Chuyên đề Thực tiễn áp dụng án treo tại Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, những thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục

MỤC LỤC

 

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, THU THẬP THÔNG TIN 2

1. Thời gian thu thập thông tin 2

2. Phương pháp thu thập 2

2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ tài liệu có sẵn 2

2.2. Phương pháp phân tích 3

2.3. Phương pháp điều tra 3

2.4. Phương pháp xã hội học 4

3. Nguồn tư liệu thu thập 4

4. Các thông tin thu thập 4

PHẦN 3: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC 14

PHẦN 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn áp dụng án treo tại Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, những thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày 13 tháng 6 năm 2006, Hải điện cho Trịnh Dương Trường thuê tác xi do Trường lái vận chuyển một số lượng hàng từ thị xã Hồng Lĩnh ra Thanh Hóa. Do buổi sáng phải lên toà án huyện Nam Đàn nên Trường không hỏi Hải chở hàng gì và nói với Hải nếu đi thì đưa hàng sang nhà Trường chờ, sau khi điện thoại cho Trường xong, Hải thuê một người lái xe lại không rõ tên, địa chỉ chở Hải và 11 con tê tê đi theo đường Hồ Chí Minh đến nhà Trường. Khoảng 9h30 phút cùng ngày (13/6/2006) Trường ở toà án huyện Nam Đàn và nhà thì gặp Hải, hai bên thoả thuận Trường dùng xe ô tô 37H – 3677 thuê của công ty cổ phần thương mại miền Trung chở 11 con tê tê cùng Hải ra Thanh Hóa tìm mối bán, thuê vận chuyển với giá là 1000.000 đồng (một triệu đồng) thanh toán sau khi Hải bán hàng xong sau khi thoả thuận. Hải và Trường bỏ hai con tê tê vào túi du lịch và để dưới sàn xe còn 9 con tê tê bỏ vào hộp sắt dưới ghế ngồi ở hàng ghế sau cùng của xe ô tô, bốc hàng xong, Trường rũ Trần Minh Hiếu (bạn của Trường) cùng đi chơi cho vui. Trường điều khiển xe ô tô chờ Hải và Hiếu chạy trên quốc lộ 1A. Khi xe chạy đến thị trấn Cầu Giát huyện Quỳnh Lưu khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày thì họ bị lực lượng hạt kiểm lâm Quỳnh Lưu phát hiện, bắt giữ, lập biên bản phạm pháp quả tang thu giữ gồm: 1xe ô tô hiệu NISAN màu trắng biển kiểm soát 37H – 3677 và 11 con tê tê có trọng lượng 41,5g. Bản cáo trạng số 30 ngày 28/7/2006 của Viện Kiểm soát nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã truy tố hai bị cáo Nguyễn Văn Hải và Trịnh Dương Trường về tội: “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” theo khoản 1 điều 190 Bộ luật hình sự. Tại phiên toà Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Lưu giữ nguyên quyền công tố, giữ nguyên quyết định đã truy tố và đề nghị hội đồng xét xử áp dụng khoản 1điều 190 điểm, h, p khoản 1 điều 46 và điều 60 xử phạt Nguyễn Văn Hải từ 12 tháng 15 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 đến 24 tháng. áp dụng khoản 1 điều 190, điểm h, p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt: Trinh Dương Trường từ 12 đến 16 tháng cải tạo không giam giữ. Cấm chức vụ lái xe trong thời gian cải tạo phạt tiền bổ sung đối với bị cáo Hải từ 4 đến 5 triệu đồng, phạt tiền đối với bị cáo Trường từ 3 đến 4 triệu đồng. Căn cứ vào các cứ tài liệu đã được thẩm tra tại toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét thấy đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác. Xét thấy trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toà hôm nay, các bị cáo Nguyễn Văn Hải và Trịnh Dương Trường đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như cáo trạng của Viện Kiểm sát đã nêu. Đối chiếu lời khai của các bị cáo với nhau, với biên bản bắt giữ người có hành vi phạm pháp quả tang, vật chứng thu được hoàn toàn phù hợp về thời gian cũng như nội dung vụ việc. Có đủ căn cứ kết luận Nguyễn Văn Hải có hành vi mua bán 11 con tê tê có trọng lượng 41,5kg thuê Trịnh Dương Trường vận chuyển bằng xe tô tô do Trịnh Dương Trường thuê của Công ty CP Thương mại miền Trung ra Thanh Hóa bán kiếm lời. Hành vi của các bị cáo Nguyễn Văn Hải và Trịnh Dương Trường đã phạm tội “vi phạm các quy định bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” theo khoản 1 điều 190 Bộ luật hình sự như cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố và luận tội của kiểm sát viên tại phiên toà. Vụ án có tính chất nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm, đã xâm hại động vật hoang dã quý hiếm gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì vậy cần xử lý nghiêm nhằm giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung. Vai trò các bị cáo trong vụ án này nổi lên là Nguyễn Văn Hải người trực tiếp mua bán động vật tê tê thuê Trường vận chuyển ra Thanh Hóa bán kiếm lời. Hải phạm tội không có tình tiết tăng nặng, có tình tiết giảm nhẹ là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nhân thân bị cáo từ trước đến nay chưa có tiền án, tiền sự, bởi vậy không cần thiết phải cách ly bị cáo ngoài xã hội ma cho bị cáo hưởng án treo cũng đủ điều kiện để cải tạo giáo dục bị cáo trở thành người có ích cho xã hội, hoàn cảnh gia đình bị cáo hiện nay khó khăn, bố mẹ già yếu em trai bị cáo mới mất, số tiền mua động vật bị cáo vay mượn tiền của người khác gửi bị cáo mua hàng điện tử nay phải vay nợ trả cho họ, nên chỉ áp dụng hình phạt tiền bổ sung đối với Hải mức 3.000.000đ (ba triệu đồng) sung công quỹ nhà nước. Đối với Trinh Dương Trường là người được Hải thuê vận chuyển động vật tê tê nhưng chưa được hưởng lợi gì. Nhân thân bị cáo từ trước đến nay chưa có tiền án tiền sự. Bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, sau khi bị bắt đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bố đẻ bị cáo là liệt sỹ. Vì vậy, không cần phải cách ly bị cáo ngoài xã hội cho bị cáo hưởng án treo mức thấp hơn Hải cũng đủ điều kiện để cải tạo giáo dục bị cáo trở thành người có ích cho xã hội. Hoàn cảnh gia đình bị cáo hiện nay khó khăn, bị cáo đã ly hôn vợ, phải nuôi con nhỏ, mẹ già. Bị cáo vận chuyển động vật cho Hải những chưa được lợi gì nên chỉ phạt bổ sung bị cáo mức 2.000.000đ (hai triệu đồng). Đối với Trần Minh Hiếu là người được Trường rủ đi theo xe ô tô chơi không có hành vi mua bán vận chuyển động vật nên không xử lý là đúng pháp luật. Xe ô tô nhãn hiệu NISAN mang biển số 37H – 3667 là phương tiện thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần thương mại miền Trung do trường hợp đồng thuê xe với công ty. Việc Trường dùng xe ô tô vận chuyển động vật không có trong hợp đồng, xe ô tô dùng lần đầu vào việc phạm pháp, số lượng động vật do Trường vận chuyển không lớn nên không cần tịch thu, cơ quan công an huyện Quỳnh Lưu đã trả lại cho bị cáo đã trả lại cho Công ty CP thương mại miền Trung là đúng pháp luật. Số động vật tê tê thu giữ của bị cáo công an đã chuyển cho hai kiểm lâm Quỳnh Lưu xử lý theo thẩm quyền, số tiền bán động vật 23.400.000 đã nạp tại kho bạc huyện Quỳnh Lưu do phạm tội mà có nên sung quỹ nhà nước. Như vậy khi xét cho bị cáo được hưởng án treo toà án đã căn cứ vào những quy định của pháp luật: + Mức hình phạt tù: đây là căn cứ đầu tiên để toà án xem xét cho người phạm tội xem họ có được hưởng án treo hay không. Người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không kể tội đã phạm là tội gì đều có thể cho hưởng án treo, trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà hình phạt chung không vượt quá ba năm thì cũng thuộc diện được hưởng án treo. Tuy nhiên mức hình phạt tù không quá ba năm phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. + Về nhân thân người phạm tội: người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tốt. Vì nhân thân tốt là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt và là căn cứ cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không để quyết định cho hưởng án treo. Khi xem xét nhân thân người phạm tội phải xem xét toàn diện tất cả đặc điểm về nhân thân trong đó chú ý đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến khả năng tự giáo dục cải tạo như thế nào, thái độ của người phạm tội sau khi gây án và khi bị xét xử cũng có ý nghĩa nhất định đến việc cho họ hưởng án treo hay không. + Có tình tiết giảm nhẹ: có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. + Thuộc trường hợp không cần phải bất chấp hành hình phạt tù khi áp dụng án treo, toà án chủ yếu phải dựa vào ba căn cứ cần phải có trên đây để kết luận khả năng tự giáo dục, cải tạo của người bị kết án. Như vậy, khi cho người phạm tội được hưởng án treo toà án phải dựa vào những căn cứ đã quy định trên nhằm xử phạt đúng với những quy định của pháp luật đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội có cơ hội được sửa chữa sai lầm của mình và nhanh chóng trở lại với xã hội, trở lại với cộng đồng để thành người có ích. Trong thời gian thực tập tại toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu được với sự giúp đỡ của cán bộ toà án cùng với các phương pháp nghiên cứu, phân tích so sánh còn thu thập được số liệu thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của các năm 2006, năm 2007. Năm 2006: * Từ 1/1/2006 đến 31/3/2006: Tổng: - 13 vụ - 22 bị cáo Xét xử: - 13 vụ - 22 bịc aos Tỷ lệ giải quyết: 13 vụ/13 vụ đạt 100% 22 bị cáo/ 22bị cáo đạt 100%. Trong đó có 12 bị cáo được hưởng án treo. * Từ 1/4/2006 đến 30/6/2006: Tổng: - 19 vụ - 37 bị cáo Xét xử: - 18 vụ - 34 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: 18 vụ/19 vụ đạt 94,7% 34 bị cáo/ 37 bị cáo đạt 92%. Trong đó có 15 bị cáo được hưởng án treo * Từ 1/7/2006 đến 30/9/2006: Tổng : - 19 vụ - 24 bị cáo Xét xử: - 19 vụ - 24 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: 19 vụ/ 19 vụ đạt 100%. 24 bị cáo/24 bị cáo đạt 100%. Trong số 24 bị cáo đưa ra xét xử có 10 bị cáo được hưởng án treo. * Từ 1/10/2006 đến 31/12/2006: Tổng: - 28 vụ - 56 bị cáo Xét xử: - 22 vụ - 48 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: 22 vụ/28 vụ đạt 79% 48 bị cáo/ 56 bị cáo đạt 86%. Có 22 bị cáo được hưởng áo treo trong số 48 bị cáo đưa ra toà xét xử. Năm 2007: * Từ 1/1/2007 đến 31/8/2007: Tổng: - 78 vụ -136 bị cáo Xét xử: - 75 vụ - 136 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: 75 vụ/ 87 vụ đật 96% 131 bị cáo trên 136 bị cáo đạt 96%. Trong đó có 60 bị cáo được hưởng án treo. * Từ 1/9/2007 đến 30/9/2007: Tổng: - 11 vụ - 13 bị cáo Xét xử: - 11 vụ - 13 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: 11 vụ/11 vụ đạt 100% 13 bị cáo/ 13 bị cáo đạt 100%. Trong số 13 bị cáo có 3 bị cáo được hưởng án treo. * Từ 1/10/2007 đến 31/12/2007: Tổng: - 21 vụ - 29 bị cáo Xét xử: - 18 vụ - 26 bị cáo Tỷ lệ giải quyết: - 18 vụ/21 vụ đạt 86% - 26 bị cáo/29 bị cáo đạt 90%. Trong đó có 6 bị cáo cho hưởng án treo. Các tội thông thường được giải quyết tại toà án: + Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác (điều 104 bộ luật hình sự). + Tội cướp tài sản (điều 133). + Tội cướp giật tài sản (điều 136) + Tội trộm cắp tài sản (điều 138). + Tội sản xuất, tàng trữ vận chuyển buôn bán hàng cấm (điều 155) +Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (điều 190). + Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều 202). + Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (điều 232). + Tội đánh bạc (điều 248) + Tội chứa mại dâm (điều 254) + Tội môi giới mại dâm (điều 255). + ........... Là một huyện phía bắc của tỉnh Nghệ An, Quỳnh Lưu có diện tích tự nhiên là 15.472.64 ha, dân số năm 2007 là 360.000 người, có đường biên giới dài 122km với 43 xã trong huyện. Có đường biên giới đất liền 88km và 34km đường biển, khoảng cách huyện lỵ là: từ thị trấn Cầu Giát đến thành phố Vinh khoảng 60km, tiếp giáp: phía bắc giáp Tĩnh Gia, có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe nước lạnh. Phía Nam và tây huyện Quỳnh Lưu giáp với Diễn Châu và huyện Yên Thành ranh giới tự nhiên khoảng 31km vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành. Phía Tây của huyện Quỳnh Lưu giáp với huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km, được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía Đông huyện Quỳnh Lưu giáp biển đông, trong điều kiện thời tiết có nhiều mặt không thuận lợi, dân cư trong huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên đời sống khó khăn từ đó dẫn tới số người phạm tội tương đối nhiều, một phần cũng do khả năng nhận thức cũng như mức độ hiểu bíêt của người dân còn hạn chế có nhiều lúc phạm tội mà không biết. Trong số các bị cáo xét xử tại toà án hình phạt chủ yếu được áp dụng là từ 3 năm tù trở xuống và cho hưởng án treo. Trong năm 2007: Từ 1/1/2007 đến 31/8/2007: xét xử 131 bị cáo thì có 60 bị cáo được hưởng án treo và 54 bị cáo chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống. 1/9/2007 đến 30/9/2007: Xét xử 13 bị cáo thì có 3 bị cáo được hưởng án treo, 6 bị cáo chịu hình phạt từ từ 3 năm trở xuống. 1/10/2007 đến 31/12/2007: Xét xử 26 bị cáo thì có 8 bị cáo cho hưởng án treo và 15 bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống. Khi xem xét giải quyết vụ án và quyết định hình phạt toà án dựa vào những quy định cụ thể của pháp luật được quy định trong bộ luật hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan, để giải quyết làm sao cho đúng với những quy định của pháp luật và phù hợp với hành vi phạm tội của người phạm tội. Vì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện nên trong quá trình xét xử vụ án khi cho bị cáo được hưởng án treo toà án cũng rất cần thiết và quan trọng phải xem xét những căn cứ và quy định của pháp luật để giải quyết vụ án đó là các căn cứ: + Mức hình phạt tù. + Nhân thân người phạm tội + Có nhiều tình tiết giảm nhẹ + Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù. Dựa trên những căn cứ ấy của pháp luật để áp dụng vào từng trường hợp từng vụ việc và từng bị cáo cụ thể để đưa ra phán quyết chính xác giúp ngườ phạm tội có cơ hội nhanh chóng được trở lại hoà nhập với xã hội, cộng đồng. Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện nên khi xét xử toà án xem dựa vào những quy định của pháp luật để giải quyết vụ án cho phù hợp cho người phạm tội có cơ hội nhanh chóng trở lại với cộng đồng nếu cải tạo tốt. Phần 3: Xử lý thông tin đã thu thập được Theo quy định tại điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999; 1. “Khi xét xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. 2. Trong thời gian thử thách toà án giao người phạm tội được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương trong việc tổ chức giám sát người đó. 3. Người được hưởng án treo có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại các điều 30 và điều 36 của Bộ luật này”. Như vậy khi xem xét cho một người được hưởng án treo toà án phải dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định để xem xét giải quyết đó là các căn cứ được quy định tại khoản 1 điều 60 Bộ luật hình sự đó là các căn cứ: - Về mức hình phạt tù. - Về nhân thân người phạm tội. - Về các tình tiết giảm nhẹ. - Thuộc về trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Đồng thời qua đó toà án ấn định thời gian thử thách cho người được hưởng án treo Bản án số: 45/2007/HSST ngày 23/11/2007 Nội dung vụ án: * Nguyễn Nguyên, sinh năm 1957, có mặt. Trú quán: Xóm 13, xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nghề nghiệp: Làm muối. Trình độ văn hoá: Lớp 7/10. Tiền án, tiền sự: không. Không bị tạm giữ, tạm giam. 2. Nguyễn Thị Sâm, sinh năm 1982, có mặt. Trú quán: xóm 5, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trình độ văn hoá: 12/12. Nguyễn Nguyên và ông Nguyễn Văn Thôn quen biết nhau từ trước. Tối ngày 8/7/2007, Nguyễn Nguyên thấy điện thoại của mình có một cuộc gọi nhờ hiện số máy bàn nhà ông Nguyễn Văn Thôn ở xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nguyễn Nguyên gọi điện thoại để lại số máy điện thoại nhà ông thôn, thì gặp con gái ông Thôn là Nguyễn Thị Sâm nghe máy. Nội dung của cuộc điện thoại là: Nguyễn Thị Sâm hỏi Nguyễn Nguyên “có mấy thùng pháo có lấy không” Nguyễn Nguyên đồng ý mua và hẹn gặp Nguyễn Thị Sâm ở đầu giếng mới xã Sơn Hải, theo hẹn, Nguyễn Nguyên đi xe máy xuống gặp Nguyễn Thị Sâm và được Sâm dẫn vào nhà bà Nguyễn Thị Quế. Nguyễn Thị Sâm đã giao cho Nguyễn Nguyên 20 thùng pháo diêm do Trung Quốc sản xuất, trong 4 bao tải mỗi bao đựng 5 thùng pháo (Sâm chỉ thừa nhận đã giao cho Nguyên 3 bao tải bằng 15 thùng pháo). Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm thoả thuận mua bán mỗi thùng pháo là 150.000đ. Nguyễn Nguyên đã trả cho Sâm 450.000đ còn lại khi nào bán được pháo thì trả tiếp. ý định của Nguyễn Nguyên là đem số pháo của Nguyễn Thị Sâm vào Vinh bán kiếm lời, lấy tiền chữa bệnh. Nguyễn Nguyên dùng xe máy chở 4 bao pháo đó lên để ở quán nước ven đường Quốc lộ 1A, thuộc khối 8 thị trấn Cầu Giát, khoảng 4 giờ ngày 09/7/2007, Nguyễn Nguyên về nhà lai vợ con lên nơi dấu pháo. Nguyên đưa pháo ra đường chuẩn bị đón xe ô tô vào Vinh tiêu thụ thì bị Đội cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế – ma tuý công an Quỳnh Lưu phát hiện bắt giữ. Tang vật thu được gồm: 4 bao tải đựng pháo, mỗi bao tải đựng 5 thùng pháo Trung Quốc. Tổng cộng 20 thùng có trọng lượng là 88 kg một xe máy wave an pha sơn màu xanh, không có biển kiểm soát, một điện thoại di động sam sung máu trắng đã cũ. Ngày 10/7/2007, công an huyện Quỳnh Lưu ra quyết định trưng cầu giám định, xác minh “mẫu ghi thu của Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Trung gửi tới giám định là pháo diêm (pháo quẹt nổ). Chị Nguyễn Thị Trung là vợ của Nguyễn Nguyên có mặt tại nơi vận chuyển pháo, khối 8 thị trấn Cầu Giát, nhưng kết quả điều tra không chứng minh được chị Trung đồng phạm cùng Nguyễn Nguyên thực hiện tội phạm nên chị Trung không phải chịu trách nhiệm hình sự, chiếc xe máy Nguyên dùng trong vận chuyển hàng phạm pháp là xe của ông Nguyễn Xuân Quế, bố đẻ của Nguyên cho Nguyên mượn sử dụng, ông Quế không biết việc Nguyên dùng xe đó chở hàng phạm pháp, nên cơ quan công an huyện Quỳnh Lưu đã trả lại cho ông Quế. Bà Nguyễn Thị Quế không biết số hàng mà Nguyễn Thị Sâm gửi ở nhà bà là pháo nổ, do vậy bà không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cáo trạng số 51/KSĐT, ngày 30/10/2006 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Lưu truy tố Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm về tội: “Buôn bán hàng cấm”, theo khoản 1 điều 155 Bộ luật hình sự. Tại phiên toà, Viện kiểm sát nhân dân đề nghị: áp dụng khoản 1 điều 155, điểm p khoản 1 điều 46, khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt: Nguyễn Thị Sâm từ 06 – 09 tháng tù. áp dụng khoản 1 điều 155, điểm p khoản 1 điều 46 khoản 2 điều 46, khoản 1,2 điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt: Nguyễn Nguyên từ 06 – 09 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thử thách từ 18 đến 24 tháng. Căn cứ vào chứng cứ tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ , ý kiến của Viện Kiểm Sát, bị cáo, người làm chứng. Tại phiên toà, các bị cáo Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm đã khai nhận: Vào tối ngày 08/702007 tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm đã có hành vi buôn bán pháo nổ (loại pháo quẹt do Trung Quốc sản xuất ) sau khi hai bên thống nhât giá cả số lượng hàng Nguyễn Nguyên đã mua của Nguyễn thị Sâm 03 bao tải pháo diêm nói trên để dễ vận chuyển các bị cáo đã san số bao tải từ 3 thành 4 bao tải. Nguyễn Nguyên đã đưa số pháp nổ đó lên Cầu Giát để bán thì đội điều tra cảnh sát công an huyện Quỳnh Lưu bắt quả tang lập hồ sơ vụ án và thu số pháo nổ nói trên. Đây là loại hình hàng hoá mà nhà nước ta đang cấm sản xuất tàng trữ, buôn bán, vận chuyển sử dụng do đó hai bị cáo Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm bị viện kiểm sát nhân dân huyện quỳnh Lưu truy tố về tội: “ Buôn bán hàng cấm” là có căn cứ và đúng pháp luật. Khi thực hiện hành vi mua bán pháo nổ Nguyễn Nguyên và Nguyễn Thị Sâm nhận thức rõ việc làm đó bị pháp luật cấm nhưng do tư lợi nên đã phạm tội. Hành vi đó của các bị cáo đã xâm hại tới chế độ độc quyền của nhà nước trong việc quản lý, sản xuất mặt hàng trên. Bởi vậy cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo trên để răn đe phòng ngừa tội phạm. Trước khi phạm tội các bị cáo có nhân thân tốt, chưa tiền án, tiền sự , các bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 bộ luật hình sự là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thành khẩn khai báo ăn năn hối cải. Nguyễn Nguyên đang là bệnh nhân suy thận ở giai đoạn cuối đang điều trị nội trú tại bệnh viện giao thông 4 sức khoẻ nguy kịch. Nguyễn Thị Sâm đang phải nuôi con nhỏ (con mới 6 tháng tuổi) là lao động c hính trong gia đình đang phải chăm sóc mẹ chồng bị ung thư hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được chính quyền địa phương xác nhận. đáng lẽ các bị cáo phải bị cách ly với xã hội một thời gian nhưng vì các điều kiện nêu trên nên cần xử phạt tù đối với bị cáo được hưởng án treo thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam lấy việc giáo dục thuyết phục làm chính mà vẫn đủ khả năng giáo dục cải tạo các bị cáo trở thành người có ích. Hiện tại hoàn cảnh gia đình các bị cáo đang gặp khó khăn do vậy không cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo. Bà Nguyễn Thị Quế cho Nguyễn Thị Sâm gửi hàng nhưng do không còn minh mẫn nên không biết đó là hàng cấm. Chị Nguyễn Thị Trung không biết chồng mình mua bán, vận chuyển hàng cấm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi những lẽ trên các bị cáo Nguyễn Nguyên , Nguyễn Thị Sâm phạm tội “ buôn bán hàng cấm”. áp dụng khoản 1 điều 155 các điểm h,p khoản 1 điều 46, khoản 2 điều 46, khoản 1, khoản 2 điều 60 bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo Nguyễn Nguyên 12(mười hai) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, Nguyễn Thị Sâm 12(mười hai) tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 18 (mười tám) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao các bị cáo Nguyên và Sâm cho chính quyền địa phương nơi cư trú giám sát giáo dục trong thời gian thử thách án treo gia đình các bị cáo có trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục bị cáo. Như vậy việc khi xem xét cho các bị cáo hưởng án treo toà án phải dựa vào những quy định trong luật để xem xét giải quyết, những căn cứ ấy được quy định trong bộ luật cụ thể là tại điều 60 khoản 1 bộ luật hình sự đó là các tình tiết về mức hình phạt tù, về nhân thân người phạm tội về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dựa vào những căn cứ ấy xem xét bị cáo có được hưởng án treo hay không, thuận lợi trong việc xem xét lý lịch của bị cáo, khi cho bị cáo được hưởng án treo thì bị cáo không phải đi tù giúp giảm t ốn kém cho kinh phí của nhà nước vì nếu khi xét xử một bị cáo đi tù sẽ gây cho nhà nước nhiều khoản chi phí. Với bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nó thể hiện chính sách nhân đạo của luật hình sự Việt Nam của đảng và nhà nước ta đối với người phạm tội, nó có tác dụng khuyến khích người bị kết án tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của xã hội cũng như gia đình, đồng thời cảnh báo họ nếu họ phạm tội mới trong thời gian thử thách thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên. Việc cho người phạm tội được hưởng án treo vừa thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước cũng đồng thời là nhằm cảnh báo người phạm tội. Hàng năm toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu xét xử khoảng hơn 100 vụ án hình sự trong đó án xử trên 50% giao cho chính quyền địa phương vì phần lớn người phạm tội là thành thiếu niên với các tội : trộm cắp, cướp giật… nhưng mới ở mức độ nhẹ nên giao các bị cáo này cho chính quyền địa phương phối hợp cùng gia đình để giám sát và giáo dục các bị cáo. Nguyên nhân phạm tội là do chủ yếu không chịu học hành, đua đòi ăn chơi cùng bạn bè, gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc con cái. Số liệu thống kế: Năm 2006 Tháng Tổng xét xử án treo vụ bị cáo vụ bị cáo 1/1 – 30/8/06 37 61 34 54 19 1/9 -30/9/06 6 11 6 11 4 1/10 – 31/12/06 28 56 22 48 22 Bảng 1. Thống kê số lượng án treo năm 2006 Trong năm 2006 có 71 vụ với 138 bị cáo, xét xử 62 vụ với 113 bị cáo có 45 bị cáo được hưởng án treo chiếm khoảng 39,8% Năm 2007: Tháng Tổng Xét xử án treo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 1/1 – 30/8/2007 78 136 75 131 60 1/9 – 30/9/2007 11 13 11 13 3 1/10 – 31/12/2007 19 29 18 26 8 Bảng 2. Thống kê số lượng án treo năm 2007 Năm 2007 tổng 110 vụ với số lượng bị cáo là 178 xét xử 104 vụ, với 1`70 bị cáo có 71 bị cáo hưởng án treo chiếm 41,76% . Trong năm 2007 số bị cáo được hưởng án treo chiếm tỷ lệ khá cao với các tội chủ yếu: trộm cắp tài sản, cướp tài sản… phạm tội chủ yếu là vị thành niên. Khi xét cho hưởng án treo thuận lợi chủ yếu dựa vào Điều 60 khoản 1 Bộ Luật Hình Sự, các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 46 . Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn. Sau khi xử phạt phần lớn các án không được thi hành một cách nghiêm túc và triệt để, sau khi xét xử chuyển quýêt định cho nơi giám sát giáo dục bị cáo thì không được thi hành triệt để dẫn tới tình trạng án xử xong rồi để đấy “án tại hồ sơ”. Khi xét xử các bị cáo xong có rất nhiều địa chỉ như sinh viên, học sinh, địa chỉ nhà, địa chỉ trường nên không biết phải gửi về đâu. Chính vì những khó khăn trên nên xét xử án treo không có hiệu quả, không đi vào thực tế . Do vậy cần phải có biện pháp khắc phục như : Pháp luật cần phải quy định một cách chặt chẽ để dễ dàng trong việc áp dụng, các cơ quan phối hợp một cách trịêt để, có sự liên kết giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục. Nhà nước cần có chính sách đầu tư vào địa phương xây dựng tủ sách pháp luật có các văn bản quy định rõ ràng để dễ dàng thực hiện, nâng cao trình độ hiều biết pháp luật của người dân bằng cách tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Phần 4: Nhận xét, kiến nghị Với bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (156).doc
Tài liệu liên quan