MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Tổng quan về NHTM. 3
1.1.1. Khái quát về NHTM 3
1.1.1.1. Khái niệm về NHTM. 3
1.1.1.2. Các chức năng của của ngân hàng. 4
1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. 6
1.1.2. Nguồn vốn của NHTM. 11
1.1.2.1.Vốn chủ sở hữu: 11
1.1.2.2. Nguồn vốn huy động. 12
1.1.2.3. Nguồn đi vay. 13
1.1.3. Các hình thức huy động vốn. 15
1.1.3.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. 15
1.1.3.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kì hạn. 15
1.1.3.3. Huy động thông qua tiền gửi tiết kiệm. 16
1.1.4. Sự cần thiết của việc huy động vốn. 16
1.2. Tăng cường huy động vốn tại NHTM. 18
1.2.1. Quan niệm về tăng cường huy động vốn. 18
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn. 19
1.2.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn huy động và tốc độ tăng trưởng. 19
1.2.2.2. Nguồn vốn có chi phí hợp lý. 20
1.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. 21
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn. 23
1.3.1. Những nhân tố khách quan. 23
1.3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội. 23
1.3.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô. 23
1.3.2. Những nhân tố chủ quan. 24
1.3.2.1. Chính sách lãi suất. 24
1.3.2.2. Các hình thức huy động vốn do ngân hàng cung cấp. 25
1.3.2.3. Công nghệ ngân hàng. 25
1.3.2.4. Marketing ngân hàng. 26
1.3.2.5. Công tác tổ chức và trình độ nhân lực. 26
1.3.2.6. Mạng lưới chi nhánh. 27
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. 28
2.1. Tổng quan về NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long 28
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh. 29
2.1.2. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 31
2.1.2.1. Các hoạt động dịch vụ: 31
2.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 32
2.1.2.3. Nhận xét chung. 35
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long 35
2.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long . 35
2.2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. 36
2.2.1.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn. 37
2.2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. 37
2.2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá. 37
2.2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009. 37
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động vốn theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. 38
2.2.2.2. Chi phí huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 47
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn. 52
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. 55
2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 57
2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong hoạt động huy động vốn. 57
2.3.2.2. Nguyên nhân. 58
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 62
3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. 62
3.1.1. Định hướng kinh doanh của chi nhánh năm 2010. 62
3.1.2. Định hướng tăng cường vốn cho NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 63
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh. 64
3.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 65
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn. 66
2.2.3. Hoàn thiện công nghệ ngân hàng. 67
3.2.4. Nâng cao chất lượng marketing ngân hàng. 68
3.2.5. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng. 69
3.2.6. Mở rộng mạng lưới chi nhánh. 70
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại CN NTL. 70
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước và Chính phủ. 70
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 72
3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCPCTVN. 73
KẾT LUẬN 75
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3067 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Hiện nay, chi nhánh Nam Thăng Long không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao luôn luôn đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý, góp phần vào thúc đây taeng trưởng kinh tế.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN
Chi nhánh Nam Thăng Long.
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
PHÒNG GIAO DỊCH
Phòng khách hàng DN lớn
Phòng KHDN vừa & nhỏ
Phòng khách hàng cá nhân
Quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch
Phòng/tổ quản lý rủi ro
Phòng/tổ quản lý nợ có vấn đề
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng/tổ tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
Phòng/tổ thông tin điện toán
(Nguồn Vietinbank)
Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các hoạt động dịch vụ:
NHTMCP CTVN - CN Nam Thăng Long là một chi nhánh cấp 1 do đó quy mô hoạt động của nó cũng khá lớn và nó thực hiện các hoạt động dịch vụ khá đầy đủ. Bao gồm các hoạt động dịch vụ sau:
Dịch vụ thẻ.
Dịch vụ tài khoản.
Tiết kiệm.
Tiết kiệm có lãi suất thả nổi.
Tiền gửi đầu tư.
Tiền gửi thanh toán có lãi suất bậc thang.
Thanh toán xuất nhập khẩu.
Cho thuê tài chính.
Cho vay
Bảo lãnh.
Chuyển tiền kiều hối.
Tiền tệ kho quỹ.
Kinh doanh ngoại tệ.
Bảo hiểm.
Chứng khoán.
Tư vấn khách hàng.
Nói chung CN Nam Thăng Long là chi nhánh cấp 1 và là chi nhánh khá lớn nên các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh là khá đa dạng và phong phú, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cần thiết phát sinh của các đối tác là các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Ngoài ra NHTMCP Công Thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Nam Thăng Long cũng có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình hợp tác với ngân hàng.
Hòa cùng sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường tài chính cũng phát triển không kém đó là một tất yếu khách quan của xã hội, của nền kinh tế thị trường. Hàng loạt các ngân hàng được thành lập, chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tạo nên một môi trường cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng trong nền kinh tế. Bản thân NHTMCP Công Thương Việt Nam là một ngân hàng được tách ra bởi NHNN cũng như được thành lập trong nến kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp do đó về mặt thuận lợi cũng có nhiều mà về mặt khó khăn cũng không ít. Do là một ngân hàng lớn và có lịch sử hình thành khá lâu do đó ngân hàng được biết đến nhiều, có nhiều khách hàng truyền thống có sự hợp tác bền vững và lâu dài. Tuy nhiên trước cơn bão của nền kinh tế thị trường thì chi nhánh cũng chưa thực sự hòa đồng đáp ứng được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chính sách của ngân hàng cũng như chi nhánh chưa thực sự hoàn thiện để cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài khi mà trình độ quản lý và chính sách kinh doanh của họ luôn là ưu thế nổi trội trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ liên quan đến giao dịch quốc tế như thanh toán quốc tế. Mặt khác trong NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long mới chỉ phát triển và hoàn thiện các dịch vụ mang tính truyền thống chứ chưa có những hoạt động dịch vụ mang tính hiện đại như các nghiệp vụ phái sinh. Do đó chưa phát huy tối đa tiềm lực tối đa của hệ thống NHTMCPCTVN nói chung và chi nhánh Nam Thăng Long nói riêng
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long.
Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn luôn là chức năng cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Vì đó là hoạt động tạo ra nguồn vốn cho các NHTM, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ nên vốn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu trong khi nguồn vốn tự có của ngân hàng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm khoảng 10%) không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng do đó việc huy động vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn trong nền kinh tế, nâng cao được uy tín sức cạnh tranh trên thị trường.
Là một chi nhánh cấp 1 trong hệ thống NHTMCPCTVN nên chi nhánh hết sức chú trọng đến việc huy động vốn, luôn luôn cố gắng tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh do đó mà tình hình huy động vốn của chi nhánh cũng khá khả quan trong giai đoạn từ năm 2007-2009.
Bảng 2.1: Lượng huy động vốn qua các năm từ 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
So với kế hoạch được giao
Số tiền
So với kế hoạch được giao
Số tiền
So với kế hoạch được giao
2672
+122
2844
+44
3350
+134
Tính đến hết năm 2009 có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh tiếp tục tăng và vượt kế hoạch do NHTMCPCTVN giao. Năm 2007, vốn huy động được tăng 783 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 41,5% đạt 104,8% kế hoạch năm 2007, năm 2008 số vốn huy động được tăng 172 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 6,44%, đạt 101,57% kế hoạch năm 2008 và đến năm 2009 lượng vốn huy động tăng 506 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 25%, đạt 102,58% kế hoạch được giao.
Qua đại hội thường niên diễn ra vào tối ngày 27/01/2010, có thể thấy được sự nỗ lực phấn đấu cố gắng của chi nhánh trong việc tri ân cũng như lắng nghe những chia sẻ của khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đảm bảo được sự tăng trưởng trong việc huy động vốn của chi nhánh. Vừa giúp củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, vừa mở rộng mối quan hệ để chi nhánh có thêm những khách hàng tiềm năng. Do đó những kết quả về huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt. mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ.
Hoạt động tín dụng.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
So với kế hoạch
Số tiền
So với kế hoạch
Số tiền
So với kế hoạch
464,4
-335,6
708,7
-67,3
1250
+ 250
Tính đến hết năm 2007, dư nợ là 464,4 tỷ đồng giảm 169 tỷ đồng so với năm 2006 đạt 33,5% kế hoạch được giao. Năm 2008 dư nợ cho vay của nền kinh tế là 708,7 tỷ đồng tăng 244,3 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 91,3% kế hoạch NHTMCPCTVN giao. Đến năm 2009, dư nợ cho vay của nền kinh tế đạt 1250 tỷ đồng tăng 541,3 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 140% kế hoạch NHTMCPCTVN giao.
Năm 2007 có thể thấy được chỉ tiêu dư nợ khá thấp tuy không phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn nhưng công tác thu hồi nợ xấu chậm, nợ xấu còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên thì đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng hơn nhiều nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch do những tháng đầu năm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và năm 2009 chất lượng tín dụng đảm bảo, không còn nợ xấu. Một nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là do Chi nhánh đã triển khai bài bản và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất đến Khách hàng, với dư nợ hỗ trợ lãi suất chiếm 22%/ tổng dư nợ.
Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ.
Năm 2007 là một năm khá ổn định trong công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh, doanh số kinh doanh ngoại tệ là 55,74 triệu USD. Đến năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như biến động trên thực tế, do đó nguồn ngoại tệ khan hiếm, chi nhánh gặp không ít khó khăn nhưng vẫn luôn chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn ngoại tệ bán cho chi nhánh nên chi nhánh vẫn đáp ứng nhu cầu nguồn ngoại tệ cho khách hàng nợ vay hay chuyển tiền ngoại tệ. Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 52,1 triệu USD với doanh số mua là 26 triệu USD và doanh số bán là 26,1 triệu USD lãi kinh doanh ngoại tệ là 1.344 triệu đồng. Năm 2009 tình hình kinh doanh của chi nhánh có phần tiến triển với doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 58,34 triệu USD.
Nhận xét chung.
Nhìn chung NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long là chi nhánh của hệ thống NHTMCPCTVN cũng là một ngân hàng mạnh cả về quy mô lẫn danh tiếng lâu đời, có nhiều khách hàng truyền thống, cơ cấu của hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng là tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu quản lý và thuận lợi cho khách hàng. Đặc biệt Ngân hàng có cơ chế giao dịch một cửa, rất thuận tiện cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình, hết lòng tận tụy vì khách hàng. Tuy nhiên bên cạch đó Chi nhánh cũng còn những mặt còn hạn chế như chưa phát huy được hết tiềm năng của nhân lực, cũng như những chính sách phát triển nhằm mở rộng hệ thống khách hàng, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và đặc biệt là các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước và các ngân hàng nước ngoài.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long
2.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long .
Cũng như các NHTM khác, vấn đề huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long cũng thực hiện ba nghiệp vụ chính sau:
- Các nghiệp vụ bên nợ (huy động vốn)
- Các nghiệp bên có (sử dụng vốn)
- Các nghiệp vụ trung gian(chuyển tiền, bán séc,…)
NHTM nào cũng thế, phải có hoạt động vốn thì mới có vốn cho vay và ngược lại cho vay có hiệu quả, kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn lớn để huy động, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng dược diễn ra có hiệu quả và bền vững.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam Thăng Long cũng luôn nhận thức vấn đề huy động vốn là một vấn đề trọng tâm và rất quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn chỉ đạo cho các phòng ban chức năng liên quan tập trung huy động vốn một cách thật hiêu quả. Bằng mọi giá thúc đẩy hoạt động huy động vốn hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng đang ngày càng cấp thiết.
Ngân hàng TMCPCTVN – CN Nam Thăng Long luôn đưa ra những phương thức huy động nhằm thu hút được mọi nguồn vốn từ phía khách hàng. Chủ yếu các cách huy động vốn của ngân hàng như sau:
- Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm
- Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá
Các hoạt động huy động vốn này là các hoạt động huy động vốn truyền thống của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá là một trong những cách huy động vốn hiệu quả của chi nhánh Nam Thăng Long. Sau đây là một trong những hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
2.2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán.
Đây là nguồn có giá trị lớn nhất trong các nguồn huy động tuy nhiên chúng ta cũng đã biết đặc điểm của nguồn vốn này không cố định, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ cho các đối tác của họ bất kì lúc nào, tuy nhên nguồn này lại có chi phí nhỏ do chủ tài khoản không quan tâm đến lãi suất mà chủ yếu là quan tâm đến mục đích thanh toán của khoản tiền. Nguồn này ngoài việc có chi phí thấp nó còn đem lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng thông qua các khoản phí dịch vụ chuyển tiền.
2.2.1.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn.
Đây là nguồn quan trọng của chi nhánh luôn được quan tâm hàng đầu bởi những đặc tính của nó, đặc điểm của những khoản tiền này là có quy mô lớn và có thời hạn nhưng thời hạn thường ngắn vì chủ yếu mục đích của nó là để thanh toán hoặc giao dịch. Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp khi họ chưa sử dụng đến, hoặc thời hạn sử dụng khoản tiền đó còn lâu nên chủ tài khoản muốn gửi có thời hạn để hưởng mức lãi cao hơn.
2.2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm.
Đây là nguồn khá bền vững cho ngân hàng, bởi khoản tiền gửi là của khách hàng cá nhân, họ muốn gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời. Nguồn tiền này có thời gian đáo hạn dài, đảm bảo được nguồn vốn hoạt động bền vững cho ngân hàng. Chi nhánh cũng luôn quan tâm đến nguồn gửi này và luôn cố gắng tạo ra những điều kiện và sản phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu, sự hài lòng của khách hàng.
2.2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá.
Ngân hàng hiện nay đang phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…. Đặc biệt nguồn trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu được hình thành qua việc phát hành trái phiếu, các giấy tờ có giá loại kì hạn trên 1 năm. Trong khi đó ngân hàng có nhiều dự án có thời hạn dài và có quy mô lớn đòi hỏi nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn nhưng nguồn huy động từ các hình thức khác không đủ sử dụng cho các dự án đó nên việc huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá khác là cần thiết và đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng.
2.2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009.
Từ trước tới nay trong chiến lược kinh doanh của mình NHTMCPCTVN chi nhánh Nam Thăng Long luôn luôn chú trọng, quan tâm sâu sắc tới công tác huy động vốn và làm thế nào để huy động có hiệu quả nhất để phục vụ cho các hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác.
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động vốn theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.
Trong những năm qua, tình hình thực hiện công tác huy động vốn của chi nhánh là khá tốt, với quy mô năm sau cao hơn năm trước mặc dù tính hình kinh tế thế giới cũng như trong nước khá ảm đạm. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã hết sức cố gắng xây dựng chiến lược, chính sách huy động vốn phù hợp, thích nghi với thị trường đầy cạnh tranh.
Bảng 2.3: Thực trạng huy động vốn trong 3 năm (2007 – 2009)
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
% NV
So với KH
Số tiền
% NV
So với KH
Số tiền
% NV
So với KH
1.Theo cơ cấu tiền gửi
2.672
100
+122
2.844
100
+44
3.350
100
+150
VNĐ
1.739
65
+124
1.631
57,35
-69
2301
68,7
+41
Ngoại tệ
933
35
-2
1.213
42,65
+113
1049
31,3
+109
2.Theo đối tượng
2.672
100
+122
2.844
100
+44
3.350
100
+150
Tổ chức kinh tế
1.755,7
66
1.840
64,7
2043
61
Dân cư
916,3
34
1.004
35,3
1307
39
3.Theo kỳ hạn
2.672
100
+122
2.844
100
+44
3.350
100
+150
không kì hạn
769
29
900
31,65
977
29,16
Dưới 1 năm
1061
40
1047
36,81
1177
35,13
Trên 1 năm
842
31
897
31,54
1196
35,71
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHCTVN – CN Nam Thăng Long)
Biểu đồ 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm
Nhìn vảo biểu đồ trên ta thấy được rằng trong 3 năm qua tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng cao đặc biệt là vào năm 2009 thì vượt lên hẳn về quy mô vốn huy động. Tính đến 31/12 /2008 lượng vốn mà ngân hàng huy động được đạt 2844 tỷ đồng tăng 172 tỷ đồng tương ứng với tăng 6,4% so với năm 2007, đến năm 2009 thì lượng vốn đã tăng lên hẳn với số vốn là 3350 tỷ đồng tăng 506 tỷ đồng tương ứng với tăng 17,8% so với năm 2008. Tổng nguồn vốn huy động của các năm đều vượt mức kế hoạch mà ngân hàng TMCPCTVN giao cho, điều này cho thấy rằng dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn luôn cố gắng vượt qua những khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo luôn định hướng hành động cho từng thời kì nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan.Tuy nhiên vẫn cần được khai thác hết tiềm năng của ngân hàng hơn nữa. Tuy nhiên những kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận của chi nhánh. Và đến nay thì chi nhánh Nam Thăng Long đã trở thành một chi nhánh lớn trong hệ thống ngân hàng TMCPCTVN.
Về tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động hiện nay của chi nhánh Nam Thăng Long luôn được ban lãnh đạo cũng như các phòng ban chức năng quan tâm và phân tích đánh giá, nhằm đưa ra các biện pháp đảm bảo tính tăng trưởng của nguồn vốn.
Dưới đây là bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng vốn của NHTMCPCTVN
CN Nam Thăng Long
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng nguồn vốn huy động
2672
2844
3350
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
100%
106,4%
117,8%
Tốc độ tăng trưởng định gốc
100%
106,4%
125,4%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Nam thăng Long)
Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm.
Nhìn trên đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chi nhánh có xu hướng tăng và tăng khá đều, tuy nhiên tố độ tăng trưởng định gốc cho thấy so với năm 2007 thì năm 2009 là một năm khởi sắc trong công tác huy động vốn hơn cả với quy mô tăng khá lớn với 17,8% trong khi đó năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 6,4%. Như vậy tốc độ tăng trưởng vốn của chi nhánh Nam Thăng Long là khá ổn và có xu hướng tăng vào năm 2010. Cứ duy trì tốc độ tăng trưởng vốn huy động này thì chi nhánh ngân hàng có thể đảm bảo vượt được kế hoạch chỉ tiêu về huy động vốn của NHTMCPCTVN giao cho.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động:
Theo cơ cấu tiền gửi (loại tiền):
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ 2007-2009
Qua bảng số liệu trên và đồ thị trực quan ta có thể thấy được nguồn nội tệ VNĐ huy động được luôn có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ quy đổi. Trong năm 2007 nội tệ huy động được là 1.739 tỷ đồng (chiếm 65%) tổng nguồn vốn huy động, như vậy nguồn nội tệ đã tăng 699 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương đương tăng 67%) và tăng 124 tỷ đồng so với kế hoạch được giao.Còn ngoại tệ quy đổi đạt 933 tỷ đồng (chiếm 35% tổng nguồn vốn huy động của năm) và tăng 84 tỷ so với năm 2006, tuy nhiên mới chỉ đạt 99,8 % kế hoạch được giao. Cho thấy năm 2007 nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là đồng nội tệ. Bước sang năm 2008 nguồn nội tệ huy động của chi nhánh có phần giảm nhẹ so với năm 2007 với số vốn huy động được là 1631 tỷ đồng (chiếm 57,35% tổng nguồn vốn huy động) giảm 108 tỷ đồng so với năm 2007 và thiếu 69 tỷ mới đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao. Còn về khối lương vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi thì năm 2008 không những không giảm mà lại tăng với tổng vốn ngoại tệ huy động quy đổi là 1213 tỷ đồng ( chiếm 42,65% tổng nguồn vốn huy động) tăng 280 tỷ đồng so với năm 2007 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 113 tỷ đồng. Đến năm 2009 khi nền kinh tế đã dần dần có những biến chuyển tích cực sau cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng cao về mặt quy mô, còn về cơ cấu thì nội tệ đạt 2301 tỷ đồng ( đạt 68,7 % tổng nguồn vốn huy động) trong khi nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chiếm 1049 tỷ đồng (đạt 31,3% tổng nguồn vốn huy động) cho thấy nguồn nội tệ vẫn luôn đóng vai trò khẳng định trong nền kinh tế. Từ cơ cấu loại tiền gửi có thể thấy được chi nhánh luôn lấy việc duy trì việc huy động vốn nội tệ làm trọng tâm. Sự xê dịch trong tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngoại tệ và giảm tỷ trọng nội tệ vào năm 2008 là do nền kinh tế biến động , đồng ngoại tệ lên giá nên người dân chuyển sang tích lũy các loại ngoại tệ mạnh để hưởng lãi suất tiết kiệm và chênh lệch về tỷ giá. Đặc biệt là năm vào thời điểm cuối năm 2008, đồng USD tăng mạnh và liên tục so với trước nên nhiều người chuyển sang dự trữ USD nhiều hơn do đó tỷ trọng đồng ngoại tệ được gửi trong chi nhánh cũng tăng cao.
Từ những phân tích khái quát trên chúng ta có thể thấy được rằng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và đóng vai trò to lớn trong tổng nguồn huy động. Sự duy trì tỷ lệ này cũng khá ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng của chi nhánh.
Theo đối tượng huy động.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động 2007-2009.
Từ biểu đồ trên cho thấy :
Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy rằng năm 2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1755,7 tỷ đồng (chiếm 66% tổng nguồn vốn ) và tăng 628 tỷ so với năm 2006 tương đương tăng 56%, so với năm 2006 thì năm 2007 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao, gấp 1,5 lần so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi của các tổ chứ kinh tế là 1840 tỷ đồng tăng 84,3 tỷ so với năm 2007 và chiếm 64,7 % trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, như vậy trong năm 2008 tiền gửi của các tổ chức kinh tế có phần giảm về mặt tỷ trọng và đến năm 2009 tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên đến 2043 tỷ đồng chiếm tới 61 %, tăng so với năm 2008 là 203 tỷ đồng.
Từ các số liệu trên có thể thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều đặn hằng năm. Tốc độ tăng trưởng được duy trì khá ổn định riêng năm 2008 sự gia tăng không nhiều nguyên nhân là do nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, tuy nhiên cho đến năm 2009 thì tình hình kinh tế có khả quan hơn nên nguồn vốn huy động đã dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng huy động. Nhìn chung qua tỷ trọng của nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cho thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khá lớn so với nguồn tiền gửi từ dân cư do đó nó cũng là nguồn cơ bản cấu thành lên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vì vậy đối với các nhóm khách hàng này chi nhánh luôn có những chính sách huy động vốn đặc biệt với lãi suất huy động vốn linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của người gửi tiền. Tuy nhiên nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư cũng không nhỏ và rất đáng quan tâm cần phát huy hơn nữa.
Về tiền gửi của dân cư:
Đây là nguồn tiền nhàn rỗi của một bộ phận dân cư, gửi vào ngân hàng với mục đích là an toàn và sinh lời. Năm 2007 lượng tiền dân cư gửi vào chi nhánh là 916,3 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nguồn huy đồng, tăng 155 tỷ đồng so với năm 2006 tương đương tăng 20%. Sang năm 2008 tiền gửi của dân cư là tại chi nhánh là 1004 tỷ đồng chiếm 35,3 % tổng nguồn huy động tăng 87,7 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 9,61%. Đến năm 2009 thì lượng tiền gửi của dân cư đạt 1307 tỷ đồng và chiếm con số lớn hơn hẳn năm 2008, đạt 39 % và tăng 303 tỷ đồng so với năm 2008. Những con số trên cho thấy các kế hoạch thu hút khách hàng cá nhân của chi nhánh thực sự được quan tâm rõ rệt và đạt hiệu quả .Năm 2008 do có nhiều biến động về kinh tế, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng do lo sợ sự trượt giá cũng như không an toàn thay vào đó là đổi sang tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh do vậy nguồn vốn huy động từ các đối tượng này giảm mạnh so với năm 2007. Tuy nhiên cho đến năm 2009 thì nguồn này đã bắt đầu ổn định hơn khi đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định. Đây là một nguồn huy động không phải lớn nhất cũng không phải nhỏ trong tổng quy mô nguồn huy động của ngân hàng. Vậy để thu hút nhóm khách hàng này ngân hàng cũng cần chú ý đến việc thu hút những khách hàng này bằng chính sách lãi suất linh hoạt cũng như các sản phẩm tiền gửi đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Những kết quả phân tích và số liệu trên cho thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm một trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động được từ các cá nhân cũng không nhỏ và đóng góp khá lớn vào tổng nguồn vốn huy động. Như vậy chi nhánh cần tăng cường thúc đẩy hơn nữa việc huy động vốn của các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế để đạt được mục tiêu kinh doanh cho ngân hàng.
Theo kì hạn huy động.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn huy động 2007-2009.
Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị phía trên ta thấy rằng cả ba loại tiền gửi này đều chiếm tỷ trọng khá đều nhau trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng cũng khá đều đặn.
Đặc biệt tiền gửi không kì hạn : Vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2007 tiền gửi không kì hạn là 769 tỷ đồng, tăng 114 tỷ so với năm 2006 và chiếm 29% tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 loại tiền gửi này tăng lên 131 tỷ đồng với quy mô huy động là 900 tỷ đạt 31,65% trong tổng nguồn vốn huy động. Cho đến năm 2009 nguồn này lại tiếp tục tăng 77 tỷ đồng đạt quy mô huy động loại tiền gửi này là 977 tỷ đồng tương ứng với 29,16 % tổng nguồn huy động. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp tuy nhiên nó lại không ổn định, nhưng qua ba năm thì nguồn vốn này vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn tuy vào năm 2009 có giảm đôi chút về mặt tỷ trọng. Đây có thể là một hạn chế của chi nhánh bởi nguồn này không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động mà còn chủ yếu tập trung vào một số khách hàng có tiền gửi ngoại tệ. Do đó khi nguồn vốn này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động. Chính vì thế chi nhánh cần phải nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn này bị đột ngột chuyển đi cũng như cần phân tích, nắm rõ nguồn này để chủ động trong việc sử dụng nguồn hợp lý.
Đối với loại tiền gửi dưới một năm: Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại kì hạn khác trong tổng nguồn vốn bởi tính đa dạng trong các sản phẩm tiền gửi, tính hữu ích trong việc sử dụng cũng như sinh lời của khách hàng. Trong năm 2007 khối lượng huy động của chi nhánh trong nguồn này đạt 1061 tỷ đồng tăng 451 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm 40% trong tổng nguồn huy động. Sang đến năm 2008 loại tiền này đạt số vốn là 1047 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 36,81 % tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây có thể thấy là do nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và những cơn chấn động kinh tế đã khiến cho người dân không muốn gửi vào ngân hàng với thời gian có kì hạn vì như thế sẽ làm cho số vốn của họ khó chủ động trong việc sử dụng. Như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3775.doc