Chuyên đề Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá

Những năm qua, do đã bám sát thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, thực hiện tốt việc điều tra chọn lọc khách hàng vay, kiên quyết cắt giảm tín dụng đối với khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Nhiều sản phẩm tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh đã được triển khai đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều hành công tác tín dụng sát với chỉ tiêu kế hoạch được giao; điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu kinh tế và định hướng chỉ đạo của NHNo Việt Nam. Nâng cao được chất lượng thẩm định cho vay và quản lý vốn vay; xử lý tích cực các khoản nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng dòng chảy trong năm, 3 tháng có dòng chay liên tục lớn nhất là các tháng 7, 9, 10. Lượng dòng chảy 3 tháng này chiếm 50-55% lượng dòng chảy trong năm. Lượng dòng chảy mùa kiệt chiếm 20-35% dòng chảy năm, 3 tháng có dòng chảy nhỏ nhất là các tháng 2, 3, 4. Lượng dòng chảy 3 tháng này chỉ chiếm 5 - 9 lượng dòng chảy năm. - Địa chất công trình Bờ phải tuyến Cửa Đạt III có tầng phủ và lớp đá phong hoá có chiều dày nhỏ hơn so với bờ trái (chỉ khoảng 40-50m). Tại bờ phải có 2 đứt gãy bậc 4 chạy song song và cách tuyến năng lượng khoảng 100-150m. Tuy nhiên đoạn cửa vào và giếng cửa van nằm trong khu vực gần 2 đứt gãy bạc 4 (IV-2 và IV -9) có thể sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp trên cơ sở mức độ khảo sát kỹ ở giai đoạn thiết kế sau/ Theo mặt cắt địa chất dọc tuyến năng lượng dài khoảng 1 Km, cao độ lớp đá tốt nằm từ cao độ 70m ở khu vực nhà máy. Như vậy trên cơ sở đánh giá điều kiện địa chất bố trí công trình tuyến năng lượng tại bờ phải là hợp lý và có tính khả thi. Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; được xây dựng ở vị trí thuận lợi cho việc tần dụng nguồn nước từ việc đầu tư công trình thuỷ lợi là hồ chứa nước Cửa Đạt và có cột nước cao để phát điện; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch cảu ngành và của địa phương. 1.2.2.5.Phương diện kỹ thuật của dự án: Tổ thẩm định đã căn cứ vào: phân tích của các chuyên gia về mặt kỹ thuật của dự án trong hồ sơ vay, kết hợp với việc thực tế để kiểm chứng lại tính chân thực của những kết luân của các chuyên gia đưa ra được sử dụng trong hồ sơ vay. Và đi đến thống nhất: Về phương diện kỹ thuật, dự án có mặt bằng bố trí rất gọn, các hạng mục công trình khá đonư giản hầu hết đã được thi công tại Việt Nam trong thời gian qua, không có yêu cầu về kỹ thuật cao, phần lớn có thể sử dụng lực lượng thi công trong nước để xây dựng công trình. Dự án thuỷ điện Cửa Đạt có công suất thiết kế Ntk = 97 MW, đạp vật liệu địa phương có chiều cao từ 17,0m đến 31,0m trên nền cuội sỏi, theo TCXD 285 - 2002, cấp công trình được xác định như sau: - Khu đầu mối dâng nước: Đập dgân và các công trình xả thuộc cấp 3 hoặc 2 tuỳ thuộc phương án tuyến đầu mối. - Khu nhà máy: Thuộc cấp 3 Toàn bộ các hạng mục công trình của dự án đều nằm trong khu vực bờ bên phải trên sườn dốc khoảng 350. - Công trình thuỷ công Mực nước hồ chứa Cửa Đạt để tận dụng hết cột nước theo điều kiện địa hình khu vực nên MNDBT = 119m là cố định. Mực nước hạ lưu nhà máy sử dụng để tính toán các phương án so sánh là 28.86m. + Tuyến đầu mối Đập tràn: quy mô tràn theo kết quả tính điều tiết lũ Qp0.1% thì lưu lượng xả qua tràn chính Qp0.1% = 10.100m3/s với MNGC = 120,27,. Với kết quả tính toán trong phụ lục thì với Q = 5.421 m3/s tương ứng xả qua 3 khoang tràn (15*16m) trong khi đó quy mô tràn chính gồm 5 cửă (15*16m) với MNGC = 120,27m có thể xả được 9.755 m3/s do đó không cần thiết xả qua tràn sự cố. Còn nếu muốn lợi dụng tràn sự cố thì nền xem xét giảm bớt 1 khoang tràn của tràn chính. + Tuyến năng lượng: Được bố trí tại bờ phải với phương án MNDBT = 119, có hạng mục chính như sau: - kênh dẫn vào: dài 110m; chiều rộng b = 20m - Cửa lấy nước: bao gồm: + Cửa vào hầm, được chia làm hai phần với kích thước mỗi phần BxH = 6x13 m bởi trụ pin giữa dày 2m và đặt 2 lưới chắn rác. Chiều rộng toàn bộ cửa vào thay đổi thu dần đến đường kính D = 7,5m; chiều dài đoạn chuyển tiếp là 20m. Đoạn đường hầm tiếp theo D = 7,5m dài 125m (tổng chiều dài từ cửa vào đến giếng cửa van có chiều dài 145m). Lưu lượng lớn nhất qua cửa vào Qmax = 153 m3/s. + Giếng cửa van hình chữ nhất tiết diện 7,5 x 9m, chiều sâu 66,7m. Cao độ đỉnh giếng 124,7m và đáy giếng 58m. Dự kiến đặt hai hàng rãnh van sửa chữa và sự cố trong giếng cửa van. Theo hướng dòng chảy bố trí trước cửa van sửa chữa loại phẳng - trượt có kích thước 7,5x7,5m với áp lực thiết kế = 70,7m cột nước, đóng mở van bằng cần trục chân dê. Tiếp theo cửa van chỉ cách cửa vào đường hầm xả sâu vận hành khoảng 50m nên có thể kết hợp sử dụng chung thiết bị cầu trục nâng chuyển tại cửa vào hầm xả lũ vận hành và cửa lấy nước MNTĐ. - Đường dẫn nước: Bao gồm đường hầm và đường ống thép dẫn nước vào tua bin, chiều dài tổng 686,8 m được phân chia theo các đoạn sau: + đoạn hàm nằm thẳng có tim ở cao độ 61,5 m từ giếng cửa van đến đoạn nghiên có đường kính D = 7,5m, dài 552m. + đoạn hầm nghiêng có tim ở cao độ 61,5m xuống cao độ 27,54m có chiều dài khoảng 81,8m, đường kính D = 7,5m + đoạn hầm cuối nằm thẳng có tim ở cao độ 27,54m từ cuối đoạn nghiên đến đầu đoạn đường ống có đường kính D = 7,5m chiều dài 50m. + đoạn ống thép đến tường nhà máy có chiều dài 25m và chuyển dần từ 1 đường ống d - 7,5m sang 2 ống D = 4, 3m để vào tuốc bin. - Nhà máy thuỷ điện: nhà máy được bố trí nằm ở bờ phải sờn dốc khoảng 350, cao độ thiên nhiên khoảng 60m đến 80m, đây là một vị trí tương đối thoải ước tính tính có khối lượng đào hố móng nhỏ nhất trong phạm vi khu vực bố trị đoạn tuyến công trình, vị trí đặt nhà máy cách tim tuyến đập khoảng 500m. Các kích thước chính của nhà máy kể cả phần chìm là: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là 49,00x 31,00x44,62 (m). - Kênh dẫn ra: có chiều dài 138,5m, gồm 2 phần: + đoạn sân sau: có chiều dài 28,5m, rộng 38m có độ dốc 1 : 3, đáy kênh từ cao trình 18,38m đến 27,87m gia cố bằng bê tông và chia thành 2 khu: khu sau nhà máy có chiều rộng 28,0m; khu sau ống tới có chiều rộng 10,0m. + Đoạn kênh ra nối tiếp sân sau: kênh có độ dốc i = 0,0012 cao độ đầu kênh 27,87m . Mái kênh 1 : 1,0 và 1 : 1,5. Chiều rộng kênh thu hẹp dần từ 38m xuống 25m và đổ ra sông. - Hạng mục công trình tưới dự phòng (đoạn chia nước và van tưới): Trong trường hợp xảy ra sự cố đối với cả 2 tổ máy cần sủa chữa ngay đồng thời hạ lưu đang cần nước tưới và sinh hoạt, dự kiến đặt đoạn chia nước tưới bằng ống thép D = 3m và dẫn xuống kênh xả hạ lưu. Ống được đấu vào đường ống thép dẫn nườc áp lực chính D = 7,5m. Đường ống thép D = 3m được dẫn xuống hạ lưu qua phía giàn lắp ráp, cuối đường ống đặt vang tưới D = 2.200mm với Qmax = 93 m3/s. Van tưới dạng hình côn làm nhiệm vụ đóng mở và điều chỉnh nước. + Tháp điều áp Theo những điều kiện thực tế tính toán nêu trên cho thấy đối với phương án Cửa Đạt III không phải xây tháp điều áp. - Thiết bị cơ khí thuỷ lực + Tuốc bin thuỷ lực - Kiểu loại - Cột nước (đã trừ tổn thất) + Lớn nhất : 89,7m + Nhỏ nhất : 45,4m + Tính toán : 71,9m - Công suất định mức tại Htt : 49,744 mw - Vòng quay (V/ph) + Định mức : 214,3 vòng/phút + Lồng : 450 vòng/phút - Đường kính bánh xe công tác D1 : 2,9m - Hiệu suất lớn nhất : 95,6% - Hiệu suất tại cột nước Htt, Ndm : 93,4% - Lưu lượng tua bin tại Htt, Ndm : 75,52m3/s - Chiều cao hut Hồ sơ tại Htt, Ndm : -1,249m - Khối lượng tua bin : 142,25 tấn - KHố lượng bánh xe công tác : 25 tấn. * Tua binh với ống hút khuỷu cong có chiều cao H = 7,21m (2,48 D1) và chiều dài L = 12,98m (4,47D1) có 1 trụ pin ở giữa. * Buồng xoắn tua bin bằng kim loại, mặt cắt tròn nối với đường ống áp lực đường kính D = 4, 3m, chiều rộng buồng xoắn là 10,27m, đường kính mặt cắt cửa vào dịch vụ = 4m. * Thiết bị cánh hướng có các cánh điều chỉnh, chiều cao bo = 0,72m (0,248S1) Theo điều kiện chuyên chở nắp tuốc bin cần cấu tạo thành 2 phần, trụ đỡ vòng bệ (stator) thành 4 phần, bánh xe công tác có kết cấu nguyên (không thể phân chia) khối lượng 25 tấn. TRục tua bin nối mặt bích với bánh xe công tác, còn phần trên nối mặt bích với trục máy phát điện. Tua bin được trang bị đồng bộ tất cả các thiết bị phụ cần thiết và hệ thống tự động điều chỉnh bao gồm: máy điều tốc điện thuỷ lực kỹ thuật số, thiết bị dầu áp lực và tủ điều khiển tự động tua bin. + Van tuốc bin Trước đầu vào buồng xoắn mỗi tua bin dự kiến bố trí một van tuabin với các thông số như sau: - Kiểu loại van : Van đĩa - Đường kính trong : Do = 4m - Áp lực công tác : p = 12 tat - Phương thức đóng mở : Thuỷ lực (áp lực đầu). + Máy điều tốc: Máy điều tốc tự động loại điện thuỷ lực có bộ vi xử lý PDI và thiết bị dầu áp lực thao tác. + Máy phát điện: các thông số của máy phát điện - Kiểu loại : Đồng bộ - trục đứng - 3 pha - Công suất định mức : 48,5 mw - Công suất toàn phần : 60,625 mva - Hệ thống công suất Cos j : 0.8 - Điện áp định mức : 10.5KV - Tần số dòng điện : 50 Hz - Vòng quay định mức : 214.3 vòng/phút - Vòng quay lồng : 450 vòng/phút - Monen quán tính GD2 : 4.157 m2 (b = 0.60) - Hiệu suất ứng với 100% phụ tải, Cosj =0.8 : 97.5% - Khối lượng toàn bộ máy phát : 358 tấn - KHối lượng Roto : 180 tấn Máy phát điện đồng bộ trục đứng có kết cấu kiểu "treo" với 1 ổ đỡ nằm trong giá chữ thập trên và ổ hướng dưới nằm trong giá chữ thập dưới. Để tiện cho việc chuyên chở stato máy phát điện phân chia làm 6 phần được tổ hợp lại khi lắp rá. Rotor có kết cấu dạng khung định tâm tại hai mặt bích. Mặt bích trên bắt chặt với đoạn trục nối tiếp còn mặt bích dới được nối với trục tua bin. Khối lượng vận chuyển từng phần chia của máy phát điện khoảng 35 tần. - Hệ thống làm mát máy phát bằng không khí cưỡng bức chu trình kín, không khí được làm nguội bởi các bộ làm nguội bằng nước phân bố xung quang hàm stato. - Hệ thống phanh hãm điều khiển bằng điện, cơ cấu hãm cơ khí, thao tác bằng áp lực khi nén. - hệ thống phòng cháy - kiểu phun nước - Hệ thống kích thích máy phát - kiểu Thyristor. + Thiết bị phụ Tại nhà máy dự kiến đặt các hệ thống thiết bị phụ cho các tổ máy như sau: - Hệ thống bơm tiêu nước nhà máy thuỷ điện: đảm bảo việc bơm thoát nước tô rmáy khi kiểm tra, sửa chữa các phần nước qua của tua bin và thu thập tất cả nước rò rỉ của gian máy trong quá trình vận hành và được bơm xuống hạ lưu bằng máy bơm. Dự kiến đặt 3 máy bơm, lưu lượng 100,3/ giờ cột nước bơm khoảng 40m. Việc chuyển thiết bị trạm bơm từ sàn lắp ráp xuống bằng cần trục gian máy qua lỗ thả thiết bị. - Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật - Hệ thống phòng hoả. - Hệ thống đo lường thuỷ lực - Xưởng sửa chữa cơ khí nhà máy thuỷ điện. - Thiết bị cơ khí thuỷ công Thiết bị cơ khí thuỷ công: bao gồm các cửa van, lưới chắn rác, cần trục chân dê, máy nâng thuỷ lực, cầu trục, đường ống dẫn nước tua bin, các ống thông hơi, các cửa ra vào và nắp đậy kín, các thiết bị phụ khác. Các thiết bị cơ khí trên được lắp đặt ở các hạng mục công trình: cửa nhận nước, nhà máy thuỷ điện. Thiết bị cơ khí thuỷ công của phương án chọn MND 119 - MNC 75M-2 tổ máy. Tóm lược về bố trí công nghệ, thông số kỹ thuật chính xác các thiết bị cơ khí thuỷ công của các hạng mục công trình như sau: + Thiết bị tại cửa nhận nước: Cửa nhận nước gồm 1 cửa, trước cửa bố trí 2 lưới chắn rác theo trụ pin phân đôi, kích thước 7,5x13 Khoảng cách giữa các thanh lứoi bằng 80mm. Để làm sạch lưới chắn rác ở phía trước lưới bố trí khe gầu ngoạm. Thiết bị vớt rác di động kiểu gầu ngoạm có khẩu độ 7,5m để làm sạch lưới và thu dọn rác. Theo hướng dòng chảy phái sau lưới chắn rác, trên đường ống áp lực bố trí cửa van sửa chữa, loại phẳng - trượt, có kích thước 7,5 x 7,5 m, áp lực thiết kế = 70.7 m cột nước. Cửa gồm 3 phân đoạn, mỗi phân đoạn = 2,5m. Đóng mở cửa van thực hiện bằng cầu trục chân đê. Tiếp sau cửa van sửa chữa là cửa van sự cố - sửa chữa là loại phẳng - bánh xe, kích thước 7,5 x 7,5m. Cửa van làm việc trong trường hợp sự cố đường ống áp lực, cửa van được đóng xuống để cắt dòng chảy ( chế độ làm việc tự rơi chịu áp lực động).Việc đóng mở này thực hiện bằng cần trục chân đê và dầm cặp. Lắp đặt ban đầu cũng như sau này cho việc sửa chữa các cửa van đều được tiến hành bằng cầu trục chân dê sức nâng 150/;20T với nhịp Lk = 12m. + Thiết bị tại đường ống dẫn nước tuabin: Dẫn nước vào 2 tua bin bằng 2 đường hầm áp lực đường kính Do = 7,5m. Đoạn cuối đường hầm và đoạn chia nước tới tua bin được bọc thép. Chiều dầy thép bọc đoạn cuối đường hầm Do = 7.500 mm là 26 mm. Đoạn chia nước Do=4.300 mm là 22 mm. Tại bãi thi công của công trình thuỷ điện, thép tấm được tạo thành các phần hình cung và được đặt trong thiết bị gá chuyên dụng. ở cơ sở lắp ráp các tấm hình cung được hàn nối với nhau thành các đoạn. Chiều dài 3 hoặc 6m phụ thuộc vào tải trọng của các cần trục lắp ráp. + Thiết bị tại nhà máy. Trong gian máy trạm thuỷ điện được đặt 1 cầu trục chuyên dụng sức nâng 200/50 + 10T, khẩu độ Lk = 20,5m, móc chính của cầu trục sức nâng 200T có 2 tốc độ nâng với khoảng biến đổi: 1: 10. Tốc độ nâng nhỏ nhất = 0,1m/phút và nâng cửa van khi đóng mở cửa ống hút dùng cầu trục chân dê kết hợp với dầm cặp cơ khí di động sức nâng 30T. Lk = 6m. + Thiết bị taị van tưới thuỷ lợi: Có tác dụng cung cấp lưu lượng tưới khi 2 tổ máy ngừng vận hành do sự cố hoặc đại tu sửa chữa. Hạng mục này gồm: - Van côn E K2200 để điều kiện tiết lưu lượng tưới có các thông số kỹ thuật sau: + Đường kính van D = 2.200 mm + Lưu lượng lớn nhất Qmax = 93m2/s + Cột nước thiết kế Htk = 72m + Đóng mở bằng thuỷ lực - Van đĩa ZD 320 - 80 trước van côn phục vụ cho việc sửa chữa có các thông số kỹ thuật sau: +Đường kính D = 32.000mm. + Lưu lượng Q = 93m3/s + Cột nước thiết kế Htk = 80m + Đóng mở bằng thuỷ lực - đoạn ống dẫn nước từ đường ống chính D= 3.000 một, lắp đặt van đĩa sử dụng cần trục gian máy, còn lắp đặt van côn sử dụng cần trục chân dê hạ lưu nhà máy thuỷ điện. - Thiết bị công nghệ phần điện: Phương án đầu nối NMTĐ cửa đạt vào lưới điện khu vực được thiết lập dựa trên cơ sở. * Quy mô phát công suất từ nhà máy (97MW) * Kết cấu lưới điện hiện hữu trong khu vực * Nguồn và lưới điện phát triển trong khu vực * Trung tâm phụ tải và nhu cầu phụ tải. Trung tâm phụ tải của NMTĐ cửa Đạt là Tỉnh Thanh Hoá và một phần Tỉnh Nghệ An. Theo dự báo trên thì công suất phát của NMTĐ Cửa Đạt sẽ đáp ứng một phần lớn nhu cầu phụ tải tỉnh Thanh Hoá và một phần tỉnh Nghệ An. Hệ thống lưới điện đầu nối từ NMTĐ Cửa Đạt bao gồm: * Một đường dây kéo 110kV Cửa đạt - Thọ Xuân, AC - 300, dài khoảng 30km * Một đường dây kéo 110kV Cửa Đạt - Thiệu Xuân, AC -300, dài khoảng 30km. * Mở rộng trạm Thọ Xuân để bổ sung 1 ngăn thiết bị PPĐNT 110kV trọn bộ. * Cải tạo và mở rộng khối 110kV của trạm Thiệu Xuân để bổ xung 2 ngăn thiết bị PPĐNT 110kV trọn bộ. Sơ đồ nối điện chính NMTĐ Cửa đạt được thiết kế và lựa chọn trên cơ sở sau đây: * Hai tổ máy Tuabin - Máy phát với công suất đơn vị là 48.5MW. được lắp đặt tại NMTĐ Cửa đạt. * Cấp điện áp tăng 110kV, cấp điện áp trung gian 35kV * Phát công suất ra trạm phân phối 110kV của nhà máy bằng hai khối đơn (1 máy phát + 1 máy biến áp tăng ), có máy cắt điện áp máy phát. * Trạm phân phối 110 - 35kV có: + Một đường dây kéo 110kV đi tới trạm 110kV Thọ Xuân + Một đường dây kéo 110kV đi tới trạm 110kV Thiệu Yên + Hai đường dây kéo 35kV để nối vào lưới điện địa phương + Cấp điện cho phía 35kV được thực hiện thông qua máy biến áp ba cuộn dây 115/38.5/6.3kV - 10MVA, cuộn điện áp thấp được sử dụng để cấp điện cho tự dùng của nhà máy. Sơ đồ nối điện chính được thiết kế bảo đảm độ tin cậy cao, an toàn và linh hoạt trong cung cấp điện, bảo vệ rơ le và tự động hoá đơn giản, thuận tiện trong quản lý vận hành. - Về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị. Cụ thể như sau: STT Tên thiết bị Số lượng Công suất Khối lượng Tiêu chuẩn 1 Tua bin 02 49.795 MW 430T IEC 2 Máy phát 02 48.5 MW 834T IEC - 34 3 Máy biến áp 02 63 MWA 87T IEC - 76 4 Máy biến áp 02 5.6 MWA IEC - 76 5 Hệ thống điều khiển, đo lường IEC 6 Hệ thống thuỷ lực 31.7T 7 Hệ thống khí nén 8 Hệ thống điện tự dùng 9 Hệ thống điều hoà 1.9T 10 Hệ thống báo cháy cứu hoả 15.2T 11 Hệ thống chiếu sáng 12 Hệ thống giám sát và thông tin liên lạc Một phần thiết bị mua sắm và chế tạo trong nước, bao gồm: + Cầu trục (12T), khe lưới chắn rác, máy cào rác; + Cửa phai sửa chữa, cửa phai vận hành, khe phai vận hành, khe phai sửa chữa, trạm năng thuỷ lực, cầu trục 160 Tấn tại giếng van; + Gian tưới: van đĩa, van côn, trạm thuỷ lực đóng mở van đĩa, trạm thuỷ lực van côn. + Đường ống thép áp lực; + Cầu trục 30 tấn, khe phai hạ lưu, phai hạ lưu Phương án lựa chọn công nghệ, thiết bị - Một số thiết bị chính như: tua bin, máy phát công ty dự kiến sẽ mua từ Trung Quốc thông qua hình thức đấu thầu quốc tế. - Thiết bị điều khiển dự kiến mua của các nước công nghiệp G7. - Những thiết bị còn lại được gia công chế tạo trong nước bởi các tổng công ty chuyên chế tạo thiết bị cơ khí. 1.2.2.6.Tiến độ xây dựng và quản lý thi công. Nhận thấy: Đây là dự án thành phần nên trình tự và tiến độ thi công được kết hợp chặt chẽ với trình tự và tiến độ thi công công trình đầu mối thuỷ lợi. Theo báo cáo thì tiến độ thi công Hồ chứa nước Cửa Đạt tổ thẩm định kết luận: tiến độ thi công công trình thuỷ điện Cửa đạt là phù hợp, đảm bảo thi công hoàn thành đúng như tiến độ đã đề ra. Theo kế hoạch tuyến năng lượng được xây dựng trong 4 năm: - năm 2005: tiến hành thi công hố móng nhà máy, kênh dẫn ra đồng thời tiến hành đào nắn suối tại hạ lưu nhà máy và đắp đê quai. - Năm 2006: thi công đồng loạt đường hầm dẫn nước theo các hướng.Bắt đầu đổ bê tông nhà máy. - Năm 2007: tiếp tục thi công đường hầm dẫn nước, đổ bê tông nhà máy và bắt đầu lắp đặt thiết bị nhà máy. Thi công đào, đổ bê tông và lắp đặt giếng cửa van. -Năm 2008: Đến trước mùa lũ năm xây dựng thứ 4 hoàn thành toàn bộ công tác xây dựng từ kênh dẫn vào, đường hầm dẫn nước, giếng cửa van, nhà máy thuỷ điện và kênh dẫn ra. Hoàn thành lắp đặt toàn bộ thiết bị cơ khí thuỷ công, đồng thời hoàn thành đồng bộ lắp đặt thiết bị thuỷ lực, thiết bị điện tổ máy số 1. Vào cuối năm hoàn thành tổ máy số 2 đồng thời hoàn thiện công trình. Dự kiến phát điện vào tháng 4/2009. 1.2.2.7.Đánh giá thị trường. Qua nghiên cứu cung cầu thị trường về điện năng cho thấy: Giá bán điện cho EVN (giá bán tại thanh cái nhà máy) theo tính toán giá điện bình quân trên thị trường tại thời điểm năm 2004 và được Tổng công ty Điện lực Việt Nam chấp thuận mua điện của nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt theo công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004. Số TT Diễn giải Giá bán điện chưa có VAT (dự kiến) Giá bán điện đã có VAT (10% VAT) Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa 1 Giá bán điện cho EVN ($cents/kWh) 4,1 3,15 4,51 3,47 2 Giá bán điện cho EVN (đồng/kWh) 647 497 712 547 3 Giá bán điện bình quân ($cents/kWh) 3,78 4,16 1.2.2.8.Tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn: Được tổ thẩm định thẩm định lại qua những cung cấp của chủ đầu tư, và qua điều tra, đã đi đến những kết luận: - Tổng vốn đầu tư. Hạng mục Triệu VND Tỷ lệ (%) Chi phí xây lắp 472.584 30% Chi phí thiết bị 460.297 29% Chi phí khác 259.208 16% Dự phòng 99.158 6% VAT 56.177 4% Lãi vay thi công 240.000 15% Vốn lưu động 12.400 Tổng cộng 1.599.824 100% So sánh với một số dự án thuỷ điện khác được xây dựng trong thời gian gần đây. Công trình thuỷ điện Năm v.hành CS lắpmáy (MW) Điện lượng (Tr.kWh) Tổng mức đầu tư (tr. USD) SĐTBQ 1000$/MW SĐTBQ 1$/kWh Cửa đạt (VAT+VLĐ) 2009 97 410 101,447 1.046 0,247(5) Cửa Đạt (chưa VAT+VLĐ) 2009 97 410 97,098 1.001 0,237(8) Bản cốc 2007 18 80.55 19,880 1.104 0,246(6) Bắc bình D2007 33 147 35,92 1.088 0,244(7) Quảng trị 2008 64 217 118,63 1.853 0,547(1) cần Đơn 2002 72 295 81,13 1.127 0,275(3) Pleikrông 2007 100 707 177,29 1.773 0,261(4) Sê San 3A 2007 100 478 109,48 1.095 0,229(9) A Vương 2008 210 815 253,00 1.203 0,310(2) Sê San 3 2006 273 1.127 255,02 934 0,226 (10) Buôn Kuốp 2008 280 1.458,6 294,11 1.050 0,201(11) (Tỷ giá tạm tính: 15.770 VND/USD) Suất đầu tư/1MW công suất lắp máy của thuỷ điện Cửa Đạt tương đối thấp so với các công trình đã và dự kiến khởi công trong thời gian gần đây (1.001 ngàn USD/MW); suất đầu tư trên 1kwh điện lượng cũng rất thấp (0,237USD/kwh); mặc dù theo nguyên lý thông thường dự án có công suất càng cao thì suất đầu tư càng thấp, đối với công trình thuỷ điện Cửa đạt có công suất trung bình nhưng suất đầu tư như vậy là khá hợp lý - đảm bảo tính hiệu quả đầu tư. - Phương án nguồn vốn: + Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án đến nay xác định như sau: Nguồn vốn Triệu VND Tỷ lệ Vốn tự có 240.000 15% Vay QHT 430.000 26,88% Vay nước ngoài 313.525 19,6% Vay NHTM (NHNo Nam Hà Nội làm đầu mối) 616.299 38.52% Tổng cộng 1.599.824 100% * Tính khả thi của các nguồn vốn: + Nguồn vốn vay quỹ hỗ trợ đã được quỹ hỗ trợ duyệt cho vay và đã ký hợp đồng tín dụng số 05/2004 - HĐTD ngày 27/12/2004 giữa công ty CP thuỷ điện Cửa Đạt và chi nhánh QHT phát triển Hoà Bình . (ngày 13/01/2005 đã giải ngân 30 tỷ đồng phục vụ di dân đền bù giải phóng mặt bằng). + Nguồn vốn vay nước ngoài : được Bộ tài chính bảo lãnh theo tinh thần công văn số 6275/VPCP - KTTH ngày 20/11/2004 của Chính phủ V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thuỷ điện Cửa Đạt và công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính. + Vay dài hạn của các NHTM: 547.722 triệu đồng. + Vay ngắn hạn: 68.577 triệu đồng (để thanh toán VAT và vốn lưu động). - Thuế VAT phát sinh 56 tỷ đồng chủ đầu tư sẽ vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại hoặc dùng lợi nhuận kinh doanh của các cổ đông sáng lập sau đó số tiền được hoàn thuế sẽ được luân chuyển trong toàn bộ thời gian thi công: - Vốn lưu động 12 tỷ đồng của dự án dự kiến sẽ vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. - Bảng dự kiến tiến độ sử dụng vốn: Đơn vị: triệu đồng Cơ cấu vốn đầu tư 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng cộng Nhu cầu đầu tư 5.400 351,200 219,900 393.000 562,342 1.531.842 Tỷ trọng vốn TC/TĐT 14.24% 19.83% 15.52% 14.23% Vốn tự có 5,400 50,000 43,600 61,000 80,000 240,000 Vay QHT 200,000 46,600 72,000 111,400 430,000 Vay nước ngoài 46,000 80,000 187,420 313.420 Vay NHTM 55,200 129,700 180,000 183,522 547,422 1.2.2.9.Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ: Đây là phần mà tổ thẩm định quan tâm nhất: - Cơ sở tính toán được tổ thẩm định sử dụng: + Dự án được tính toán với vòng đời 25 năm. + Công suất thiết kế 97 MW (sản lượng điện bình quân năm theo tính toán là 410 triệu kWh); Hiệu suất huy động 97,5% sản lượng điện bình quân năm (đã trừ 1% sản lượng điện tự dùng, 1% tổn thất tại trạm biến áp, 0,2% - 0,5% tổn thất do sự cố). + giá bán điện: 3,78 UScent/Kwh - tính toán theo tính khả thi của dự án thì giá bán điện bình quân là 3,78 UScent/KWh, đây là giá bán điện bình quân với giá thị trường tại thời điểm hiện tại. + Chi phí O & M bao gồm chi phí quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, nhân công , bảo hiểm, lãi vay vốn lưu động - tính bằng 1,6% tổng vốn đầu tư. + Thuế tài nguyên tính bằng 2% doanh thu hàng năm và được miễn giảm 50% thuế tài nguyên trong 3 năm đầu (theo khoản 1 mục IV thông tư số 153/1998 /TT/BTC ngày 26/11/98 của Bộ tài chính, hướng dẫn thi hành NĐ số 68/1998/NĐ- CP ngày 03/09/98 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). + Tỷ lệ tăng giá bán điện giả định 0,5%/năm + Tỷ lệ biến động tỷ giá giả định tăng 1,5%/năm. + KHCB theo phương pháp đường thẳng: xây lắp 25 năm, thiết bị 15 năm, chi phí khác 10 năm, lãi vay trong thời gian thi công 10 năm (chủ đàu tư đã có văn bản số 171/CV/CĐ-TCKT ngày trình Cục thuế Thanh Hoá cho phép khấu hao như trên). + Lãi vay được tính: Phần vay quỹ hỗ trợ tính theo lãi suất cố định 6,6%/năm cho thời gian vay vốn là 12 năm trong đó có 4 năm ân hạn. Thời gian trả nợ 8 năm theo phương thức trả nợ đều hàng năm. Phần vay NHTM tạm tính theo lãi suất cố định 10,56%/năm (0,88%/tháng) cho thời gian vay vốn là 14năm trong đó có 4 năm ân hạn. Thời gian trả nợ là 10 năm theo phương thức trả nợ đều trong năm. Phần vay nước ngoài tạm tính theo lãi suất cố định 7,57%/năm cho thời gian vay vốn là 14 năm trong đó có 4 năm ân hạn. Thời gian trả nợ 10 năm theo phương thức trả nợ đều hàng năm. + thuế suất thuế TNDN: căn cứ vào điều 33, mục đ khoản 1 Điều 35 và khoản 10 điều 36 tại NĐ số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN, được tính như sau: trong 15 năm đầu được tính thuế suất 10%/năm trong đó 4 năm đầu được miễn giảm hoàn toàn, 8 năm tiếp theo là 50% mức thuế suất 10% và thời gian còn lại là 10%. Sau 15 năm tính thuế suất 28%. + Nguồn trả nợ : sử dụng 100% KHCB và 70% lợi nhuận sau thuế. + Hình thức trả nợ: có 4 hình thức trả nợ, bao gồm: Hình thức 1 : Mức trả nợ gốc đều các năm trong 9 năm HÌnh thức 2: mức trả nợ gốc là lãi đều nhau trong 9 năm Hình thức 3: Mức trả nợ gốc theo tỷ lệ % so với tổng số vốn vay nhưng đảm bảo tổng mức tỷ lệ trong 9 năm bằng 100% tổng vốn vay và cân đối trả nựo từ dự án: Hình thức 4: Là hình thức cân đối các nguồn từ dự án Cũng như các dự án khác, dự án thuỷ điện Cửa Đạt do những năm đầu chi phí trả lãi vốn vay lớn, thời hạn vay của QHT ngắn hơn, phương thức trả nợ vây nước ngoài vá QHT đã áp dụng theo phương thức trả nợ đều; Nếu áp dụng hình thức 1 hoặc hình thức 2 thì những năm đầu dự án không đủ khả năng trả nợ gốc, nhưng những năm tiếp theo thì nguồn thu lại cao hơn số nợ gốc định kỳ phải trả rất nhiều; nếu áp dụng hình thức 3 sẽ dẫn tới tình trạng thiếu khách quan. Do đó, áp dụng hình thức trả nợ thứ 4 là hợp lý, đảm bảo cân đối nguồn thu để trả nợ. + Lãi suất chiết khấu: 8,5%/năm (tính bình quân thực tế trên cơ sở kết cấu vốn tham gia và lãi suất của từng loại nguồn vốn). + Dòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32630.doc
Tài liệu liên quan