Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 3

1.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 3

1.1.1.1 Quá trình hình thành. 3

1.1.1.2 Định hướng phát triển. 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 4

1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 8

1.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. 9

1.1.4 .1 Tình hình huy động 9

1.1.4.2.Tình hình đầu tư phát triển. 11

1.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 14

1.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội 14

1.2.1.1 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro. 14

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa thẩm định và đánh giá rủi ro dự án đầu tư. 14

1.2.1.3 Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội 16

1.2.2 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội 18

1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 18

1.2.2.2 Rủi ro về dự án đầu tư. 19

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng. 22

1.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro. 24

1.2.3.1 Phương pháp định tính. 24

1.2.3.2 Phương pháp định lượng. 26

1.2.3.3 Phương pháp dự báo. 27

1.2.3.4 Phương pháp đánh giá rủi ro theo trình tự. 28

1.2.4 Tổng hợp các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn và phương pháp phòng ngừa. 28

1.2.4.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 28

1.2.4.2 Rủi ro về dự án đầu tư. 28

1.2.4.3 Rủi ro tín dụng. 33

1.3 Ví dụ minh hoạ về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.( dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hướng Dương công suất 2500 tấn clinker/ ngày). 34

1.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn. 34

1.2.2 Đánh giá rủi ro. 35

1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 35

1.2.2.2 Rủi ro dự án đầu tư. 36

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng 48

1.4 Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng trong thời gian qua. 49

1.5 Đánh giá công tác đánh gía rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 51

1.5.1 Những kết quả đạt được. 51

1.5.1.1 Về thông tin. 51

1.2.5.2 Về đội ngũ cán bộ. 52

1.5.1.3 Về quy trình đánh giá rủi ro. 52

1.5.1.4 Về phương pháp đánh giá rủi ro. 53

1.5.1.5 Về nội dung thẩm định. 53

1.5.1.6 Về trình độ công nghệ. 54

1.5.2 Những khó khăn còn tồn tại. 54

1.5.2.1 Hạn chế về mặt thông tin. 54

1.5.2.3 Về quy trình đánh giá rủi ro. 55

1.5.2.4 Hạn chế về nội dung phân tích. 55

1.5.2.5 Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro. 56

1.5.2.6 Hạn chế về trình độ công nghệ. 56

1.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên. 56

 

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PH ÁP NHẰM NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 58

2.1 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. 58

2.1.1 Về huy động vốn. 58

2.1.2 Về thẩm định và cho vay dự án. 58

2.1.3 Về đầu tư phát triển. 59

2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân háng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 60

2.2.1 Giải pháp về thông tin. 60

2.2.2. Giải pháp về nhân sự 61

2.2.3 Giải pháp về trình độ công nghệ. 62

2.2.4 Giải pháp về quy trình đánh gía rủi ro. 63

2.3 Một số kiến nghị. 68

2.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan. 68

2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 68

2.3.3 Kiến nghị với ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 69

2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư. 69

KẾT LUẬN. 70

DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 71

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với dẩn kiến, doanh thu sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả khác. Rủi ro khi mà giá cả của sản phẩm bị giảm do sức ép cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để giảm thiểu loại rủi ro này ta có các biện pháp sau: Nghiên cứu đánh giá thị trường, thị phần, thị trường mục tiêu, khách hàng hướng tới thật kỹ. Dự kiến cung cầu sản phẩm, dịch vụ của dự án thật cẩn thận. Có những giải pháp làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trương như: có những hình thức khuyến mạihợp lý, mẫu mã sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt, giá cae hợp lý. Xem xét, ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn với bên có khả năng tài chính. Rủi ro về cung cấp: Loại rủi ro xảy ra liên quan đến: nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho dự án không đủ về số lượng, chất lượng, giá cả như dự kiến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Rủi ro khi số lượng nguyên vật liệu không đủ: điều này sẽ dẫn đến không đáp ứng đủ công súât thiết kế như ban đầu làm giảm doanh thu của dự án, làm cho dòng tiền của dự án thay đổi. Rủi ro khi giá cả đầu vào nguyên vật liệu tăng cao: khi đó làm phát sinh chi phí, chi phí tăng cao, làm dòng tiền dự án thay đổi. Rủ ro khi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn: sẽ làm cho chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra bị ảnh hưởng, dẫn đến giá cả sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm…và hệ luỵ cuối cùng là ảnh hưỏng đến dòng tiền của dự án. Để giảm thiểu những rủi ro này chúng ta có giải pháp: Nghiên cứu đánh giá thật cẩn thận nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Có những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với các nhà cung cấp có uy tín. Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp. Có những hợp đồng rõ ràng, linh hoạt về thời gian, số lưọng nguyên vật liệu đầu vào.. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì. Rủi ro này ảnh hưởng đến công suất thiết kế, dây chuyền công nghệ lựa chọn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ sản phẩm sản xuất ra, do vậy ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận của dự án tạo ra. Các biện pháp giảm thiểu loại rủi ro này: Sử dụng những công nghệ đã được kiểm chứng, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Mua bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng. Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. Xem xét kỹ các điều khoản bảo hành, bảo trì do bên cung cấp công nghệ tạo ra. Công nghệ sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam, tránh trường hợp lãng phí do không hấp thụ hết công nghệ. Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Rủi ro xây dựng, hoàn tất liên quan đến quá trình thi công dự án, khi dự án hoàn tất đi vào hoạt động thì không phù hợp với những thông số kỹ thuật ban đầu.. Rủi ro do không giải phóng được mặt bằng, dẫn đến thu hẹp hoặc huỷ bỏ dự án: điều này dẫn đến phát sinh chi phí quản lý, chi phí bồi thường do dự án chậm tiến độ, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, trường hợp xấu nhất có thể dự án bị giải thể. Rủi ro do những sự cố bất khả kháng: như thiên tai, bão lụt… những rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được, sẽ làm tăng chi phí khắc phục hậu quả. Rủi ro khi mà chi phí xây dựng vượt quá dự toán: rủi ro này làm tăng chi phí, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án. Rủi ro do hoàn tất dự án không đúng thời hạn: khi mà dự án không hoàn thành đúng thời hạn sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí( chi phí quản lý, lãi vay…), mất cơ hội kinh doanh, giảm thị phần… ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án. Rủi ro khi công trình xây dựng không đáp ứng những tiêu chuẩn và thông số đã định: khi đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành, làm cho chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của dự án. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Lựa chọn những nhà thầu lớn, có uy tín kinh nghiệm và sức mạnh tài chính. Mua bảo hiểm dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng. giám sát chặt chẽ quá trình thi công xây dựng công trình. Quy định rõ trách nhiệm về việc đền bù và giải phong mặt bằng. Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch giải ngân và ngân sách. Khi vượt tổng dự toán thì phải phối hợp với các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Rủi ro về môi trường xã hội: Loại rủi ro này liên quan đến: những tác động xấu do dự án gây ra đối với môi trường xung quanh nơi dự án được hình thành và đưa vào hoạt động như: các tác động làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh, ảnh hưởng đến văn hoá, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây ra những ngoại ứng tiêu cực… Khi rủi ro này phát sinh nó không những làm ảnh hưởng tới chi phí khắc phục hậu quả của doanh nghiệp mà còn làm cho Nhà Nước mất một khoản chi phí khi những tác động này là quá lớn. Các tác động đến môi trường rất khó xác định, phức tạp và không lường hết được.Do vậy khi thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn cần nghiên cứu kỹ các tác động đến môi trường và xã hội. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Dự án tuân thủ các quy định về môi trường, lựa chọn những công nghệ phù hợp, ngay từ khi lập dự án phải tính đến những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường Các báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan, khoa học, toàn diện, được cấp có thẩm quyền chứng nhận. 1.2.4.3 Rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng có thể coi là hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro, hoạt đọng tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng: Nguyên nhân khách quan: khi khách hàng nhận một khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ sử dụng vốn đó vào các mục đích kinh doanh khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ sẽ không lường hết được những rủi ro như: rủi ro do chính sách kinh tế không ổn định, chính sách thủ tục pháp lý ở địa phương còn rườm rà, rủi ro do thị trưòng bị bóp méo do hàng hoá nhập lậu.. Nhũng tác động này luôn tạo những khó khăn cho người vay, nếu họ có khả năng thích ứng với những tác động này thì vẫn có khả năng thanh toán cho ngân hàng, còn trong trường hợp họ không thể thích ứng được thì khả năng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm. Nguyên nhân từ phía người vay: có rất nhiều nguyên nhân như là người đi vay thường sử dụng đồng vốn vào đầu tư mở rộng sản xuất mà trong khi đó đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp đó không có đủ trình độ để tiếp thu những thay đổi đó thì rất khó quản lý, dẫn đến những rủi ro không đáng có. Mặt khác, có nhiều người đi vay không sử dụng đúng mục đích của đồng vốn như đăng ký trong hồ sơ vay vốn làm cho họ không quản lý được đồng vốn, dẩn đến khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn. Hơn thế nữa, có những trường hợp người vay làm ăn có lãi nhưng không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, họ làm vậy với hy vọng chiếm dụng được vốn vay lâu hơn… Nguyên nhân từ phía ngân hàng: nguyên nhân chính là trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ ngân hàng. nếu như họ là những người có trình độ am hiểu về lĩnh vực mà khách hàng vay vốn, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng sống trong môi trường đầy cám dỗ của đồng tiền không tránh khỏi những phút yếu lòng. Hoặc như các cán bộ ngân hàng nêu cao đạo đức nghề nghiệp, nhưng trình độ chuyên môn yếu kém dẫn đến sai xót trong quá trình thẩm định, đánh giá rủi ro…thì nó cũng gây ra rủi ro không đáng có. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Hoàn thiện quy trình tín dụng. Sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay một cách linh hoạt. Chiến lược sàng lọc khách hàng, tìm những khách hàng tin cậy. Đa dạng hoá các hợp đồng tín dụng. Lập các tín hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Đào tạo một đội ngũ cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà đạo đức phải thật tốt. Việc thu thập và xử lý thông tin phải thật tốt. 1.3 Ví dụ minh hoạ về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.( dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hướng Dương công suất 2500 tấn clinker/ ngày). 1.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn. - Tên khách hàng: công ty cổ phần xi măng Hướng Dương. - Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân. - Địa chỉ liên hệ: xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. - Đại diện trước pháp luật: ông Đặng Lê Hoa. - Chức vụ: giám đốc công ty. - Tên dự án: dự án đầu tư xây dựng dây chuyên II nhà máy xi măng Hướng Dương. - Chủ đầu tư: công ty cổ phần xi măng Hướng Dương. Nhu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng như sau: - Tổng nguồn vốn đầu tư: 1319, 677 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn tự có: 409,677 tỷ đồng. + Vốn đi vay: 910 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hà Nội là: 500 tỷ đồng. + Thời gian vay vốn: 108 tháng. + Thời gian ân hạn: 12 tháng + Thời gian rút vốn: 12 tháng kể từ lần rút vốn đầu tiên. + Biện pháp đảm bảo tài sản: +> Bảo đảm bằng tài sản cá nhân của ông Đặng Lê Hoa. +) Chính là tài sản hình thành từ vốn vay. 1.2.2 Đánh giá rủi ro. 1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư. *Rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư. - Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư giao cho ngân hàng gồm có: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư Ninh Bình cấp số 2700284216 ngày 25/08/2005; điều lệ hoạt động của khách hàng; quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc/ giám đốc số 0208/QĐ-HĐQT ngày 26/08/2008 do hội đồng quản trị công ty cổ phần xi măng Hướng Dương lập; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng 12/QĐ-HD ngày 29/02/2008; cùng một số giấy tờ quan trọng khác. Kết luận: công ty cổ phần xi măng Hướng Dương có đầy đủ tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và dân sự. Do vậy, rủi ro liên quan đến năng lực pháp lý là rất thấp. Rủi ro về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Ngành nghề sản xuất xi măng là hợp pháp và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, khi mà trong bối cảnh đất nước ta đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.. Bên cạnh việc đã đầu tư dây chuyền 1cho nhà máy, nhận thấy được tiềm năng và sự cần thiết của việc mở rộng, lắp đặt thêm dây chuyền 2 để nâng công suất nhà máy lên cao, nhà máy sẽ hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả cao. Về mô hình bố trí lao động: mô hình được bố trí nhịp nhàng, các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau.Công ty có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực khá chặt chẽ: lao động sau khi được tuyển dụng sẽ được cử đi đào tạo lại, một số sẽ được gửi đến các trường đại học và cao đẳng có uy tín trong nước, một số cán bộ chủ chốt sẽ được cử đi học tập tại các nước có công nghệ gần giống với công nghệ lúc chạy thử của nhà máy. Về năng lực điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp: Năng lực quản lý điều hành, phối hợp hoạt động của ban lãnh đạo công ty là khá đồng thuận và chặt chẽ. Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương là doanh nghiệp tư nhân, được thành lập nên từ sự góp vốn của các cổ đông. Trong đó, ông Đặng Lê Hoa là cổ đông lớn nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của nhà máy. Kết luận: năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo là khá đồng thuận và chặt chẽ. Sự thành công trong việc đưa dây chuyền 1 vào sản xuất là tiền đề cho việc đưa dây chuyền 2 vào khai thác, sử dụng, hứa hẹn sự mở rộng thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Rủi ro năng lực tài chính của chủ đầu tư. Do đây là một dự án đầu tư mới, nên việc đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư qua các báo cáo tài chính là rất khó. Vậy nên, chỉ đi sâu vào phân tích khả năng thu xếp vốn tự có của doanh nghiệp. Ta có: Theo như luận chứng của chủ đầu tư đưa ra thì phần vốn tự có là : 409, 677 tỷ đồng, phần vốn này sẽ do các cổ đông trong công ty góp vốn và đặc biệt là ông Đặng Lê Hoa là cổ đông lớn nhất của công ty thì khả năng thu xếp vốn là không khó. Kết luận: rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư là rất thấp, do được đảm bảo bởi cổ đông lớn nhất là ông Đặng Lê Hoa. 1.2.2.2 Rủi ro dự án đầu tư. a. Đánh giá định lượng các rủi ro đầu tư của dự án. * Rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. - Có thể nói nguyên vật liệu là vấn đề sống còn của các nhà máy sản xuất xi măng. Do vậy, chủ đầu tư đã tính toán đến các phương án đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định. - Đá vôi và đá sét: sử dụng đá vôi ở mỏ Nam Sơn, cách nhà máy theo hướng Đông Nam, đá sét ở mỏ Đông Sơn gần nhà máy. Chủ đầu tư đã được cấp phép thăm dò các mỏ này, và đang chờ các cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác theo giấy phép hoạt động khoáng sản 18/GP-ĐCKS và 19/GP-ĐCKS ngày 26/12/2006. Tuy nhiên, trước mắt để có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Công ty đã sử dụng mỏ đá vôi nằm ngay cạnh nhà máy với quy mô 11,7 ha thuộc phạm vi mở rộng mặt bằng nhà máy theo công văn số 944/UBND-VP4 ngày 5/11/2008. - Cung cấp than: sử dụng than cám 3c HG và 4a HG của mỏ than Hòn Gai. Tổng công than Việt Nam đã có công văn số 4133/CV- TTNĐ ngày 20/09/2005 xác nhận đảm bảo cung cấp than cho nhà máy Hướng Dương, với khối lượng 100.000 tấn/ năm. - Đối với dây chuyền II của nhà máy dự kiến phương án cung cấp nguyên vật liệu như sau: + Giá than giao trên phương tiện người mua tại Quảng Ninh là: 655.000đ/ tấn. + Phương tiện vận chuyển: tàu phà qua sông. + Tuyến vận chuyển: Cẩm Phả - Cảng Ninh Phúc – Nhà máy. + Giá than về đến nhà máy ước tính: 780000đ/tấn ( bao gồm cả thuế VAT). - Phương án cung cấp các nguyên: chuyên doanh để cung cấp cho nhà máy. Nhận xét: - Trong sản xuất xi măng thì 2 nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất là: đá vôi và đá sét, dự án đã có sẵn lợi thế lớn về vùng nguyên liệu. - Công ty đã được Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép hạt động với 2 mỏ sét và đá vôi. Theo đó, công ty được cấp phép thăm dò mỏ nguyên liệu đá vôi làm nguyên liệu xi măng đến cốt +50 tại khu vực Hang Nước 2, xã Đông sơn, thị xã Tam điệp, tỉnh Ninh Bình. Mỏ đá sét tại khu vực Trà Tu, xã Đông Sơn, thị xã Tam điệp, tỉnh Ninh Bình. Mặt khác, trong khi đang chờ các cơ quan chức năng phê duyêt, cấp phép khai thác 2 mỏ trên, công ty đã tận dụng nguồn nguyên liệu ngay cạnh nhà máy để phục vụ sản xuất. Vậy nên nguồn cung cấp đầu vào cho dây chuyền hoạt động ổn định, rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là rất ít. * Rủi ro về kỹ thuật, vận hành. - Thiết bị cho dây chuyền II của nhà máy xi măng Hướng Dương là thiết bị mới 100%, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, chủ đầu tư đang cố gắng tận dụng sử dụng các thiết bị thay thế trong nước góp phần làm giảm chi phí đầu tư,nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án. - Hiện nay thiết bị nhập khẩu chính được chủ đầu tư đang chọn nhà cung cấp. Có 2 nhà cung cấp tên tuổi đang được chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn đó là: công ty Khải Thịnh ( Thượng Hải) và công ty Tây Phổ ( Nam Kinh). Công ty Khải Thịnh đã cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng ở Việt Nam như Nghi sơn, còn công ty Tây Phổ là nhà cung cấp dây chuyền cho nhà máy xi măng Hướng Dương với chất lượng đảm bảo vì khả năng vận hành của dây chuyền 1 hiện nay là rất tốt, công nghệ sản xuất không thua kém gì công nghệ của Châu Âu. - Việc lắp đặt dây chuyền II sẽ do công ty Lilama 69.3 đảm nhiệm, dưới sự giám sát của phía nhà thầu là 1 trong 2 công ty mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn nêu trên. - Trong phạm vi, quy mô của dự án và khả năng khai thác nguyên liệu tại chỗ thì quy mô và công suất như thiết kế của công ty là phù hợp. Việc lựa chọn phương án kết hợp giữa thiết bị ngoại nhập và trong nước có thể giảm chi phí đầu tư, hơn thế nữa họ đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư dây chuyền 1 nên việc lựa chọn công nghệ cho dây chuyền II sẽ hiệu quả hơn. - Một vấn đề không kém phần quan trọng khi xem xét khía cạnh kỹ thuật của dự án đó là rủi ro về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án: + Nguồn cung cấp điện: tổng công suất lắp đặt của Nhà Máy xi măng Hướng Dương cho cả 2 dây chuyền là :40000 kw chủ đầu tư đã huy động vốn để đầu tư cả đường dây 110 KV dài 1,1km và trạm biến áp đầu mối và sẽ mua điện ở cấp điện áp 110KV. MẶt khác, nguồn cung cấp từ đường dây 110 KV lộ 180-181 E23.1 Ninh Bình – Tam Điệp, chi nhánh điện lực Ninh Bình cũng đã có công văn thoả thuận về việc cung cấp điện cho nhà máy. + Nguồn cung cấp nước: lượng nước cần thiết cho dây chuyền 1 là: 1800m3/ ngày. Đêm, lượng nước cần thiết cho dây chuyền 2 là: 1750m3/ngày. Đêm. Căn cứ vào Quyết định số 52QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc cấp giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất cho công ty cổ phần xi măng Hướng. Nguồn nước phục vụ sản xuất sẽ do chủ đầu tư tự khoan và khai thác nguồn nước ngầm. + Giao thông: Giao thông cũng được coi là vấn đề khá quan trọng đối với dự án này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu và giá thành sản phẩm Các tuyến giao thông quan trọng nhất đối với nhà máy xi măng Hướng Dương: +> Đường bộ: quốc lộ 1A từ cầu Đoan Vĩ đến Dốc Xây dài 34km, chạy sát hàng rào phía Bắc của nhà máy. Trong tương lai, sẽ xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, đoạn chạy qua thị xã Ninh Bình với tổng chiều dài là: 35km. +> Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình với chiều dài 19km với 4 ga: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao. Các ga này chủ yếu là các ga hỗn hợp vừa tác nghiệp dỡ hàng hoá vừa đón khách. Riêng ga Ninh Bình là ga lớn nhất tỉnh, ngoài ra còn có 2 tuyến đường sắt nối vào cảng Ninh Bình và đường nhánh nối từ ga Cầu Yên và Hệ Dưỡng. Ga Đồng Giao cách nhà máy xi măng 1km hiện đang là ga bốc dỡ hàng hoá cho Nhà máy xi măng Tam Điệp. +> Đường sông: tuyến Cửa Đáy - cảng Ninh Bình trên sông Đáy, tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 1 với B = 60m, H = 3.6m cho tàu biển, phà sông đi vào. Cảng Ninh Bình gồm 2 bộ phận: cảng Ninh Bình cũ và cảng Ninh Phúc. Bộ giao thông vận tải đã có quy hoạch phát triển cảng Ninh Bình. Theo quy hoạch thì cảng Ninh Bình được xây dựng và mở rộng trên cơ sở vị trí cảng cũ, nằm trên bờ hữu sông Đáy… +> Hàng không: Trong tương lai sau năm 2020, dự kiến Ninh Bình sẽ nghiên cứu đề nghị phát triển một sân bay nhỏ với diện tích khoảng 30000km2 tại khu vực thị xã Tam Điệp. + Hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc đã được đấu nối vào mạng thông tin có sẵn của thị xã Tam Điệp. Kết luận: với những phân tích nêu trên thì chúng ta thấy rằng dự án này có nhiều thuận lợi về giao thông do nằm sát quốc lộ 1A bên cạnh đó cũng dễ tận dụng tối đa ưu thế của các loại đường thuỷ, đường sắt… do đó giảm thiểu được chi phí sản xuất, vận tải và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với các nguồn cung cấp điện, nước… phục vụ sản xuất thì do đã đầu tư hoàn chỉnh ở giai đoạn 1 nên giai đoạn 2 nên không phải đầu tư. Vậy nên, rủi ro về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án là rất ít. Mặt khác: về vấn đề kỹ thuật và vận hành đã được chủ đầu tư xem xét một cách kỹ lưỡng nên khả năng xảy ra rủi ro là rất ít. * Rủi ro về thi công, xây lắp. - Chủ đầu tư đưa ra phương án về các nhà thầu thực hiện dây chuyền II như sau: Bảng 1.4: Phương án lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu. Gói thầu Nhà thầu thực hiện Trị giá Thời gian thực hiện Xây lắp Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp 497.823.475.000đ 500 ngày kể từ ngày 28/7/2008. Thiết bị sản xuất chính Công ty cơ khí quốc tế Khải Thịnh 21.152.000,00USD 18 tháng kể từ khi hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực Thực hiện lắp đặt Công ty cổ phần Lilama 69.3 Theo từng gói thầu ( Nguồn: Hồ sơ vay vốn của khách hàng) Về xây lắp: - Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp là doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình ông Đặng Lê Hoa, đây là đơn vị đã thi công xây lắp giai đoạn 1 cho nhà máy với chất lượng được đảm bảo. - Việc xây lắp cho dây chuyền 2 vẫn tiếp tục được Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp đảm nhiệm. - Việc cung cấp thiết bị: -dây chuyền 2 được chủ đầu tư xem xét lựa chọn một trong 2 công ty: công ty Khải Thịnh và công ty Tây Phổ Trung Quốc. Cả 2 công ty đều là những công ty có tên tuổi ở Trung Quốc. Hình thức đầu tư của dây chuyền 2 là: chủ đầu tư tự thực hiện lắp đặt kết cấu thép, cơ khí, điện và tự động hoá dưới sự giám sát của chuyên gia kỹ thuật bên bán. - Các thông số kỹ thuật cho thấy dây chuyền 2 khá giống dây chuyền 1. - Nhà thầu thực hiện đều có kinh nghiệm trong các lĩnh vực được lựa chọn. Kết luận: từ những phân tích nêu trên thì rủi ro về thi công xây lắp dây chuyền 2 là rất ít do lựa chọn được những nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính. * Rủi ro về cơ chế, chính sách. - Căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp của Việt Nam, vào tầm nhìn công nghiệp đến năm 2020, ta đều thấy phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng là rất hợp lý. - Hơn thế nữa, căn cứ vào định hướng phát triển vùng công nghiệp 2 cho thấy: vùng công nghiệp 2 bao gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ: Bắc Ninh, Hà Nội,Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc. Định hướng là: tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, luyện kim, khai thác khoáng sản,sản xuất vật liệu và xây dựng. Tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp may mặc, da giầy phục vụ xuất khẩu. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Phát triển nhà máy sản xuất xi măng là hợp lý với định hướng phát triển công nghiệp của vùng. Theo quy hoạch phát triển của ngành thì dự kiến quy hoạch phát triển xi măng tại 8 vùng trọng điểm kinh tế là: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ, vùng Nam trung bộ, vùng Tây nguyên, Vùng Đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo quy hoạch phát triển của vùng xi măng liên quan đến thị trường đầu ra của nhà máy xi măng Hướng Dương thì đó là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng với thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất nước ta, năng lực sản xuất xi măng cũng vào loại lớn nhất nước khoảng 18triệu tấn/ năm. - Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác nhu cầu hiện tại thì đến năm 2015 đồng bằng sông Hồng sẽ thiếu khoảng 2 triệu tấn xi măng. Do vậy, việc đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng Hướng Dương là hợp lý. Kết luận: việc đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng Hướng Dương là hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, vùng. * Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán. - Nhà máy xi măng Hướng Dương được xây dưng tại Ninh Bình, thị trường tiêu thụ của Nhà máy sẽ là các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Miền Nam. Tuy nhiên, nếu sản phẩm có chất lương tốt thì có thể xuất khẩu và có thể tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc. - Nhu cầu xi măng toàn quốc vào năm 2010 vào khoảng 42,2 và 51,4 triệu tấn, năm 2015 là: 59,5- 65,6 triệu tấn, năm 2020 là 68 – 70 triệu tấn. - Những lợi thế so sánh của nhà máy xi măng Hướng Dương: + Suất đầu tư cho một tấn xi măng thấp do: thiết bị công nghệ chính của Trung Quốc, tự chủ về tài chính do vốn tự có lớn, vốn vay thương mại ít hơn nhiều so với những dự án nhà máy xi măng khác đã và đang chuẩn bị đầu tư. + Chi phí sản xuất ở mức hợp lý: các mỏ nguyên liệu chính đều nằm gần nhà máy, được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư. + Thuận lợi về giao thông, đặc biệt là về giao thông đường thuỷ. + Nguồn nguyên liệu chính là đá vôi và đá sét và các phụ gia đều có sẵn ở Ninh Bình với trữ lượng rất lớn. Kết luận: Với những phân tích khá đầy đủ nêu trên, có thể thấy rằng khả năng xảy ra rủi ro là rất ít * Rủi ro về tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án: - Rủi ro về tổng mức đầu tư: Bảng 1.5: Tổng mức đầu tư cho dự án. Đơn vị: trđ. Thành phần vốn đầu tư Theo quan điểm của CĐT Theo quan điểm của CBTĐ. % thay đổi. Vốn cố định 1411.522 1459.458 +47.937 Vốn lưu động 75.083 75.083 0 Tổng 1486.604 1534.541 +47.937 ( Nguồn: Hồ sơ vay vốn của dự án) Sau khi được các cán bộ thẩm định của ngân hàng đánh giá lại, tổng mức đầu tư tăng lên 47,937 tỷ đồng, sở dĩ có sự thay đổi này là do: - Do sự thay đổi tỷ giá giữa VND và USD giữa lúc lập dự án và lúc thẩm định nên dẫn đến thiết bị tăng giá. - Do hạng mục thiết bị nhập ngoại, theo tính toán lại của các cán bộ thẩm định là được cung cấp chủ yếu vào năm thứ 2. - Do lãi suất thay đổi thay đổi cho phù hợp với hiện tại. Kết luận: rủi ro về tổng mức đầu tư là có thể chấp nhận được và ít rủi ro. Rủi ro về cơ cấu nguồn vốn của dự án: Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn của dự án Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn vốn Theo quan điểm CĐT Theo quan điểm CBTĐ Vốn tự có 409.667 445.964 Vốn đi vay 910. 910 (Nguồn: Hồ sơ vay vốn của khách hàng) Ta thấy, tỷ số giữa vốn tự có và vốn đi vay là: 0,45 < 0.5 đứng trên quan điểm của chủ đầu tư, tuy hệ số này nhỏ hơn 0.5, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt là dự án này thì tỷ lệ này là có thể chấp nhận được. Rủi ro về khả năng thu xếp nguồn vốn: Đối với phần vốn cố định: Tổng vốn đầu tư của dự án( không bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) là: 1355,964 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn vay ngân hàng thương mại: gồm 750 tỷ đồng: vay ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương là: 500 tỷ, còn lại vay các ngân hàng khác. Hiện nay, ngân hàng Công thương Tam Điệp đã đồng ý cấp tín dụng: 150 tỷ đồng. + Vay vốn thí điểm Ngân hàng phát triển theo chương trình của Chính Phủ: 160 tỷ đồng, với lãi suất 8,4%/năm. Trong trường hợp, không vay được từ nguồn này, công ty sẽ vay vốn ngân hàng thương mại theo lãi suất thị trường. + Vốn tự huy động của chủ đầu tư: phần còn lại. Đối với vốn lưu động: Vốn lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110930.doc
Tài liệu liên quan