Chuyên đề Thực trạng công tác giám định, giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay

MỤC LỤC Số trang

LỜI MỞ ĐẦU . .1

Phần I: Giới thiệu chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI

Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện .3

1.1.1 Lịch sử hình thành . .3

1.1.2 Quá trình phát triển . 4

1.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty PTI .6

1.2 Một vài nét về phòng bảo hiểm Dự án . 8

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm

bưu điện PTI

2.1.Hoạt động kinh doanh của công ty .10

2.1.1Kết quả hoạt động kinh doanh .12

2.1.2 Dự phòng bồi thường 13

2.1.3 Cơ cấu doanh thu bán hàng .13

2.1.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch 2009 13

2.2 Hoạt động đầu tư .16

2.2.1 Về hoạt động đầu tư bất động sản .16

2.2.2 Về hoạt động đầu tư góp vốn 16

2.3 Hoạt động hạn chế và đề phòng tổn thất .16

2.4 Giám định và giải quyết bồi thường 17

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh năm 2009 17

2.6 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty .18

2.6.1 Kết quả đạt được .18

2.6.2 Những điểm còn tồn tại .20

Chương III: Một số khuyến nghị và giải pháp

3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của PTI trong thời gian tới .21

3.2 các giải phát nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra . 22

3.3 Kiến nghị với công ty .23

Phần 2: Chuyên đề “thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay”.

Chương I : Lý luận chung về bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và công tác

giám định – bồi thường

1.1. Tổng quan về bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24

1.1.1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 25

1.1.2. Một số định nghĩa .25

1.1.3. Phạm vi bảo hiểm và công việc bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng .33

1.1.3.1. Bảo hiểm thiệt hại vật chất .33

1.1.3.2. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba . 35

1.1.3.3. Phạm vi bảo hiểm áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba .36

1.2. Nguyên tắc giám định bồi thường .38

1.2.1 Vai trò của giám định bồi thường .38

1.2.2. Nguyên tắc của giám định bồi thường .40

1.3. Phân biệt bảo hiểm xây dựng với bảo hiểm lắp đặt .41

Chương II: Thực trạng công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ Bảo Hiểm mọi rủi ro xây dựng

2.1 Thực trạng công tác giám định- bồi thường trong nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng ở PTI .42

2.1.1. Công tác giám định .42

2.1.1.1. Yêu cầu của công tác giám định 42

2.1.1.2. Quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI .43

2.1.1.3. Kết quả giám định.44

2.1.2 Công tác bồi thường 46

2.1.2.1. Yêu cầu công tác bồi thường . .46

2.1.2.2 Quy trình bồi thường bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI .47

2.2 Thực trạng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng .52

2.3 Đánh giá chung công tác giám định bồi thường nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng tại PTI .54

Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định- bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng

3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám định- bồi thường 55

3.1.1. Về công tác giám định .55

3.1.2. Về công tác bồi thường .56

3.1.3. Về các công tác khác .59

3.2. Một số kiến nghị .60

3.2.1. Đối với PTI 60

3.2.2. Kiến nghị lên hiệp hội bảo hiểm .62

3.2.3 Một số kiến nghị với nhà nước .62

KẾT LUẬN .64

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác giám định, giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( phần f ). - Người được bảo hiểm: Mỗi công trình xây dựng là một quy hoạch tổng thể có liên quan đến rất nhiều khía cạnh của các vấn đề pháp luật, hợp đồng và kỹ thuật cho nên việc hợp tác chặt chẽ giữa các bên là vấn đề cấp thiết không thể thiếu được. Chính vì vậy, việc xác định rõ người được bảo hiểm trong một công trình xây dựng là vấn đề cấp thiết. Trong bảo hiểm xây dựng, tất cả các bên liên quan đến công việc xây dựng và quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm đều có thể là người được bảo hiểm: - Chủ đầu tư hoặc chủ công trình ( bên A trong hợp đồng xây dựng ) - Nhà thầu chính ( bên B trong hợp đồng xây dựng ) - Các nhà thầu phụ - Các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, cố vấn chuyên môn. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, cố vấn chuyên môn, các kỹ sư tư vấn mặc dù họ có liên quan đến công trình xây dựng. Do đó rất nhiều bên được bảo hiểm nên sẽ nảy sinh vấn đề đơn bảo hiểm sẽ ghi tên ai hay ai sẽ là người được nghi tên đầu tiên. Thông thường người đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện cho các bên trong hợp đồng. Vì vậy, trên hợp đồng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình. Hình 1: Các bên liên quan đến công trình Nhà tài trợ Chủ đầu tư Nhà tư vấn Nhà thầu A Nhà thầu B Các nhà thầu phụ Các nhà thầu phụ Hình 2: Sơ đồ quan hệ giữa các bên để thực hiện bảo hiểm cho dự án Các công ty tái bảo hiểm Người bảo hiểm Công ty giám định Chủ đầu tư Tư vấn, giám sát và các bên liên quan khác Nhà thầu xây lắp Người được bảo hiểm bồi thường Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp - Người bảo hiểm: Là các công ty bảo hiểm, có cam kết bảo hiểm cho các đơn vị bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng. Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí cho người bảo hiểm, ngược lại, người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường chi trả cho đối tượng thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra. - Bên mua bảo hiểm Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm. - Người thứ ba: Là bên khác, ngoài bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm phải chịu tổn thất hay được quyền nhận tiển bồi thường, chi trả do hậu quả của hành động hay khiếm khuyết của bên được bảo hiểm gây ra - Trách nhiệm đối với người thứ ba: Là trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba phát sinh trực tiếp từ các công việc xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm: Trong hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng bao gồm hai phần, phần bảo hiểm cho những tổn thất vật chất và phần bảo hiểm trách nhiệm người thứ ba. Vì thế trong hợp đồng, giá trị bảo hiểm cũng được chia làm hai phần: - Số tiền bảo hiểm: Là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện hạn mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Đó là số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm phải chi trả, bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Số tiền bảo hiểm tương ứng với mức phí mà người tham gia đóng cho nhà bảo hiểm. - Tỷ lệ phí bảo hiểm và Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm hay giá trị hợp đồng là số tiền bên được bảo hiểm phải thanh toán cho bên bảo hiểm để được bảo hiểm thao quy định của hợp đồng. Do hợp đồng bảo hiểm được ký kết trước khi khởi công công trình, vì thế phí bảo hiểm được tính trong hợp đồng chỉ là phí tạm tính, phí bảo hiểm chính thức sẽ được tính toán theo quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một công trình xây dựng, có thể bao gồm nhiều hạng mục. Ví dụ: Như xây dựng khu đô thị thông thường bao gồm phần đường nội bộ, các nhà cao tầng, biệt thự, công viên,…Công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm riêng cho từng hạng mục công trình sau đó tính tổng phí bảo hiểm. Trong quá trình tính phí bảo hiểm, nếu đối tượng bảo hiểm không có trong biểu phí, thì sẽ được tham chiếu tới những đối tượng bảo hiểm khác có mức độ rủi ro tương tự. Mặc dù Bộ Tài chính có đề nghị không nên sử dụng tiếp Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004, song hiện tại Bộ tài chính cũng chưa có văn bản nào thay thế cho nghị định 33, nên hiện nay các công ty bảo hiểm vẫn đang áp dụng Biểu phí bảo hiểm xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định này. Biểu phí bảo hiểm áp dụng cho các công trình và các hạng mục có tổng số tiền bảo hiểm không vượt quá 50.000.000 USD. Đối với các công trình có giá trị từ 50.000.000 USD trở lên, phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận và được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard & Poor's xếp hạng từ B trở lên, Moody's xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp. Tỉ lệ phí bảo hiểm rủi ro lũ lụt chỉ được áp dụng cho các đối tượng bảo hiểm không nằm trong các khu vực có độ cao thấp hơn mực nước biển hoặc khả năng xảy ra lũ lụt cao và các thông tin về rủi ro lũ lụt phải được cung cấp đầy đủ dựa trên cơ sở thống kê 25 năm. Nếu đối tượng bảo hiểm được đặt trong khu vực có khả năng xảy ra rủi ro cao thì có thể tăng tỉ lệ phí bảo hiểm rủi ro lũ lụt một cách phù hợp. Điều chỉnh phí bảo hiểm a) Giảm phí bảo hiểm Theo Quy định của Bộ Tài chính, có thể tăng hoặc giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 25% so với tỉ lệ phí qui định trong biểu phí cơ bản của Bộ Tài chính. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, nhà bảo hiểm tính toán mức phí bảo hiểm theo biểu phí rồi cân nhắc tình hình thị trường để áp dụng một mức giảm phí thích hợp (nếu cần). ; b) Tăng phí bảo hiểm Tỷ lệ phí cơ bản chỉ được áp dụng trong trường hợp không có các nguy cơ đặc biệt làm tăng khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều công trình gặp phải những nguy cơ hay yếu tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro như: - Sự thiếu kinh nghiệm của chủ thầu; - Phương pháp xây dựng công trình mới lạ; - Kết cấu tầng đất phức tạp, đòi hỏi phải có các loại móng đặc biệt; - Nước ngầm làm suy yếu nền đất; - Nguy cơ xẩy ra lún đất, sụt lở đất đá; - Sự không đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn lao động trên công trường... Do đó, khai thác viên cần đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng, đồng thời thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án xây dựng, để có thể đưa ra mức phí bảo hiểm hợp lý nhất. - Mức miễn thường và mức miễn thường có khấu trừ: Mức miễn thường là số tiền mà công ty bảo hiểm bắt đầu chấp nhận bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Nếu trong một hay một loạt vụ tổn thất, giá trị thiệt hại bé hơn hoặc bằng mức miễn thường, công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường; chỉ khi nào giá trị thiệt hại lớn hơn mức miễn thường, công ty bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thường. Vì giá trị bảo hiểm của mỗi hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro thường rất lớn, và nếu gặp rủi ro thì tổn thất cũng rất lớn, mặt khác để đề cao hơn trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, các công ty bảo hiểm thường đưa ra mức miễn thường có khấu trừ. Mức khấu trừ hay mức miễn thường có khấu trừ là số tiền bên được bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi vụ tổn thất hay một loạt các vụ tổn thất bắt nguồn từ một sự kiện khi số tiền đó bằng hoặc nhỏ hơn giá trị mức khấu trừ được quy định trong hợp đồng.Nếu tổn thất trong các trường hợp trên lớn hơn mức khấu trừ thì bên bảo hiểm phải thanh toán cho bên được bảo hiểm số tiển bảo hiểm chênh lệch. Mức khấu trừ áp dụng cho cả hai phần trong hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, tức là cả bảo hiểm tổn thất vật chất và bảo hiểm trách nhiệm người thứ ba. Mỗi phần sẽ có một mức miễn thường riêng. Nhưng đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, mức miến thường chỉ áp dụng đối với tổn thất tài sản của người thứ ba, không áp dụng cho những thiệt hại về người. - Thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường là thời gian thi công công trình được tính từ khi bắt đầu khởi công công trình đến khi hoàn thiện hay chuyển giao hoặc đưa vào hoạt động. Trên thực tế thời gian thi công không nhất thiết phải trùng với thời hạn ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm xây dựng chỉ thực sự có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản. Thông thường, thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian: - Lưu kho ( vật liệu ) trước khi xây dựng ( tối đa là ba tháng) - Giai đoạn xây dựng - Kiểm nghiệm, chạy thử ( nếu có máy móc ) - Thời gian bảo hành 1.1.3. Phạm vi bảo hiểm và công việc bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng: 1.1.3.1. Bảo hiểm thiệt hại vật chất: - Bảo hiểm thiệt hại vật chất: Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản nào có tên trong hợp đồng bảo hiểm hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác với những nguyên nhân bị loại trừ dưới đây gây ra tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định tại quy tắc bảo hiểm này bằng cách trả tiền, sửa chữa hoặc thay thế (theo sự lựa chọn của doanh nghiệp bảo hiểm). Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi hạn mức trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn dẫn đến yêu cầu bồi thường với điều kiện số tiền bảo hiểm cho chi phí này đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. - Các điểm loại trừ áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường đối với: a) Mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm. b) Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ, do không thực hiện được công việc, thiệt hại mất hợp đồng; c) Những tổn thất trực tiếp do thiết kế sai; d) Những chi phí thay thế, sửa chữa, khắc phục khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc của lỗi do tay nghề kém, tuy nhiên loại trừ này chỉ hạn chế trong chính những hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất của các hạng mục khác xảy ra do hậu quả của nguyên vật liệu bị khuyết tật hoặc tay nghề kém không bị loại trừ; e) Các hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ô xy hoá, mục rữa do ít sử dụng hay diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường; g) Tổn thất hoặc thiệt hại đối với máy móc, trang thiết bị xây dựng do hỏng hóc hoặc trục trặc về điện hoặc về cơ, do nứt vỡ, do chất lỏng làm nguội hoặc dung dịch khác bị đông đặc; do hệ thống bôi trơn có khiếm khuyết hoặc do thiếu dầu hay chất lỏng. Tuy nhiên, nếu do hậu quả của những sự cố hỏng hóc hoặc trục trặc này làm xảy ra tai nạn gây thiệt hại đối với những hạng mục được bảo hiểm thì những thiệt hại đó sẽ được bồi thường; h) Mất mát hay thiệt hại đối với xe cơ giới được phép sử dụng trên đường công cộng hay phương tiện vận tải thuỷ và máy bay; i) Mất mát hay thiệt hại đối với hồ sơ, bản vẽ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền, tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ, cổ phiếu, thư bảo lãnh, séc; k) Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê. - Các điều khoản áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất Số tiền bảo hiểm: a) Đối với các công trình xây dựng: công trình công cộng, nhà ở, giao thông...: Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm toàn bộ vật liệu, tiền lương, cước phí vận chuyển, thuế hải quan, các loại thuế khác, nguyên vật liệu hay các hạng mục do chủ công trình cung cấp và không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng. b) Đối với trang thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng : Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm không được thấp hơn giá trị thay thế (giá thị trường) của trang thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng, tức là chi phí thay thế các hạng mục được bảo hiểm bằng các hạng mục mới cùng loại và cùng tính năng. Trong trường hợp có sự biến động đáng kể về tiền lương hay giá cả, người được bảo hiểm cần phải điều chỉnh lại số tiền bảo hiểm. Việc điều chỉnh này chỉ có hiệu lực sau khi đã được ghi vào hợp đồng bảo hiểm hoặc có văn bản chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp có tổn thất, nếu phát hiện thấy số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản được bảo hiểm. Mọi đối tượng và khoản mục chi phí đều phải tuân theo điều kiện này một cách riêng rẽ. - Cơ sở giải quyết bồi thường: Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường sau khi đã chấp nhận các tài liệu, chứng từ cần thiết để chứng minh rằng việc sửa chữa đã được tiến hành hay việc thay thế đã được thực hiện. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như chi phí đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng chi phí sửa chữa. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung và/ hoặc nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm 1.1.3.2. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba: - Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba: Trong phạm vi các số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những số tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc gây ra: a) Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba (chết hay không chết người), b) Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba, Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các hạng mục được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tại khu vực công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm. Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận thanh toán, ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm: - Tất cả chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm; - Tất cả các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm thuộc phần này không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong hợp đồng bảo hiểm. - Các điều khoản áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm với người thứ ba: a) Người được bảo hiểm hay người thay mặt người được bảo hiểm không được tự ý thừa nhận, đề xuất, hứa hẹn thanh toán hay bồi thường các khoản tiền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi cần thiết doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào dưới danh nghĩa người được bảo hiểm hay có quyền đứng tên người được bảo hiểm để tiến hành khởi kiện hay thực hiện các biện pháp khác đòi bồi thường thiệt hại và có toàn quyền hành động trong việc tiến hành tranh tụng hay giải quyết khiếu nại. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin có liên quan và hỗ trợ khi doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu. b) Đối với tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bồi thường (sau khi trừ đi bất kỳ khoản tiền đền bù nào đã trả cho vụ tai nạn đó) hoặc trả một khoản tiền ít hơn đúng với số tiền có thể chấp nhận bồi thường cho vụ tai nạn đó, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu thêm bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến tai nạn đó theo quy định tại Điều này. 1.1.3.3. Phạm vi bảo hiểm áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba: Các rủi ro chính thuộc trách nhiệm bồi thường của Đơn bảo hiểm xây dựng có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Tác động của thiên nhiên hay rủi ro thiên tai - Gió mạnh (bão, gió xoáy, cuồng phong); - Mưa lớn; - Lũ, ngập lụt; - Cháy, cháy do sét đánh, cháy do hoạt động của núi lửa; - Sét đánh; - Động đất; - Động biển gây ra sóng thần; - Đất đá lún, sụt lở; - Hoạt động của núi lửa; ... Nhóm 2: Các tổn thất gây ra do hoạt động của con người - Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng; - Các lỗi của con người như: Bất cẩn, sơ sót, phối hợp công việc thiếu hợp lý, lỗi vận hành; - Trộm cắp; - Hành động ác ý, phá hoại của người làm công; - Tập trung cao độ/cường độ làm việc quá cao do thời gian xây dựng quá ngắn; - Trông nom bảo vệ công trường không tốt; - Thiếu các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất; - Rủi ro thiết kế; - Vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu trên phạm vi công trường;... Nhóm 3: Rủi ro kỹ thuật, vận hành các máy móc thiết bị xây dựng thi công trên công trường - Nhiệt độ quá lớn; - Điện thế quá lớn; - Đoản mạch; - Lực li tâm; - Lỗi của hệ thống, thiết bị điều hành, điều khiển; - Áp suất ép quá lớn gây nổ (nổ vật lý);… Các nhóm rủi ro được liệt kê rõ ràng để giúp Khai thác viên có được những đánh giá sơ bộ về khả năng xảy ra và mức độ rủi ro. - Các điểm loại trừ áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba : Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại vật chất hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có thể quy cho: 1. Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, bạo động có thể dẫn đến nổi dậy vũ trang hoặc dành chính quyền; 2. Hành động khủng bố có nghĩa là hành động do một người hay một nhóm người thực hiện đơn độc hoặc nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào vì mục đích chính trị, tôn giáo, tư tưởng hoặc các mục đích tương tự bao gồm cả ý đồ gây ảnh hưởng đến bất kỳ chính phủ nào, làm cho dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào lo sợ. Những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này không bao gồm những tổn thất, thiệt hại, chi phí, phí tổn do bất kỳ nguyên nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt nguồn từ hoặc có liên quan đến bất kỳ hành động nào được thực hiện để kiểm soát, ngăn chặn, dập tắt hoặc có liên quan đến những sự kiện được nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này. Nếu căn cứ theo những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này mà doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường cho tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn theo hợp đồng bảo hiểm, thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm chứng minh rằng các tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm và không thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này. 3. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ 4. Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại của người được bảo hiểm; 5. Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần; 6. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, bao gồm: - Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi bất lợi nào về dữ liệu, phần mềm hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng hoặc làm biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mềm, chương trình máy tính đó gây ra và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh do có nguyên nhân từ các tổn thất trên trừ các tổn thất hoặc thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm là hậu quả trực tiếp từ một thiệt hại vật chất được bảo hiểm xảy ra đối với phần vật chất của tài sản. - Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng, truy cập các dữ liệu, phần mềm hay các chương trình máy tính và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có nguyên nhân từ các tổn thất trên. 1.2. Nguyên tắc giám định bồi thường 1.2.1 Vai trò của giám định bồi thường: Thứ nhất: giám đinh bồi thường là một khâu quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm: Thông thường, triển khai một sản phẩm bảo hiểm được chia thành các giai đoạn: - Thiết kế sản phẩm mới: Thông qua nghiên cứu thị trường và khách hàng, công ty đưa ra các sản phẩm mới nhằm thõa mãn nhu cầu khách hàng. - Khai thác sản phẩm: Khi sản phẩm đã được thiết kế, các nhà bảo hiểm tiến hành tung sản phẩm của mình ra thị trường, cung cấp cho khách hàng thông qua việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm. - Đề phòng hạn chế tổn thất: sau khi ký hợp đồng với khách hang, công ty bảo hiểm đã cam kết chi trả bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Vì vậy, để giảm thiểu số vụ phải bồi thường, số tiền phải bồi thường mỗi vụ, công ty bảo hiểm trích một phần doanh thu phí để tiến hành các công việc nhằm đề phòng hạn chế tổn thất, tăng mức độ an toàn cho đối tượng bảo hiểm, và cả công ty bảo hiểm. - Giám định và bồi thường: là giai đoạn cuối của quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm. Đây là giai đoạn công ty thực hiện cam kết của mình, thể hiện quyền lợi của người tham gia, uy tín của nhà bảo hiểm. Thứ hai: Giám định bồi thường là khâu trực tiếp quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm và mang lại uy tín cho công ty bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm với đặc tính dễ bắt chước, vì thế trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì chất lương sản phẩm là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Mặt khác, chất lượng sản phẩm bảo hiểm được khách hàng cẩm nhận chủ yếu thông qua công tác giám định bồi thường. Mong muốn lớn nhất của khách hàng là được giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng khi không may cso rủi ro xẩy ra đối với đối tượng mà họ mua bảo hiểm. Do đó, thực hiện tốt khâu này là tăng tính thõa mãn cho khách hàng, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm và mang lại uy tín cho công ty. Thứ ba: Giám định bồi thường là một điều kiện ảnh hưởng đến quyết định tái tục của khách hàng: Chỉ khi nào khách hàng được thõa mãn, cảm thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm thông qua công tác giám định, bồi thường có nghĩa là công ty đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Nhờ đó khách hàng sẽ quay lại với công ty nhiều hon, tức là tỷ lệ tái tục các hợp đồng bảo hiểm sẽ cao hơn, công ty bảo hiểm giữ được khách hàng, tăng uy tín trên thị trường. Thứ tư: Giám định, bồi thường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của công ty bảo hiểm: Thông qua công tác giám định, công ty lấy kết quả làm cơ sở cho công tác bồi thường. Số tiền bồi thường là một khoản chi phí lớn đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Mặt khác, trong công tác giám dịnh bồi thường, rất dễ xẩy ra các hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Chỉ khi nào công ty bảo hiểm kiểm soát được công tác giám định và chi phí bồi thường thì các doanh nghiệp mới có thể đảm bảo được mục đích lợi nhuận. Thứ năm: Giám định bồi thường có vai trò quan trọng trong công tác chống trục lợi bảo hiểm: Nếu công tác giám định không tốt, trình độ chuyên môn của cán bộ giám định không cao, thì thường dẫn đến sai sót, tạo điều kiện cho người tham gia gian lận bảo hiểm, làm cho công tác bồi thường sai. Hoặc nếu cán bộ giám định có đạo đức không tốt, có thể gian lận bảo hiểm lại xuất phát từ họ. Từ đó gây thiệt hại cho công ty. 1.2.2. Nguyên tắc của giám định bồi thường - Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, chi phí giám định là do công ty chịu. 1.3. Phân biệt bảo hiểm xây dựng với bảo hiểm lắp đặt CAR EAR Các công trình xây dựng trên công trường Máy móc và thiết bị được sản xuất ở nhà máy và lắp đặt trên công trường Vật liệu chủ yếu là bê tông, đá và cát Chủ yếu là sắt thép Chủ thầu chịu rủi ro chế tạo Nhà sản xuất chịu rủi ro chế tạo Tập trung giá trị thấp Tập trung giá trị cao Nếu giá trị xây dựng > 50 % tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm xây dựng (CAR policy) Nếu giá trị lắp đặt > 50 % tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm lắp đặt (EAR policy ) Phạm vi của Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng không bao gồm chạy thử nhưng có thể mở rộng bảo hiểm bằng điều khoản Sửa đổi bổ sung (100). Phạm vi của Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt bao gồm cả quá trình chạy thử của máy móc, thiết bị lắp đặt CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO XÂY DỰNG 2.1 Thực trạng công tác giám định- bồi thường trong nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng ở PTI 2.1.1. Công tác giám định 2.1.1.1. Yêu cầu của công tác giám định - Xác định chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không? - Tính toán chính xác tổn thất thực tế xẩy ra trong tai nạn - Xác định số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm để tạo điều kiện giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng, chính xác. - Đề xuất biện pháp ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất trong tương lai. - Giúp các cán bộ khai thác thực hiện tốt hơn công tác đánh giá rủi ro đối với các nhiệm vụ tương tự 2.1.1.2. Quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI Sơ đồ quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng: Bước 1: nhận yêu cầu giám định / thông tin tổn thất Bước 2: xử lý thông tin Bước 3: tiến hành giám dịnh Bước 4:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay.doc
Tài liệu liên quan