Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá

MỤC LỤC

I- NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG.3

1. Khái niệm, đặc điểm của đặc xá.3

1.1. Đặc xá là hoạt động đặc biệt.3

1.2. Đặc xá thểhiện tính nhân đạo của Nhà nước.4

1.3. Đặc xá do người có thẩm quyền quyết định.5

1.4. Về điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng được xét đặc xá.6

1.5. Vềthời điểm quyết định đặc xá.7

2. Ý nghĩa của đặc xá.8

2.1. Ý nghĩa tích cực.8

2.2. Mặt hạn chế. 10

3. Những nguyên tắc của đặc xá. 11

3.1 Nguyên tắc pháp chế. 11

3.2. Nguyên tắc nhân đạo. 11

3.3. Nguyên tắc bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và minh

bạch. 12

3.4. Nguyên tắc bảo đảm kịp thời vềthời gian. 12

4. Phạm vi, đối tượng đặc xá. 13

II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẶC XÁ ỞNƯỚC TA. 15

1. Vềtiêu chuẩn, điều kiện đặc xá. 15

1.1. Điều kiện cố định. 15

1.2. Tiêu chuẩn, điều kiện không cố định. 16

2. Thẩm quyền, trình tự, thủtục đặc xá. 20

2.1. Vềthẩm quyền đặc xá. 20

2.2 Cơquan, tổchức giúp việc và trình tự, thủtục đặc xá. 22

3. Những kết quả đã đạt được trong công tác đặc xá. 25

3.1. Mặt tích cực. 25

3. 2. Những tồn tại, hạn chế. 26

3.3. Công tác tiếp nhận và giúp đỡngười được đặc xá còn hạn chế, tỷlệtái

phạm cao. 27

4. Một sốvấn đềvềpháp luật về đặc xá. 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 29

pdf29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầm lỗi đã nhận ra lỗi lầm của mình, tích cực cải tạo được đặc xá hưởng sự khoan hồng của Nhà nước được sum họp cùng gia đình. Đối với những trường hợp đang phải chấp hành hình phạt thì qua công tác tuyên truyền về đặc xá có tác dụng làm cho phạm nhân và gia đình phạm nhân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy nhiều gia đình luôn động viên người thân của mình cải tạo tốt để được hưởng sự khoan hồng. Đây cũng là một nguyên nhân chính giúp công tác quản lý thi hành phạt tù đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua. 2.2 Mặt hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, chủ yếu thì việc đặc xá cũng có tính hạn chế là ít nhiều cũng làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, theo đó thì đáng ra người phạm tội phải chấp hành đầy đủ sự trừng phạt của Nhà nước được quyết định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng khi có quyết định đặc xá thì người đó được tha và được khôi phục một số quyền cơ bản (đối với người bị 10 kết án tử hình thì được ân giảm xuống phạt tù chung thân và quá trình chấp hành hình phạt tù chung thân họ có thể được giảm xuống hình phạt tù có thời hạn, khi hết thời hạn thì họ được trả tự do…). Mặt khác việc phát hiện điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người có hành vi phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tư pháp thực hiện rất công phu, tốn kém. Việc trừng phạt họ với mức hình phạt tuyên công khai được dư luận đồng tình và ủng hộ. Bởi vậy khi họ chưa chấp hành đầy đủ theo quyết định của bản án mà đã được trả tự do sẽ ít nhiều có sự ảnh hưởng trong dư luận xã hội, nhất là đối với trường hợp được đặc xá lại phạm tội cũ với lỗi cố ý. Do đó, cơ quan, tổ chức giúp việc thực hiện đặc xá cần bảo đảm tính chính xác trong công tác tư vấn giúp việc là biện pháp tích cực nhất để khắc phục hữu hiệu mặt hạn chế. 3. Những nguyên tắc của đặc xá Mặc dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao như luật, pháp lệnh về đặc xá để quy định những vấn đề chung, bao gồm cả những nguyên tắc trong đặc xá, nhưng qua những văn bản pháp luật hàng năm quy định, hướng dẫn và trong quá trình tổ chức thực hiện đặc xá đã thể hiện công tác đặc xá có những nguyên tắc nhất định, những người và cơ quan có trách nhiệm phải luôn tuân thủ, đó là: 3.1 Nguyên tắc pháp chế Đây là nguyên tắc có vị trí rất quan trọng xuất phát từ những luận điểm chung về pháp chế trong lĩnh vực hình sự tư pháp vốn đã chặt chẽ còn có những đặc điểm riêng. Yêu cầu đòi hỏi của nguyên tắc này trước hết cần phải có văn bản pháp luật đầy đủ và phù hợp, kịp thời để tổ chức thực hiện. Mặt khác, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các chủ thể liên quan trong phạm vi, trách nhiệm của mình phải tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan về trình tự, thủ tục, thời hạn, về nội dung... Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hàng năm rất đa dạng nên việc ban hành văn bản của người có thẩm quyền và các văn bản hướng dẫn cũng như quá trình thực hiện đặc xá ... phải thực hiện đúng, đầy đủ nguyên tắc pháp chế. Điều này sẽ đáp ứng cơ bản yêu cầu, mục đích của đặc xá. 3.2. Nguyên tắc nhân đạo Mặc dù người phải chấp hành hình phạt đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị Nhà nước trừng phạt, nhưng với bản chất nhân đạo của Nhà nước ta vẫn có trách nhiệm là cải tạo, giáo dục họ thành người lương thiện, khi họ đã có những 11 điều kiện, tiêu chuẩn nhất định thì Nhà nước tha thứ, trả tự do, khôi phục một số quyền cơ bản của công dân để họ hoà nhập vào cộng đồng, trở thành có ích cho xã hội. Nội dung này xuất phát từ bản chất nhân đạo, chính sách khoan hồng của Nhà nước ta. Nguyên tắc này được thể hiện qua nhiều hình thức và có ý nghĩa lớn, là động lực để người phạm tội chấp hành tốt những quy định trong thời gian chấp hành hình phạt nhằm hưởng lượng khoan hồng theo quy định. Bên cạnh những tiêu chuẩn, điều kiện thông thường được xây dựng trên cơ sở phù hợp, công bằng còn nhiều điều kiện đặc biệt khác nhằm tạo những tình tiết có lợi hơn cho người phạm tội, như có những tình tiết thuận lợi của bản thân, gia đình nhằm thể hiện tính nhân đạo. 3.3 Nguyên tắc bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và minh bạch Trong điều kiện, môi trường quản lý người phạm tội bị trừng phạt cách ly khỏi xã hội, bị tước, bị hạn chế một số quyền cơ bản của công dân thì nguyên tắc này rất có ý nghĩa, thể hiện trên nhiều hoạt động cụ thể. Việc phân loại đánh giá, bình bầu đối tượng để đưa vào xét đặc xá cần phải bảo đảm được thực hiện dân chủ, khánh quan đúng với thực chất phấn đấu của người phạm tội, tránh việc đánh giá thiên lệch, không khách quan, trù úm…. Toàn bộ hoạt động đặc xá đều được công khai, bảo đảm sự minh bạch, rõ ràng; bảo đảm công bằng để người có điều kiện, tiêu chuẩn như nhau đều được hưởng quyền lợi như nhau, người có nhiều điều kiện hơn thì được hưởng đúng chính sách của Nhà nước… Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này nhiều khi cũng gặp khó khăn, trong điều kiện, môi trường của người bị cách ly để giáo dục, cải tạo thì tính dân chủ nhiều khi bị hạn chế, việc đánh giá có lúc phụ thuộc vào chủ quan của người trực tiếp quản lý đối tượng. Trại giam giữ thường ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, tính chất công việc rất căng thẳng, nặng nề, do đó công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát của cơ quan có trách nhiệm nhiều khi chưa đáp ứng. Đây là những vấn đề nhạy cảm, phụ thuộc nhiều vào sự công tâm, trách nhiệm và lòng nhân ái của người quản giáo và giám thị. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, ý thức phấn đấu, kết quả cải tạo của người chấp hành hình phạt. 3.4 Nguyên tắc bảo đảm kịp thời về thời gian Theo tiền lệ, thời điểm đặc xá ở nước ta thường được tổ chức vào những ngày lễ trọng đại của đất nước thì ý nghĩa của việc đặc xá càng được nhân lên gấp bội. Trong những ngày vui của đất nước, của dân tộc và của từng gia đình, khi có 12 người thân mắc phải lỗi lầm đã tích cực sửa chữa được Nhà nước đặc xá cho về trước thời hạn để sum họp gia đình thì không chỉ bản thân người được đặc xá mà cả gia đình, họ hàng, người thân thích càng thấy rõ ý nghĩa, tác dụng tích cực về nhiều mặt của đặc xá. Do đó, để công tác đặc xá được thực hiện đúng thời điểm hàng năm mới có ý nghĩa, thì công tác chuẩn bị của bộ phận giúp việc cần phải đi trước một bước, phải tiến hành trước nhiều tháng, từ công tác nắm tình hình, báo cáo tham mưu đề xuất với người có thẩm quyền và việc tổ chức thực hiện nhịp nhàng đúng tiến độ. Chẳng hạn, từ ngày 02/11/2004 Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương có văn bản số 02 hướng dẫn thi hành quyết định số 478 của Chủ tịch nước áp dụng cho các đợt đặc xá tháng 2, tháng 5 và ngày 2/9/2005. Ngoài ra, việc đặc xá đối với những trường hợp cá biệt để phúc đáp hoạt động đối ngoại hoặc đối nội thì không cần thiết phải dựa vào những ngày lễ lớn, mà được thực hiện bất cứ lúc nào khi thấy cần thiết, tuy nhiên về thời điểm cũng cần bảo đảm để phúc đáp yêu cầu. Giữa các nguyên tắc có tính chất đan xen và có mối quan hệ, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau. Thực hiện đúng nguyên tắc này nhiều khi cũng đã thực hiện được nguyên tắc kia và ngược lại.. 4. Phạm vi, đối tượng đặc xá Về nội dung này hiện nay có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, xuất phát từ lịch sử đặc xá được thực hiện từ khá lâu, giai đoạn đó chỉ có ít loại hình phạt mà chủ yếu là hình phạt tử hình hay phạt tù, Nguyên thủ quốc gia có toàn quyền quyết định đặc xá tha cho người phạm tội. Theo truyền thống, việc đặc xá cũng chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp. Ngày nay, kế thừa và phát huy tính nhân đạo cùng với sự phát triển trong lĩnh vực hình sự nên có rất nhiều loại hình phạt thể hiện chính sách hình sự, chẳng hạn ở nước ta hiện nay có 7 loại hình phạt chính và 7 loại hình phạt bổ sung. Bởi vậy, không chỉ bó hẹp đối tượng, phạm vi đặc xá với những loại hình phạt tù, như có thể đặc xá cho người chấp hành các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung, thậm chí nếu người phải chấp hành hình phạt tù nhưng đang được tạm hoãn hay tạm đình chỉ thi hành cũng có thể được đặc xá. Mặt khác, pháp luật không hạn chế phạm vi, đối tượng được đặc xá để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối nội, đối ngoại của Nhà nước trong những thời điểm, giai đoạn cụ thể, nhất là việc đặc xá cho trường hợp cụ thể thì Chủ tịch nước có quyền đặc xá cho bất cứ đối tượng nào, phạm tội gì mà không cần đòi hỏi người đó phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì, miễn là việc đặc xá sẽ có lợi ích lớn hơn cho đất nước . 13 Quan điểm khác lại cho rằng, thực tế xuất phát theo truyền thống là chủ yếu hình phạt tù và tử hình vì đây là những loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nhiều nước cần đến sự đặc xá của Chủ tịch nước. Còn việc miễn, tạm đình chỉ hay giảm các loại hình phạt khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Có quan điểm cho rằng, đặc xá chỉ áp dụng cho người chấp hành án phạt tù, còn việc xét ân giảm cho người bị kết án tử hình mặc dù thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước nhưng một số thủ tục, trình tự đã được quy định trong Bộ luật. Việc giảm án trước kia cũng thuộc phạm vi đặc xá nhưng từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực năm 1989 thì việc giảm án được giao cho cơ quan tư pháp theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và được làm thường xuyên, Có quan điểm khác lại cho rằng, tùy vào tình tình thực tế đòi hỏi hàng năm, hay ở giai đoạn cụ thể, các cơ quan quản lý lĩnh vực liên quan xét thấy cần trình lên Chủ tịch nước xem xét quyết định việc đặc xá. Do đó, không nên giới hạn phạm vi đặc xá, điều này cũng phù hợp với mục đích của đặc xá là phúc đáp yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn. Đồng thời, qua nghiên cứu về phạm vi của đặc xá, trong quá trình đặc xá ở nước ta từ năm 1945 đến nay thấy rằng, phạm vi đặc xá có sự khác nhau trong mỗi giai đoạn, nhìn chung đặc xá bao gồm phổ biến là việc tha tù cho phạm nhân đang chấp hành án trong các trại giam và trại tạm giam, nhưng ngay trong Sắc lệnh số 04/SL ngày 28/12/1946 và Sắc lệnh số 136/SL ngày 15/02/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà có quy định phạm vi đặc xá gồm cả tội nhân bị kết án tử hình. Người bị kết án tử hình, nếu được ân xá sẽ được tha hẳn, nếu được ân giảm sẽ giảm xuống thành tù chung thân hoặc tù có thời hạn (hiện nay mặc dù việc ân giảm cho người bị kết án tử hình được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước); Trong Nghị quyết số 5-NQ-HĐND7 ngày 28/8/1981 của Hội đồng Nhà nước cũng quyết định tha tù và giảm thời hạn cho phạm nhân bị án tù chung thân. Trong một số đợt đặc xá có xét đến việc miễn chấp hành hình phạt đối với những người đang được hoãn chấp hành hoặc đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và hiện đang ở ngoài xã hội (những đối tượng này do Tòa án quyết định được miễn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù). 14 Hầu hết các đợt đặc xá đều có quy định về một số loại đối tượng hoặc một số loại tội không được đặc xá; hoặc tuy có xét nhưng phải theo thủ tục riêng nhằm bảo đảm chặt chẽ hơn . Đối với người bị tập trung cải tạo, tập trung giáo dục cải tạo, trước khi UBTVQH ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì những đối tượng này cũng được đặc xá, bao gồm cả người bị tập trung cải tạo, tập trung giáo dục cải tạo từ khi có Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì không áp dụng đặc xá mà thực hiện theo quy định của Pháp lệnh. II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẶC XÁ Ở NƯỚC TA 1. Về tiêu chuẩn, điều kiện đặc xá Qua nghiên cứu việc thực hiện đặc xá ở nước ta từ năm 1945 đến nay thấy rằng, việc quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người chấp hành hình phạt để được xét đặc xá là rất cần thiết, đó là nội dung trọng tâm không thể thiếu, thậm chí là yếu tố quyết định về số lượng việc đặc xá tha tù có quy mô lớn. Có những điều kiện cố định phụ thuộc vào bản thân người chấp hành án và có những điều kiện không cố định mà thường xuyên thay đổi, cụ thể là: 1.1. Điều kiện cố định Hầu hết trong các đợt đặc xá đều quy định một trong những tiêu chuẩn đầu tiên đối với người chấp hành hình phạt là bản thân họ đã phấn đấu, cải tạo tiến bộ; yêu cầu đặt ra là họ đã nhận thấy và ăn năn hối lỗi về hành vi nguy hiểm của mình đã gây ra cho xã hội, thể hiện trên nhiều mặt: bản thân nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, nội quy của trại, tích cực trong lao động, học tập; thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo tiến bộ; để đánh giá cải tạo tốt là một quá trình liên tục trong thời gian chấp hành hình phạt, qua hiệu quả công việc, có sự đánh giá của tổ chức, cán bộ, cơ quan có thẩm quyền; đây là yếu tố quan trọng vì chỉ khi nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình, bị trừng phạt và tích cực sửa chữa bằng hành động của chính mình thì người đó mới thấm thía sâu sắc, khi được tha về sẽ không phạm tội. Điều này đã được kiểm nghiệm trong thực tế những năm qua, mặc dù số người được đặc xá khá lớn nhưng không có vấn đề lớn nổi cộm đến trật tự an toàn xã hội (mặt khác, không nhà nước nào lại thả số lượng lớn người đang chấp hành hình phạt luôn vi phạm quy chế, nội quy; không chấp hành pháp luật nơi giam giữ, cải tạo). Những năm gần đây, cơ quan quản lý đã tổ chức cho phạm nhân tự liên hệ với điều kiện, tiêu chuẩn chung và tiến hành bỏ phiếu kín bình xét đề nghị đặc xá… 15 theo nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai minh bạch. Đây là điều kiện bắt buộc, khá ổn định trong những đợt xét đặc xá có số lượng lớn. 1.2 Tiêu chuẩn, điều kiện không cố định Đó là điều kiện và tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố xét thấy việc đặt ra là có lợi cho Nhà nước, phù hợp với tình hình cụ thể, do đó những điều kiện, tiêu chuẩn luôn thay đổi hằng năm, từng giai đoạn. Cụ thể là: 1.2.1 Các loại tội phạm được xét đặc xá Căn cứ vào tính chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện, như loại tội đã phạm vào, loại Toà án xét xử … để xét hoặc không xét đặc xá… Theo Sắc lệnh số 52SL ngày 20/10/1945 thì đối tượng được đặc xá gồm những người phạm vào các loại tội không nặng, như: Tội phạm vào luật lệ báo chí; tội phạm vào luật lệ hội họp; tội của thợ thuyền bị trừng phạt do luật lệ lao động, do đình công; tội về quan thuế và chuyển mãi: rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu…; tội phạm vào luật lệ kiểm lâm; tội vô ý giết người, đánh người có thương tích; tội vi cảnh… Những đợt đặc xá các năm 1946 - 1947 quy định việc không đặc xá đối với một số tội như "do thám, liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch hay can tội tống tiền, ăn cướp, bắt cóc, ám sát, làm hoặc lưu hành giấy bạc giả và biển thủ công quỹ" hoặc một số tội phạm nguy hiểm khác . Trong thời gian từ năm 1946 - 1954, tiêu chuẩn đặc xá gồm : + Tha cho những người phạm tội lần đầu, bị Toà án thường xử phạt tù hoặc khổ sai ... + Giảm 1/2 hạn tù cho người bị Toà án thường xử phạt dưới 12 tháng tù, nếu là sơ phạm và … giảm 1/3 hạn tù cho người bị xử phạt trên 12 tháng tù nếu là sơ phạm. Thời kỳ các năm từ 1957 - 1964, pháp luật cũng quy định khá chung về tiêu chuẩn phạm nhân được đặc xá; như : "phạm nhân can tội hình sự thường và phạm nhân can tội về chính trị do Toà án thường xét xử"; "phạm nhân thuộc loại hình sự thường, đã ở tù một thời gian và đã thật sự cải tạo" ( trừ những tội lưu manh, giết người, cướp của). + Trong thời kỳ từ năm 1966 - 1973, tiêu chuẩn và điều kiện đặc xá gồm: Phạm nhân trước là công nhân viên chức Nhà nước, bộ đội, nhân dân lao động phạm tội hình sự thường (trừ loại lưu manh chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo). Phạm nhân trước là địa chủ, cường hào trong cải cách ruộng đất, phạm nhân phản 16 cách mạng mức án không quá 5 năm tù (trừ loại gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, tổ chức phản động, gây bạo loạn, là nguỵ quân nguỵ quyền có nhiều tội ác). Trong thời gian từ 1977 - 1980 quy định nhiều điểm tương tự như các đợt đặc xá trước đây. Về thái độ cải tạo của phạm nhân được hưởng đặc xá là phạm nhân thật thà ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; tích cực lao động, học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ; nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, nội quy của trại; năm 1980 bổ sung tiêu chuẩn "không thuộc loại tội ác, loại nguy hiểm". Năm 2004 không xét đặc xá cho những phạm nhân có 3 tiền án trở lên; năm 2006 không xét đặc xá cho những phạm nhân có 2 tiền án trở lên. Tại Quyết định số 797/2006/QĐ-CTN ngày 7/7/2006 của Chủ tịch quyết định về đặc xá năm 2006 cũng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét đặc xá là: “Chấp hành tốt Quy chế, nội quy trại giam, trại tạm giam, tích cực học tập, lao động cải tạo…khi được đặc xá không làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội”; đồng thời không xét đặc xá cho những người phạm tội rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về an ninh quốc gia, các tội phạm về ma tuý, phạm tội mua bán phụ nữ, trẻ em, cướp có vũ khí, cướp có tổ chức, các tội phạm về ma túy… 1.2.2 Người bị kết án phải bảo đảm ngồi tù với thời gian nhất định Mặc dù người chấp hành hình phạt có những yếu tố tích cực cải tạo nêu trên nhưng chưa đủ điều kiện để được đặc xá, vì bên cạnh việc giáo dục cải tạo thì hình phạt còn có mục đích trừng phạt đối với người phạm tội. Việc xác định thời gian chấp hành hình phạt có nhiều ý nghĩa, thời gian trừng phạt và giáo dục, cải tạo làm cho họ thấm thía hơn, đồng thời cũng thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Điều kiện này cũng không cố định mà có thể thay đổi mức hàng năm. Tuy nhiên, thời gian bảo đảm buộc họ phải chấp hành hình phạt (ngồi tù) trong thời gian bao lâu để được xét đặc xá là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để áp dụng phù hợp đối với những trường hợp cụ thể mới bảo đảm tính tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Chẳng hạn đối với người phạm tội tử hình được ân giảm xuống tù chung thân nếu cải tạo tốt, có đủ điều kiện thì được ân giảm xuống tù có thời hạn và có thể được giảm án theo trình tự tố tụng và được đặc xá, nhưng phải chấp hành hình phạt tù với thời gian nhất định mới được đặc xá trả tự do... Tương tự như vậy, thời hạn đối với người bị tù chung thân với người tù có thời hạn cần có sự tính tóan cho phù hợp. Qua nghiên cứu quy định về thời hạn chấp hành hình phạt trước khi được đặc xá ở các giai đoạn có sự khác nhau. 17 Trong thời kỳ từ năm 1946 - 1954, điều kiện đặc xá gồm : Tha cho những người phạm tội lần đầu, bị Toà án thường xử phạt tù hoặc khổ sai và đã ngồi tù quá 1/2 thời hạn. Giảm 1/2 hạn tù cho người bị Toà án thường xử phạt dưới 12 tháng tù, nếu là sơ phạm và ngồi tù chưa được quá 1/2 thời hạn; giảm 1/3 hạn tù cho người bị xử phạt trên 12 tháng tù nếu là sơ phạm và ngồi tù chưa được quá 1/2 thời hạn … Thời kỳ từ năm 1966 – 1973: Điều kiện để xét tha về thời gian phạm nhân đã ở tù là từ 1/2 mức án trở lên; nếu là tù chung thân thì phải từ 12 năm trở lên. Có thể châm chước về thời gian ở tù đối với một số đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phạm nhân được xét để giảm án đã ở tù từ 1/5 mức án trở lên; nếu là bị tù chung thân thì phải đã ở tù từ 5 năm trở lên. Năm 2000: Tiêu chuẩn tha tù: Điều kiện về thời gian đã ở tù là từ 1/4 mức án trở lên; nếu là tù chung thân thì phải từ 8 năm trở lên, đối với những trường hợp có những điều kiện nhất định như: trước khi phạm tội là cán bộ công chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang có thành tích; phạm nhân phạm các tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt nhẹ hơn Bộ luật Hình sự năm 1985... Trường hợp đặc biệt khác, Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương xét từng trường hợp cụ thể. Năm 2004: Quyết định số 478/2004/QĐ-CTN ngày 28/7/2004 của Chủ tịch quyết định về đặc xá năm 2004 cũng quy định về thời hạn đã chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam được 1/3 thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; 10 năm đối với tù chung thân; đối với phạm nhân trước đây bị kết án tử hình đã được ân giảm xuống tù chung thân thì thời gian đã chấp hành hình phạt là 12 năm, trường hợp đặc biệt là 10 năm. Tại Quyết định số 797/2006/QĐ-CTN ngày 7/7/2006 của Chủ tịch nước quyết định về đặc xá năm 2006 cũng quy định: “... đã thực sự chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam ít nhất được 1/2 thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn; 14 năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn 20 năm”. Những mức quy định về thời hạn đã chấp hành hình phạt tù hằng năm khác nhau, không cố định, do đó khó có văn bản quy phạm pháp luật nào ấn định thống nhất, lâu dài mà phải trên tình hình cụ thể của hàng năm để thể hiện trong những quyết định đặc xá cụ thể cho phù hợp. 1.2.3 Về các điều kiện, tiêu chuẩn ngoại lệ 18 Trong quá trình xét đặc xá, tùy từng giai đoạn Nhà nước có quy định xét các điều kiện, tiêu chuẩn ngoại lệ cho người chấp hành án nhằm châm chước một số điều kiện tiêu chuẩn theo hướng có lợi hơn. Chẳng hạn, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm động viên tinh thần và huy động sức người, sức của toàn dân tộc trong kháng chiến nên diện các đối tượng được châm chước về thời gian ở tù khi xét đặc xá; như : Phạm nhân đã lập công trong thời gian ở trại, như dũng cảm xông vào lửa đạn cứu chữa tài sản Nhà nước, cứu chữa nạn nhân trong khi bị máy bay địch bắn phá; phạm nhân có người trong gia đình lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu chống Mỹ cứu nước; phạm nhân có người trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ… Ngoài ra từ năm 1980 đến nay có thể châm chước rút ngắn về thời hạn ở tù khi xem xét tha hoặc giảm án với những trường hợp như: đã lập công trong thời gian ở trại; bản thân là thương, bệnh binh hoặc có công với cách mạng; có người ruột thịt là liệt sỹ hoặc đã lập thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất hoặc trong chiến đấu; là con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hoặc con của gia đình được Nhà nước tặng Bằng có công với nước; già yếu, bệnh tật; gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống… Đây là những quy định cụ thể nhưng có lợi hơn, thể hiện tính công bằng, nhằm động viên kịp thời và khuyến khích người chấp hành cải tạo tốt, người có công lao với đất nước lầm lỗi. Tuy nhiên, những điều kiện và tiêu chuẩn này không cố định mà hằng năm quy định rất khác nhau. Chẳng hạn, tiêu chuẩn đặc xá năm 2002 đối với phạm nhân là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi thì tiêu chuẩn đặc xá năm 2004-2005 cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi… Do yêu cầu thực tế nên các lần đặc xá năm 1998, 2000, 2002 đến nay có thêm điều kiện về việc thực hiện hình phạt bổ sung là hình phạt tiền hoặc thực hiện trách nhiệm bồi thường dân sự đã có tác động tích cực và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, khuyến khích thân nhân và bản thân phạm nhân có hình phạt bổ sung là hình phạt tiền hoặc bồi thường dân sự nhanh chóng đền bù, khắc phục hậu quả gây ra, nộp vào cho ngân sách Nhà nước hoặc trả cho người bị hại . 1.2.4 Đặc xá trong trường hợp đặc biệt Ngoài ra đối với đặc xá cho những trường hợp cụ thể thì không cần thiết phải có điều kiện gì và vào bất cứ khi nào có sự kiện phát sinh các cơ quan hữu quan xem xét kỹ lưỡng việc đặc xá có tác dụng, lợi ích lớn như thế nào đối với đất nước thì trình Chủ tịch xem xét, quyết định. 19 Những điều kiện, tiêu chuẩn để xét đặc xá và những quy định về trường hợp không xét đặc xá trong các giai đoạn, các năm khác nhau nêu trên thể hiện rõ tình hình thực tế, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước rất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng giai đoạn cụ thể; mục đích và nhiệm vụ của Nhà nước từng năm, từng giai đoạn khác nhau. Như vậy, qua nghiên cứu các văn bản pháp luật về đặc xá và việc thực hiện đặc xá đã cho thấy, tiêu chuẩn và các điều kiện được xét đặc xá của Nhà nước ta như đã nêu ở phần trên có nhiều điều kiện, tiêu chuẩn không cố định mà tuỳ theo tình hình nhiệm vụ của đất nước, của dân tộc trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ thuộc vào yêu cầu chính trị, kinh tế, xã hội… của đất nước tại thời điểm đặc xá đã có quy định về phạm vi, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn khác nhau để đặc xá. Do đó, khó có thể quy định điều kiện, tiêu chuẩn đặc xá ở một văn bản có giá trị pháp lý cao và có tính ổn định lâu dài như Luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác . 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đặc xá 2.1. Về thẩm quyền đặc xá Thẩm quyền đặc xá ở các nước có quy định khác nhau phụ thuộc vào việc phân công, tổ chức thực hiện quyền lực trong bộ máy ở các nước, tùy thuộc vào tổ chức, chính thể, truyền thống. Do đó, thẩm quyền đặc xá ở các nước cũng quy định khác nhau, có nước do Nhà Vua, có nước do Tổng thống, có nước có sự phân chia thẩm quyền đặc xá (chẳng hạn đối với m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng công tác đặc xá.pdf
Tài liệu liên quan