Việc xác định chi phí vốn của VIS rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu và cũng là sơ sở đưa ra lựa chọn phương thức huy động vốn của VIS. Trong từng trường hợp cụ thể mà VIS có quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn nào. Bảng 2.5 cho thấy chi phí lãi vay của VIS tương đối thấp và ổn định. Nếu trừ đi phần tiết kiệm thuế, thì chi phí lãi vay khoảng 2,7% (vì lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên số liệu trên chưa tính đến các khoản chi phí cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng như: chi phí giao dịch, chi phí thông tin liên lạc, chi phí lập dự án khả thi, chi phí kiểm toán Chi phí vốn CSH thực chất là chi phí phải trả cho chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí, nhưng với nhà đầu tư thì đây chính là thu nhập được nhận trên cơ sở đầu tư vốn. Năm 2004 tỷ lệ này là 10%, năm 2005 là 11%, năm 2006, VIS đã được ghi danh niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% + 4% cổ phiếu thưởng.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần thép Việt – ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh lựa chọn.
Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?
Nhà doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
Tài chính có vai trò quan trọng, nó giúp tiền tệ của Công ty được chuyển động tuần hoàn, đưa dồng tiền đi đến các bộ phận của Công ty, đảm bảo cho Công ty hoạt động, vận hành bình thường. Do vậy, phân tích tài chính trong doanh nghiệp chính là sự xác định các hạn chế, dự báo được dấu hiệu bất thường trong hoạt động của Công ty, đồng thời giải quyết được các mối quan hệ trong nội bộ Công ty, và công ty với các tác nhân bên ngoài. Để thấy được vị trí và yêu cầu của Công ty trong từng giai đoạn phát triển, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý doanh nghiệp. Từ đó không chỉ tạo ra sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp trên thi trường nhằm thu hút các nhà đầu tư, huy động nguồn lực về vốn nhằm mở rộng và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay, theo đó doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và thông qua cơ cấu vốn, nguồn vốn và sự biến động của từng loại vốn, từng nguồn vốn ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính và huy động vốn tại Công ty CP Thép Việt – Ý qua một số chỉ tiêu, cụ thể:
2.2.1 Tình hình tài sản tại VIS
Bảng 2.3 Kết cấu tài sản của Công ty cổ phần thép Việt – Ý
tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 – 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
05/04
(%)
06/05
(%)
I.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
337,722
502,043
551,546
148,66
109,84
1
Tiền mặt
13,995
54,762
77,900
391,30
142,25
2
Các khoản phải thu
139,754
213,147
324,954
152,51
152,45
3
Hàng tồn kho
180,061
234,058
138,444
129,98
59,15
4
Tài sản lưu động khác
3,912
0,076
10,248
1,94
13484
II.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
236,402
219,172
226,603
92,71
103.39
1
Tài sản cố định hữu hình
279,544
288,309
291,478
103,14
101.10
2
Hao mòn luỹ kế
(43,210)
(72,988)
(92,669)
168,91
126,96
3
Tài sản cố định vô hình
0
2,375
0
-
-
4
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0,068
1,467
14,624
2157
996,86
5
Tài sản dài hạn khác
3,740
5,042
13,170
134,81
261,21
Tổng tài sản
574,124
721,215
778,149
125,62
107,89
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý)
Qua bảng 2.3 ta thấy, Việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty tương đối hợp lý (TSCĐ chiếm 30% - 40%, TSLĐ chiếm 70% - 60% trên tổng tài sản doanh nghiệp). Công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng, là mặt hàng có khối lượng lớn và cồng kềnh do vậy hàng tồn kho tại công ty khá lớn. Và đây cũng là một cơ sở để đảm bảo cho nguồn vốn vay tại các Ngân hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn chú trọng tới vấn đề đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, và xây dựng kho kín để bảo quản sản phẩm. Điều này cho thấy, tình hình biến động tài sản của VIS tăng rõ qua 3 năm. Tổng tài sản của VIS năm 2004 đạt 574,124 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 721,215 tỷ đồng, tăng 25,62% so với năm 2004; năm 2006 tổng tài sản VIS tăng đạt 778,149 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2005. Qua bảng ta thấy, yếu tố làm tổng tài sản biến động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng, tiền mặt tăng, hàng tồn kho lại giảm điều này cho thấy sản lượng thép được sản xuất ra đã được tiêu thụ tốt; Riêng tài sản cố định và đầu tư dài hạn: có chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài sản dài hạn khác đều có sự tăng đột biến năm 2006, nguyên nhân năm 2006 là thời kỳ công ty tiến hành cho xây dựng kho kín chứa sản phẩm, xây dựng xưởng luyện cán để tận dụng nguyên liệu phế trong quá trình cán thép chính... Điều này cho thấy công ty hoạt động ngày có hiệu quả.
2.2.2 Tình hình nguồn vốn tại VIS
Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Thép Việt – ý
tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
05/04
(%)
06/05
(%)
I.
Nợ phải trả
501,087
634,952
662,057
126,71
104,27
1
Nợ ngắn hạn
292,450
469,231
470,932
229,40
100,36
2
Nợ dài hạn
204,457
162,150
162,625
79,31
100,29
3
Nợ khác (Chi phí phải trả)
4,180
3,571
28,500
85,43
798,10
II.
Vốn chủ sở hữu
76,023
92,108
116,212
121,16
126,17
1
Vốn chủ sở hữu
75,585
91,713
115,990
121,34
126,47
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
0,438
0,395
0,222
90,18
56,20
Tổng nguồn vốn
577,110
727,060
778,269
125,98
107,04
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý)
Bảng 2.4 chi chúng ta thấy: Năm 2004 có số nợ phải trả là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71% nguyên nhân là do sau khi mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do nhu cầu về vốn nhiều nên số nợ đã tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định, doanh nghiệp dần làm chủ được tình hình tài chính nên tỷ lệ nợ phải trả về cơ bản là tăng nhẹ so với năm 2006 là 4,27%. Tuy nhiên số nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là 86,82%, năm 2005 là 87,33%, năm 2006 là 85,06%. Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn phản ánh mặt lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Đối với VIS tỷ lệ này khá cao có thể thấy: Là một doanh nghiệp mới thành lập số nợ vay lớn cho thấy công ty có uy tín để có thể được nợ khoản tiền lớn như vậy, tuy nhiên điều này lại là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ. Để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong điều kiện vốn vay có hạn và còn phải chịu nhiều ràng buộc, công ty đã chọn phương án tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu mục đích tăng khả năng thanh toán và mức độ đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời làm nguồn đối ứng cho việc mở rộng sản xuất, thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép. Năm 2004 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 75,585 tỷ đồng, năm 2005 là 91,713 tỷ đồng tăng 21,34%, năm 2006 là 115,99 tỷ đồng tăng 26,47% so với năm 2005. Điều này cho thấy doanh nghiệp không chỉ tăng vốn điều lệ mà còn tự tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Huy động vốn ở đây có thể nói là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn và sử dụng vốn.
Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn tại VIS qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
05/04 (%)
06/05 (%)
1
Tổng doanh thu
911,343
1.125,413
1.269,068
123,49
112,76
2
Lợi nhuận trước thuế
10,341
12,978
16,250
125,50
125,21
3
Tổng vốn
577,110
727,060
778,269
125,98
107,04
4
Lợi nhuận TT/ Tổng vốn
1,79%
1,78%
2,08%
5
Vốn CSH / Tổng vốn
13,17%
12,67%
14,94%
6
Nợ dài hạn / Tổng vốn
35,43%
22,30%
20,90%
7
Vốn CSH / Nợ dài hạn
36,97%
56,56%
71,32%
8
Chi phí lãi vay/Tổng chi phí
3,06%
3,3%
2,9%
10
Chi phí vốn CSH, trả cổ tức
10%
11%
10% + 4% cp thưởng
11
Vốn điều lệ
64
75
100
117,19
133,33
(Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý)
Theo bảng 2.5, cho thấy: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tổng vốn của Công ty CP Thép Việt - Ý tăng qua 3 năm nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là thấp hơn năm 2005 so với năm 2004, cụ thể: Doanh thu năm 2005 đạt 1.125,413 tỷ đồng tăng 23,49% so với năm 2004, năm 2006 đạt 1.269,068 tỷ đồng tăng 12,76% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 đạt 12, 978 tỷ đồng tăng 25,5% so với năm 2004, năm 2006 đạt 16,25 tỷ đồng tăng 25,21% so với năm 2005. Tổng nguồn vốn tăng, lợi nhuận trước thuế tăng làm cho chỉ tiêu LNTT/Tổng vốn tăng; chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp tạo ra 1,79 đồng lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu Hệ số vốn CSH/Tổng vốn phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, trong 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Theo số liệu trên cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2006 tỷ trọng vốn CSH trên tổng vốn có xu hướng tăng, nếu như hệ số này năm 2004 là 13,17% thì đến năm 2006 đạt 14,94%, điều này cho thấy sự tự chủ về tài chính của VIS ngày càng cao, cũng như sự độc lập và tự chủ trong kinh doanh của Công ty ngày càng được khẳng định.
Nếu như hệ số Vốn CSH/Tổng vốn cho thấy sự tự chủ về tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, thì hệ số Nợ dài hạn/ Tổng vốn lại cho thấy sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ dài hạn của Công ty CP Thép Việt –Ý ở đây bao gồm hai bộ phận vay chính: vay dài hạn và phát hành cổ phiếu. Hệ số nợ dài hạn của VIS có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2004 hệ số này là 35,43%, thì năm 2005 giảm xuống còn 22,30%, và năm 2006 chỉ còn 20,90%. Chúng ta nhận thấy hệ số tự chủ về tài chính tăng, trong khi sự phụ thuộc tài chính bên ngoài giảm dần cho thấy VIS có xu hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn. Xong một thực tế cho thấy việc giảm hệ số nợ dài hạn phản ánh tình hình thanh toán nợ dài hạn của VIS rất đều đặn, chứng tỏ chính sách huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn tương đối ổn định và cân bằng.
Hệ số vốn CSH /Nợ dài hạn tăng qua các năm, cho thấy VIS đã chủ động hơn trong việc dùng vốn đối ứng với việc huy động vốn vay dài hạn từ bên ngoài (Toàn bộ tài sản VIS trong thời gian đầu dùng 100% vốn vay ngân hàng). Mặc dù hệ số vốn CSH/Nợ dài hạn tăng, nhưng tỷ trọng tài sản của VIS cũng rất cao chứng tỏ VIS tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
Việc xác định chi phí vốn của VIS rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu và cũng là sơ sở đưa ra lựa chọn phương thức huy động vốn của VIS. Trong từng trường hợp cụ thể mà VIS có quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn nào. Bảng 2.5 cho thấy chi phí lãi vay của VIS tương đối thấp và ổn định. Nếu trừ đi phần tiết kiệm thuế, thì chi phí lãi vay khoảng 2,7% (vì lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên số liệu trên chưa tính đến các khoản chi phí cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng như: chi phí giao dịch, chi phí thông tin liên lạc, chi phí lập dự án khả thi, chi phí kiểm toán… Chi phí vốn CSH thực chất là chi phí phải trả cho chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí, nhưng với nhà đầu tư thì đây chính là thu nhập được nhận trên cơ sở đầu tư vốn. Năm 2004 tỷ lệ này là 10%, năm 2005 là 11%, năm 2006, VIS đã được ghi danh niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% + 4% cổ phiếu thưởng. Điều này đã kích thích các nhà đầu tư kỳ vọng vào VIS trong tương lai.
2.2.3 Hoạt động huy động vốn của VIS.
Là một đơn vị còn non trẻ của ngành thép, VIS đi vào hoạt động với sự hậu thuẫn, ủng hộ, chỉ đạo sát sao từ Thường vụ Đảng uỷ Tổng Công ty, ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà đến mọi hoạt động của Công ty. Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức theo mô hình công ty cổ phần, ban lãnh đạo Công ty đã từng bước có những chiến lược và kế hoạch phát triển công ty, xây dựng công ty trở thành đơn vị kinh tế tiên tiến vững mạnh của Tổng, của Ngành. Việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề tất yếu phù hợp với xu thế thị trường. Trong 3 năm, từ năm 2004 đến năm 2006 VIS đã tiến hành một số công việc:
Phát triển sản xuất kinh doanh: Tăng sản lượng, thu vốn tốt; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống dây chuyền công nghệ..
Đầu tư mua sắm một số trang thiết bị phục vụ sản xuất như: lò nung, máy tiện M650, máy xọc đứng, cần trục 20 tấn …
Mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Mở rộng quy mô hoạt động: Phát triển lĩnh vực vận tải (mua 3 đầu xe).
Năm 2005, xây dựng xưởng sản xuất phụ nhằm tái chế và tận dụng những phế phẩm từ dây chuyền cán thép của Nhà máy. Năm 2006 xưởng chính thức đi vào hoạt động.
Xây dựng dự án thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng, dự tính cuối năm 2008 đi vào hoạt động chính thức cho ra sản phẩm đầu tiên.
Chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, nguồn vốn hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án phát triển, do vậy VIS phải tiếp cận được nguồn vốn cần thiết với nhiều cách khác nhau.
Nghiên cứu thực tế tại VIS, cho thấy việc huy động vốn của của công ty diễn ra chủ yếu theo hình thức: Vay ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành cổ phiếu (tăng vốn điều lệ), gia nhập thị trường chứng khoán làm tăng giá trị doanh nghiệp..
Thực trạng nguồn vốn và công tác huy động vốn tại VIS thể hiện như sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Ngay từ khi thành lập công ty đã gặp một số khó khăn như: Tại thời điểm ngày 31/12/2004 còn nhiều cổ đông chưa góp vốn điều lệ, cụ thể:
STT
Cổ đông
Số lượng vốn góp (VNĐ)
1
Tổng Công ty Sông Đà
5.250.000.000
2
Công ty Sông Đà 10
1.500.000.000
3
Công ty Sông Đà 9
1.000.000.000
4
Công ty ĐTPTĐT và KCN Sông Đà
1.500.000.000
5
Công ty Xi măng Sông Đà
1.682.600.000
Tổng số
10.932.600.000
(Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý)
Các cổ đông này dều là thành viên của Tổng công ty Sông Đà, tuy chưa góp vốn bằng tiền nhưng danh nghĩa vẫn là cổ đông của VIS, việc nợ vốn góp đã khiến VIS gặp khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thành lập với số vốn điều lệ xác định là 30 tỷ đồng, tuy nhiên với gần 11 tỷ đồng chưa được cổ đông đóng góp, đi vào hoạt động với 2/3 số vốn góp VIS đã phải dựa vào sự bảo lãnh của Tổng để hoạt động.
Mặc dù còn nhiều khó khăn xong với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong năm 2004 công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng ban đầu lên 64 tỷ đồng vào tháng 10/2004. Để gắn bó nhân viên với công ty, gắn kết quyền và nghĩa vụ, khuyến khích nhân viên toàn tâm toàn lực vì sự phát triển công ty, Công ty quyết định bán bán số cổ phần tăng thêm cho cán bộ công nhân viên trong công ty với giá bằng mệnh giá cổ phiếu: 10.000đồng/cp.
Trong điều kiện thị trường tài chính đang dần hoàn thiện và phát triển với sự ra đời của thị trường chứng khoán đã làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, khiến người nắm giữ cổ phiếu của công ty không chỉ nhận được thu nhập từ cổ tức công ty trả hàng năm mà còn nhận được sự gia tăng thu nhập mà cổ phiếu đó đem lại khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc tăng vốn điều lệ là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn đầu khi mới thành lập VIS. Bởi trong giai đoạn này (từ tháng 3 đến tháng 5/2004) công ty gặp không ít khó khăn, chưa đủ năng lực để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó VIS cũng không đủ năng lực để trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu phôi do vậy phải phụ thuộc vào Công ty Sông Đà 12 thông qua uỷ thác nhập khẩu. Việc thông quy ủy thác nhập khẩu khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, dẫn đến tình trạng giá thép VIS cao hơn so với các Nhà máy khác.
Năm 2005, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, VIS tiến hành chiến lược giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu, bằng cách:
Xây dựng kho kín chứa sản phẩm: Thép là sản phẩm cồng kềnh, lại dễ bị giảm chất lượng do thời tiết ẩm và mưa nhiều như ở Việt Nam ta, việc xây kho kín giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn khi chưa tiêu thụ kịp.
Thành lập Xưởng luyện cán nhằm tận dụng những phế phẩm từ quá trình sản xuất thép thành phẩm. Sản phẩm của xưởng là các loại dây buộc, thép ly nhỏ, và cung cấp sắt cho quá trình cán thép.
Bên cạnh đó với mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu phôi thép trong tương lai Công ty tiến hành xây dựng dự án Nhà máy phôi thép tại Hải Phòng, công suất 400.000 tấn/năm.
Năm 2006, kho kín và xưởng luyện cán đi vào hoạt động đem lại nguồn thu nhập ổn định và phát triển cho VIS. Nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu VIS, Công ty đã đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tháng 12/2006, công ty chính thức đăng tên trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, với mức giá là 45.000/cp.
Bảng 2.6 Tổng hợp nguồn vốn qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Vốn vay
501,087
86,83
634,952
87,33
662,057
85,06
2
Vốn CSH
76,023
13,17
92,108
12,67
116,212
14,94
Tổng vốn
577,110
100,00
727,060
100,00
778,269
100,00
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP thép Việt - Ý)
Qua bảng 2.6, cho thấy cơ cấu vốn vay và vốn CSH trong tổng vốn là tỷ lệ hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm về mặt tỷ lệ không thay đổi nhiều, nhưng về mặt giá trị thì năm sau tăng hơn so với năm trước. Cụ thể: năm 2004, vốn chủ sở hữu là 76,023 tỷ đồng chiếm 13,17% tổng vốn, năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 92,108 tỷ đồng chiếm 12,67% so với tổng vốn. Nguyên nhân giảm tỷ lệ vốn CSH trong tổng vốn do năm 2005 công ty phải đầu tư vào nhiều dự án mà phương án tăng vốn điều lệ không thể tăng tùy thích. Mặt khác, công ty đẫ dần có được niềm tin của các Ngân hàng uy tín của công ty cũng dần được khẳng định, việc huy động từ nguồn vốn vay đã có nhiều thuận lợi. Đến đây ta thấy được sự thành công của Công ty, vì trong cơ cấu vốn CSH vốn tự bổ sung tăng lên không ngừng.
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn chủ sở hữu
của Công ty cổ phần thép Việt – ý (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
I
Nguồn vốn, quỹ
75,585
99,424
91,711
99,569
116,041
99,853
1
NV Kinh doanh
64,187
84,92
74,728
81,482
100
86,176
2
Quỹ ĐTPT
0,795
1,05
3,618
3,945
1,177
1,014
3
Quý DPTC
0,262
0,35
0,387
0,422
0,835
0,72
4
LN chưa phân phối
10,341
13,68
12,978
14,151
14,029
12,09
II
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
0,438
0,576
0,397
0,431
0,171
0,147
Tổng vốn CSH
76,023
100,00
92,108
100,00
116,212
100,00
(Nguồn: Công ty cổ phần thép Việt - Ý)
Mặt khác tổng các quỹ của công ty cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, bảng 2.7 cho thấy: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính tăng, nếu năm 2004 quỹ ĐTPT chỉ đạt 0,795 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này là 3,618 tỷ đồng, năm 2006 là 1,177 tỷ đồng. Quỹ dự phòng tài chính tăng năm 2004 là 0,262 tỷ đồng, năm 2005 là 0,387 tỷ đồng, năm 2006 là 0,835 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp cũng tăng, nếu năm 2004 là 10,341 tỷ đồng chiếm 13,68% vốn CSH, thì năm 2005 đạt 12,978 tỷ đồng chiếm 14,151% vốn CSH, tăng 25,5% so với năm 2004. Năm 2006 LN chưa phân phối đạt 14,029 tỷ đồng tăng 8,09%.
Nguồn vốn kinh doanh được bổ sung qua 3 năm, năm 2004 nguồn vốn kinh doanh đạt 64,187 tỷ đồng, năm 2005 là 74,728 tỷ đồng tăng 16,42% so với năm 2004, năm 2006 nguồn vốn kinh doanh được bổ sung từ việc tăng vốn điều lệ và nguồn tự bổ sung đạt 100 tỷ đồng, tăng 33,82% so với năm 2005. Việc tăng nguồn vốn kinh doanh, và các quỹ nói riêng và tăng nguồn vốn CSH nói chung khẳng định VIS kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó công tác huy động vốn của VIS bằng phương thức tăng vốn điều lệ là biện pháp hữu hiệu trong khi VIS nỗ lực tiếp cận với nguồn huy động khác.
* Nguồn vốn vay:
Công tác vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ mới thành lập Công ty cổ phần. Trước đây toàn bộ mảng tín dụng của Nhà máy do Công ty Sông Đà 12 thực hiện. Khi thành lập Công ty cổ phần, mặc dù công ty đã cố gắng liên hệ trực tiếp với các Ngân hàng, tuy nhiên do mới thành lập nên thủ tục vay vốn ban đầu, kể cả uy tín đối với Ngân hàng chưa có nên việc vay vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Đến nay việc vay vốn cho sản xuất đã đảm bảo đáp ứng nguồn vay cho Công ty khoảng 425 tỷ.
Ngân hàng ngoại thương Hải Dương đã cấp hạn mức cho vay vốn lưu động là 200 tỷ đồng (có bảo lãnh của Tổng Công ty Sông Đà), với lãi suất VNĐ = 0,725%/tháng, USD = 3,25%/năm
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phố Nối cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay 60 tỷ đồng, với lãi suất VNĐ = 0,875%/tháng, USD = 4,8%/năm
Ngân hàng NN&PTNT Nam Hà Nội cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay 100 tỷ đồng (có bảo lãnh của Tổng Công ty Sông Đà) với lãi suất VNĐ = 1%/tháng và USD = 4,5%/năm.
Ngân hàng Techcombank Hưng Yên là 65 tỷ đồng.
Công ty đã tiến hành bàn giao vay vốn dài hạn chuyển từ Công ty Sông Đà 12 sang Công ty cổ phần thép Việt ý với 03 Ngân hàng: Ngân hàng ĐT và PT Phố Nối Hưng yên, Ngân hàng nông nghiệp Hưng Yên, Ngân hàng công thương Hưng Yên.
Qua bảng 2.6 cho thấy, nguồn vốn vay Ngân hàng của VIS chiến tỷ lệ từ 81% – 86% so với tổng nguồn vốn. Khối lượng vốn vay tăng qua các năm nghiên cứu, điều này cho thấy: Nhu cầu vốn vay của VIS ngày càng tăng cao đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì khả năng huy động vốn của VIS cũng tăng. Nguyên nhân chính là do sự lỗ lực của bản thân doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín không chỉ với khách hàng mà còn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng. Do đó khả năng huy động vốn từ ngân hàng của VIS cũng dần được nâng cao. Năm 2004 mức vay là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71%, năm 2006 là 662,057 tỷ đồng tăng 4,27% so với năm 2005. Cơ chế cho vay của Ngân hàng đối với VIS cũng dần được nới rộng. Khả năng độc lập của VIS trong quan hệ với các Ngân hàng được khẳng định và dần tách dần sự bao bọc của TCT, tuy nhiên trong sở hữu vốn chủ thì TCT vẫn chiếm tỷ lệ lớn 49%. Do vây công ty vẫn chịu sự chỉ thị của TCT trong các quyết định mang tính chiến lược.
Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn vốn vay
của Công ty cổ phần thép Việt – Ý (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
Vay dài hạn
204,000
40,711
199,419
31,403
162,625
24,563
2
Vay ngắn hạn
171,446
34,215
387,113
60,970
433,421
65,465
3
Phải trả người cung cấp
72,550
14,478
28,584
4,502
27,262
4,117
4
Người mua trả tiền trước
0,595
0,119
0,207
0,033
0,194
0,029
5
Thuế, phải nộp NSNN
7,085
1,414
9,283
1,462
3,103
0,470
6
Phải trả CBCNV
1,186
0,237
0,648
0,102
1,183
0,180
7
Phải trả, phải nộp khác
5,137
1,025
6,124
0,965
28,500
4,304
8
Nợ dài hạn đến hạn trả
34,908
6,900
0
0
0
0
9
Nợ khác
4,180
0,901
3,574
0,563
5,769
0,872
Tổng NV Vay
501,087
100,00
634,952
100,00
662,057
100,00
(Nguồn: Công ty cổ phần thép Việt - Ý)
Bảng 2.8, phản ánh cơ cấu nguồn vốn vay của VIS cho thấy: Nguồn vay từ Ngân hàng là chủ yếu. Số tiền vay dài hạn có xu hướng giảm dần về lượng cũng như tỷ lệ trong cơ cấu nguồn vốn vay. Năm 2004 là 204 tỷ đồng chiếm 40,711% tổng vốn vay, đến năm 2005 xuống còn 199,419 tỷ đồng chiếm 31,403% tỷ lệ vốn vay giảm 2,25% so với năm 2004, năm 2006 số tiền vay dài hạn là 162,625 tỷ đồng chiếm 24,563% tổng vốn vay, giảm 18,45% so với năm 2005. Nợ dài hạn đến hạn trả năm 2004 là 34,908 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng vốn vay, nhưng đến năm 2005, và năm 2006, tỷ lệ này không còn, do doanh nghiệp thanh toán nhanh. Tuy nhiên số tiền vay ngắn hạn lại có xu hướng tăng cao. Năm 2004 là 171,446 tỷ đồng chiếm 34,215% tổng vốn vay, năm 2005 là 387,113 tỷ đồng chiếm 60,970% tổng vốn vay, tăng 125,79% so với năm 2004, năm 2006 là 433,421 tỷ đồng chiếm 65,465% tổng vốn vay, tăng 11,96% so với năm 2005. Số nợ ngắn hạn tăng cao đột biến là do: Công ty vay và thanh toán nợ đúng hạn, số vòng quay vay vốn và thanh toán được nâng lên, cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Quan hệ với các Ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác điều phối vốn vay hợp lý, trả nợ đúng hạn, tăng uy tín đối với các Ngân hàng.
* Tín dụng thương mại:
Nguồn vốn vay của VIS chủ yếu là từ Ngân hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp còn có nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại khá quan trọng đó là: các khoản phải trả người cung cấp, tiền ứng trước của người mua, các khoản phải nộp Nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên, phải trả phải nộp khác, nợ khác… Những khoản nợ này không phải bản thân doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, mà do tính chất của tài chính doanh nghiệp có thể chiếm dụng trong thời gian cần thiết. Số lượng vốn vay từ nguồn chiếm dụng này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn vay nhưng nó lại là nguồn huy động không mất phí và trong ngắn hạn nó không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nếu sử dụng nguồn này một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vốn vay và nâng cao ảnh hưởng của mình với các đối tác khác. Nói cách khác chừng nào còn khả năng chiếm dụng, sử dụng tiền của người khác thì không một doanh nghiệp nào lại từ chối. Tuy tỷ lệ huy động này không cao nhưng bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh đều sử dụng.
Việc chậm thanh toán cho đối tác cũng thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với đối tác của VIS, không chỉ với bạn hàng truyền thống mà cả với đối tác lần đầu VIS đều được mua thanh toán trong thời gian 30 – 90 ngày, cho thấy uy tín của VIS ngày càng được nâng cao.
Tiếp cận với nguồn huy động này không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được, phải chứng minh được thực lực và khả năng tài chính của mình thì doanh nghiệp mới được đối tác cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12927.DOC