MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 3
I.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai 3
1.vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế 3
2.Vai trò & nội dung quản lý nhà nước về đất đai 4
a.Vai trò quản lý nhà nước về đất đai 4
b.Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai 5
II.Nội dung của thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 6
1.Khái niệm thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 6
a.Khái niệm thanh tra về đất đai 6
b.Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai 7
c.Giải quyết khiếu nại về đất đai : 8
2.Sự cần thiết phải thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 8
a.ý nghĩa của công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 8
b.Mục đích, vai trò công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 9
3.Nội dung của công tác thanh tra trong quản lý đất đai 10
III. Các quy định pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 11
1. Thẩm quyền của thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 11
a.Thẩm quyền của thanh tra viên 11
b.Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan địa chính trong giải quyết khiếu nại về đất đai 12
2. Nguyên tắc trong quá trình xét, giải quyết khiếu nại đất đai 13
a.Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai 13
b. Những quan điểm chủ yếu cần quán triệt khi giải quyết khiếu nại 13
3. Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai 15
a.Tổ chức tiếp dân & nhận đơn khiếu nại 15
b. Quản lý & xử lý đơn thư khiếu nại 16
c. Giải quyết đơn thư khiếu nại đất đai 16
4. Quyền & nghĩa vụ của người khiếu nại &bên bị khiếu nại 17
a.Quyền &nghĩa vụ của người khiếu nại 17
b.Quyền &nghĩa vụ của bên bị khiếu nại 18
IV. TÌNH HÌNH ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI TRÊN CẢ NƯỚC 18
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI SỞ ĐỊA CHÍNH HÀ TÂY
22
I. Tình hình chung công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai ở Sở Địa Chính Hà Tây 22
1.Tình hình chung công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây 22
2. Tình hình khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây 27
II. Tổ chức thực hiện thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai tại sở Địa Chính Hà Tây 33
1. Tiếp nhận đơn thư, tài liệu liên quan qua công tác tiếp công dân 34
Trình tự nội dung tiếp công dân của các cán bộ Sở Địa Chính Hà Tây 37
2. Xử lý ban đầu & quản lý đơn thư khiếu nại đất đai 42
a. Xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại 42
b. Quản lý đơn thư khiếu nại 45
3. Tình hình giải quyết khiếu nại đất đai tại sở Địa Chính Hà Tây 46
A. Trình tự giải quyết khiếu nại của các cán bộ thanh tra Sở Địa Chính Hà Tây thường làm 48
a. Công tác chuẩn bị giải quyết khiếu nại của cán bộ thanh tra 48
b. Cán bộ thanh tra vận dụng các nghiệp vụ để thu thập thông tin, xác định chứng cứ 50
c. Tổng hợp báo cáo, nêu các phương án giải quyết & có kiến nghị 53
B. Kết quả công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai đã có những 55
III. Nguyên nhân của việc tồn đọng nhiều đơn thư khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây 61
1. Số lượng đơn thư khiếu nại nhiều nguyên nhân do quản lý đất đai bị buông lỏng nhiều năm dẫn đến việc quản lý hồ sơ địa chính không đầy đủ làm kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại 61
2. Do hệ thống các văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế nên khó khăn cho việc áp dụng khi giải quyết khiếu nại 62
3. Tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở chưa nghiêm túc các công cụ pháp luật, chưa đúng trình tự, khiếu nại thiếu chứng cứ pháp lý, công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng nên quyết định giải quyết khiếu nại của cấp cơ sở chưa mang tính thuyết phục & việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại còn chậm trễ dẫn đến vụ khiếu nại dai dẳng kéo dài 64
4. Đội ngũ cán bộ địa chính nói chung & cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại nói riêng còn thiếu & yếu, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập & còn kiêm nhiệm nhiều đặc biệt là cấp cơ sở dẫn đến việc giải quyết khiếu nại cấp cơ sở chưa tốt, vẫn có khiếu nại sai về trình tự, thủ tục, thẩm quyền 66
PHẦN III: Một số kiến nghị nhằm giải quyết tốt khiếu nại đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây 68
1. Dự báo & giải pháp thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm tới 68
2.Trước hết tăng cường pháp chế XHCN, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại 71
a.Tăng cường tính khả thi của các văn bản pháp luật, các chính sách đền bù 71
b. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai bằng pháp luật tránh sự buông lỏng quản lý 72
c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 72
3.Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường hoạt động, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 73
a. Tăng cường hoạt động của cán bộ thanh tra ĐC 73
b. Củng cố tổ chức bộ máy thanh tra ĐC 74
c. Bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 74
4.Giải quyết triệt để khiếu nại, xử lý kịp thời, cương quyết & nghiêm minh các hành vi vi phạm đất đai, tranh chấp đất đai & tăng cường công tác tiếp dân
75
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 79
Mục lục
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gửi lên 14 huyện, thị xã trong năm 2000 là rất lớn và tăng nhiều so với năm 1999. Trong đó số đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, điều đó chứng tỏ tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn, vượt cấp còn diễn ra phổ biến.
Sang đến năm 2001 số lượng đơn thư khiếu nại có phần biến chuyển tích cực, số lượng đơn thư khiếu nại 14 huyện, thị xã nhận được là 372 đơn, trong đó có 217 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 58%. Tuy số lượng đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhưng số lượng đơn thư khiếu nại kể cả thuộc thẩm quyền hay không thuộc thẩm quyền đều đã giảm so với năm 2000 là 224 đơn, giảm so với năm 1999 là 112 đơn. Điều đó là rất mừng cho cán bộ ngành Địa Chính. Phần nào đó đã chứng minh được sự ổn định trên địa bàn tỉnh Hà Tây, công tác giải quyết khiếu nại ở cấp xã, cấp cơ sở đã có phần nào được các lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo, đã phần nào có kết quả tốt. Người dân phần nào đã hiểu biết về pháp luật, họ phần nào hài lòng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của các cán bộ Địa Chính. Mà điển hình là các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Phú Thọ, Đan Phượng…
Song bên cạnh đó, số lượng đơn thư khiếu nại vẫn còn rất lớn so với số lượng cán bộ giải quyết khiếu nại. Đặc biệt ở cấp cơ sở, các cán bộ Địa Chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình quản lý đất đai. Vì vậy lượng đơn thư khiếu nại tồn đọng còn nhiều sang năm tiếp theo, dẫn đến các vụ khiếu nại bị kéo dài thời gian giải quyết, người dân không hiểu được lí do trì trệ việc giải quyết đơn thư khiếu nại ở cấp cơ sở. Nên họ không chờ đợi được đến lúc cấp cơ sở giải quyết cho họ, vì vậy dẫn đến tình trạngdt khiếu nại lan tràn, vượt cấp. Trong khi đó những đơn thư khiếu nại gửi vượt cấp do không đúng thẩm quyền giải quyết, không đúng trình tự giải quyết, nên những đơn thư khiếu nại đó lại được gửi đúng đến nơi có thẩm quyền ( nếu có theo đúng theo luật khiếu nại tố cáo quy định). Như vậy vô tình đã làm kéo dài thời gian của người khiếu nại, làm chậm việc giải quyết khiếu nại của công dân. Làm cho người dân gửi đơn thư khiếu nại luôn trong tình trạng chờ đợi không tin tưởng vào cán bộ giải quyết khiếu nại. Họ nghi ngờ gây cho vụ việc càng phức tạp hơn. Điển hình là các huyện Thường Tín, Thạch Thất, Hoài Đức….
Nguyên nhân của khiếu nại là do công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã bị buông lỏng nhiều năm trước đây dẫn đến tình trạng dân tự chiếm quỹ đất của Nhà nước một cách lan tràn, việc mua bán trái phép cũng không ngừng diễn ra, việc giao cấp đất lại tuỳ tiện nên tình trạng tranh chấp, khiếu nại đất đai là không tránh khỏi. Bên cạnh đó công tác quản lý hồ sơ địa chính không chặt chẽ, thông tin không cập nhật được nên hiện trạng đất thay đổi rất nhiều so với hồ sơ quản lý, các văn bản pháp luật còn chưa rõ ràng, thiếu sự nhất quán. Người dân lợi dụng kẽ hở đó nên gửi khiếu nại lan tràn khắp nơi, một phần do họ ít hiểu biết pháp luật, một phần do cố tình để đạt được lợi ích của riêng mình nên họ dùng mọi thủ đoạn, mọi phương thức để khiếu nại. Khi khiếu nại ở cấp dưới không được họ lại tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hòng đạt được mục đích của mình, dẫn đến số lượng đơn thư khiếu nại đất đai rất lớn.
Trong khi đó cán bộ giải quyết khiếu nại tại cấp cơ sở còn thiếu, lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, cán bộ cấp xã lại thay đổi thường xuyên theo nhiệm kỳ nên việc giải quyết đã khó, việc theo dõi thi hành quyết định còn khó hơn. Vì vậy, người dân ít tin tưởng vào việc giải quyết khiếu nại cấp cơ sở từ đó phát sinh tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn vượt cấp.
II. Tổ chức thực hiện thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai tại
Sở Địa Chính Hà Tây :
Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động xã hội nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc phát hiện công dân, nhân viên cơ quan nhà nước, các tổ chức, tập thể khác có hành vi trái pháp luật, trái đạo lý, có hại cho lợi ích xã hội, tập thể….công dân đều có quyền đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo với chính quyền các cấp. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng pháp luật đã quy định.
Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đúng đắn, có hiệu quả thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại là trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân được tôn trọng, quyền lợi được bảo vệ, băn khoăn vướng mắc được giải quyết, những hành vi trái pháp luật được xử lý thì quan hệ khăng khít giữa nhân dân, Đảng và Nhà nước được củng cố, nền dân chủ XHCN được phát huy, tính tích cực sáng tạo của dân tộc được nâng cao.
Bởi vậy, quyền được khiếu nại của công dân đối với các cấp chính quyền mang thẩm quyền nhà nước, không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào, địa phương nào và nó được thể hiện qua quá trình giải quyết khiếu nại đất đai của các cán bộ thanh tra Sở Địa Chính Hà Tây như sau.
1.Tiếp nhận đơn thư, tài liệu liên quan qua công tác tiếp công dân:
“Tiếp dân là bước đầu giải quyết đơn thư khiếu nại”
Lịch sử hào hùng của dân tộc đã để lại cho chúng ta một bài học quý “Biết lấy dân làm gốc”. Sức mạnh tiềm tàng đó được khơi dậy phát huy đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, đánh bại mọi kẻ thù, giành thắng lợi vẻ vang trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Mà lịch sử đã chứng minh cho ta thấy điều đó. Đảng và Nhà nước ta có được ngày hôm nay cũng là luôn tâm niệm rằng “Dân là gốc”. Thấm nhuần bài học lịch sử trên, công tác thanh tra cũng dựa vào dân, việc tiếp công dân là rất quan trọng, là bước đầu tiên của việc giải quyết đơn thư khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại đất đai nói riêng.
Thực hiện quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo nghị định 89-CP của Chính phủ và quy định tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo QĐ 1245 QĐ/UB ngày 26/9/1997 của UBND tỉnh Hà Tây về việc tiếp công dân trên địa bàn toàn tỉnh được tăng cường thực hiện. Hầu hết các cấp, các ngành đều có trụ sở tiếp công dân, do vậy việc tiếp công dân rất được trú trọng.
Trên cơ sở đó, Sở Địa Chính Hà Tây luôn coi công tác tiếp công dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sở đã bố trí phòng tiếp công dân, lịch tiếp công dân, phân công cán bộ tiếp công dân và các lãnh đạo trực tiếp tham gia tiếp công dân. do vậy việc tiếp công dân thường xuyên và định kỳ được tổ chức thực hiện đều đặn vào thứ tư hàng tuần. Phòng tiếp dân sạch sẽ lịch sự, có bảng quy định để cán bộ tiếp công dân và công dân đến đề bạt có trách nhiệm thực hiện, tạo điều kiện tốt cho nhân dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh ý kiến của mình.
a.Cán bộ được bố trí tiếp dân thứ 4 hàng tuần của Sở gồm
Năng lực của cán bộ tiếp dân liên quan đến sự thành công hay thất bại
của công việc. Do đó việc phân công cán bộ tiếp công dân cần có trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, có trình độ tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật. Người cán bộ tiếp dân phải có thái độ đúng mức, biết phàn đoán sự việc, tóm tắt và nhận định sự việc chính xác, biết hướng công dân vào trọng tâm sự việc. Nên sở đã phân công các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc sở, cử một số các đồng chí Trưởng, Phó phòng chức năng của sở để tham gia ban tiếp dân của tỉnh theo yêu cầu của UBND tỉnh, định kỳ vào thứ 4 hàng tuần. Đồng thời phòng thanh tra của sở cử các cán bộ thanh tra thường xuyên cùng tiếp với các lãnh đạo, chịu trách nhiệm tổng hợp ghi chép nội dung vụ việc và sở cũng duy trì đều đặn lịch tiếp dân tại sở vào thứ 4 hàng tuần theo quy định, mỗi tuần 2 người.
b.Phương tiện phòng tiếp công dân
Địa điểm tiếp công dân phải thuận lợi để dân đến làm việc, đề bạt nguyện vọng dễ dàng, vì đây là nơi đại diện cho cơ quan Nhà nước, chính quyền tiếp đón công dân. ở sở Địa Chính phòng tiếp công dân được để ở tầng1 ngay cổng ngõ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đêns trình bày ý kiến của mình. Trong phòng có đủ những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp dân như bàn ghế, ấm chén, quạt, sổ sách làm việc, bản quy định nội quy của phòng…
c.Nguyên tắc khi tiếp dân đến khiếu nại của sở Địa Chính Hà Tây
Để bảo đảm công tác tiếp dân đạt kết quả tốt, Sở đề ra nguyên tắc tiếp dân, các cán bộ tiếp dân phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
*Tôn trọng quyền khiếu nại của công dân:
Điều 74, Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 đều khẳng định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan Nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự tôn trọng đó được thể hiện đầu tiên và trước hết ở việc tiếp xúc với dân. Những tổ chức tiếp dân, những cán bộ được thay mặt Nhà nước tiếp dân phải thể hiện thái độ, cử chỉ ứng xử lịch sự, nhiệt tình nghiêm túc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, đề nghị, nguyện vộng của dân.
*Khách quan, công khai, dân chủ
Khách quan để đảm bảo việc xem xét, xử lý đúng với bản chất sự việc, phù hợp với diễn biến của thực tế sự việc. Trong quá trình giải quyết phải tôn trọng yếu tố khách quan, tránh áp đặt các ý kiến chủ quancủa mình làm cho sự việc thêm phức tạp, kết quả sẽ sai lệch với thực tế xảy ra.
Công khai thể hiện ở việc tiếp công dân được tổ chức đoàng hoàng, công minh, chính đại tại phòng tiếp dân hoặc địa điểm tiếp dân theo đúng pháp luật. Bất cứ công dân nào cũng có quyền khiếu nại, phản ánh trình bày ý kiến chính đáng của mình tại phòng tiếp dân. Các cán bộ tiếp dân của sở luôn có trách nhiệm ghi nhận một cách trung thực và phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Dân chủ được thể hiện qua quyền bình đẳng của các công dân trước pháp luật. Mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình đạt lý.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, các cán bộ sở luôn kết hợp chặt chẽ các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
*Thận trọng
Những công dân đến khiếu nại tại sở bao giờ cũng đưa ra những nội dung chứng cứkhẳng định sự việc của mình là đúng, khẳng định bản thân họ bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, họ đã tạo ra những cử chỉ gây xúc động, xiêu lòng các cán bộ tiếp dân để thúc ép làm theo ý đồ của cá nhân họ. Trong mọi tình hình cụ thể, các cán bộ tiếp dân luôn phải sáng suốt, bình tĩnh, thận trọng xem xét sự việc một cách chính xác, có căn cứ khoa học. Các cán bộ tiếp dân tại sở không bao giờ hứa hẹn hoặc khẳng định ngay một vấn đề gì khi không có đủ căn cứ hoặc khong rõ vụ khiếu nại người dân đang trình bày. Chỉ bày tỏ thái độ khi có đủ căn cứ chính xác, hiểu rõ về vụ việc khiếu nại đó và trong phạm vi có thẩm quyền. Các cán bộ luôn hết sức thận trọng khi phát ngôn và đưa ra chứng kiến.
d.Trình tự, nội dung tiếp dân của các cán bộ Sở Địa Chính Hà Tây
Mỗi công dân đến làm việc với cán bộ tiếp dân thường có những cách trình bày, diễn giải khác nhau. Tuỳ phong độ, tuổi tác, giới tính, trình độ hiểu
biết của họ mà cán bộ tiếp dân có cách ứng xử cho phù hợp.
*Tiếp xúc ban đầu:
Khi người dân đến phòng tiếp dân, các cán bộ tiếp dân ở sở luôn lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn, đúng mực, đó là phương châm tiếp dân của cán bộ sở. Bất kỳ tình hình nào cũng không có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hoá. Vì công dân đến khiếu nại thường ở tâm trạng đang bị xâm hại về quyền lợi, bị ức chế về tinh thần, nên họ dễ nóng vội, mất bình tĩnh. Cán bộ tiếp dân vẫn nhã nhặn động viên họ trình bày tuỳ thuộc đối tượng mình tiếp là ai, nam hay nữ, tuổi tác bao nhiêu, đến đề nghị vấn đề gì để ứng xử cho phù hợp. Nếu người khiếu nại có thái độ nóng nảy, các cán bộ đã kiên trì nhã nhặn, mềm dẻo mà không được thì yêu cầu họ trình bày rõ ràng, cụ thể, cô đọng và có bằng chứng minh hoạ. Nếu những người khiếu nại tỏ ra xúc động, cán bộ động viên họ, tạo điều kiện để họ phấn khởi, bình tĩnh trình bày mục đích, nội dung, yêu cầu sự việc cần giải quyết. Người có thái độ thiếu văn hoá thì cán bộ tiếp dân xác định tư tưởng cho họ đây là cơ quan Nhà nước cần nghiêm túc. Trong mọi tình huống, người tiếp dân phải giành thế chủ động, sáng suốt phán đoán sự việc, kết luận sự việc chính xác, có đầy đủ cơ sở khoa học.
*Quá trình làm việc.
Sở đã có quy định rõ đối với các cán bộ tiếp dân tại bàn làm việc cần ghi rõ ngày, họ tên, địa chỉ, nội dung người dân đến làm việc vào sổ tiếp dân.
Sau đó yêu cầu họ cung cấp đơn từ, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
( nếu có ).
Ví dụ như sau:
Bảng 6: Công tác vào sổ tiếp dân của các cán bộ tiếp dân năm 2001
Ngày tháng
Họ tên của
cán bộ tiếp dân
Họ tên
công dân
Địa chỉ của
công dân
Nội dung khiếu nại,
tố cáo,
kiến nghị
Ghi chú
2/5
Hồ Văn Thanh
Lại Hà Nhi
Ta Nai-Hoài Đức
KN-tranh chấp ngõ đi
Đang xem
2/5
Hồ Văn Thanh
Chu Văn Hà
Cổ Đô-
Ba Vì
KN-đòi lại đất cũ
11/5
Phú Cương
Lưu Bá Chi
Sa La-
Hà Đông
KN-đòi đền bù giảiphóng
Báo cáo
11/5
Phú Cương
Lương An
Tê Quả-
Thanh Oai
KN-tranh chấp với ông Kha
Nguồn: Báo cáo công tác tiếp dân tại Sở Địa Chính Hà Tây
Khi công dân đưa đơn thư khiếu nại, các cán bộ tiếp dân cần xem xét đơn, tài liệu để phân loại đơn và sau này xác định tính thật giả, độ tin cậy của tài liệu đó. Nếu đơn khiếu nại quá thời hiệu hoặc khiếu nại sai thì các cán bộ tiếp dân giải thích để họ tự rút đơn. Nếu nội dung không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn họ đến cơ quan có thẩm quyền để trình bày. Nếu nội dung thuộc thẩm quyền thì cán bộ tiếp dân yêu cầu họ trình bày, lắng nghe và phán đoán sự việc, lưu ý họ cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề. Đồng thời ghi lại một cách nghiêm túc, tỷ mỉ thành biên bản những ý kiến, những điều dân trình bày. Có điều gì người dân còn chưa rõ, còn thắc mắc thì cán bộ tiếp dân giải thích cho họ hiểu.
Với những trường hợp đoàn đông người cùng đến khiếu nại thì cán bộ tiếp dân yêu cầu họ cử đại diện để làm việc và bố trí nơi chờ đợi cho những người còn lại. Với những đoàn người có hành vi quá khích, gây rối thì sở luôn có biện pháp đảm bảo an toàn và ngăn chặn kịp thời khi cần thiết.
Sau đó cán bộ tiếp dân đọc biên bản để họ nghe, yêu cầu họ ký vào biên bản. Nếu có tài liệu kèm theo đơn thì cán bộ yêu cầu họ cung cấp và có xác nhận. Với những đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì viết phiếu hẹn hoặc hẹn ngày gặp gỡ với đương sự. Các cán bộ tiếp dân bổ xung các nội dung vào sổ tiếp dân, hoàn chỉnh hồ sơ để trình lãnh đạo và bàn giao cho người trực tiếp giải quyết từng vụ cụ thể theo sự phân công của đồng chí Tránh Thanh tra sở.
Trong 2 năm qua chỉ riêng Sở Địa Chính Hà Tây đã tiếp không biết bao nhiêu lượt người, không kể các cán bộ Sở Địa Chính tiếp tại các địa điểm ở các huyện, thị xã và các xã theo yêu cầu của UBND tỉnh. Có thể nói số lượng người đến thì rất lớn tính theo lượt người. Nhưng có người đến hàng chục lượt trong một thời gian ngắn, lí do họ không chờ đợi được là vì vụ việc khiếu nại liên quan đến những công việc cấp bách như tranh chấp ranh giới phát sinh trong quá trình xây nhà, đòi đền bù giải phóng mặt bằng…Có nhiều người lại gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền, họ gửi lan tràn đơn thư khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền khác nhau hoặc tình trạng gửi đơn thư khiếu nại vượt cấp cũng phổ biến do họ không tin tưởng vào cấp cơ sở giải quyết khiếu
nại . Hay họ lo sợ phải chờ đợi., hoặc một số người không hiểu biết về luật nói chung, luật khiếu nại, tố cáo nói riêng nên đơn thư khiếu nại gửi lên sở Địa Chính thì nhiều nhưng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở là rất ít. Để chứng minh điều đó ta có thể thông qua báo cáo của sở Địa Chính như sau:
Bảng 7: Tổng hợp quyết tình hình tiếp dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại
tại sở Địa Chính Hà Tây trong 3 năm 2000- 2002
Nguồn: Báo cáo công tác của sở Địa Chính
Tháng
Năm 2000
Năm 2001
Năm2002
Tiếp dân
Nhận đơn thư khiếu nại
Tiếp dân
Nhận đơn thư khiếu nại
Tiếp dân
Nhận đơn thư khiếu nại
Số buổi
Lượt người
Tổng số đơn
Sốđơn
Thuộc
thẩm quyên
Số đơn không thuộc thẩm quyền
Số buổi
Lượt người
Tổng số đơn
Số đơn thuộc
thẩm quyền
Số đơn
không thuộc thẩm quyền
Số buổi
Lượt người
Tổng số đơn
Số đơn thuộcthẩm quyền
Số đơn
không
thuộcthẩmquyền
1
5
28
19
9
10
4
23
18
5
13
5
17
8
2
6
2
2
10
3
0
3
3
10
4
1
3
3
8
5
0
5
3
5
33
12
6
6
5
30
16
8
8
4
12
6
1
5
4
4
27
12
0
12
4
21
15
9
6
5
4
48
34
11
23
4
15
9
2
7
6
5
42
21
6
15
5
27
20
5
15
7
4
43
36
5
31
4
42
37
7
30
8
4
47
25
5
20
4
39
31
6
25
9
5
42
32
7
25
5
51
42
8
34
10
4
28
28
7
21
4
36
29
6
23
11
4
16
15
1
14
4
26
8
3
5
12
5
20
15
1
14
5
35
6
2
4
Tổng
51
384
221
58
163
51
355
235
62
173
12
37
19
3
16
Nhận xét:
Qua báo cáo tình hình tiếp dân tại sở Địa Chính ta thấy tình trạng đơn thư khiếu nại diễn biến theo chiều hướng ngáy càng phức tạp về nội dung, tính chất, gay gắt về mức độ. Số lượt người đến phòng tiếp dân là rất lớn. Năm 2000 tổng lượt người đến là 384 lượt, trong đó tổng số đơn thư khiếu nại là 221 đơn, thì có 58 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, còn 163 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 74% tổng số đơn thư khiếu nại, như vậy chỉ có 26% là đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết. Sang đến năm 2001 có tất cả 355 lượt người đến phòng tiếp dân, có 235 đơn thư khiếu nại thì chỉ có 62 đơn thư khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 26% tổng số đơn thư khiếu nại, còn 173 đơn thư khiếu nại là không thuộc thẩm quyền chiếm 74% tổng số đơn thư khiếu nại. So với năm 2000 thì số lượt người đến phòng tiếp dân có giảm là 29 lượt người, nhưng tổng số đơn thư khiếu nại thì tăng 4 đơn, tuy vậy tỉ lệ đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết thì không đổi.
Qua đó ta có thể thấy được số lượng đơn thư khiếu nại vẫn không ngừng tăng lên trong năm 2001. Mặc dù số đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền là rất nhỏ (chỉ chiếm 26% ) so với tổng số đơn thư khiếu nại đất đai. Điều đó càng chứng minh cho ta thấy tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn là rất phổ biến, có đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền của cơ quan, ngành đó giải quyết, có đơn thư khiếu nại không đúng trình tự giải quyết.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là người dân ít hiểu biết về luật, lại không tin tưởng vào cấp cơ sở giải quyết khiếu nại, nên họ thường gửi đơn thư khiếu nại lên cấp tỉnh. Nhưng vì không đúng trình tự giải quyết khiếu nại nên các đơn thư khiếu nại đó lại được chuyển về các cấp cơ sở để giải quyết. Điều đó làm cho tình trạng đơn thư khiếu nại hông đúng thẩm quyền có tỷ lệ rất cao (chiếm 74%) tổng số đơn thư khiếu nại tại sở Địa Chính. Cứ như vậy chỉ làm kéo dài thời gian của những người đi khiếu nại, làm cho tinh thần của họ hoang mang.
Khi đó các cán bộ tiếp dân cần giải thích, hướng dẫn người khiếu nại làm theo quy định của pháp luật: đúng trình tự, đúng nơi có thẩm quyền là rất cần thiết. Tránh người đi khiếu nại hiểu nhầm các cán bộ tiếp dân lảng tránh việc giải quyết khiếu nại của họ.
Sang năm 2002 tuy chỉ có số liệu quý I nhưng ta đã thấy số lượng đơn thư khiếu nại giảm hẳn so với 3 tháng đầu năm 2000 và 2001. Số lượt người đến trong 3 tháng đầu năm 2002 là 37 lượt người, giảm so với 3 tháng đầu năm 2001 là 26 lượt, giảm so với 3 tháng đầu năm 2000 là 34 lượt. Số đơn thư khiếu nại cũng giảm hẳn so với 3 tháng đầu năm 2001 là giảm 19 đơn, so 3 tháng đầu năm 2000 giảm 15 đơn. Ngay cả số đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 tháng đầu năm 2002 cũng chỉ có 3 đơn chếm 16% tổng số đơn thư khiếu nại, giảm hẳn so với 3 tháng đầu năm 2001 là 11 đơn và giảm so 3 tháng đầu năm 2000 là 12 đơn. Như vậy qua báo cáo số liệu 3 tháng đầu năm 2002 chúng ta đã thấy được số lượt người đến cũng giảm, số đơn thư khiếu nại (cả thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc thẩm quyền giải quyết) cũng giảm so với 2 năm trước, điều đó đã phần nào thấy được tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại đang diễn ra rất tốt đẹp. Người dân cũng phần nào ổn định cuộc sống của họ, tranh chấp cũng ít xảy ra hơn, chỉ có một số ít vụ việc còn phức tạp nên việc giải quyết không tránh khỏi sự trì trệ. Số lượt người đền phòng tiếp dân cũng ít hơn vì phần nào họ đã an tâm tin tưởng vào các cán bộ thanh tra sở Địa Chính đang giải quyết khiếu nại cho họ, để lấy lại được sự công bằng mà công dân đáng được hưởng.
2.Xử lý ban đầu và quản lý đơn thư khiếu nại đất đai :
a.Xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại đất đai
Đây là bước tiếp theo của việc giải quyết khiếu nại mà các cán bộ thanh tra sở Địa Chính thường làm. Giải quyết khiếu nại của công dân phản ánh với các cấp có thẩm quyền thường có nội dung hết sức đa dạng, phong phú, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu, xử lý đơn thư khiếu nại của công dân là một trong những khâu cần thiết và quan trọng.
Xử lý tốt sẽ giúp cơ quan Nhà nước có cơ sở để giải quyết, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của dân một cách kịp thời, quyền lợi hợp pháp của công dân được khôi phục, oan ức được thanh minh, những điều sai trái với pháp luật, những kể vi phậm bị phát hiện và được xử lý, quản lý nhà nước được uốn nắn.
Xuất phát từ ý nghĩa đó mà các cán bộ thanh tra sở Địa Chính rất quan tâm đến việc xử lý đơn thư khiếu nại này. Đó là các việc :Tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn thư khiếu nại.
Công việc xử lý ban đầu của cán bộ thanh tra để phục vụ cho quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại đất đai sau này, nó đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời và chính xác. Bởi vì công dân đến khiếu nại đều có tâm trạng nặng nề, căng thẳng nên trình bày không rõ ràng hoặc “thổi phồng quan trọng hoá vụ việc”, đơn thư không theo trình tự. Nên khi sở nhận được đơn thư khiếu nại của công dân thì phải vào sổ, đóng dấu nơi tiếp nhận rồi tiến hành phân loại thành đơn thư khiếu nại đúng thẩm quyền hay không đúng thẩm quyền.
Với đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền thì các cán bộ Địa Chính, thanh tra địa chính phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: như đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền về trình tự giải quyết, thì các cán bộ thanh tra sở Địa Chính sẽ chuyển về nơi có thẩm quyền theo trình tự giải quyết và hướng dẫn người khiếu nại biết trinhf tự giải quyết khiếu nại.
Với những đơn thư không giải quyết thì các cán bộ thanh tra thông báo cho dân biết, hay những đơn thư nội dung không rõ ràng, không có căn cứ để tiến hành các thủ tục giải quyết thì cán bộ thanh tra sở cũng thông báo cho nơi gửi hoặc chuyển tiếp theo quy định của pháp luật. Còn đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ thanh tra sở có trách nhiệm chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Với đơn thư khiếu nại đúng thẩm quyền thì các cán bộ thanh tra kiểm tra các yếu tố pháp lý của tài liệu, đọc qua đơn của công dân xem có rõ ràng về nội dung, căn cứ không.
Sau đó cán bộ thanh tra vào sổ, tóm tắt vụ việc, ghi họ tên, địa chỉ người khiếu nại. Báo cáo lãnh đạo: Giám đốc,Phó Giám đốc sở, Tránh Thanh tra,Phó Tránh Thanh tra để có quyết định thụ lý giải quyết. Sau đó Tránh Thanh tra trực tiếp phân công cán bộ thụ lý giải quyết, cán bộ thanh tra được phân công giải quyết sẽ nhận hồ sơ để nghiên cứu.
Ví dụ công việc vào sổ và phân loại khiếu nại của cán bộ xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại
Bảng 8: Công tác xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền tại Sở Địa Chính Hà Tây năm 2001
Số TT
Nội dung đơn thư khiếu nại
Số lượng đơn thư khiếu nại
1
Tranh chấp ngõ đi cá nhân
với một số người
14
2
Tranh chấp ranh giới
17
3
Tranh chấp QSDĐ
5
4
Đòi đất cũ
7
5
Đòi đất HTX
8
6
Đòi đền bù giải phóng mặt bằng
4
7
Đòi QSDĐ
5
8
Đòi đất 5% kinh tế phụ
2
Tổng
62
Nguồn: Báo cáo công tác tiếp dân của phòng thanh tra
Công việc này sẽ do cán bộ tiếp dân tại sở Địa Chính Hà Tây tổng hợp và báo cáo lãnh đạo. Khi nhận được đơn khiếu nại họ phải phân ra từng loại khiếu nại, có địa chỉ của người khiếu nại, ghi rõ các quyết định của UBND huyện, nội dung các quyết định đó để phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại sau này. Như vậy các khiếu nại tập trung chủ yếu là tranh chấp ngõ đi, tranh chấp ranh giới, đòi lại đất cũ, đòi giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân do quản lý đất đai nhiều năm trước để lại, sự biến động đất đai lại rất lớn, trong khi đó sự cập nhật sự biến động đó gần như không có dẫn đến người dân lấn chiếm đất nhiều. Đến nay đất đai có giá dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi đất quyết liệt gây khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi vụ việc đang được giải quyết, mà đương sự vẫn tiếp tục gửi đơn, tài liệu đến thì cán bộ tiếp dân thu thập, xử lý ban đầu và chuyển giao cho cán bộ thanh tra trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc đó.
Qua công tác xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại đất đai này sẽ trực tiếp giúp ích cho các cán bộ thụ lý giải quyết một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, bảo đảm được quá trình giải quyết hết sức khoa học, tránh tình trạng ùn tắc và đùn đẩy. Qua đó mới biết đơn thư khiếu nại nào đủ điều kiện pháp lý phải đựoc giải quyết theo đúng trình tự theo luật định, những đơn thư không đúng thẩm quyền được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh mất thời gian lãng phí của cán bộ đang giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những đơn thư nhờ giải thích chính sách, pháp luật, góp ý cho cơ quan quản lý được tổng hợp nhanh chóng để chuyển cho cơ quan có chức năng quản lý tiếp nhận xem xét trả lời công dân. Hoặc những đơn thư khiếu nại thiếu các điều kiện, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây.doc