Mục lục
Lời mở đầu 3
Chương 1 Lý luận chung về dự án đầu tư và cho vay dự án 6
1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư theo dự án 6
2. Đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển 7
3. Dự án đầu tư 8
3.1 Khái niệm 8
3.2 Phân loại dự án đầu tư 9
3.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất 9
3.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động 10
3.2.3 Theo giai đoạn hoạt động 10
3.2.4 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng 11
3.2.5 Theo phân cấp quản lý 11
3.2.6 Theo nguồn vốn 11
3.2.7 Theo vùng lãnh thổ 12
4. Cho vay dự án đầu tư 12
4.1 Dự án đầu tư xin vay 12
4.2 Quy trình cho vay dự án đẩu tư 12
4.3 Sự cần thiết của việc cho vay dự án đầu tư 14
4.4 Thẩm định dự án đầu tư xin vay 18
4.5 Hợp đồng tín dụng 20
5. Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư 22
6. Chất lượng cho vay dự án đầu tư 23
6.1 Khái niệm 23
6.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 23
6.2.1 Các chỉ tiêu định tính 23
6.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 26
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư 32
7.1 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng 33
7.1.1 Quy mô, cơ cấu, kỳ hạn nguồn vốn của các NHTM 33
7.1.2 Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng 33
7.1.3 Năng lực giám sát và sử lý các tình huống cho vay của ngân hàng 34
7.1.4 Chính sách tín dụng ngân hàng 35
7.1.6 Công nghệ ngân hàng 36
7.2 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng 36
7.2.1 Nhu cầu đầu tư 36
7.2.2 Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của ngân hàng 37
7.2.3 Khả năng của khách hàng trong việc quản lý sử dụng vốn vay 39
7.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường 40
7.3.1 môi trương tự nhiên 40
7.3.2 Môi trường kinh tế 40
7.3.3 Môi trường chính trị xã hội 41
7.3.4 Môi trường pháp lý 41
7.3.5 Sự quản lý của nhà nước và các cơ quan chức năng 41
Chương 2. Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDI- BIDV 43
1. Khái quát chung về BIDV và SGDI 43
1.1 BIDV 43
1.2 Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức 45
1.3 Sở giao dịch 1 46
2. Một số hoạt động chủ yếu của SGDI 51
2.1 Hoạt động huy động vốn 53
2.2 Hoạt động tín dụng 55
2.3 Hoạt động dịch vụ 57
3. Thực trạng cho vay dự án tại Sở 58
3.1 Tình hình cho vay 58
3.1.1 Nền khách hàng tiền vay 59
3.1.2 Doanh số cho vay 62
3.1.3 Tình hình thu nợ 63
4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của Sở 63
5. Đánh giá chất lượng cho vay dự án 64
5.1 Những kết quả đạt được 64
5.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
Chương 3 Một số giải pháp, kiến nghị 72
1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Sở 72
1.1 Định hướng chung 72
1.1.1 Tăng cường năng lực về vốn để đáp ừng nhu cầu 73
1.1.2 Nâng cao chất lượng tín dụng 74
1.1.3 Bảo lãnh 74
1.1.4 Lãi suất 74
1.1.5 Dịch vụ và công nghệ ngân hàng 74
1.1.6 Biên pháp tổ chức điều hành 75
1.2 Định hướng cho vay dự án 76
2. Một số giải pháp nhằm nầng cao chất lượng cho vay dự án 78
2.1 Thực hiện việc xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý 79
2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 80
2.3 Chú trọng phân tích tài chính dự án trước khi cho vay 82
2.3.1 Xem xét các chỉ tiêu cơ cấu vốn của doanh nghiệp 82
2.3.2 Xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp 83
2.4 Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn trung, dài hạn 86
2.5 Tiêu chuẩn hoá cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng 86
2.6 Phát triển hệ thống thông tin 89
2.7 Nâng cao vai trò công tác thanh tra kiểm soát 90
3 Kiến nghị 91
Kết kuận 96
Tài liệu tham khảo 97
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của môi trường kinh doanh, của chính bản thân doanh nghiệp.
* Đạo đức, thiện chí của khách hàng: Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và người đi vay. Nếu như khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả các hành vi đó đều mang lại rủi ro cho ngân hàng.
7.3.Nhóm nhân tố thuộc môi trường.
7.3.1. Môi trường tự nhiên
Trên thực tế, môi trường tự nhiên không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động đầu tư của khách hàng, đặc biệt các là các hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các công trình xây dựng, cầu cống, cảng biển, những hoạt động đầu tư có liên quan đến nông nghiệp, ngư nghiệp…Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưỏng đến hiệu quả hoạt dộng đầu tư của khách hàng qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
7.3.2. Môi trường kinh tế
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương tự. Đặc biệt trong điều kiện quốc tế hoá mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng( ví dụ: những rủi ro thay đổi tỷ giá, lãi suất, lạm phát làm thiệt hại cho thu nhập của ngân hàng) hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay dự án.
7.3.3. Môi trường chính trị xã hội
Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một tiêu chí quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn cho vay dự án cũng giảm sút theo.
7.3.4. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, không ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng.
7.3.5. Sự quản lý vĩ mô của nhà nước và các cơ quan chức năng.
Sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách, các quy định, thể lệ của nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như doanh nghiệp, đó là tiền đề rất quan trọng để ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
Tóm lại với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoat động tín dụng của các ngân hàng có liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay dự án nói riêng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những nhân tố thuộc bản thân ngân hàng, có những nhân tố thuộc khách hàng, cũng có những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của cả hai. Việc nghiên cứu nắm rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp các ngân hàng có biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của mình.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và Sở giao dịch 1.
1.1 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( BIDV).
* Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
* Loại hình doanh ngiệp: Doanh nghiệp nhà nước( xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt).
* Quy mô: 134 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty trực thuộc và 3 đơn vị liên doanh.
* Tổng số lao động: Hơn 6000 cán bộ công nhân viên.
* Tổng tài sản tính đến hết ngày 31/12/2002: 71.000 tỷ đồng.
* Vốn điều lệ: 1100 tỷ đồng.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mai quốc doanh lớn nhất nước ta hiện nay, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, an toàn và phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng làm mục tiêu hoạt động; mở rộng và đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính được thành lập ngày 26/4/1957 theo nghị định số 177/TTg do phó thủ tướng Phan Thế Toại ký.Tính đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với những nhiêm vụ khác nhau được chính phủ giao phó mà tên gọi của ngân hàng cũng được thay đổi qua các thời kỳ, cụ thể:
* Lần thứ nhất: Đổi tên từ ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259/CP ngày 24/6/1981 do phó thủ tướng Tố Hữu ký.
* Lần thứ hai: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT ngày 14/1/1990 do phó chủv tịch Hội đồng bộ trưởng ký.
Thời kỳ mới thành lập, hoạt động của ngân hàng còn rất hạn chế chủ yếu thực hiện viếc cấp phát vốn đẩu tư và cho vay vốn lưu động đối với các xí nghiệp xây lắp, thiết kế, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng góp phần xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa ở miền bắc cũng như giải phóng tổ quốc ở miền nam. Ban đầu ngân hàng chỉ có 8 chi nhánh với hơn 200 cán bộ công nhân viên. Đến nay ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang tiến tới xây dựng mô hình tập đoàn tài chính kinh doanh đa năng tổng hợp trên mọi lĩnh vực với mạng lưới 134 chi nhánh tỉnh thành phố, 3 sở giao dịch, 3 đơn vị liên doanh, 3 công ty độc lập cùng với đội ngũ hơn 6000 cán bộ công nhân viên. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng được tín nhiệm cả trong và ngoài nước, có quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng lớn trên thế giới.
Nhiệm vụ chính hiện nay của ngân hàng là huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ mục đích đầu tư phát triển, cung cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, kinh doanh tiền tệ và đáp ứng các dịch vụ ngân hàng, tham gia vào quá trình thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của chính phủ và ngân hàng nhà nước trung ương, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển ổn định và bền vững của kinh tế đất nước.
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có các chức năng nhiệm vụ sau: Chức năng huy động vốn ngắn- trung - dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nước theo quy định về pháp luật ngân hàng.
Từ năm 1996 theo quy chế tổng công ty nhà nước, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được quản lý bởi hội đồng quản trị. Ban thư ký và ban kiểm soát do hội đồng quản trị trực tiếp lập ra để giúp hội đồng quản trị theo dõi và kiểm soát tình hình hoạt động trong ngân hàng.Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng là Ban giám đốc mà người đứng đầu chịu trách nhiệm chung là Tổng giám đốc (do Thống đốc ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm). BIDV có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc gồm hơn 134 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Ngoài ra BIDV còn có một số công ty con như: công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ, công ty chứng khoán, liên doanh VID Public Bank, công ty liên doanh bảo hiểm Việt – úc, liên doanh Lào – Việt tại Lào. Bên cạnh các liên doanh trong và ngoài nước BIDV còn tham gia hùn vốn, mua cổ phần tại một số tổ chức như: Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội, Ngân hàng cổ phần nhà thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng cổ phần nông thôn Đại á.
Năm 2002, trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều khó khăn, thử thách, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự ủng hộ hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp bạn hàng, toàn hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã sáng tạo, nổ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanh đạt kết quả toàn diện tích cực trên cả 3 mặt: hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ trình cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Các chỉ tiêu chủ yếu đến ngày 31/12/2002 đều đạt tốc độ tăng trưởng 25%. Tổng tài sản đạt 76.000 tỷ đồng, nâng cao dần chất lượng, hoạt động tuân thủ pháp luật, kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước cao hơn năm trước, giữ vững truyền thống đầu tư phát triển với những hình thức sáng tạo phù hợp với yêu cầu mới. Phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, các liên doanh đã hoàn thành tốt kế hoạch đóng góp tích cực vào kết quả chung của toàn hệ thống.
Thực hiện có kết quả 40% đề án cơ cấu lại, đã tiến hành tách bạch cho vay theo chỉ định. Hoàn thành cơ cấu lại 65% nợ thương mại theo quyết định 149/QĐ-TTg, trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, từng bước cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng. Thực hiện đúng cam kết để cấp bổ sung vốn điều lệ. Tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành mô hình tổng công ty nhà nước. Thành lập Sở giao dịch III làm vai trò ngân hàng bán buôn đối với dự án tài chính nông thôn I và II. Từng bước chuyển dịch cơ cấu tài sản nợ – tài sản có theo hướng hợp lý hơn và dần theo thông lệ. Thực hiện đúng tiến độ dự án hiện đại hoá ngân hàng.
Tập trung triển khai các quy chế, cơ chế mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000. Thực hiện kiểm toán quốc tế 6 năm liền (1996-2001). Cơ cấu lại mô hình tổ chức hội sở chính, phân định chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban hướng về khách hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành tại Trung tâm điều hành, giữ vững được truyền thống “Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Đảng nhà nước vừa trao tặng.
1.2. Sở giao dịch 1( SGD1).
Sở giao dịch 1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống ngân hàng đầu tư phát triển, hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực như dầu khí,viễn thông, xây dựng, công nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ…với đội ngũ nhân viên được đào tạo ở trình độ cao,với hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.
Trong giai doạn từ năm 1991 đến năm 1997 Sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – gọi tắt là SGD – là một đơn vị phụ thuộc, thực hiện cho vay, nhận tiền gửi từ trên xuống. Mọi hoạt động của SGD đều mang tính bao cấp thực hiện theo chỉ thị( SGD chủ yếu cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế do BIDV chỉ định), không tự hạch toán và không tự chịu trách nhiệm về doach số. Chủ yếu do ngân hàng mẹ đỡ đầu.
Sau năm 1997 SGD có bước chuyển biến lớn trong hoạt động, thật sự tách ra và trở thành một ngân hàng thương mại hạch toán độc lập. Sở giao dịch1 được tổ chức theo mô hình một doanh nghiệp nhà nước. Trong đó có Ban giám đốc gồm một giám đốc phụ trách chung và ba phó giám đốc phụ trách chuyên môn gồm 13 phòng ban chức năng. Hiện nay sở có 241 nhân viên. Trong cơ chế hoạt động của sở luôn có sự dân chủ và sự trao đổi thông tin hai chiều từ cấp quản lý sở đến cấp quản lý các phòng ban, từ quản lý các phòng ban đến nhân viên và ngược lại. Điều này đã tạo cho sở có một văn hoá công sở rất lành mạnh, mọi người luôn đặt công việc lên hàng đầu; luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ chăm lo đến đời sống cá nhân của nhau.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Ban giám đốc
Tín
Dụng
(2ph)
Hành
Chính
Kho
quĩ
Các phòng Giao Dịch
Nguồn
Vốn
Kinh doanh
Kiểm
Tra
Kiểm
Toán
Nội bộ
Thanh
Toan quốc tế
Điện toán
Quản
Lý
Kh-
Hàng
Kế
Toán
Tài chính
Sở giao dịchI NHĐT&PT Việt Nam
* Ban giám đốc SGD chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, hội đồng quản trị và tổng giám đốc BIDV về mọi hoạt động của SGD theo nhiệm vụ và quyền hạn được quy định. Giám đốc chịu sự quản lý Nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Có trách nhiệm thực hiện đúng các quyết định của Thống đốc NHNN.
* Phòng điện toán có chức năng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của SGD, tham mưu cho giám đốc về chiến lược phát triển công nghệ thông tin tại sở.
* Phòng tài chính kế toán nhiệm vụ chính là thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại hội sở SGD. Là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của SGD. Thực hiện chi tiêu tài chính tại hội sở và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các đơn vị trực thuộc SGD theo các Văn bản quy định của Bộ tài chính và của ngành.
* Phòng quản lý khách hàng là đầu mối tổ chức và thực hiện chính sách khách hàng của SGD. Nhiệm vụ : Nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của SGD để tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, định hướng phát triển nền khách hàng bền vững phục vụ kinh doanh của SGD.
* Các phòng tín dụng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VND và ngoại tệ. Hiện nay tại SGD có 2 phòng tín dụng (phòng tín dụng1 và phòng tín dụng 2) hai phòng này có chức năng nhiệm vụ như nhau.
Nhiệm vụ :
Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của đồng vốn.
Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ uỷ thác đầu tư theo quy định.
Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp của các khách hàng như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn…cả VND và ngoại tệ.
Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của SGD.
Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, năm do giám đốc giao.
Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV và giám đốc.
Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên; phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng phát triển khách hàng mới.
Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất của SGD.
Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định
Thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao.
Phòng tổ chức hành chính kho quỹ trực tiếp thu, chi tiền, kiểm đếm vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ vàng bạc đá quý, ấn chỉ có giá tại quỹ nghiệp vụ.
* Các phòng giao dịch. Hiện nay trực thuộc sở giao dịch ngân hàng ĐT&PT có 3 phòng giao dịch (phòng giao dịch số 1- 35 Hàng Vôi ; phòng giao dịch số 2 – 108 Phạm Ngọc Thạch và phòng giao dịch trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza). Chức năng, nhiệm vụ : Trực tiếp thực hiện nhận tiền gửi tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ Ngân hàng theo sự phân công của ban giám đốc.
* Phòng nguồn vốn kinh doanh. Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của SGD để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn, đúng quy định của pháp luật và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh tại sở theo phân công.
* Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ có chức năng trực tiếp thực hiện công việc kiểm tra kiểm toán nội bộ của sở nhằm: Bảo đảm chấp hành đúng pháp luật và các quy định của ngân hàng; Phản ánh, đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh từng quý, năm của SGD; Đánh giá chính xác thực trạng tài chính hàng năm và từng thời kỳ của SGD. Phát hiện và báo cáo kịp thời các biểu hiện vi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tiền tệ, đặc biệt rủi ro tín dụng.
* Phòng thanh toán quốc tế là trung tâm thanh toán đối ngoại của SGD, trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng của sở cũng như khách hàng của các chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh NHĐT&PT trong hệ thống.
2. Một số hoạt động chủ yếu của SGD.
Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng giống như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay sở giao dịch đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ và ngân hàng như : Nhận tiền gửi và thanh toán ; Tín dụng bảo lãnh; thanh toán quốc tế; Bảo hiểm; Chứng khoán; Hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào; các dịch vụ khác ( Rút tiền tự động , Hom-Banking … Trong năm năm 1997 –2002, toàn SGD có số dư thanh toán trong nước đạt 300 tỷ đồng tăng gần 41%/năm và chiếm 30% doanh số thanh toán quốc tế của toàn hệ thống. Ngoài ra, với 8% thị phần vốn huy động và 14% thị phần vốn tín dụng SGD1 là đơn vị đứng đầu địa bàn Hà Nội về dư nợ tín dụng và thứ hai về nguồn vốn huy động.
Trong năm 2002 được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, được sự hợp tác chặt chẻ của các bạn hàng cùng với sự nổ lực cố gắng của cán bộ nhân viên ,Sở giao dịch đã đạt kết quả chính như sau: Tổng tài sản đạt 10.569 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2001 chiếm trên 15% Tổng tài sản của cả hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (Chưa kể Chi nhánh Bắc Hà Nội tách ra từ Sở giao dịch). Huy động vốn đạt 8.500 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2001; Tổng dư nợ cho vay đạt 6.290 tỷ đồng tăng 27% so với 31/12/2001, trong đó, đặc biệt dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại tăng 73% so với 31/12/2001, chất lượng các mặt hoạt động ngày càng nâng cao, Sở giao dịch đã chú trọng phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ như dịch vụ ngân hàng tại nhà (Homebanking), thanh toán điện tử, rút tiền từ máy ATM kết hợp với dịch vụ trả hộ lương các doanh nghiệp, tổ chức; làm đại lý thanh toán thẻ VISA, MASTER CARD, chuyển tiền nhanh WEST UNION, đưa WEBSITE của Sở giao dịch vào hoạt động. Vì vậy, số khách hàng đến quan hệ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều. Riêng năm 2002 đã có thêm trên 2000 khách hàng mới là các tổ chức kinh tế và cá nhân quan hệ với Sở giao dịch, đặc biệt có trên 700 khách hàng mới là các tổ chức kinh tế xã hội. Trong các hoạt động của mình, Sở giao dịch luôn tuân thủ và chấp hành tốt các quy định của Pháp luật nhà nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu kinh doanh của Sở giao dịch đạt và vượt mức kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng ĐT&PT TƯ giao góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hoàn thành kế hoạch kinh doanh phục vụ nền kinh tế, cơ cấu lại gắn với phát triển bền vững, và xây dựng ngành vững mạnh, từng bước chủ động hội nhập. Sở giao dịch được Hội đồng thi đua Ngân hàng ĐT&PT TƯ xếp loại thi đua là đơn vị xuất sắc đặc biệt nhiều năm liền toàn hệ thống. Năm 2002, Sở giao dịch là đơn vị duy nhất được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam xếp loại xuất sắc đặc biệt trong tổng số 73 đơn vị thành viên. Thành tích đó, đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng việc trao tặng phần thưởng cao quý “Huân chương lao động Hạng 3” cho Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Ban giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, đã tạo nền móng, thế và lực mới cho Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam bước vào kinh doanh năm 2003 và thêm vững tin góp phần cùng hệ thống Ngân hàng ĐT&PT hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001-2005) đã đề ra trong chương trình hành động của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển kinh tế xã hội theo đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1. Hoạt động huy động vốn
Quán triệt chủ trương phát huy nội lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước, cùng với toàn hệ thống hơn 10 năm qua SGD đã thực hiện một cách suất sắc nhiệm vụ huy động vốn trong nước với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt gần 94% một năm trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-1994 là 124%. Số dư huy động cuối năm 91 mới có 7 tỷ VND thì đến 31/12/2002 quy mô nguồn vốn huy động của sở đã đạt 8500 tỷ trong đó huy động vốn từ dân cư tăng 123% đưa SGD từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn BIDV đến nay sở đã cơ bản tự chủ được nguồn vốn hoạt động kinh doanh và đóng góp một phần vào sự phát triển của toàn hệ thống.
Qua hơn 10 năm hoặt động, 8 năm triển khai hoạt động ngân hàng thương mại- Một thời gian có thể coi là rất ngắn so với các ngân hàng khác – công tác huy động vốn của SGD đặc biệt là huy động vốn từ dân cư đã góp phần quan trọng tạo nên uy tín của toàn hệ thống BIDV. Uy tín đó dược xây dựng, bồi đắp và khảng định qua các chiến dịch như huy động kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo vàng, kỳ phiếu USD (năm 1992); huy động tiết kiệm và cho vay xây dựng nhà ở (năm 1994), các đợt phát hành trái phiếu BIDV ( các năm 1994, 1998, 2000, 2002). Trong năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, cùng với toàn hệ thống SGD cũng đã thực hiện phát hành trái phiếu, huy động thông qua chứng chỉ tiền gửi với tổng số vốn huy động được đạt gần 700 tỷ VND đưa số dư huy động trái phiếu đạt hơn 1548 tỷ đồng góp phần quan trọng trong việc cải thiện cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Kết quả trên đạt được là do thực hiện việc mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng chính sách lãi xuất linh hoạt, mang tính cạnh tranh, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng theo hướng khép kín các dịch vụ Ngân hàng và làm tốt công tác Marketing trong ngân hàng.
Cơ cấu huy động vốn của SGD1. Đơn vị ( triệu đồng).
Chỉ tiêu.
Năm 2000.
Năm 2001.
Năm 2002.
Tổng huy động.
5.339.022.
6.630.856.
8.515.541.
Tiền gửi khách hàng.
*Tiền gửi không kỳ hạn.
*Tiền gửi có kỳ hạn.
1.484.995.
422.061.
1.062.933.
1.953.133.
633.039.
1.320.101.
2.638.513.
Tiền gửi dân cư.
*Tiết kiệm.
*Kỳ phiếu.
*Trái phiếu.
3.727.046.
1.1916.384.
727.958.
1.082.705.
4.392.226.
2.349.607.
903.629.
1.138.990.
5.876.027.
Huy động khác.
31.337.
96.493.
Nguồn : Báo cáo tổng kết SGD1.
2.2.Hoạt động tín dụng.
Hơn 10 năm qua, SGD đã cung ứng cho nền kinh tế hơn 21.400 tỷ VND vốn đầu tư phát triển thông qua các hình thức cấp phát vốn ngân sách và tín dụng, dư nợ tín dụng có tốc độ tang trưởng bình quân hàng năm 83%, với số dư cuối năm 2002 đạt 6290 tỷ VND. Giai đoạn 1991-1994 hình thức cung ứng vốn chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách, với tổng số vốn ngân sách cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư là 442 tỷ VND, việc cung ứng vốn dưới hình thức ín dụng giai đoạn này chủ yếu là tín dụng ưu đãi theo kế hoạch nhà nước ( cả ODA và EASAF), tín dụng ngắn, trung và dài hạn thương mại còn rất nhỏ bé. Từ năm 1995 hoạt động tín dụng được mở rộng, tín dụng thương mại được đẩy mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của SGD.
Trên cơ sở nguồn huy động vốn như đã trình bày ở phần trước, SGD1 đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nguồn vốn ngân sách được cấp phát để cải tạo quốc lộ 1, 2, 3, tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam, phục vụ chuẩn bị đầu tư với các công trình thuỷ lợi...Nguồn vốn tín dụng đã được đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng như chương trình phát triển nguồn và lưới điện: Xây dựng thuỷ điện Yaly, cải tạo nhà máy nhiệt điện Turbin khí Cần Thơ, cải tạo lưới điện các thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Nam Định, các dự án hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông như dự án cáp quang Bắc Nam, hệ thống tổng đài tự động của các bưu điện địa phương...Nguồn vốn tín dụng đã góp phần hình thành, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động, năng lực xuất khẩu của ngành dệt may bằng việc đầu tư cho các công ty may Đức Giang, may 10, may Thăng Long, Hồ Gươm, Phù Đổng, dệt Hà Nội, dệt 8/3...Tăng năng lực thi công, sản xuất nguyên vật liệu của ngành giao thông, xây dựng thông qua các dự án đầu tư dành cho Tổng công ty xi măng, tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Lilama, Coma, Viglacera, Vinaconex, liên hiệp đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hoạt động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc