Mục lục
Lời nói đầu. 4
Chương I
Thưc trạng TĐTC DAĐT vay vốn của các DN vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình. 5
1.1- Tổng quan về chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình. 5
1.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển. 5
1.1.2- Cơ cấu tổ chức. 6
1.1.3- Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây. 7
1.1.3.1- Công tác huy động vốn. 7
1.1.3.2- Hoạt động tín dụng. 9
1.1.3.3- Hoạt động tài trợ thương mại. 11
1.2- Thực trạng TĐTC DAĐT vay vốn của các DN vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Ba Đình. 12
1.2.1- Đặc điểm của các DAĐT của các DN vừa và nhỏ ảnh hưởng tới công tác TĐTC tại ngân hàng 12
1.2.2- Thực trạng thẩm định tại ngân hàng công thương Ba Đình. 13
1.2.2.1- Mục đích của hoat động thẩm định. 13
1.2.2.2- Quy trình thẩm định. 15
1.2.2.3- Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 17
1.2.2.4- Nội dung thẩm định tài chính dự án cho vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
1.2.2.5- Phương pháp thẩm định tài chính. 26
1.2.3- Minh hoạ cụ thể về thẩm định tài chính dự án cho vay tại ngân hàng ( Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bao bì Corton). 39
1.3- Đánh giá về tình hình thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình. 62
1.3.1- Những kết quả đạt được. 62
1.3.2- Hạn chế và nguyên nhân. 64
1.3.2.1- Hạn chế trong việc thu thập thông tin: 65
1.3.2.2- Hạn chế về nội dung và các chỉ tiêu dùng để thẩm định dự án: 67
1.3.2.3- Hạn chế về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định 68
1.3.2.4- Hạn chế về phương pháp thẩm định. 70
Chương II
Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Ba Đình. 71
2.1- Định hướng phát triển của ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới. 71
2.1.1- Định hướng phát triển chung cho toàn chi nhánh. 71
2.1.2- Định hướng cho công tác thẩm định. 73
2.2- Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tại ngân hàng công thương Ba Đình. 75
2.2.1- Hoàn thiện về nội dung thẩm định tài chính của dự án. 75
2.2.1.1- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) 75
2.2.1.2- Chỉ tiêu suất thu hồi vốn nội bộ (IRR): 77
2.2.2- Hoàn thiện về phương pháp thẩm định. 77
2.2.3- Hoàn thiện về số lương và chất lượng cán bộ thẩm định. 78
2.2.4- Hoàn thiện hệ thống thông tin thẩm định dự án: 82
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ nhu cầu về sản phẩm bao bì carton của khách hàng. Mặt khác, một số thiết bị sản xuất trọng yếu như dàn máy sóng, dàn máy in… được đầu tư từ năm 2001, tuy vẫn đáp ứng được phần lớn yêu cầu về sản phầm của khách hàng, nhưng vẫn có những sản phẩm công ty không thể đáp ứng do yêu cầu về chất lượng sản phẩm quá cao, vượt quá khả năng sản xuất của công ty. Việc thực hiện dự án sẽ giúp nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay, và theo xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai.
B.3- Thẩm định phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường đầu vào:
Nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất nhà máy bao gồm: Giấy Kraft, giấy sóng, bột hồ và ghim kẽm, mực in.
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của dự án đều được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn, có uy tín, đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp. Do đó, khi nhà máy mới đi vào hoạt động, với bộ máy điều hành và nhân sự ít thay đổi so với nhà máy cũ hiện nay, nguồn nguyên vật liệu đầu vào là được đảm bảo. Một số nhà cung cấp có đã có quan hệ lâu năm với công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp:
Nhập ngoại:
Công ty SiAM Kraft – Thái Lan
Công ty Marubeni - Nhật Bản
Công ty P and M – Hàn Quốc
Công ty Chuen hua – Trung Quốc
…
Mua trong nước:
Công ty giấy Việt Trì – Phú Thọ
Công ty giấy Sông Lam - Nghệ An
Công ty giấy Lam Sơn – Thanh Hoá
Công ty giấy Hoàng Hà – Hà Nội
Công ty giấy Hưng Hà – Hà Nội
….
Thị trường tiêu thụ:
Tổng quan về nhu cầu bao bì carton trong khu vực: Cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới; nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng. Bên cạnh ưu thế về giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú, các chính sách của nhà nước luôn khuyến khích Nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực: thiết bị điện tử, điện lạnh, hàng lương thực thực phẩm, hàng may mặc, hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng ở nước ta liên tục tăng trưởng. Từ sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đã dẫn đến nhu cầu về bao bì, đặc biệt là bao bì CARTON dùng để đóng gói sản phẩm, hàng hoá tăng lên rất lớn.
Đối tượng khách hàng và phương án tiêu thụ:
+ Đối tượng khách hàng: Nguồn khách hàng của công ty cổ phần Ngọc Diệp là nguồn khách hàng lớn của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp – chi nhánh Hưng Yên, đã thực hiện cung cấp trong nhiều năm qua. Khách hàng của công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, điện lạnh, hàng lương thực, thực phẩm, giấy dép, may mặc, thiết bị vệ sinh…
Lĩnh vực thiết bị văn phòng: Công ty nội thất Hoà Phát, chiếm khoảng 15% đầu ra.
Lĩnh vực sản xuất hàng lương thực, thực phẩm: Cty dầu thực vật Cái Lân, Công ty dầu thực vật Tường An, công ty sữa Vinamilk, công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP, công ty sữa Hanoimilk, công ty Acecook Việt Nam…
Lĩnh vực nước giải khát: công ty Bia Sài gòn, công ty Lavie, Vital…
Nhu cầu về sản phẩm bao bì carton của riêng khu vực thị trường truyền thống nêu trên đã ở mức khoảng 12 triệu m2/năm và ngày càng tăng do sản lượng hàng hoá của các đơn vị hiện nay liên tục tăng trưởng.
Hiện nay, nhà máy sản xuất và in bao bì thuộc công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp luôn hoạt động hết công suất (khoảng 16 triệu m2/năm).
+ Phương án tiêu thụ: Trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về kinh nghiệm sản xuất và uy tín trên thị trường đã tích luỹ được sau nhiều năm, dự án xác định phương châm bán hàng chủ đạo là tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng tiêu thụ truyền thống, ký hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định cho khách hàng trong thời gian dài. Để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, dự án chủ trương tận dụng triệt để năng lực sản xuất lớn của công nghệ hiện đại của nhà máy để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường:
Sau khi xây dựng công ty cổ phần Ngọc Diệp, thì nhà máy sẽ là nhà máy sản xuất và in bao bì lớn nhất miền Bắc. Nhờ quy mô lớn, sức cạnh tranh của nhà máy sẽ là áp đảo trên thị trường cung cấp sản phẩm bao bì carton.
Hiện nay trong khu vực Hưng Yên, Hà Nội, chỉ có một vài nhà máy sản xuất mặt hàng cùng loại, nhưng quy mô nhỏ, sản lượng không đáng kể, nên tính cạnh tranh so với sản phẩm của dự án rất thấp.
B.4- Thẩm định phương diện tổ chức quản lý:
+ Sơ đồ tổ chức: Toàn bộ hoạt động của Nhà máy sẽ do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành. Mô hình tổ chức Nhà máy theo mô hình trực tuyến như sau:
Tổng giám đốc
Các phòng chức năng
P.kếtoán
P.Quản đốc
P.Xưởng
P. Kế hoạch Vật tư
P. Kinh doanh
Tổ máy
Tổ dập buộc
Tổ in
+ Cơ cấu tổ chức:
Lao động gián tiếp: 30 người
Trong đó: + Ban Giám đốc: 01 người
+ Các phòng chức năng: 29 người
Lao động trực tiếp: 300 người
Chế độ làm việc: 2 ca/ngày, 1 ca = 8 tiếng, số ngày làm việc trong năm 300 ngày.
B.5- Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án
B.5.1 Phương án xây dựng:
+ Quy mô công trình: Diện tích sử dụng cho dự án đã được ban quảnl ý các khu công nghiệp Hưng Yên, phê duyệt tại trong giấy chứng nhận đầu tư số 052 031 000025 ngày 18/04/2007 là: 22.544 m2.
Địa điểm: Khu B, khu công nghiệp Phố Nối A, Tỉnh Hưng Yên:
Phía Bắc giáp doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Phía Nam giáp doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Phía Đông giáp đường N3
Phía Tây giáp đường N2.
Bảng 1.5- Các hạng mục xây dựng nhà máy bao gồm.
Stt
Hạng mục
Số lượng
Đơn vị tính
1
Nhà xưởng sản xuất chính
4.316
m2
2
Khu xuất hàng
4.316
m2
3
Khu nhập hàng
4.316
m2
4
Khối văn phòng (3tầng x 800m2)
2.400
m2
5
Nhà bảo vệ
113
m2
6
Nhà để xe
114
m2
7
Nhà ăn (2tầng )
144
m2
8
Khu vực nước
72
m2
9
Kho hoá chất
36
m2
10
Kho xăng dầu
36
m2
11
Phòng khuân
48
m2
12
Phòng bảo trì
48
m2
13
Lò hơi
60
m2
14
Nhà vệ sinh
36
m2
15
Máy phát
48
m2
16
Trạm điện
48
m2
17
Hệ thống giao thông nội bộ
4.340
m2
18
Hệ thống tường rào, cổng nhà máy
1.500
m2
(Chi tiết xem sơ đồ mặt bằng và thiết kế sơ bộ đính kèm)
Bảng 1.6- Chi phí xây dựng.
TT
Hạng mục
Đvt
Số lượng
Đơn giá (USD/m2)
Giá trị
(USD)
1
Thuê đất Khu công nghiệp
m2
22.544
10,745
242.236
2
Nhà xưởng sản xuất chính
m2
4.316
70
302.120
3
Khu xuất hàng
m2
4.316
70
302.120
4
Khu nhập hàng
m2
4.316
70
302.120
5
Khối văn phòng (3tầng x 800m2)
m2
2.400
40
96.000
6
Nhà bảo vệ
m2
113
40
800
7
Nhà để xe
m2
114
40
8.000
8
Nhà ăn (2tầng )
m2
144
40
5.760
9
Khu vực nước
m2
72
40
8.880
10
Kho hoá chất
m2
36
40
1.440
11
Kho xăng dầu
m2
36
40
1.440
12
Phòng khuân
m2
48
40
1.920
13
Phòng bảo trì
m2
48
40
1.920
14
Lò hơi
m2
60
40
2.400
15
Nhà vệ sinh
m2
36
30
1.080
16
Máy phát
m2
48
40
1.920
17
Trạm điện
m2
48
40
1.920
18
Hệ thống giao thông nội bộ
m2
4.340
40
173.600
19
Hệ thống tường rào, cổng nhà máy
m2
1.500
20
30.000
Tổng cộng
1.485.676
Tỷ giá tạm tính : 16.100 VND/ USD
Tổng mức đầu tư nhà xưởng tạm tính: 23.918.417.600 đ.
B.5.2- Phương án về máy móc thiết bị.
Để đạt công suất 28.512.000 m2/ năm, nhà máy được lựa chọn các thiết bị cho các công đoạn sản xuất bao gồm:
+ Công đoạn ép giấy kraft thành bìa carton: Tuỳ theo yêu cầu về chất lượng của đơn đặt hàng, chất lượng giấy Kraft đầu vào sẽ được lựa chọn.Giấy Kraft được đưa vào giàn máy sóng để tạo sóng và ép thành bìa carton. Tuỳ theo yêu cầu, sẽ chạy số lượng các đầu máy tương ứng để sản xuất giàn bìa carton 3 lớp hoặc 5 lớp.
+ Công đoạn sấy nhiệt: Máy sấy nhiệt sẽ sấy các miếng bìa lớn vừa chạy ra khỏi giàn máy sóng để đảm bảo độ dính kết giữa các lớp bìa, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Công đoạn cắt bìa carton thành kích cỡ theo đơn hàng: Bìa carton sau khi đưa ra khỏi giàn máy sóng, sẽ được đưa vào máy đo cắt để cắt các miếng bìa lớn thành các khuôn bìa carton theo đúng kích thước đã được đặt hàng.
Tất cả 3 công đoạn trên hiện nay được xử lý trong giàn máy sóng.
+ Công đoạn in màu: In mẫu mã trên bao bì carton.
Tuỳ theo mẫu mã trên bao bì carton, công nhân in sẽ lên thiết kế và khắc chữ, chụp phim để lên mẫu in.
Mẫu in được đưa vào máy in. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm, sẽ chạy máy in Flexo 1 màu, 2 màu hoặc 5 màu, hoặc máy in offset. Trong đó, chất lượng in từ máy in Offset là cao nhất, và đòi hỏi chi phí lớn nhất. Theo xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu về bao bì carton được in Offset hiện nay càng lúc càng tăng cao.
Các máy in hiện đại hiện nay được lắp thêm cả máy bổ. Máy có tác dụng chạy rãnh tạo đường gấp thành hộp để lên khuôn cho hộp carton.
+ Lên khuôn bìa carton: Công đoạn này sử dụng máy bế, có tác dụng gập nếp bìa carton để lên khuôn hộp carton.
+ Công đoạn ghim, dán: Dùng máy ghim để ghim các mép hộp carton hoặc dùng máy dán để dán các mép hộp carton.
+ Công đoạn buộc dây: Bó buộc các sản phẩm để đóng gói sản phẩm.
Nếu sản phẩm là sản phẩm in offset, sản phẩm trước khi qua máy in offset còn phải qua máy bồi bán tự động, có tác dụng bôi hồ để tạo một lớp để in offset.
+ Phân loại sản phẩm: Sản phẩm sau khi được bó, xếp vào hộp, sẽ được đưa ra kho thành phẩm. Tại đây, sản phẩm sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên, để kiểm tra chất lượng qua máy đo độ bục và máy đo độ chịu lực.
Bảng 1.7- Bảng giá thành máy móc thiết bị
TT
Tên thiết bị
Xuất xứ
Số lượng
Đơn giá
(USD)
Giá trị (USD)
Ghi chú
1
Giàn máy sóng dùng
Đài Loan
1 bộ
1.400.000
1.400.000
Nhập khẩu
2
Máy in Flexo
Đài Loan
2 chiếc
430.000
860.000
Mua trong nước
3
Máy dán tự động
Trung Quốc
1 chiếc
120.000
120.000
Mua trong nước
4
Máy dán bán tự động
Trung Quốc
6 chiếc
14.000
84.000
Mua trong nước
5
Máy dập ghim tự động
Trung Quốc
2 chiếc
28.000
56.000
Mua trong nước
6
Máy dập ghim tay
Trung Quốc
10 chiếc
2.000
20.000
Mua trong nước
7
Máy bồi bán tự động
Trung Quốc
2 chiếc
40.000
80.000
Mua trong nước
8
Máy buộc dây
Đài Loan
10 chiếc
2.000
20.000
Mua trong nước
9
Máy đo độ bục
Đài Loan
1 chiếc
5.000
5.000
Mua trong nước
10
Máy đo độ nén thùng
Đài Loan
1 chiếc
15.000
15.000
Nhập khẩu
11
Máy in offset
Đức
1 chiếc
800.000
800.000
Nhập khẩu
12
Các máy phụ trợ khác
Trung Quốc
1 bộ
115.000
115.000
Nhập + mua trong nước
13
Phương tiện vận tải
Nhật + Hàn Quốc
10 chiếc
31.055
310.550
Mua trong nước
Tổng
3.885.550
Tỷ giá tạm tính : 16.100 VND/ USD
Tổng mức đầu tư máy móc thiết bị tạm tính: 62.557.355.000 đ.
* Kết luận:
Tất cả các hạng mục xây lắp và thiết bị mà công ty tính toán đầu tư trong thời gian tới đã được lựa chọn theo phương án tối ưu nhất, phù hợp nhất với năng lực sản xuất.
Do chưa có phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình nhưng qua khảo sát các hạng mục xây lắp và đầu tư thiết bị mà công ty đã tính toán là hợp lý.
B.6- Thẩm định phương diện tài chính của dự án.
B.6.1 Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện dự án: (Chi tiết theo phụ lục tờ trình số 1 kèm theo)
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 95.109 triệu đồng
Trong đó:
Vốn cố định: 90.109 triệu đồng. Gồm:
Xây dựng cơ bản: 23.919 triệu đồng
Máy móc thiết bị: 62.557 triệu đồng
Lãi vay trong thời gian xây dựng: 3.632 triệu đồng
Vốn lưu động: 5.000 triệu đồng
Cân đối tổng mức vốn đầu tư: 95.109 triệu đồng
Trong đó:
Vốn tự có: 27.782 triệu đồng (30,8%)
Vốn vay trung hạn NHCT Ba Đình: 60.554 triệu đồng (69,2%)
Vốn huy động đóng góp: 6.793 triệu đồng
Tính khả thi và tiến độ tham gia của các nguồn vốn:
+ Vốn tự có: Nguồn vốn tự có của công ty là 27.782 triệu đồng, chiếm 30,8% tổng mức đầu tư sau khi đã trừ đi phần vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn này đã được hội đồng thành viên thông qua trong biên bản họp hội đồng thành viên ngày 03/04/2007. Theo đó, tất cả các thành viên đồng ý góp vốn và cam kết sẽ đóng góp đủ số vốn tự có cho dự án theo tiến độ triển khai dự án. Cho đến thời điểm thẩm định, công ty đã chi trước 13.815 triệu đồng vào các hạng mục như chi phí thuê đất, chi phí cho phần móng của nhà xưởng và đặt cọc và mua trước một phần máy móc thiết bị.
+ Vốn vay trung hạn NHCT Ba Đình: Nếu dự án được chấp thuận cấp tín dụng, nguồn vốn trung dài hạn của NHCT Ba Đình sẽ chiếm khoảng 69,2% tổng mức đầu tư sau khi đã trừ đi phần vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn này sẽ được giải ngân theo tiến độ của dự án, và tiến độ bỏ vốn của chủ đầu tư, theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.
+ Vốn huy động đóng góp: Nguồn vốn huy động đóng góp sẽ bao gồm khoảng 1,793 tỷ đồng là vốn vay thương mại, và khoảng 5 tỷ đồng để làm vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn lưu động chưa đòi hỏi cần thiết ngay, mà chỉ cần khi đã hoàn thành việc đầu tư nhà máy và nhà máy đi vào hoạt động. Nguồn vốn lưu động này dự kiến sẽ được tài trợ bởi công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp.
B.6.2 Tính toán lại hiệu quả dự án:
Căn cứ tính toán và thẩm định ( Tỷ giá tạm tính 16.100 VND/ USD).
Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên các cơ sở sau:
Công suất thiết kế:
Bìa carton 5 lớp: 46.080 m2/ngày
Bìa carton 3 lớp: 57.600 m2/ngày
Kế hoạch sản xuất:
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của nhà máy bao bì cũ và dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, kế hoạch sản xuất hàng năm của nhà máy được dự kiến như sau:
Năm đầu: Hoạt động 85% công suất thiết kế
Năm thứ hai – năm thứ 5: Hoạt động khai thác 90% công suất thiết kế
Năm thức 6 trở đi: Hoạt động khai thác 93% công suất thiết kế.
Trong 1 năm, nhà máy hoạt động trung bình 11 tháng, 25 ngày/ tháng.
Giá bán sản phẩm trung bình dự kiến: ( Dựa trên giá bán trung bình của các loại sản phẩm của nhà máy sản xuất và in bao bì Ngọc Diệp hiện nay).
Bìa carton 5 lớp: 8.000 đồng/ m2
Bìa carton 3 lớp: 6.000 đồng/ m2.
Bảng 1.8- Doanh thu của nhà máy qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2 – Năm 5
Năm 6 trở đi
Hiệu suất hoạt động
85%
90%
93%
Công suất thiết kế
Bìa carton 5 lớp ( triệu m2/năm)
16,819
16,819
16,819
Bìa carton 3 lớp ( triệu m2/năm)
21,024
21,024
21,024
Sản lượng ( Công suất thiết kế x Hiệu suất hoạt động x số ngày hoạt động )
Bìa carton 5 lớp ( triệu m2)
10,771
11,405
11,785
Bìa carton 3 lớp ( triệu m2)
13,464
14,256
14,731
Giá bán ( chưa VAT)
Bìa carton 5 lớp (đ/m2)
8.000
8.000
8.000
Bìa carton 3 lớp (đ/m2)
6.000
6.000
6.000
Doanh thu
Bìa carton 5 lớp( triệu đ)
86,170
91,238
94,280
Bìa carton 3 lớp( triệu đ)
80,784
85,536
88,387
Tổng doanh thu
166,954
176,774
182,667
Chi phí: Định mức các loại chi phí như sau:
+ Chi phí cố định:
Khấu hao cơ bản tính theo đường thẳng, với thời gian khấu hao tính cho các hạng mục theo quy định của Bộ tài chính như sau (chi tiết theo phụ lục tờ trình 2)
Nhà xưởng: 20 năm.
Máy móc thiết bị: 10 năm
Lãi vay trong thời gian xây dựng: 10 năm
Phương tiện vận tải: 10 năm.
Chi phí bảo hiểm nhà máy: Tính theo biểu phí tối đa của các Công ty bảo hiểm là 0,45%/năm tính trên tổng mức đầu tư.
Phí sử dụng cơ sở hạ tầng: Tính theo diện tích đất của dự án là 22.544 m2, với mức phí cố định 0,25 USD/ m2.
Chi phí thuê đất thô: Tính theo diện tích đất của dự án là 22.544 m2, với mức phí cố định là 3.000 VND / m2/ năm.
Chi phí lãi vay trung hạn: Lãi suất 12%/ năm, theo lãi suất cho vay trung hạn của Ngân hàng công thương Việt Nam, tính theo số dư nợ gốc các năm.
Chi phí sửa chữa thường xuyên: Tính bằng 30% chi phí khấu hao TSCĐ hàng năm.
+ Chi phí biến đổi:
Bảng 1.9- Chi phí nguyên vật liệu cho 1 m2 sản phẩm
Đơn vị: Đồng
TT
Sản phẩm
Chủng loại NVL
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bìa carton 5 lớp
6.100
Giấy Kraft
340,00
6,76
2.298,4
Giấy sóng
580,00
5,00
2.900
Bột hồ
80,00
6,25
500
Ghim kẽm và mực in
50,00
8,00
400
2
Bìa carton 3 lớp
4.450
Giấy Kraft
340,00
6,76
2.298
Giấy sóng
290,00
5,00
1.450
Bột hồ
48,00
6,25
300
Ghim kẽm và mực in
50,00
8,00
400
Chi phí lương và BHXH, BHYT và Công đoàn:
Bảng 1.10 - Chi phí lương.
Đơn vị : Đồng
TT
Lao động
Số lượng
Định mức lương/người/ tháng
CP lương/tháng
1
Giám đốc nhà máy
01
15.000.000
15.000.000
2
Quản đốc phân xưởng
01
6.000 .000
6.000.000
3
Nhân viện kế toán
04
4.000.000
16.000.000
4
Nhân viên thiết kế
04
4.000.000
16.000.000
5
Nhân viên kinh doanh
06
5.000.000
30.000.000
6
Nhân viên vật tư
02
5.000.000
10.000.000
7
Nhân viên kế hoạch
04
3.000 .000
12.000.000
8
Thủ kho
04
2.000.000
8.000.000
9
Trưởng ca
04
3.000.000
12.000
10
Công nhân sản xuất
300
1.000.000
300.000.000
Tổng cộng
330
425.000.000
+ Chi phí lương: 425.000.000 đ/ tháng
+ Chi phí lương 1 năm: 425.000.000 x 12 tháng = 5.100.000.000 đồng.
* Chi phí BHXH, BHYT, công đoàn: Tính bằng 19% chi phí lương trực tiếp.
+ Chi phí quản lý: Tính bằng 10% tiền lương
+ Chi phí biến đổi khác: Tính bằng 5% doanh thu. Các chi phí biến đổi khác bao gồm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% thu nhập chịu thuế, trong đó, căn cứ theo giấy chấp nhận đầu tư, dự án được hưởng ưu đãi vể thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư, thời gian hoàn trả nợ vay và phương án thu hồi nợ gốc
Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Xác định nguồn thu hồi vốn đầu tư của dự án là nguồn khấu hao cơ bản và nguồn lợi nhuận sau thuế thì thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án và thời gian thu hồi vốn vay là bằng nhau và bằng khoảng 4,60 năm.
Thời gian hoàn trả nợ vay: Nguồn trả nợ vay là từ nguồn khấu hao cơ bản của tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế của dự án.
Theo đề nghị của khách hàng, khách hàng sẽ dùng 100% nguồn khấu hao cơ bản và 100% nguồn lợi nhuận sau thuế để trả nợ, tương ứng với thời gian trả nợ sẽ là 04 năm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vốn vay và đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn vay theo cơ cấu vốn đầu tư ( vốn tự có chiếm 30,8%, vốn vay NHCT chiếm 69,2%), cán bộ tín dụng đề xuất phương án thu hồi nợ như sau: dùng 69,2% nguồn khấu hao cơ bản và 69,2% nguồn lợi nhuận sau thuế để trả nợ, tương ứng với thời gian hoàn trả nợ vay là 4,60 năm.
Bảng 1.11- Số tiền nợ gốc thu hồi các năm đề xuất như sau.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Số gốc phải trả
10.500
13.000
13.000
14.000
10.034
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án:
+ Tỷ suất sinh lợi vốn đầu tư hàng năm: So sánh giữa lợi nhuận sau thuế thu được hàng năm và vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư ta có mức sinh lợi bình quân hàng năm của DA trong vòng 10 năm đầu tiên là: 47,98%( tỷ suất này thấp nhất ở đầu tiên, ở mức 24,38% và cao nhất là từ năm thứ 6 trở đi, ở mức 57,05%). So sánh với mức lãi suất đầu tư dài hạn trên thị trường tài chính là từ 8-9%, ta thấy dự án là có hiệu quả.
+ Điểm hoà vốn hoạt động hàng năm: Từ 41,8% đến 74,3%, mức bình quân 50,9%.
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư và thời gian hoàn trả nợ vay: Dự kiến vốn đầu tư và nợ vay sẽ được thu hồi trong khoảng 4,60 năm. So sánh với thời gian khấu hao tối đa các thiết bị máy móc, nhà xưởng là từ 6-20 năm, thời gian thực hiện dự án là 47 năm, thì dự án là hoàn toàn khả thi về mặt thời gian thu hồi vốn đầu tư.
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất nội hoàn ( IRR):
Chi phí vốn bình quân (WACC): Chi phí vốn vay tính bằng lãi suất trung hạn NHCT Việt Nam tại thời điểm vay vốn. Chi phí vốn chủ sở hữu tính bằng 20% bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay.
Bảng 1.12- Chi phí vốn bình quân WACC.
Chỉ tiêu
Chi phí sử dụng vốn
Tỷ trọng
Chi phí vốn vay
12%
70%
8,4%
Chi phí Vốn chủ sở hữu
20%
30%
6,0%
WACC
100%
14,4%
Giá trị hiện tại ròng (tính cho 10 năm đầu của dự án): 30.736 triệu đ > 0.
Tỷ suất nội hoàn (tính cho 10 năm đầu của dự án): 23,791% > 14,4%
Độ nhạy của dự án: Khi doanh thu giảm tối đa 4,2% hoặc chi phí tăng tối đa 4,8%, dự án vẫn đảm bảo NPV > 0 và IRR > WACC = 14,4%. Dự án là có hiệu quả. (Chi tiết theo phụ lục tờ trình số 4 và số 5 kèm theo).
Căn cứ vào các nội dung tính toán và thẩm định cụ thể ở trên có thể đáng giá chung về phương diện kinh tế tài chính là dự án đã thể hiện được tính hợp lý trong việc lựa chọn phương án kinh doanh, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả về mặt tài chính.
B.7- Những rủi ro dự kiến, phương án khắc phục.
+ Rủi ro trong kinh doanh:
Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay do nhu cầu về sản phẩm bao bì tại khu vực KCN Hưng Yên nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung đang rất cao trong khi sản phẩm của các nhà máy hiện có không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong thời gian tới khả năng sẽ có thêm một số nhà máy sản xuất bao bì ra đời. Tuy nhiên cùng với quy trình công nghệ sản xuất hiện đại của mình, bên cạnh đó với mối quan hệ từ lâu năm với các khách hàng lớn như: Tập đoàn Hoà Phát, Công ty Vinamilk, Công ty dầu thực vật Cái Lân…. thì sức cạnh tranh trên thị trường của công ty là tương đối lớn.
Rủi ro về quản lý: Trước đây công ty đã có bộ phận quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy cũ do vậy với kinh nghiệm
hiện có của bộ phận lãnh đạo, sau khi ra đời khả năng công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chỉ đạo các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhà máy mới là rất thấp.
Rủi ro về thị trường: Với nhu cầu ngày càng cao về mặt hàng bao bì của thị trường đồng thời với sự phát triển của các nhà máy sản xuất bao bì trong nước thì rủi ro về thị trường đầu ra là không tránh khỏi do các bạn hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng bao bì, số lượng, giá cả bao bì và cả thời gian đáp ứng được nhu cầu cung cấp bao bì, bên cạnh đó, khách hàng lại có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản xuất bao bì có đáp ứng được hay không phụ thuộc nhiều vào khâu cung ứng nguyên vật liệu, phụ thuộc vào giá cả và chất lượng nguyên vật liệu, chính vì vậy, việc điều chỉnh của thị trường đầu vào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Rủi ro tài chính:
Rủi ro từ việc hoàn trả vốn vay: Nguồn vốn trả nợ ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Do vậy rủi ro về vấn đề hoàn trả vốn vay có thể xảy ra ngoại trừ trường hợp nhà máy đạt được doanh thu như kế hoạch.
Rủi ro tỷ giá: Một số máy móc thiết bị công ty sẽ nhập khẩu từ nước ngoài do vậy trước mắt tác động của sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó sau khi nhà máy đi vào hoạt động một số nguyên vật liệu đầu vào công ty sẽ phải nhập khẩu. Do vậy đòi hỏi công ty phải chủ động trong việc dự báo và cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt .
+ Rủi ro vĩ mô: Do lĩnh vực hoạt động của công ty không mang tính nhạy cảm do vậy sự thay đổi chính sách của nhà nước sẽ ít ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
B.8- Bảo đảm tiền vay.
+ Biện pháp bảo đảm tiền vay: Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ nhà xưởng và máy móc thiết bị của dự án sẽ được xây dựng và lắp đặt tại địa chỉ đường 206, Khu B, Khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
+ Hồ sơ tài sản bảo đảm:
Hợp đồng thuê lại Quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng số 40/HĐTLĐ/KCN ký giữa Công ty Quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A với Công ty cổ phần Ngọc Diệp ngày 27/04/2007.
Hồ sơ bàn giao mốc giới ký giữa Công ty Quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A với Công ty cổ phần Ngọc Diệp ngày 28/04/2007.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình nhà xưởng sản xuất; Hồ sơ thiết kế kĩ thuật công trình nhà máy; Các hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc về việc xây dựng nhà xưởng.
Các hợp đồng kinh tế mua bán các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như: diàn máy sóng, máy phát điện, máy dán thùng carton…
+ Giá trị tài sản bảo đảm tạm tính là 90.108.761.621 VNĐ.
Các nội dung cụ thể về việc thế chấp sẽ được cụ thể hoá tại Hợp đồng thế chấp tài sản riêng biệt được ký kết giữa hai bên.
B.9- Dự kiến lợi ích của NHCT nếu chấp thuận để cho vay để thực hiện dự án:
Dự kiến sau khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng, NHCT Ba Đình sẽ thu được các lợi ích sau đây:
+Lợi ích tài chính:
Lãi vay: Thiết lập quan hệ tín dụng, NHCT Ba Đình dự kiến sẽ thu được tổng số lãi tiền vay là 25.192 triệu đồng trong vòng 4 năm.
Phí mở L/C: Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, lượng nguyên vật liệu cần nhập khẩu của nhà máy sẽ rất lớn và thường xuyên. Việc mở L/C cho nhập khẩu các nguyên liệu này sẽ mang lại khoản phí lớn cho ngân hàng.
Phí chuyển tiền: Phí cho các khoản chuyển khoản của công ty để phục vụ mua nguyên vật liệu và máy móc trong nước.
+ Lợi ích phi tài chính:
Hiện nay, công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp là một khách hàng truyền thông và chiến lược của NHCT Ba Đình. Việc thiết lập quan hệ tín dụng với công ty cổ phần Ngọ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21756.doc