đầu tư Thẩm định rủi ro tín dụng Nội dung đánh giá rủi ro từ phía khách hàng chủ yếu xem xét về năng lực pháp lý, quản lý điều hành và năng lực tài chính của chủ đầu tư. Bởi xét cho cùng người chịu trách nhiệm chính về khoản vay là chủ đầu tư. Nếu khách hàng không có đủ độ tin cậy cần thiết sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng, trước mắt là khả năng trả nợ lãi và nợ gốc. Hơn nữa, cho dù một dự án tốt, được đánh giá là khả thi và hiệu quả về mặt tài chính song chủ đầu tư đạo đức kém, năng lực quản lý điều hành kém hoặc khả năng tài chính yếu thì dự án đó chắc đã hoạt động tốt như dự kiến. Hoặc trong trường hợp dự án không có tài sản đảm bảo, thì khi dự án gặp rủi ro ngân hàng sẽ không nhận được nguồn thu nào từ phía dự án và rơi vào trạng thái bị động. Rủi ro đầu tư là rủi ro nội tại của dự án, nó ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án. Đánh giá rủi ro trong đầu tư là để xem có nên tài trợ vốn cho dự án hay không, dự án có an toàn hay không, có đáng được đầu tư hay không. Công việc này thực chất là một quy trình không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại các đơn vị xem xét một cách tổng thể trên tất cả các phương diện từ kinh tế, xã hội, thị trường, pháp lý, môi trường… Còn trên giác độ ngân hàng với tư cách là đơn vị tài trợ vốn mục tiêu lớn nhất là xem xét hiệu quả về mặt tài chính của dự án tức là quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án. Rủi ro tín dụng hay rủi ro cho vay là rủi ro do hoạt động cho doanh nghiệp có dự án vay, đánh giá rủi ro tín dụng là để xác định xem việc quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp có an toàn hay không, có đảm bảo khả năng thu hồi được vốn và lãi hay không. Khác với rủi ro đầu tư thường đánh giá trên cơ sở phân tích các rủi ro tiềm ẩn bên trong của dự án, rủi ro tín dụng lại được đánh giá trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về hình thức hai loại rủi ro này khác nhau nhưng phải được xem xét trong cùng một quá trình thẩm định thì mới đánh giá một cách toàn diện dự án xin tài trợ vốn. Trong quy trình thẩm định dự án nói chung, công tác thẩm định rủi ro thường là bước cuối cùng trước khi quyết định chính thức cho vay hay không. Sơ đồ 5 : Vị trí của thẩm định rủi ro trong quy trình thẩm định dự án VPBank Thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án TĐ về thị trường TĐ về khía cạnh kỹ thuật của dự án TĐ về mặt hiệu quả tài chính của dự án TĐ về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án TĐ về các yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dự án đầu tư 1.3.2 Phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro Hiện nay, để đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án đạt hiệu quả cao, VPBank áp dụng cả phương pháp đánh giá định tính và định lượng. Nếu như phương pháp định tính phụ thuộc khá nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định thì phương pháp định lượng lại giúp cụ thể hóa rủi ro thành con số, do đó hai phương pháp này bổ sung cho nhau rất tốt. 1.3.2.1 Phương pháp định tính Phương pháp này áp dụng với các loại rủi ro khó lượng hóa như rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro năng lực pháp lý chủ đầu tư, rủi ro về thu nhập, thanh toán… Việc đánh giá này dựa chủ yếu vào tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp, kết hợp với thông tin mà cán bộ ngân hàng thu thập được. Cán bộ thẩm định sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem dự án có các loại rủi ro gì, và khả năng khắc phục từng loại rủi ro đến đâu. Rủi ro về cơ chế, chính sách Đối với loại rủi ro này, cán bộ thẩm định cần xem xét những vấn đề sau: Các cơ chế, chính sáchvề ngành nghề, lĩnh vực mà dự án đang hoạt động có ổn định hay không, nếu có sự biển đổi thì theo chiều hướng nào và mức độ biến đổi ra sao, có trong tầm kiểm soát hay không, ảnh hưởng như thế nào đến dự án. Sự ảnh hưởng của thuế quan, hạn ngạch, các giới hạn thương mại đến dự án có hay không. Nguy cơ về sắc thuế mới, hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hoặc các Luật, Nghị định, Nghị quyết và các chế tài khác ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến dến dòng tiền của dự án. Những thay đổi về quản lý, tuyển dụng lao động, hạn chế lao động nước ngoài, chính sách tiền lương… ảnh hưởng ra sao đến dự án. Chủ đầu tư có những hợp đồng ưu đãi riêng với những rủi ro bất khả kháng do Chính phủ hay không, hay chủ đầu tư có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối hay không, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro hay không. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán Về mảng thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định rõ: Dự án dã hoàn thành phân tích thị trường, thị phần thật chưa. Dự kiến cung cầu đã sát thực tế chưa? Sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không, về mẫu mã, bao bì, hình thức đóng gói… đã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hay chưa. Trên thị trường có sản phẩm cùng loại cạnh tranh hay không, nếu có thì sức ép cạnh tranh đến đâu, ảnh hưởng như thế nào đến dòng tiền của dự án. Công suất của dự án đã hợp lý chưa, đáp ứng đủ nhu cầu đối với sản phẩm hay chưa. Dự án có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tài chính hay không? Cơ cấu sản phẩm của dự án linh hoạt tới mức độ nào trước sự biến động của tình hình thị trường. Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu đầu vào Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của dự án có thay đổi không, néu giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Càng sản xuất lớn thì nguồn dự trữ nguyên vật liệu càng phải dồi dào, mà trong thời gian kinh tế có nhiều biến động trái chiều thì vấn đề này có thực sự an toàn hay không. Số lượng, chất lượng nguyên vất liệu đầu vào của dự án nếu không đảm bảo theo yêu cầu của dự án sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mức nào của dự án. Các nghiên cứu, đánh giá các báo cáo về chất lượng trừ nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án đã cẩn thân, chính xác chưa. Sự cạnh tranh về nguồn cung cấpvật tư trên thị trường có gay gắt không; thời gian và số lượng mua nguyên liệu đầu vào có linh hoạt không. Rủi ro vè kinh tế vĩ mô Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét trên các nội dung: Các rủi ro về điều kiện kinh tế vĩ mô căn bản như: lạm phát tăng, thay đổi tỷ giá hối đoái biến động kinh tế thế không trực tiếp thì gián tiếp anh hưởng đến các dự án. Do đó, cần xem xét dự án có sử dụng các công cụ thị truờng như tự bảo hiểm, hoán đổi hay không . Dự án có sự sự đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối không. Rủi ro về xây dựng, hoàn tất Cán bộ thẩm định đánh giá xem: Chi phí xây dựng đã hợp lý chưa, đã tính đến chi phí phát sinh xảy ra vượt quá dự toán hay chưa. Khả năng giải phóng mặt bằng có đảm bảođể dự án thực hiện đúng theo yêu càu về tiến dộ không. Các thông số và tiêu chuẩn của công trình xây dựng có đmr bảo đúng yêu cầu không? Nhà thầu xây dựng được lựa chọn có uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm không. Việc thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp động, bảo lãnh chất lượng công trình có nghiêm túc hay không? Giám sát xây dựng có được thực hiện chặt chẽ không? Nếu như chi phí dự án vượt quá dự toán thì dự phòng về tài chính của khách hàng có đảm bảo để bù đắp chi phí vượt mức đó không và có sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền như thế nào? Dự án có hợp đồng chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ của mỗi bên không? Rủi ro về môi trường, xã hội Cán bộ thẩm định sẽ xem xét hoạt động của dự áncó ảnh hửong tiêu cực tới môi trường và xã hội như thế nào và có nằm trong ngưỡng chấp nhận không? Các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường của dự án và chi phí để thực hiện các biện pháp đó. Đồng thời xem xét các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã khách quan và toàn diện chưa, có đựoc cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản không; dự án có vi phạm các tác động của môi trường không? 1.3.2.2 Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng mà Ngân hàng đang sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp định tính là cụ thể hóa rủi ro thành số đo để từ đó xác định mức độ rủi ro của dự án. Phân tích độ nhạy là việc khảo sát sự ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với các mứac độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào nhân tố này. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Xác định biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải phân tích độ nhạy Bước 2: Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một đích duy nhất. Bước 3: Xác định các chi số đnhs giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khia cá biến thay đổi. Bước 4: Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp của một biến thông số thay đổi hay cả hai biến số đều thay đổi theo mẫu Bảng 3: Bảng mẫu tính toán độ nhạy của dự án Trường hợp căn bản Giá tri 1 Giá tri 2 Giá tri 3 IRR Kết quả NPV Kết quả DSCR Kết quả ... … Trong đó: Trường hợp căn bản là trường hợp đã đựoc giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ. 1.4 Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án “ Đầu tư lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy lỏng 3000m3/h”. 1.4.1 Khái quát về dự án 1.4.1.1 Giới thiệu về công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền. Tên khách hàng (Chủ đầu tư): công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền. 234 – Đường Ngô Quyền – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. Loại hình doanh nghiệp và quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền được thành lập theo Quyết định số 642/TCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộ Giao thông vận tải về viêc thành lập Công ty khí công nghiẹp và Phá dỡ tàu cũ trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Năm 1996 chuyển thành doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Về vị trí địa lý: Công ty nằm ở vị trí thuận lợi gần địa bàn cơ sở kinh tế, khu công nghiệp phát triển phía Bắc thành phố, ở hạ lưu sông Cấm, phía đông giáp Cảng container Chùa Vẽ, phía tây giáp công ty Shellgas Hải Phòng, phía nam giáp sông Cấm và phia bắc giáp bãi container Vosco và đường bao quanh thành phố Hải Phòng. Vốn điều lệ: 31.628.940.000 đồng. Hiện trạng cơ sở vật chất của công ty: Cơ sở hạ tầng hiện có: - Diện tích mặt bằng quản lý = 4 ha. - Lạch phá dỡ rộng 65m, dài 140m, sâu 8m, đủ điều kiện để tàu 20.000 T vào phá dỡ. - Nhà máy tách khí oxy công suất 500m3/h hoạt động từ tháng 3/2005. - Hiện tại công ty đã hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất khí ôxy hóa lỏng với công suất 1000m3/h tại mặt bằng công ty, đưa vào sử dụng tháng 01/2008. Nhân lực: Tổng số CBCNV của công ty có 255 người ( trong dó có 50 lao động thời vụ) Trong đó : 5 thạc sĩ. 55 đại học 34 trung cấp 111 công nhân kỹ thuật. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Trong những năm qua, Công ty đã từng bước phát triển ổn định, vừa sản xuất kinh doanh vừa đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao trình độ con người và luôn hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý về mọi mặt. Trong những năm tới, Công ty đề ra mục tiêu là tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh khí công nghiệp hóa lỏng (như Ôxy, Nitơ, Ar…), kinh doanh phế liệu công nghiệp, hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôxy lỏng, xây dựng cầu tàu, xây dựng ụ khô. Đầu tư lắp đặt hệ thống bồn trữ khí công nghiệp hóa lỏng cho các đơn vị Vinashin trên toàn quốc, nâng cao giá trị tổng sản lượng, doanh thu nhằm cải thiện và nâng cao đời sống caho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Công ty CNTT Ngô Quyền cần thiết phải đầu tư ở khu vực phía Bắc một nhà máy sản xuất khí ôxy hóa lỏng có công suất lớn mới đủ đáp ứng nhu cầu sản phẩm phục vụ sự phát tiển của Tập đoàn và các ngành công nghiệp, dân dụng khác. Do diện tích mặt bằng đã hết, Công ty chọn địa điểm đầu tư nhà máy mới tại xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 1.4.1.2 Giới thiệu về dự án “Đầu tư lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”. Hình thức đầu tư: Chủ đầu tư thông qua Ban quản lý dự án quản lý thực hiện dự án đầu tư. Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư theo hình thức đầu tư mới. Tiến độ tực hiện dự án: Quý I/2008: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án đầu tư. Quý II/2008: Thực hiện san lấp, giải phóng mặt bằng, khảo sát giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Từ quý III năm 2008: hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ. Từ Qúy II/2009: Đưa nhà máy đi vào hoạt động chính thức. Mục tiêu của dự án Xác đinh sự cần thiết phải đầu tư Dự án lắp đặt nhà máy sản xuất Ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền trên những số liệu về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, nhu cầu và định hướng phát triển của toàn ngành đóng tàu Việt Nam. Xác định quy mô và quy hoạch mặt bằng Dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền đảm bảo khai thác hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng các hạng mục công trình. Tính toán khối lượng công trình và số lượng các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ vận hành và khai thác. Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án Đánh giá tác động môi trường của dự án. Tổng mức đầu tư và hiệu quả đầu tư Tổng mức đầu tư của dự án : 178.706.050.783 đồng. Bao gồm: Bảng 4: Các hạng mục đầu tư dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”. STT Tên hạng mục Giá trị ( đồng) 1 Phần xây lắp 32.600.000.000 2 Thiết bị chính 98.000.000.000 3 Thiêt bị phụ 22.750.000.000 4 Kiến thiết cơ bản khác 4.218.570.743 5 Dự phòng chi phí 7.387.480.040 6 Chi phí đầo tạo, chuyển giao công nghiệ 1.000.000.000 7 Các khoản lãi vay trong thời gian đầu tư 12.750.000.000 Tổng cộng 178.706.050.783 Nguồn: Hồ sơ xin vay vốn dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”. Nhu cầu vay vốn và kế hoạch trả nợ: Tổng số tiền vay: 100.000.000.000 đồng Thời gian vay: 10 năm Lãi suất vay: 11%/ năm. Nguồn chi trả gốc và lãi vay: trích từ nguồn khấu hao hàng năm và trích từ lãi do sản xuất kinh doanh hàng năm. 1.4.2 Nội dung đánh giá rủi ro 1.4.2.1 Rủi ro từ phía khách hàng: Rủi ro năng lực pháp ký của chủ đầu tư: Hồ sơ của doanh nghiệp là hợp pháp bao gồm: Quyết định thành lập Doanh nghiệp – Công ty Khí côn nghiệp và Phá dỡ tàu cũ số 642/TCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộ Giao thông vận tải. và Quyết định số 545/TCCB – LĐ ngày 29/11/2001 của Tổng Công ty CNTT Việt Nam đổi tên thành Công ty CNTT Ngô Quyền. Quyết định số 1420/ QĐ – TTG nagỳ 02-11-2001 vê việc phê duyệt đè án phát triển Tông công ty CNTT Việt Nam giai đoạn 001-2010. Quyết định số 1929/ QQĐ-CNT-KHĐT ngày 22/06/2007 củ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CNTT VIệt Nam về việc cho phép lập dự án đàu tư Nhà máy sản xuất Ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền. Và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Kết luận: Với các văn bản pháp lý mà công ty cung cấp, Ngân hàng nhận thấy Công ty có tổ chức chặt chẽ, có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các quan hệ giao dịch kinh tế và dân sự. Rủi ro về pháp lý thấp, chấp nhận được. Rủi ro về năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư Ngành nghề kinh doanh: Mô hình tổ chức bố trí lao động: Mạng lưới công ty: Đội ngũ kỹ sư: Quản trị điều hành lãnh dạo Rủi ro của dự án đầu tư Đánh giá định tính rủi ro dự án đầu tư Rủi ro về cơ chế chính sách Mục tiêu mà dự án hướng tới là cung cấp Ôxy, Nitơ, Ar lỏng cho các nhà máy đóng mới sửa chữa tàu là tính tất yếu và cần chuyên nghiệp hóa để đảm bảo chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành. Hiện nay trong khu vực cũng như trên thế giới, viêc tồn trữ và sử dụng ôxy lỏng hóa hơi ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và dân dụng, bởi tính ưu việt vượt trội của nó so với sử dụng ôxy từ các chai nhỏ chuyên dụng. Hơn nữa đây là công nghẹ hoàn toàn mới ở Việt Nam, đảm bảo độ an toàn cao nhất cho người sử dụng, người lao động không mất thời gian, mất sức vận chuyển chai. Và khách hàng sẽ được sử dụng sản phẩm theo cách mới tiết kiệm nhất, giá thành thấp nhất, đặc biệt là với những khách hàng sử dụng lượng lớn. Việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành vì Việt Nam ngày càng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các công ty vận tải tàu biển nước ngoài đặt hàng đóng những con tàu trọng tải lớn, ngành công nghiệp đóng tàu nước ta đang trên đà phát triển. Dự án chấp hành nghiêm chỉnh các luật và quyết định hiện hành có liên quan đến dự án . Dự án là hợp pháp và tuân thủ đầy đủ cá quy định của pháp luật. Dự án chưa có hợp đồng ưu đãi riêng quy định về các vấn đề bất khả kháng do Chính phủ, tuy nhiên đây cũng là rủi ro chung hiện nay. Nhà nước không thực hiện chế độ bảo hộ hoặc phân biệt như vậy loại trừ được rủi ro về hạn ngạch, thuế quan. Dự án hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Kết luận: Dự án có mức độ rủi ro vè cơ chế chính sách thấp. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Trước hết, ôxy có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hàng ngày và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: bệnh viện, ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu, luyện cán phôi thép. Trong công cuộc phát triển và đổi mới chung của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 -2005 – 2010 đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đóng mới các loại tàu công trình, vận tải, viễn dương, tàu chở hàng container…Vì vậy, việc cung cấp Ôxy, Nitơ, Ar lỏng cho các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy là tất yếu. Hiện nay, hầu hết các nhà máy đóng tàu tại khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh đều đã và đang đầu tư hệ thống bòn trữ khí hóa lỏng sau đó hóa hơi để phục vụ cho sản xuất. Việc làm này mang lại hiệu quả lớn, an toàn, tiết kiệm thời gian so với việc nạp sản phẩm ra chi để sử dụng. Các nhà máy cán, luyện phôi thép cũng sẽ cần rất lớn lượng Ôxy, Nitưo, Ar này để phục vụ. Do vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất thì viêc áp dụng khí đóng ra chai là không khả thi cho nên việc cấp sản phẩm ở dạng khí đóng ra chi là không khả thi cho nên việc đưa ôxy, nitơ, ar hóa lỏng vào bồn chứa sau đó hóa hơi để đưa vào sản xuất là khả thi nhất. Về nguyên liệu đầu vào cho dự án: do đặc thù của dự án là hóa lỏng khí nên nguồn nhiên liệu rất sẵn có trong tự nhiên do đó gần như không có rủi ro về thi trường nhiên liệu đầu vào. Về thị trường đầu ra của dự án: Theo thống kê nhu cầu thị trường tiêu thụ hiện tại và dự báo thị trường tương lai kết quả là khả quan Bảng 5: Thống kê thị trường tiêu thụ hiện tại và tương lai STT TÊN ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG Nhu cầu hiện tại (Tấn LOX/tháng) Nhu cầu tương lai (TấnLOX/tháng) A Các đợn vị khách hàng trong Tập đoàn CNTT Việt Nam Tổng công ty CNTT Bạch Đằng 40 120 Tổng công ty CNTT Phà Rừng 80 120 Tổng công ty CNTT Nam Triệu 130 400 Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Bến Kiền 50 130 Nhà máy đóng tàu Tam Bạc 30 45 Nhà máy đóng tàu Sông Cấm 30 50 Nhà máy đóng tàu Hạ Long 50 100 Công ty CNTT&XD Hồng Bàng 30 75 Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân 30 100 Công ty ĐT và Vận tải Hải Dương 45 75 Công ty CNTT Thanh Hóa 35 120 Nhà máy đóng tàu Nam Hà 50 130 Công ty CP CNTT Hoàng Anh 30 70 Nhà máy đóng tàu Bến Thủy 45 65 Công ty CNTT Nha Trang 30 85 Công ty đóng tàu Đà Nẵng 60 100 B Các đơn vị ngoài Vinashin 17. Công ty CTTC và ĐT Hải Phòng 30 80 18. Công ty Pertrolimex – Hải Phòng 45 60 19. Công ty cơ khí đóng tàu Thủy An 50 65 20. Công ty Messer – Hải Phòng 150 200 Tổng cộng 1.040 2.200 Nguồn: Dự án lắp đặt nhà máy ôxy lỏng 3000m3/h Ngoài nhu cầu tiêu thụ Ôxy lỏng, nhu cầu tiêu thụ Nitơ và Ar lỏng của các nhà máy đóng tàu và dân dụng tương đối cao. Nitơ còn được sử dụng trong bảo quản thực phẩm của các ngành công nghiệp chế biến. Đặc biệt Ar được sử dụng để hàn các mối hàn cao cấp. Hiện nay trên thị trường chưa có nhà máy nào chuyên sản xuất Ar lỏng mặc dù nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ngày càng tăng cao. Theo thống kê nhu cầu tiêu thụ của hai sản phẩm này như sau: Bảng 6: Thống kê khách hàng quen thuộc Tên đơn vị khách hàng Nhu cầu Nitơ lỏng (T/tháng) Nhu cầu Ar lỏng (T/tháng) 1 Công ty CTTB và ĐT Hải Phòng 20 30 2 Công ty Pertrolimex – Hải Phòng 15 20 3 Cty cơ khí đóng tàu Thủy An 15 17 4 Công ty Messer – Hải Phòng 15 5 Tổng cộng 65 82 Nguồn: Dự án lắp đặt nhà máy ôxy lỏng 3000m3/h Thống kê trên chưa kể đến các khu công nghiệp sẽ phát triển trong tương lai như: Cụm công nghiệp của Tập đoàn tàu thủy Việt Nam ở khu vực Cái Lân, Khu công nghiệp thuộc tỉnh Hải Dương, Khu công nghiệp Đình Vũ, Nomura Hải Phòng. Qua những dẫn chứng trên nhận thấy thị trường tiêu thụ của dự án rất lớn, rủi ro thấp. Kết luận: Dự án được đánh giá là khả thi về mặt thị trường, rủi ro về thị trường rất thấp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nguồn trả nợ vì sau khi khởi công gần hai năm dự án mới đi vào hoạt động, mới tạo ra thu nhập. Rủi ro về kinh tế vĩ mô: Rủi ro lạm phát: dự án có thể gặp rủi ro khi lạm phát xảy ra, làm tăng chi phí mua sắm trang thiết bị lắp đặt, gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của dự án. Rủi ro kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Vì đây là công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam, nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật và vận hành. Khi nhiệt độ - 1830C, ôxy sẽ chuyển từ chất khí sang dạng chất lỏng không màu, không mùi. Và để dùng trong công nghiệp độ tinh khiết phải đạt ít nhất 99,6% do đó yêu cầu về kỹ thuật khá cao. Một sự sai khác đôi chút trong các thông số kỹ thuật sẽ làm thay đổi hoàn toàn tính chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21609.doc
Tài liệu liên quan